Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25, 26 - Trường THCS Đạ M'rông

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25, 26 - Trường THCS Đạ M'rông

TUẦN 25

TIẾT 117

Tập làm văn

NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

 ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu rõ khái niệm và yêu cầu của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), biết cách làm những bài nghị luận này.

B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1/ Kiến thức:

- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).

- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

2/ Kĩ năng:

- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này.

- Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học trong chương trình.

3/Thái độ: Cảm thụ văn chương qua cách lập luận chặt chẽ và gợi cảm.

C/ PHƯƠNG PHÁP.

- Vấn đáp, thảo luận.

D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3

2/ Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs.

3/ Bài mới: Ơ các lớp dưới, các em đã được học các kiểu văn bản cụ thể. Lớp 7, em đã học về VBBC, văn nghị luận (trong đó có sử dụng lập luận chứng minh, giải thích). Lớp 8 , các em lại được học khá kĩ về loại VB nghị luận có dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm. Đến lớp 9, các em sẽ học nâng cao tất cả các thể loại trên mà trong đó nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) tương đối khó, đòi hỏi khả năng cảm thụ văn chương cao. Chúng ta sẽ học cách làm loại văn bản này qua bài học hôm nay.

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25, 26 - Trường THCS Đạ M'rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
TIẾT 117
Ngày soạn: 12-02-2011
Ngày dạy: 14-02-2011
Tập làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
 ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu rõ khái niệm và yêu cầu của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), biết cách làm những bài nghị luận này.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 
1/ Kiến thức:
Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2/ Kĩ năng: 
Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này.
Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học trong chương trình.
3/Thái độ: Cảm thụ văn chương qua cách lập luận chặt chẽ và gợi cảm.
C/ PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp, thảo luận.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3
2/ Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs.
3/ Bài mới: Ơ các lớp dưới, các em đã được học các kiểu văn bản cụ thể. Lớp 7, em đã học về VBBC, văn nghị luận (trong đó có sử dụng lập luận chứng minh, giải thích). Lớp 8 , các em lại được học khá kĩ về loại VB nghị luận có dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm. Đến lớp 9, các em sẽ học nâng cao tất cả các thể loại trên mà trong đó nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) tương đối khó, đòi hỏi khả năng cảm thụ văn chương cao. Chúng ta sẽ học cách làm loại văn bản này qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
HS : Đọc ví dụ sgk và trả lời câu hỏi.
GV: Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Đặt một nhan đề thích hợp cho đoạn văn?
HS : Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của NTL.
- Sa pa không lặng lẽ.
- Xao xuyến Sa Pa.
- Con người vô danh nhưng lòng người không vô tình.
- Sức mạnh của niềm đam mê.
GV: Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm của văn bản?
HS : Thảo luận và báo cáo.
- Đoạn 1: Dù đượcmờ.
- Đoạn 2: Trứơc tiêncủa mình.
- Đoạn 3:Nhưng anhchu đáo.
- Đoạn 4:Công việc..tốn.
- Đoạn 5: Cuộc sốngtin yêu.
GV: Nhận xét về cách lập luận và các luận cứ sử dụng của người viết?
HS : Thảo luận cặp.
