Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ

I/ PHẦN MỞ ĐẦU:

1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm:

Từ đầu năm 2002-2003 sách giáo khoa mới được đưa vào sử dụng trong trường THCS. Song song với việc sử dụng SGK mới thì GV cũng cần đổi mới phương pháp dạy học, trong đo phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ là phương pháp mới mẻ và khả quan nhất.

2. Mục đích của sáng kiến king nghiệm:

Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ phù hợp với tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

HS lớp 6 trường THCS Đinh Tiên Hoàng, phường 9 thành phố Tuy Hoà.

4. Nhiệm cụ nghiên cứu:

§ Tìm hiểu nhu cầu học tập của học sinh.

§ Tìm hiểu khả năng học tập bộ môn của học sinh.

§ Tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và SGK mới.

5. Phương pháp nghiên cứu:

§ đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy bộ môn.

§ Quan sát học sinh, qua thực tế giảng dạy, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp rút ra sáng kiến kinh nghiệm của bản thân.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Từ đầu năm 2002-2003 sách giáo khoa mới được đưa vào sử dụng trong trường THCS. Song song với việc sử dụng SGK mới thì GV cũng cần đổi mới phương pháp dạy học, trong đo ùphương pháp dạy học theo nhóm nhỏ là phương pháp mới mẻ và khả quan nhất.
Mục đích của sáng kiến king nghiệm:
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ phù hợp với tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
HS lớp 6 trường THCS Đinh Tiên Hoàng, phường 9 thành phố Tuy Hoà.
Nhiệm cụ nghiên cứu:
Tìm hiểu nhu cầu học tập của học sinh.
Tìm hiểu khả năng học tập bộ môn của học sinh.
Tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và SGK mới.
Phương pháp nghiên cứu:
đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy bộ môn.
Quan sát học sinh, qua thực tế giảng dạy, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp rút ra sáng kiến kinh nghiệm của bản thân.
Nội dung đề tài:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU.
Cơ sở pháp lí:
Dựa trên văn bản chỉ đạo của bộ giáo dục đào tạo về việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Sinh học trong trường THCS.
Cơ sở lí luận:
Trước xu thế đi lên của thời đại, sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học kĩ thuật, thì trong ngành giáo dục cũng không ngừng đổi mới và phát triển.
Việc đổi mới, trước tiên là đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫncủa giáo viên: Học sinh tự giác chủ động tìm tòi phát hiện giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức kĩ năng đã thu nhận được.
Nhưng đổi mới phương pháp dạy học thoi thì chưa đủ-đó mới là một nửa của vấn đề. Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thì đổi mới SGK theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh, làm đổi mới phương pháp học tập của học sinh là một nửa quan trong của vấn đề này.
Từ đầu năm 2002-2003 SGK mới được đưa vào sử dụng ở trương THCS, song song với sử dụng phương pháp dạy học mới của giáo viên. ĐÓ thực sự là một bước ngoặc lớn trong nền giáo dục nước nhà.
Là một giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Sinh Học theo SGK mới, thì vấn đề làm thế nào để HS sử dụng triệt để nội dung SGK và HS đạt được nhưng mục tiêu cụ thể của từng bài và của chương trình, đã làm tôi trăn trở lựa chon, kết hợp các phương pháp dạy học mới. Trong các phương pháp đó tôi nhận thấy phương pháp mới mẻ nhất, khả quan nhất là phương pháp “ dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ”. Tuy nhiên muốn tiết dạy đạt kết quả tốt cần phải kết hợp với các phương pháp dạy học khác.
Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế ý chí và năng lực của HS không thể đồng đều tuyệt đối. Vì vậy làm thể nào để giảm bớt di sự chênh lệch ấy? Làm thế nào để các em có ý thức tương trợ, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập? Làm thế nào để các em chủ động tìm tòi kiến thức? Để hiểu sâu nhớ lâu kiến thức sinh học? Và để học với bạn, học với sách?
