Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Đoàn kết là sự đồng tâm, hiệp lực giữa cộng đồng cá nhân có tổ chức chặt chẽ nhằm thực hiện mục đích đề ra. Theo quan niệm từ ngàn xưa, từ môi trường sống thực tế, ông bà ta đã đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu như: từ Truyện “ Kiến giết voi”, câu tục ngữ” Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã giáo dục cho thế hệ mai sau hiểu rằng đoàn kết là sức mạnh vô biên giúp cho chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù.

 Mặt khác, đã trãi qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, nhờ tinh thần đoàn kết mà nước ta từ một nước nhỏ đã vượt qua biết bao thăng trầm, đau thương dưới gót giầy xâm lược của kẻ thù hung hăng , mạnh hơn ta gấp nhiều lần nhưng nhân dân không chịu khuất phục vẫn một lòng anh dũng hiên ngang đứng lên để tiêu diệt kẻ thù. Qua nhiều thế hệ, từng cuộc khởi nghĩa nổi dậy như thời Bà Trưng, Bà Triệu cho đến các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê cho đến khi có Đảng lãnh đạo, cuộc kháng chiến của dân tộc ta trở nên trường kỳ khốc liệt hơn; khi không có cơm ăn, nước uống “ngủ hầm, cơm vắt” mà nhân dân ta vẫn thắng lợi hoàn toàn. Điều gì đã làm nên sự kì diệu như thế? Đó chính là sự đồng tâm, hiệp lực, sự thống nhất cao của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là làn sóng yêu nước vô cùng to lớn để nước ta vượt qua mọi khó khăn mà nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước. Làn sóng đó chính là sự đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ toàn Đảng, toàn dân tộc ta.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3050Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM:
KỸ NĂNG
XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT NỘI BỘ TRONG NHÀ TRƯỜNG
 Tác giả: Trần Tấn Sĩ
 Hiệu trưởng: Trường THCS Tân Nghĩa
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Đoàn kết là sự đồng tâm, hiệp lực giữa cộng đồng cá nhân có tổ chức chặt chẽ nhằm thực hiện mục đích đề ra. Theo quan niệm từ ngàn xưa, từ môi trường sống thực tế, ông bà ta đã đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu như: từ Truyện “ Kiến giết voi”, câu tục ngữ” Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã giáo dục cho thế hệ mai sau hiểu rằng đoàn kết là sức mạnh vô biên giúp cho chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù.
 Mặt khác, đã trãi qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, nhờ tinh thần đoàn kết mà nước ta từ một nước nhỏ đã vượt qua biết bao thăng trầm, đau thương dưới gót giầy xâm lược của kẻ thù hung hăng , mạnh hơn ta gấp nhiều lần nhưng nhân dân không chịu khuất phục vẫn một lòng anh dũng hiên ngang đứng lên để tiêu diệt kẻ thù. Qua nhiều thế hệ, từng cuộc khởi nghĩa nổi dậy như thời Bà Trưng, Bà Triệu cho đến các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê cho đến khi có Đảng lãnh đạo, cuộc kháng chiến của dân tộc ta trở nên trường kỳ khốc liệt hơn; khi không có cơm ăn, nước uống “ngủ hầm, cơm vắt” mà nhân dân ta vẫn thắng lợi hoàn toàn. Điều gì đã làm nên sự kì diệu như thế? Đó chính là sự đồng tâm, hiệp lực, sự thống nhất cao của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là làn sóng yêu nước vô cùng to lớn để nước ta vượt qua mọi khó khăn mà nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước. Làn sóng đó chính là sự đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ toàn Đảng, toàn dân tộc ta.
 Trong một xã hội, một gia đình hay một tập thể đơn vị cũng thế, nếu nội bộ bất hòa thì sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn, mọi công việc bị đình trệ dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao, tập thể cá nhân không bao giờ tiến triển được. Ngược lại, nếu chúng ta biết đoàn kết một lòng thì dù cho công việc có khó khăn đến đâu chúng ta sẽ hoàn thành với hiệu quả tốt nhất.