- 1HS đọc ghi nhớ sgk.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập.
GV: Yêu cầu 1 hs đọc văn bản và hỏi:
-Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Câu nào mang luận điểm của văn bản?
HS : Tự bộc lộ.
GV: Tác giả tập trung vào việc phân tích nội tâm hay phân tích hành động của nhân vật lão Hạc? Tại sao?
HS : Thảo luận theo bàn.
-Cái chết của lão Hạc chỉ là kết quả của một cuộc chiến đấu giằng xé trong tâm hồn nhân vật.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1/ TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH). * Ví dụ: SGK.
-Vấn đề : Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của NTL.
-Tóm tắt luận điểm: ( bảng phụ)
+Dù được miêu tả nhiều hay ít , nhân vật nào cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu đã để lại trong chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
+ Anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao với công việc gian khổ của mình. (câu chủ đề)
+ Anh thật đáng yêu ở nỗi thèm người, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác đến chu đáo.(câu chủ đề)
+ Công việc vất vả , có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng anh lại rất khiêm tốn. (câu chủ đề)
+ Cuộc sống của chúng ta thật đáng tin yêu. ( đoạn cuối- câu tổng kết vấn đề)
- Mỗi luận điểm đều được chứng minh, phân tích. Luận cứ xác đáng , sinh động.
2.Ghi nhớ: sgk.
II/ LUYỆN TẬP.
-Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn sống- chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc.
-Câu mang luận điểm: Từ việc từ đầu.
- Tập trung phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật vì đó là quá trình chuẩn bị cho cái chết dữ dội của nhân vật.
III. Hướng dẫn tự học.
Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích).
Học bài ghi nhớ sgk .
 - Soạn bài: Cách làm văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) .
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..
TUẦN 25
TIẾT 118
Ngày soạn:12-02-2011
Ngày dạy:17-02-2011
Văn bản
VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1/ Kiến thức:
Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một con người từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ. 
2/ Kĩ năng:
Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. 
3/Thái độ: Lòng tự hào, kính yêu và biết ơn bác – vị cha già của dân tộc.
C/ PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp, phân tích, bình giảng.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3..
2/ Kiểm tra: - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.
	- Em hiểu như thế nào về đầu đề của bài thơ?
3/ Bài mới: Đề tài về Bác đã trở thành phổ biến trong thơ ca hiện đại: Tố Hữu với bài Bác ơi; Minh huệ với Đêm nay Bác không ngủ; Chế Lan Viên với Hoa trước lăng Người,Còn nhà thơ Viễn Phương xúc động kể lại lần đầu từ miền Nam ra viếng mộ lăng Cha già dân tộc với bài Viếng lăng Bác mà các em sẽ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.
HS : Đọc phần tiểu dẫn sgk, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
GV: Chú thích ở sgk cho biết người con ra thăm lăng Bác trong hoàn cảnh nào?
HS : Năm 1976, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch HCM khánh thành. Nhà thơ Viễn Phương ra thăm miền Bắc vừa viếng lăng Bác Hồ.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
GV: Hướng dẫn đọc bài thơ và đọc mẫu.
HS : Nghe cô đọc mẫu và đọc tiếp bài, nhận xét.
GV: Tâm trạng của nhà thơ được diễn tả theo trình tự không gian và thời gian nào? Tìm khổ thơ tương ứng?
HS : Tự bộc lộ. 
b1. Cảm xúc trước lăng Bác.
GV: Cảm xúc của tác giả thể hiện như thế nào qua cách dùng xưng hô “con”?
HS : Tình cảm thương nhớ và kính yêu Bác.
GV: Ấn tượng đầu tiên là hàng tre đã tạo cảm giác gì với “con” ? Những tính từ và thành ngữ có sức diễn tả điều gì?
HS : Tự bộc lộ.