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
1. Khái quát phạm vi:
 HS lớp 6 trường THCS Đinh Tiên Hoàng phường 9 thành phố Tuy Hoà.
Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Những thuận lợi để GV chọn phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ và sử dụng triệt để nội dung SGK.
Ưu điểm của phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
Thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu thảo luận tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhận được bộc lộ , được điều chinh hay bát bỏ, qua đó HS nâng mình lên một trình độ mới. Bài học đã vận dụng được vốn hiểu biết , kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp. Từ xưa đã có câu “học thầy không tày học bạn”. Chính hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành vien được bộc lộ suy nghĩ hiểu biết, thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức công đồng. Như thế hiệu quả học tập sẽ tăng lên.
Nội dung và cấu trúc SGK Sinh học mới cũng rất thuận lợ để giáo viên sử dụng phương pháp dạy học này.
 Nội dung SGK Sinh học mới:
Chọn lọc những kiến thức cơ bản nhất, đảm bảo tinh giảm gọn nhẹ, thiết thực. lược bỏ những kiến thức quá khó buộc HS phải thừa nhận.
Đặc biệt nhấn mạnh các hiện tượng sinh lí của các cơ quan thực vật và việc vận dụng các kiến thức trong đời sống và trồng trọt. Chính nội dung này đã kích thích các em HS ham tìm tòi hiểu biết và ham học bộ môn.
Hướng dẫn cụ thể từng thí nghiệm giúp HS có thể tự thí nghiệm hoặc tự thiết kế thí nghiệm theo nhóm nhỏ.
Những thông tin SGK cung cấp bên cạnh hệ thống câu hỏi thảo luận, những chỉ dẫn cụ thể cũng phục vụ đác lực cho phương pháp này.
Các hình vẽ trong SGK được tăng cường gồm những hình có ghi chú đầy đủ nhằm cung cấp thông tin. Những hình có chú thích không đầy đủ yêu cầu HS tìm tòi thông tin. Những hình câm để kiểm tra kiến thức.
Một số thông tin tư liệu để HS mở rộng kiến thức trong mục”Em có biết?”.
Với nội dung và kiến thức như trên SGK không chỉ giúp HS tìm tháy kiến thức cơ bản cần lĩnh hội mà còn được hướng dẫn cách thức làm việc, cách thức hoạt động để có thể tìm tòi phát hiện kiến thức.
Thực tế HS:
Một thuận lợi quan trọng nữa là HS trường THCS Đinh Tiên Hoàng là HS vùng nông thôn, việc tìm tòi mẫu vật, thiết kế thí nghiêm sinh học là không khó đối với các em. Nhất là với phương pháp học tập theo nhóm,mỗi HS chịu trách nghiẹm sưu tầm một loại mẫu vật để cùng nhau quan sát đủ loại mẫu vật cần thiết. Từ đó góp phần giáo dục tinh thân tập thể tương thân tương ái, đoàn kết trong học tập, để sau này các em trở thànhngwời hoà đồng gần gũi, được mọi người yêu mến.
Từ những thuận lợi trên đã khiến tôi lựa chọn phương pháp”dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên một bài dạy tốt cần phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học mới đi đến thành công.
Nguyên nhân của thực trạng
Với những nhiệm vụ nhận thức và sự nỗ lực tư duy của mỗi cá nhân HS chưa đủ , cần có sự tham gia của nhiều người , thì cần phải tổ chức cho HS hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ.
a)Những yêu cầu chính của dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ :
Sự hợp tac trong nhóm phải dựa vào sự đóng góp của mỗi thành viên trong nhóm . Không được ỷ lại vào người khác . Mỗi người đều phải tư duy một cách tích cực . Do vậy phương pháp này bao gồm các bước sau:
-Làm việc chung cá lớp :
+GV nêu vấn đề , xác định nhiệm vụ nhận thức .
+ Tổ chức các nhóm giao nhiệm vụ .
+ Hướng dẫn cách làm việc của nhóm .
-Làm việc theo nhóm :
+Phan công trong nhóm từng cá nhân làm việc rồi trao đổi chung cả nhóm 
+ Cử nhóm trưởng điều khiển sự hoạt động của nhóm , cử thư ký ghi chép kết quả thảo luận .
+ Thư ký đại diện cho nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm (cần có sự luân phiên nhóm trưởng và thư ký của nhóm để tạo cơ hội cho mỗi người được tập trình bày, bảo vệ ý kiến giao tiếp trước đông người )