 Do vậy, ngành giáo dục là cơ quan được giao nhiệm vụ là đào tạo nhân cách con người từ tuổi trẻ thơ cho đến lúc trưởng thành. Thế nên, mỗi thầy, cô giáo chúng ta phải làm sao xây dựng nhà trường chúng ta thành môi trường trong sạch, lành mạnh, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo để mọi người noi theo. Ai cũng biết đoàn kết là sức mạnh dẫn đến mọi thành công nhưng làm sao có được “ Đoàn kết thực sự” và mang đến hiệu quả cao trong mọi lãnh vực; Đó là mấu chốt của vấn đề mà không phải ai cũng làm được mà nó phải qua thử thách, có thành công, cũng có khi thất bại mới hình thành nên. Điều đó không có gì khác hơn là chúng ta cần “ Xây dựng đoàn kết nội bộ” dựa trên những kinh nghiệm thực tế dựa trên những kỹ năng thực tế. Do vậy, bản thân tôi xin chọn đề tài những kinh nghiệm về “ Kỹ năng xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường”xin trao đổi cùng quý đồng nghiệp.
II. NỘI DUNG:
 1. Cơ sở xuất phát:
 a. Cơ sở lí luận:
	Trong cuộc sống ai cũng biết sức mạnh của sự đoàn kết sẽ giúp cho con người đi đến sự thành công, nhưng không phải ai cũng làm được điều như thế, muốn đoàn kết trở thành sức mạnh thực sự phải có kỹ năng thật sự để xây dựng nó. Bởi lẽ, đoàn kết có thể hiểu là:
 Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta.Nhờ đoàn kết chặt chẽ một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân cho nên từ ngày thành lập đến nay Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Các đồng chí từ trung ương đến địa phương cần phải giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
(Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
 Đoàn kết là một sức mạnh vô cùng to lớn nhưng làm thế nào để xây dựng đoàn kết trong nội bộ là vấn đề vô cùng khó khăn cần phải trãi qua quá trình rèn luyện, bồi dưỡng lâu dài mới thực hiện được “đoàn kết ” là yếu tố quyết định thành công trong công việc được giao. Nhưng đoàn kết có hai mặt của một vấn đề mà chúng ta nhìn thấy:
	- Đoàn kết để thực hiện một mục đích, một lý tưởng thì nó sẽ mang tính bền vững, thành công và được tất cả mọi người đồng tâm, hợp lực hưởng ứng, dù phải hy sinh cả tính mạng và tài sản nhưng họ vẫn làm để thực hiện cho mục đích và lý tưởng của họ. Ví dụ như “ Đoàn kết” để đấu tranh cho sự tự do, độc lập của dân tộc, thực hiện mục tiêu của Đảng
	- Mặt khác, Đoàn kết của bọn phản động, trộm cướp luôn âm mưu kết hợp lại để chống phá lại lợi ích của nhân loại, của mọi người thì không được mọi người đồng tình ủng hộ nên trước sau cũng bị lên án và thất bại.
 b. Cơ sở thực tiễn:
 * Thực trạng:
 - Từ ngày thành lập trường đến nay (2004 - 2012), trường THCS Tân Nghĩa luôn hoàn thành được nhiệm vụ phát triển giáo dục do ngành và địa phương giao. Chất lượng giáo dục ngày một được nâng lên. Có được thành công đó là nhờ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên – học sinh luôn đoàn kết một lòng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao nhất.
 - Tuy nhiên trong thời gian qua, tôi nhận thấy rằng tinh thần “đoàn kết nội bộ nhà trường” từng lúc, từng nơi chưa ổn định cần phải cũng cố thường xuyên. Nguyên nhân của vấn đề này là do giáo viên đa số nhà ở xa trường, một số giáo viên trẻ mới lập gia đình nên còn bận bịu với việc nhà chưa chú trọng tâm nhiều đến công việc của nhà trường. Mặt khác, trường thường xuyên luân chuyển giáo viên, tiếp nhận giáo viên mới nên việc hòa đồng tập thể mới luôn gặp khó khăn.