GV: Theo dõi khổ thứ 2 và cho biết có những hình ảnh mặt trời nào xuất hiện? Hình ảnh này ở 2 câu thơ khác nhau ở điểm nào? 
HS : Thảo luận cặp, trả lời.
GV: Điều này nói lên tình cảm nào của nhà thơ?
HS : Tình yêu và lòng quí trọng sâu sắc của nhà thơ dành cho Bác.
GV: Lời thơ: Ngày ngày dòng người.mùa xuân gợi ra một cảnh tượng như thế nào? Phần sáng tạo thơ ở đây là gì?
HS : Những dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác, tạo hình tượng một vòng hoa lớn dâng lên Bác.
-Tạo hình tượng thơ bằng trí tưởng tượng.
b2. Cảm xúc trong lăng Bác.
GV: Khi vào trong lăng được nhìn thấy thi hài của người quá cố, người con lại có hình dung như thế nào về Bác?
HS : Tự bộc lộ.
GV: Em hãy nêu cảm nhận về hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ?
HS : Cuộc đời Bác rực sáng như mặt trời nhưng cách sống, tâm hồn Bác hiền hậu, thanh cao như ánh trăng. Hơn nữa, Bác sống rất gần gũi với thiên nhiên, thơ Bác rất nhiều trăng. Trăng đến với Bác như người bạn tri âm tri kỉ.
GV: Lời thơ tiếp theo ta còn bắt gặp hình ảnh ẩn dụ nào? Phân tích?
HS : Công đức của Bác là cao đẹp, vĩnh hằng.
GV: Từ nào trong lời thơ tiếp theo bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả? Cảm xúc của em về lời thơ ấy?
HS : Cảm nhận về từ “nhói”.
GV: Những lời thơ ấy đã bộc lộ nỗi niềm nào của tác giả?
HS : Thương mến, xót xa.
 b3.Cảm xúc khi rời lăng.
GV: Người con miền Nam đã thể hiện ước nguyện gì khi phải rời xa lăng Bác?
HS : Muốn là thứ âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ, trong lành nơi Bác yên nghỉ; làm đoá hoa để toả hương thơm ngát; làm một con người bình dị trung với nước, hiếu với dân để noi gương Bác.
GV: Có gì riêng trong hình thức thể hiện ở đoạn thơ này?
HS : Dùng điệp ngữ, biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.
GV: Tự đó, em hiểu tình cảm nào của nhà thơ được bộc lộ?
HS : Tự bộc lộ.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
I/ GIỚI THIỆU CHUNG.
1.Tác giả: SGK.
2. Tác phẩm:
-Thơ tám chữ.
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1/ Đọc, tìm hiểu từ khó.
2/ Tìm hiểu văn bản.
a/ Bố cục: 3 đoạn.
b/Phân tích.
b1. Cảm xúc trước lăng Bác.
-Xưng hô: Con
->Thể hiện lòng kính yêu Bác .
- Hàng tre: bát ngát/ bão táp mưa sa
->Tượng trưng cho vẻ đẹp của con người VN: đoàn kết, kiên cường.
- Mặt trời: 
+ Đi qua trên lăng: hình ảnh thực.
+ Trong lăng rất đỏ: hình ảnh ẩn dụ.
-> biểu hiện sáng chói tư tưởng yêu nước, lòng nhân ái mênh mông của Bác vẫn luôn toả sáng.
- Dòng người vào viếng Bác: dòng người – kết trang hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân .
->hình ảnh thơ sáng tạo, phép hoán dụ.
->Thể hiện lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
=>Cảnh thanh cao, rực rỡ, gần gũi và trang nghiêm. 
b2. Cảm xúc trong lăng Bác.
-Bác nằm- giấc ngủ- vầng trăng dịu hiền.
->hình ảnh ẩn dụ thể hiện nhân cách tâm hồn hiền hậu như ánh trăng của Bác.
-Trời xanh mãi mãi.
->Công đức cao đẹp, vĩnh hằng.
- Nhói: Lòng quặn đau, mất mát trong sự ra đi của Bác Hồ.
=>Nỗi niềm thương mến, xót xa về sự ra đi của Bác.
b3.Cảm xúc khi rời lăng.
-Điệp ngữ: Muốn làm.
->Bày tỏ ước muốn được gần Bác để làm Bác vui và muốn được Người toả sáng.
->Chân thành, cháy bỏng.
-Cảm xúc: Lưu luyến khi phải rời xa Người.
3. Tổng kết.
*Ghi nhớ: sgk.
a. Nghệ thuật.
b. Nộ dung.
III. Hướng dẫn tự học.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh đẹp trong bài thơ.
- Soạn bài: Nghị luận về tác phẩm truyện.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
TUẦN 25
TIẾT 119
Ngày soạn: 12-02-2011
Ngày dạy: 17-02-2011
Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
( HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1/ Kiến thức:
 Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2/ Kĩ năng:
 Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
 Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
3/Thái độ: Lập luận chặt chẽ, gợi cảm trong loại văn nghị luận này( cảm thụ văn chương).
C/ PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp, thảo luận.
D/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9a3.
2/ Kiểm tra: Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) ? Nêu những yêu cầu khi làm văn nghị luận v ... vì đã có lần nói thẳng rồi mà không có hiệu quả , bực mình. 
- Sử dụng hàm ý không thành công vì ánh Sáu ngồi im, tức là anh không tỏ ra cộng tác ( vờ như không hiểu)
Bài 3: Có thể nêu việc phải làm vào ngày mai.
Bài 4: 
Hàm ý: Tuy hi vọng chưa có thể nói là thực hay hư , nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
Bài 5: Câu có hàm ý mời mọc mà hai câu mở đầu bằng : bọn tớ chơi
-Câu có hàm ý từ chối là 2 câu: Mẹ mình được.
-Có thể thêm câu có hàm ý mời mọc: Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không ? hoặc : Chơi với bọn tớ thích lắm đấy. 
III. Hướng dẫn tự học.
- Xác định điều kiện và chỉ ra hàm ý được sử dụng trong một đoạn văn tự chọn.
 - Học phần ghi nhớ và tìm một số tình huống có thể sử dụng hàm ý có hiệu quả.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
***************************************
TUẦN 26
TIẾT 124
Ngày soạn: 20-02-2011
Ngày dạy: 24-02-2011
Văn bản
NÓI VỚI CON
( Y Phương)
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của “người đồng mình” và mong mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1/ Kiến thức:
Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương
Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ. 
2/ Kĩ năng: 
Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
Phân tích cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi.
3/ Thái độ: Trân trọng tình cảm gia đình và có thái độ kính yêu cha mẹ.
C/ PHƯƠNG PHÁP.
Thuyết trình, phân tích, vấn đáp.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3.
2/ Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài Sang thu , cảm nhận về câu thơ mà em cho là hay nhất?
	Vì sao nói cảm nhận và cách miêu tả của Hữu Thỉnh trong bài thơ thật tinh tế?
3/ Bài mới: Tình yêu thương con cái, thế hệ mai sau nối tiếp , phát huy truyền thống của tổ tiên , quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người VN ta suốt bao đời nay.Một nhà thơ dân tộc Tày đã nói hộ lòng ta tình cảm ấy qua bài : Nói với con.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.
HS : Đọc phần chú thích sgk, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – TÌM HIỂU VĂN BẢN.
GV: Thể hiện đoạn 1 của bài và cho hs đọc tiếp.
HS : Đọc bài và đọc thầm phần chú thích.
GV: Đây là bài thơ trữ tình. Theo em, vì sao có thể gọi đây là bài thơ trữ tình?
HS : Nhân vật trữ tình (người cha) mượn lời nói với con để thể hiện tình cảm quê hương và tình cảm ruột thịt của mình.
GV: Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?
HS : Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả. 
GV: Lời thơ này có gì mới lạ so với các bài thơ em đã học?
HS : Thể thơ tự do, vần ít, gần với lời nói hàng ngày. Mộc mạc chân thành, hình ảnh lạ.( cách nói của người dân miền Núi)
GV: Nêu bố cục của bài thơ này?
HS : đoạn 1: từ đầu đến nhất trên đời: nói với con về tình cảm cội nguồn; đoạn 2: nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương.
GV: Cho hs đọc đoạn 1 và hỏi:
-Người cha đã nói với con về tình cảm cội nguồn nào? 
HS : Tự bộc lộ.
GV: Lời thơ nói về tình cảm gia đình có gì đặc biệt? Em hiểu câu thơ này như thế nào?
HS : Cách hình dung của người miền núi: bước chân chạm đến tiếng nói, tiếng cười.
-Bước chân người con chạm đến tiếng nói người cha và tới tiếng cười người mẹ ->người con được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu thương, che chở của người mẹ.