-Thảo luận tổng kết trước lớp
+Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
+Thảo luận chung 
+GV tổng kết giúp HS hoàn thiện kiến thức và đặt vấn đề tiếp theo 
b) Các nguyên tắc chính của dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ 
-Tiến bộ cho mỗi người , tiến bộ cho mọi người 
-Trách nhiệm của mõi cá nhân 
-Tham gia bình c đẳng
-Tác động động đồng thời
c)Ý nghĩa tích cực của dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ 
-Tạo điều kiện cho nhiều người cùng tham gia 
-Học được kiến thức của bạn 
-Phát triển kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội 
+Hiểu thêm về bản thân ( tự đánh giá ), về bạn bè thông qua việc trao đổi, chia sẻ học hỏi lẫn nhau 
+Biết lắng nghe, làm theo qui định và sự phân công của nhóm 
-Tạo điều kiện cho mỗi người có thể thích ứng dần với sự phân công lao động, hợp tác của cộng đồng trong tương lai 
d) Hình thức tổ chức dạy học sinh học hoạt động theo nhóm nhỏ 
-Tuỳ theo nhiệm vụ học tập, GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có số người bằng nhau ( có thể chia nhóm ngẫu nhiên hoặc theo bàn )
-Mỗi nhóm thực hiện một loạt nhiệm vụ hoặc cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập. Trong nhóm mỗi thành viên được phân công hoàn thành một nhiệm vụ, rồi cùng nhau tham gia thảo luận với nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện thay mặt nhóm báo cáo và bảo vệ kết quả làm được của nhóm trước lớp. Hình thức này buộc các thành viên trong nhóm cùng hoạt động cùng hợp tác với nhau làm việc, qua đó cũng rèn được kỹ năng giao tiếp nhận thức.
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
1) Cơ sở đề xuất các giải pháp
	 Để một tiết dạy sinh học 6 theo PPDH trong nhóm nhỏ thành công cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động học và hoạt động dạy của HS và GV .
 a) HS : -Phải chuẩn bị trước các mẫu vật cần thiết
 -Phải nắm vững kiến thức cũ và tìm hiểu trước bài sắp học 
 	 -Tích cực trong giờ học và phải tuân theo kỷ luật của lớp 
 b) GV: -Nắm vững kiến thức 
 -Soạn bài chuẩn bị đồ dùng đầy đủ và có chất lượng 
 -Hướng dẫn HS tự học chu đáo.
2)Các giải pháp để thực hiện PPDH trong nhóm nhỏ vào thực tế giảng dạy môn sinh học 6 :
 a) Khi sử dụng PPDH theo nhóm GV nên cho HS giữa các nhóm thi đua với nhau bằng các trò trơi phục vụ cho nội dung bài học. Bằng thi đua giữa các nhóm kích thích sự sôi nổi nhiệt tình học tập của HS 
 VD: Khi dạy bài 35 “Biến dạng của lá” 
Trong hoạt động I: Tìm hiểu về một số loại lá biến dạng. Sau khi HS các nhóm cùng quan sát mẫu vật k ... ớng dẫn HS trao đổi thảo luận kết quả của hoạt động học tập hướng tới việc tìm ra và hoàn thiện kiến thức.
 VD : khi dạy bài 24 “ phần lớn nước vào cây đi đâu ?”
 Trong hoạt động 1: Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu ?
 GV cho HS thảo luận nhóm để lựa chọn thí nghiệm tốt nhất chứng minh được điều dự đoán : Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá. Kết quả thảo luận của các nhóm đã có 2 sự lựa chọn khác nhau : 
 -Một số nhóm chọn thí nghiệm của nhóm 1 
 -Một số nhóm chọn thí nghiệm của nhóm 2
Sau khi nghe các nhóm giải thích lí do lựa chọn thì giáo viên không nên kết luận ngay mà hướng dẫn học sinh thảo luậb tiếp bằng những gợi ý:
+ Vì sao nhóm em chọn thí nghiệm đó?
+ Hãy nhớ lại từng điều dự đoán ban đầu, hãy nghĩ xem thí nghiệm mà nhóm em chọn đã chứng minh được điều bào ? có còn điều nào chưa chứng minh được không?
Sau khi trả lời hai câu hỏi này các em có thể tự xác định được điều còn sai lầm trong lựa chọn của mình. với sự hướng dẫn như vậy học sinh đã tự tìm ra kết luận đúng chứ không phải thừa nhận ý kiến của người khác.
d) Phần hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau:
- Với những bài có thí nghiệm cần thực hiện và làm trước ở nhà thì giáo viên phân công cụ thể cho từng nhóm và hướng dẫn từng nhóm học sinh.