 *Yêu cầu đòi hỏi:
 Qua nhiều năm công tác, bản thân tôi là một Hiệu trưởng, người đứng đầu đơn vị cần phải quan tâm hơn ai hết vấn đề làm sao để xây dựng tập thể nhà trường trở thành một khối đoàn kết thống nhất , nêu cao tinh thần trách nhiệm cho mọi người, giáo dục cho mọi người biết, hiểu và có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng khối đại đoàn kết trong nhà trường xem đây là nội dung trọng tâm cần phải bổi dưỡng và giữ gìn như “ giữ gìn con ngươi trong mắt của mọi người” như lời Bác Hồ đã dạy thì mọi công việc mới đi đến thành công được.
 2. Mục tiêu của đề tài:
 Trong cuộc sống, chúng ta muốn làm bất cứ công việc gì dù lớn hay nhỏ, muốn thành công, đạt kết quả tốt đều nhờ công sức của nhiều người. Như dân gian thường có câu “ Một cánh én không làm nên mùa xuân” cũng như “ Một viên gạch không xây được ngôi nhà”. Trong nhà trường cũng thế, một lãnh đạo dù cho giỏi đến đâu mà không nhờ đến sự góp sức của tập thể thì không thể nào hoàn thành côg việc được giao. Cái gì làm nên sức mạnh đó? Chính là “đoàn kết nội bộ nhà trường”.
 Do vậy, xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ trong nhà trường là việc làm thiết thực cần phải làm. Nó là kim chỉ nam cho mọi sự thành công. Nếu chúng ta không biết vận dụng nó vào công việc thì nhất định chúng ta sẽ thất bại. Thật vậy, “ Xây dựng đoàn kết tron nội bộ nhà trường thật khó” mà giữ được nó và đem vào áp dụng có hiệu quả trong nhà trường cũng như trong công đồng là một việc làm khó gấp trăm nghìn lần.
	Vì thế qua nhiều năm thực hiện, mục tiêu chính đề tài của tôi muốn đề cập đến đó là “ Kỹ năng xây dựng đoàn kết nội bộ nhà trường” bền vững trong suốt bảy năm qua tại đơn vị. Qua đề tài này, tôi hy vọng rằng những nguyên nhân, giải pháp mà đề tài tôi nêu ra sẽ góp một phần trong việc xây dựng đoàn kết nội bộ trong từng nhà trường có hiệu quả hơn và công tác quản lí cũng như quá trình thực hiện nhiệm vụ nhà trường đạt kết quả tốt hơn.
 3.Đặc điểm tình hình:
 a. Thuận lợi:
 Khi viết đề tài “ Kỹ năng xây dựng đoàn kết nội bô trong nhà trường” tôi nhận thấy có các thuận lợi sau:
 - Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình trong công tác, luôn chấp hành tốt việc phân công của lãnh đạo nhà trường, luôn quan tâm giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau.
 - Tập thể trường luôn là một khối thống nhất cao, biết phát huy dân chủ, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực của đơn vị.
 - Mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc đoàn kết và tác hại của việc chia rẽ trong cuộc sống cũng như trong công tác. Từ đó, mọi cá nhân tự đề ra cho mình hướng đi đúng đắn.
 - Thực hiện tốt quy chế ứng xử trong nhà trường.
 b. Những khó khăn:
 - Một số giáo viên trẻ, mới ra trường chưa có kinh nghiệm sống, chưa hòa mình kịp thời với tập thể nên còn bỡ ngỡ khi gia nhâp vào tập thể
 - Giáo viên luôn thay đổi nên khâu cũng cố nội bộ cũng gặp khó khăn, bộ máy tồ chức thường xuyên phải củng cố hằng năm do giáo viên chuyển đi, chuyển đến nhiều.
 - Giáo viên đa số nhà xa trường chưa có thời gian gắn bó nhiều trong tập thể.
 4. Những kỷ năng đã thực hiện thời gian qua:
 Để đạt được khối đoàn kết nội bộ trong trường học là việc làm hết sức khó khăn. Đây là công việc làm thường xuyên, lâu dài. Bởi lẽ, con người là một cơ thể sống luôn vận chuyển và biến đổi không ngừng về mặt tư tưởng “chín người mười ý”, cái khó khăn nhất là cái ý thứ mười mà người lãnh đạo cần phải khai thác sâu cái ý chung đó.