GV: Vì sao lời đầu tiên của cha nói với con lại là điều đó?
HS : Nhắc nhở con về tình cảm ruột thịt , cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
GV: Có những hình ảnh thơ nào rất mộc mạc, chân tình? Em hãy giải thích?
HS : Đan nờ cài hoa, vách nhà ken câu hát; rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng. ( xem chú thích).
GV: Những hình ảnh đó gợi ra cuộc sống như thế nào?
HS : Vẻ đẹp cuộc sống lao động và sinh hoạt tinh thần , truyền thống dân tộc.
GV: Cảm nhận như thế nào về lời thơ : Rừng cho hoa những tấm lòng? 
HS : Hoa chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên; tấm lòng chỉ vẻ đẹp tình người -> những vẻ đẹp sẵn có nơi đây.
GV: Người cha còn nói với con về ngày cưới của cha mẹ. Chi tiết này gợi ra cuộc sống như thế nào?
HS : Tự bộc lộ.
GV: Điều đó cho ta thấy tình cảm như thế nào của người cha đối với quê hương, gia đình?
HS: Tự bộc lộ.
*Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương.
GV: Những điểm nào nơi quê hương được gợi ra trong lời người cha nói với con?
HS : Tự bộc lộ.
GV: Cuộc sống gian khổ nơi quê được nhắc đến qua chi tiết nào? Hình ảnh đó gợi không gian sống như thế nào?
GV: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ không lo cực nhọc.->cằn cỗi, hiểm trở.
GV: Nhưng người cha nói nhiều về ý chí con người đồng mình qua những chi tiết nào?
HS : Cao đo nỗi buồn/ xa nuôi chí lớn/ không lo cực nhọc.
GV: Em có cảm nhận như thế nào về câu: Người đồng mìnhphong tục? 
HS : Lao động để tồn tại , giữ vững truyền thống dân tộc , không chịu chùn bước trước kho khăn, giữ vững bản sắc dân tộc, ý chí sống can trường, dũng cảm.
GV: Vì sao người cha nói với con về điều này?
HS : Nhắc con không quên cội nguồn dân tộc.
GV: Người cha nói với con về : người đồng mìnhbé được.
Em hiểu thế nào về ý muốn của người cha?
HS : Thảo luận cặp.
Con người không nhỏ bé, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, con cần noi gương tiếp bước vẻ vang.
GV: Qua những lời nói với con, tình cảm nào của người cha đối với quê hương?
HS : Thảo luận cặp và báo cáo.
-Thương quê hương gian lao, vất vả; tự hào về ý chí, khí phách của con người nơi quê; yêu quí bản sắc văn hoá; hi vọng thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống tốt đẹp quê hương.
*Tổng kết
GV: Cảm nhận của em từ bài thơ này?
HS : Tình cảm của người cha, hình ảnh cuộc sống, 
GV : Những vẻ đẹp riêng nào của thơ miền núi? 
HS : Tự bộc lộ và đọc ghi nhớ sgk.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học.
I/ GIỚI THIỆU CHUNG.
1.Tác giả: sgk.
2.Tác phẩm.
-Thể thơ tự do.
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1/ Đọc, từ khó.
2/ Tìm hiểu văn bản.
a/ Bố cục: 2 phần.
b/ Phân tích.
b1. Nói với con về tình cảm cội nguồn.
-Tình cảm gia đình: chân phảitiếng cười.
-Tình làng xóm: người đồngtấm lòng.
->Hình ảnh mộc mạc, lời nói chân tình thể hiện hình dung của người miền núinhắc nhở con về tình cảm ruột thịt, cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Vừa gợi ra cuộc sống lao động, sinh hoạt tinh thần, truyền thống.
-Những vẻ đẹp của thiên nhiên, tình người: Rừng cho tấm lòng.
-Ngày cưới của cha mẹ- hình ảnh con người thương yêu nhau trong sáng, hạnh phúc.
=>Tình cảm yêu quí, tự hào về quê hương, gia đình.
b2. Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương.
-Cuộc sống gian khổ và ý chí của con người vượt lên gian khổ : người ơi. Không lo
-Sức sống mãnh liệt, bền bỉ của con người quê hương: Ngườida thịtNghe con.
-Hình ảnh quê hương cằn cỗi, hiểm trở.
->Lặp từ ngữ->gợi ra những con người chân chất, khoẻ mạnh, tự chủ trong cuộc sống.
=>Tình thương yêu, tự hào về quê hương và niềm tin vào thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống quê hương.