- Với những bài cần có nhiều mẫu vật để quan sát thì mỗi nhóm các em phải phân công nhau mỗi em tìm một vài mãu vật cụ thể, khi được các bạn trong nhóm phân công, học sinh phải có trách nhiệm với cả nhóm của mình.
* Kết quả sau khi thực hiện PPDH theo nhóm nhỏ:
Sau một thời gian ngắn bản thân đã sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ bước đầu đã thấy đạt kết quả khả quan.
- Lúc đầu hi chưa quen với phương pháp này cả giáo viên và học sinh còn nhiều lúng túng.
+ Giáo viên sợ hết giờ không dám cho học sinh thảo luận lâu, có gì thắc mắc giáo viên giải quyết ngay, chưa để cho học sinh tự tháo gỡ thắc mắc, giáo viên còn nói nhiều.
+ Học sinh còn lúng túng, học sinh trong nhóm chưa thật sự biết giúp đỡ nhau. học sinh yếu còn thụ động để mọi việc cho học sinh khá giỏi giải quyết hết.
- Sau một vài tuần làm quen với phương pháp này cả giáo viên và học sinh đã quen dần và đạt kết quả khả quan.
+ Giáo viên đã biết cách hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận, kết quả của hoạt động học tập hướng tới việc tìm ra và hoàn thiện kiến thức.
+ Học sinh biết cách sử dụng Sgk mới đã quan sát các hình vẽ, đọc thông tin Sgk cung cấp để cùng cả nhóm thảo luận tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi thảo luận mà Sgk đề ra. từ việc trả lời các câu hỏi thảo luận cả nhóm đưa ra kết luận về kiến thức cần đạt được.
+ Học sinh đã không còn thụ động thu nhỏ mình như trước mà phần nào đã có những chyển biến trong học tập, bị lôi cuốn theo đà học tập của học sinh khá giỏi trong nhóm. học sinh khá giỏi có ý thức gíp đỡ các bạn học yếu trong nhóm thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận trong nhóm qua đó học sinh đã tiến bôï nhiều hơn trong học tập.
+ Phát triển tình bạn, tình đoàn kết, ý thức tổ chức, tinh thần tương thân, tương trợ lẫn nhau trong học tập.
* Tóm lại: Với phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ thì ý thức học tập của học sinh nâng cao, đạo đức, ý thức học sinh học tốt hơn và với mỗi bài học đều đạt được đến những mục tiêu đã đề ra.
3/ Tổ chức kiển khai thực hiện:
Mỗi tiết học gồm có nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, giáo viên biết lựa chọn đơn vị kiến thức nào? bài nào? phù hợp để áp dụng PPDH theo nhóm nhỏ.
III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1/ Kết luận:
Để tăng hiệu quả tiếp thu tri thức của học sinh thì giáo viên cần sử dụng tốt PPDH hợp tác trong nhóm nhỏ.
+ Giáo viên phải yêu nghề, yêu học sinh của mình, gần gũi với học sinh như người mẹ, người chị sẵn sàng giúp đỡ khi học sinh cần đến mình.
+ Giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng cho bài sau ( soạn bài, chuẩn bị mẫu vật, thí ngiệm thực hành trước, các nội dung thực hành thí nghiệm có trong bài).
+ Phần hướng dẫn tự học phải cụ thể, cho từng nội dung bài, từng nhóm. học sinh một nhóm phân công cụ thể với từng học sinh.
+ Liên hệ với thực tế sản xuất trồng trọt ở địa phương. Gáo dục tinh thần đoàn kết tương trợ của học sinh.
Tuy nhiên giáo viên cần đặc biệt lưu ý là mỗi tiết học gồm nhiều đơn vị kiến thức khác nhau. Vì thế giờ học chỉ thành công khi giáo viên biết kết hợp nhiều PPDH một cách khéo léo và hợp lí nhất, không nên nghĩ rằng mỗi tiết học chỉ cần sử dụng một phương pháp duy nhất cho dù phương pháp có hay đến mấy. Nhưng nếu đổi mới PPDH mà không thường xuyên sử dụng PPDH trong nhóm nhỏ thì sẽ không đạt được các mục tiêu của chương trình.
2/ Kiến nghị:
Đề nghị nhà trường bố trí cho có phòn thực hành Sinh học, đúng qui qui cách, có hệ thống nước sạch, sắp xếp đồ dùng dạy học khoa học, trật tự.
	Phường 9, ngày 18 tháng 3 năm 2007.
	 	 Người viết
	Nguyễn Thị Minh Tâm
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.
2/ Sách giáo viên sinh học 6.
3/ Sách giáo khoa sinh học 6.
4/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Sinh học.
5/ Tư liệu Sinh học.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem (kha hay va doc dao).doc