 Qua hơn bảy năm quản lý nhà trường, bản thân tôi luôn quan tâm đến công tác xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường, sự quan tâm đó luôn đạt được những kết quả thõa đáng. Muốn làm được vấn đề trên, bản thân tôi xin nêu một số kỹ năng thực hiện trong thời gian qua như sau:
a. Biết phát huy “dân chủ cơ sở” tại đơn vị:
 - Luôn thực hiện quan điểm “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, mọi vấn đề dù lớn hay nhỏ điều phải đem ra bàn bạc trong tập thể để đi đến thống nhất mà thực hiện. Luôn lấy ý kiến với tinh thần “tiểu số phải phục tùng đa số” nhưng cái đa số phải là cái hay, cái đúng, cái phải cho mọi người kính nễ.
 - Các vấn đề trong trường đều xuất phát từ cơ sở ( các bộ phận nhà trường, các tổ chuyên môn nhà trường ). Khi muốn đề bạt các chức danh đoàn thể, đề bạt khen thưởng  đều giao cho các bộ phận nhà trường, các tổ bình xét trước, có đề nghị cụ thể sau đó hội đồng xét lần cuối cùng và công khai một cách thiết thực, tạo được nền tin và phấn khởi cho mọi người.
 - Phát huy vai trò của Ban thanh tra trong nhà trường.
 - Lãnh đạo nhà trường cần phải thường xuyên quan tâm đến đội ngũ cấp dưới, biết xây dựng cho mình kỹ năng giao tiếp thích hợp như: tạo điều kiện cho giáo viên phát biểu ý kiến, gần gủi với giáo viên khi họ cần gặp mình nhất là khi giáo viên gặp khó khăn, cần góp ý riêng khi giáo viên mắc phải sai lầm, không nên nêu hoặc quát mắng cán bộ giáo viên trước tập thể khi họ mắc sai lầm.
 b. Thực hiện “công khai” cụ thể, minh bạch: 
 Đây là công việc quan trọng mà nhiều đơn vị vấp phải dẫn đến khiếu nại, thưa kiện thường xuyên. Để làm tốt vấn đề này cần phải:
 - Làm lãnh đạo chúng ta không ngại công khai các vấn đề của đơn vị. Bởi vì, một mình bản thân ta không thể nào tìm ra được cái hay, cái đẹp và cái sai lầm mà chúng ta có thể mắc phải. Nếu chúng ta công khài vấn đề, kế hoạch nào đó thì cả tập thể đều biết để góp ý cùng ta, kiểm tra cùng ta thì hạn chế sẽ giảm đi và sự thành công mới thõa đáng được.
 - Các vấn đề dù lớn hay nhỏ khi thực hiện cầ ... ch.
 - Thực hiện công khai thường xuyên, định kỳ, đúng quy định. Hiệu trưởng cần nêu cao vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện công tác này.
 c. Cần tạo nên sự bình đẳng, công bằng trong đơn vị:
 Đây là điểm thuận lợi tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong đơn vị.Trong một tập thể, mỗi người có một nhân cách riêng; chúng ta nên đánh giá con người bằng công việc mà họ đạt được chứ không đánh giá một người bằng tình cảm riêng tư. Đây là vấn đề hết sức tế nhị, nếu không sẽ gây ra mất đoàn kết trong nhà trường.
 - Mọi người phải biết tựa vào nhau để cùng nhau chia sẻ những niềm vui, những khó khăn trong công tác, phải biết phát huy vai trò tập thể “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, biết vui cùng niềm vui của người khác và biết buồn trong sự đau thương, mất mát của mọi người và “Hãy nhớ những việc cần nhớ, hãy quên những việc cần quên”.