3/ Tổng kết.
a. Nghệ thuật.
b. Nội dung.
*Ghi nhớ: SGK.
III. Hướng dẫn tự học.
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Cảm thụ, phân tích những hình ảnh thơ độc đáo, giàu ý nghĩa trong bài.
- Học thuộc lòng bài thơ và học ghi nhớ.
Soạn bài: Nghĩa tường minh và hàm ý.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..
**********************************************
TUẦN 26
TIẾT 125
Ngày soạn: 22-02-2011
Ngày dạy: 26-02-2011
Tập làm văn.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1/ Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
2/ Kĩ năng:
Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
3/Thái độ: Năng lực cảm thụ văn chương và lòng yêu thích môn Văn.
C/ PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp, thảo luận.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3..
2/ Kiểm tra: Có những yêu cầu gì khi làm văn nghị luận về một tác phẩm truyện? ( 2 hs)
3/ Bài mới: Khi làm văn nghị luận về một tác phẩm truyện, chúng ta có cách khai thác riêng theo đặc trưng của thể loại này. Khi làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cũng có những cách khai thác theo đặc trưng của thể loại thơ. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này qua tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ .
HS : Đọc văn bản và chú ý suy nghĩ trả lời câu hỏi.
GV: Ví dụ em vừa đọc nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra các luận điểm chính mà tác giả đã trình bày?
HS : Tự bộc lộ.
GV: Nhận xét của em về bố cục của bài?
HS : Có đầy đủ 3 phần.
-MB: Giới thiệu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”.
-TB: Từ hình ảnh mùa xuân đến của mùa xuân.: sự cảm nhận, đánh giá của tác giả về nội dung, nghệ thuật thông qua các luận điểm, luận cứ.
-KB: Tổng kết về giá trị và tác dụng của bài thơ.
GV: Nhận xét của em về cách diễn đạt?
HS : Thảo luận nhóm, trình bày.
- Đọc ghi nhớ sgk.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Bài 1:
GV: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm và trình bày ra bảng phụ phần trình bày luận điểm của mình.
-Yêu cầu: Nêu luận điểm và triển khai luận điểm.
HS : Thảo luận và báo cáo theo từng nhóm, có nhận xét.
Bài 2:
HS : Nghe GV đọc tham khảo sgk phân tích với đề bài.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1/ TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ .
a.Ví dụ: sgk.
* Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân , cảm xúc của Thanh Hải qua “ Mùa xuân nho nhỏ”.
* Các luận điểm:
-Hình ảnh mùa xuân trong bài có nhiều tầng nghĩa.
Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha , trìu mến của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập , được dâng hiến của nhà thơ.
b.Nhận xét:
- Bố cục 3 phần: cân đối, hợp lí.
-Cách diễn đạt: dẫn dắt vấn dề hợp lí; cách phân tích hợp lí; cách tổng kết, khái quát hoá thuyết phục.
2. Ghi nhớ SGK.
II/ LUYỆN TẬP.
Bài 1: Phát hiện các luận điểm khác về bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. (bảng phụ)
 VD: -Nhạc điệu của bài thơ.
Bất cứ bài thơ nào cũng có nhạc điệu hàm chứa trong đó ; tính nhạc thể hiện ở nhịp điệu và tiết tấu của bài thơ, nó vang ngân trong tâm hồn người đọc . Bằng chứng là nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc thành công bài thơ này . Cho đến nay, ca khúc này được coi là ca khúc sống mãi với thời gian .
Bài 2 : Đọc tham khảo viết về bài thơ này
-Đề : Mùa xuân nho nhỏ là lời tâm nguyện thiết tha, cảm động của nhà thơ Thanh Hải.
III/ Hướng dẫn tự học.
- Viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Học bài và soạn chu đáo bài : Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..
**************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docnhungvan 9tuan 2526.doc