 - Mọi cá nhân biết hòa mình vào tập thể, xem nhà trường là ngôi nhà của mình, giáo viên là anh em ruột thịt với nhau; thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Mọi người cần quan tâm, tôn trọng giúp đỡ những giáo viên có hoàn cảnh khó khăncó như thế, sự gắn bó giữa mọi người càng gần nhau hơn.
 d. Vai trò của người hiệu trưởng trong việc “xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường”:
 * Hiệu trường là người gương mẫu, đi dầu trong công việc:
 - Có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tác phong tốt, luôn sẳn sàng giúp đỡ mọi người, biết hòa mình vào tập thể, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân mình, luôn có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh.
 - Luôn hoàn thiện về chuyên môn nghiệp vụ: luôn học hỏi trao dồi chuyên môn, tham học tập các lớp do ngành tổ chức, biết vận động kích thích mọi người cùng học tập.
 - Luôn trao dồi vốn sống, kỹ năng giao tiếp, trao dồi kiến thức phổ thông, sẵn sàng đón nhận những khó khăn, thách thức xảy ra và giải quyết có hiệu quả.
 Người lãnh đạo có được những nội dung nêu trên sẽ tạo được niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho mọi người.Từ đó, mọi người tôn trọng, kính phục.
 * Hiệu trưởng phát huy vai trò quản lý của mình:
 Mỗi nhà trường công tác quản lý đều khác nhau “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mổi cảnh” nhưng đều có điểm đồng nhất là giáo dục thế hệ trẻ - giáo dục nhân cách con người. Công tác quản lý rất quan trọng.Nó giúp cho sự thành công hay thất bại trong nhà trường. Điều này Hiệu trưởng là người quyết định.
 - Hiệu trưởng phải biết vận dụng các văn bản từ cấp trên vào công tác điều hành, lãnh đạo của mình. Thường xuyên nghiên cứu và nắm bắt các văn bản, các thông tin, báo chí để vận dụng có hiệu quả vào thực tế.Vận động mọi người “sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Chúng ta cần giáo dục cho giáo viên về tư tưởng chính trị thường xuyên để giáo viên tuân thủ các quy định một cách tự giác để họ có cùng suy nghĩ, việc làm với mình.Từ đó, tập thể mới có sự đồng lòng nhất trí cao.
 - Hiệu trưởng phải biết khéo léo trong cách ứng xử hàng ngày. Để làm tốt công việc này người hiệu trưởng cần phải:
 + Biết nắm bắt thông tin, và xử lý thông tin kịp thời, chính xác, biết giải quyết các nguồn thông tin bị nhiễu, không chính xác.
 + Biết xử lý công việc một cách công bằng, trung thực, khách quan. Chúng ta phải biết tránh tư tưởng chủ quan, đứng về một phía. Đây là mấu chốt để tạo nên sự đoàn kết nội bộ trong nhà trường.
 +Luôn biết mình, biết ta, hãy biết “Mềm nắn, rắn buôn”
 + Đánh giá con người luôn nhìn vào công việc chớ đừng nhìn vào người; luôn nhìn vào tương lai phía trước chớ đừng nên nhìn vào quá khứ của từng giáo viên mà đánh giá họ. Hãy nhìn giáo viên từ tấm lòng nhân hậu của người đứng đầu đơn vị.
 + Hãy “Quên cái cần quên và nhớ cái cần nhớ” luôn tạo cơ hội cho giáo viên phát huy tài năng của mình và tạo điều kiện cho họ gắn bó với mình càng lâu càng tốt.
 +Người lãnh đạo phải luôn tự nghiêm khắc đối với bản thân mình và rộng mở đối với người dưới mình. Hãy giúp đỡ và thương yêu họ, xem họ như người thân trong gia đình mình với tinh thần rộng mở “Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không”.
 *Hiệu trưởng phải biết phát huy sức mạnh của tập thể, đoản thể trong công việc “xây dựng đoàn kết nội bô trong nhà trường”:
 Cá nhân như một con thuyền, tập thể như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ. Nếu chúng ta biết vận dụng sức mạnh của làn sống ấy thì con thuyền sẽ vượt sóng một cách mạnh mẽ và an toàn. Do đó, sức mạnh tập thể là khâu quan trọng để chúng ta giải quyết mọi vấn đề một cách đúng đắn và đạt hiệu quả. Muốn vận dụng sức mạnh tập thể vào việc xây dựng đoàn kết nội bộ, chúng ta cần tập trong các vấn đề sau:
 - Người đứng đầu trong đoàn thể như: công đoàn, chi đoàn, tổng phụ trách đội, tổ chuyên mônphải là người có uy tín, quyết tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, có cùng tư tưởng, ý thức với người đứng đầu cơ quan. Có tinh thần nhiệt quyết cao, có ý thức đấu tranh chống cái tiêu cực, xây dựng cái hay cái đẹp, biết phân biệt cái đúng, cái sai một cách cụ thể, rõ ràng.
 - Phân công công việc cho cấp dưới có khoa học, tin tưởng vào khả năng điều hành và lãnh đạo của cấp dưới. Nếu có vấn đề khó khăn, Hiệu trưởng nên bàn bạc và trao đổi riêng với cấp dưới của mình; không nên đem phê bình trước tập thể. Việc làm như thế, cấp dưới sẽ kính phục và yên tâm làm việc tốt hơn sau này.
 - Hiệu trưởng cần có cái nhìn khách quan và đánh giá đúng đắn mọi công việc để tạo được niềm tin trong tập thể.
 - Hiệu trưởng luôn chú ý lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của giáo viên góp ý về mình để điều chỉnh việc làm của bản thân một cách phù hợp,có hiệu quả.Luôn kết hợp với các đoàn thể nhà trường tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 e. Kết hợp nhuần nhuyễn bộ tứ ( Lãnh đạo trường – Công đoàn- Chi Đoàn- Tổng phụ trách Đội )trong nhà trường:
 - Thường xuyên họp liên tịch khi lập kế hoạch hoặc giải quyết khó khăn nào đó trong đơn vị thì hiệu quả công việc đạt rất cao. Bởi vì các bộ phận trên là một tổ chức chính trị trong nhà trường, quản lý được tâm tư, nguyện vọng cho một tập thể nhỏ trong nhà trường nên những nhận xét, đánh giá của họ đều sát thực tế và có cơ sở khoa học.
 - Họp liên tịch ít nhất mỗi tháng một lần định kì hoặc họp xuất khi giải quyết công việc. Khi họp các bên đều tôn trọng ý kiến lẫn nhau, mỗi ý kiến đều được xem xét cụ thể, các ý kiến hay đưa vào thực hiện, ý kiến chưa phù hợp sẽ được ghi vào biên bản bảo lưu xem xét tiếp theo.
 - Khi họp, mỗi bộ phận phải nêu được những thuận lợi, khó khăn đã thực hiện trong tháng qua và đề ra phương hướng tới để các bên cùng trao đổi, góp ý đưa vào kế hoạch tháng của đơn vị.
 Trên đây là những việc làm ra cụ thể mà một số đơn vị chưa quan tâm hoặc có quan tâm nhưng còn xem nhẹ vai trò của tổ chức Công đoàn- Chi Đoàn- Tổng phụ trách Đội, cứ xem họ chỉ là giáo viên bình thường nên vẫn đến hiệu quả công việc nhà trường chưa cao, đôi khi dẫn đến làm chia rẽ nội bộ là điều không tránh khỏi.
 g. Biết xử lý thông tin trong quá trình giao tiếp:
 Vấn đề này người lãnh đạo cần nắm một số nội dung cơ bản:
	- Biết lựa chọn thông tin phù hợp, nên lược bỏ các thông tin chưa phù hợp, thông tin bị nhiễu, thông tin một chiều.
- Biết phân tích thông tin một cách phù hợp, một vấn đề cần nắm nhiều nguồn thông tin từ nhiều phía của những người ngoài cuộc một cách khách quan để tìm ra những nguồn thông tin đúng trùng khớp nhau.
- Biết lắng nghe ý kiến của người trong cuộc, trao đổi làm việc riêng với người vi phạm để xem tâm tư của họ trước khi đem ra xử lý.
- Trong xử lý phải công bằng, khách quan, tạo được cơ hội cho người vi phạm có đường khắc phục và vui vẻ nhận hạn chế của mình một cách chân thành, tránh dồn ép họ vào đường cùng không lối thoát.
Nếu chúng ta làm tốt các nội dung trên thì sự gắn kết giữa người với người trong tập thể ngày càng gần gủi, gắn bó mật thiết hơn.
 5. Kết quả đạt được khi thực hiện đề tài:
 Qua thời gian thực hiện, đề tài đạt được một số kết quả sau:
 - Tinh thần đoàn kết nội bộ trong nhà trường ngày được bền vững, phát huy được vai trò sức mạnh của tập thể, mọi kế hoạch, nghị quyết của nhà trường đề ra đều được tập thể thống nhất cao và thực hiện có hiệu quả.
 - Đơn vị suốt năm năm qua luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, không có vấn đề khiếu nại tại đơn vị cũng như khiếu kiện vượt cấp. Các đoàn thể luôn được củng cố và phát huy vai trò trách nhiệm cao, được tập thể tín nhiệm và tin cậy.
 - Tính thống nhất và đồng thuận cao giữa lãnh đạo nhà trường với giáo viên, giữa lãnh đạo trường với các đoàn thể, giữa các tổ chuyên môn với nhau là nhân tố quan trọng góp phần làm cho đơn vị luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 - Năm năm liền chi bộ đạt “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu” được Tỉnh ủy tặng bằng khen, đơn vị bốn năm đạt danh hiệu “ Đơn vị tiên tiến “, nhiều cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, Bằng khen của Uỷ ba nhân dân Tỉnh Đồng Tháp tặng
III.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Qua thực tiễn thực hiện đề tài “ Kỹ năng xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường” bản thân tôi có suy nghĩ:
 - Sức mạnh của tập thể là vấn đề then chốt trong việc “xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường”, tập thể có mạnh, biết đấu tranh xây dựng công bằng, lẽ phải thì tinh thần đoàn kết càng cao
 - Vai trò Hiệu trưởng trong cách đối nhân, xử thế, trong việc nêu cao tính tiên phong gương mẫu là động lực thúc đẩy mọi người gắn bó mật thiết nhau hơn; là trung tâm đoàn kết nội bộ với tinh thần “người yêu người sống để yêu nhau”.
 - Hiệu trưởng cần có tầm nhìn chiến lược, biết nắm bắt và xử lý thông tin một cách chính xác khoa học, khi gặp phát sinh hãy bình tĩnh xử lý một cách công bằng, tự tin và quyết đoán.
 - Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường phải luôn đoàn kết nhất trí cao trong khi thực hiện nhiệm vụ và thực sự là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
 - Kết hợp tốt vai trò bộ tứ trong nhà trường “( Lãnh đạo trường – Công đoàn- Chi Đoàn- Tổng phụ trách Đội ) là kỹ năng then chốt trong việc giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nhà trường.
IV. TỰ NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN VỂ ĐỀ TÀI:
 Đề tài “ Kỹ năng xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường” là một quá trình đúc kết từ những việc làm, những thành công và hạn chế của bản thân tôi trong suốt quá trình quản lý nhà trường. Đây là những việc làm tuy thấy đơn giản nhưng khi thực hiện là một quá trình gay go và phức tạp.Tuy nhiên, nội dung của đề tài đều xuất phát từ việc làm thực tế tại đơn vị nên dễ áp dụng và gần gũi với từng đơn vị
 Đây là đề tài mang tính phạm vi hẹp từ tập thể đơn vị trường THCS Tân Nghĩa đã vận dụng mang tính khả thi cao.Tôi hy vọng rẳng: lãnh đạo ngành cấp trên, quý đồng nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp hay để đề tài mang tính khả thi hơn.
	Người thực hiện 
	 Trần Tấn Sĩ
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HĐKH TRƯỜNG
...	
TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
PHÓ CHỦ TỊCH
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HĐKH NGÀNH
..
TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH
CHỦ TỊCH

Tài liệu đính kèm:

  • docKY NANG XAY DUNG DK NOI BO NHA TRUONG.doc