Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy- học giờ luyện nói

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy- học giờ luyện nói

LỜI NÓI ĐẦU

Là một giáo viên dạy Ngữ văn chưa lâu, vốn tích luỹ chưa nhiều, song với lòng say mê giảng dạy, tôi đã có được một số kinh nghiệm nhỏ cho bản thân.

Hôm nay viết thành “Sáng kiến kinh nghiệm” không chỉ để cho riêng mình mà tôi mong được đóng góp tiếng nói chung với đồng nghiệp, cùng được bàn luận với các bạn đồng nghiệp về một vấn đề , một đề tài nhỏ trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Đó là vận dụng phương pháp mới vào dạy Ngữ văn như thế nào ở bài luyện nói .

Đây không phải là lần đầu tiên tôi bắt tay vào viết sáng kiến kinh nghiệm, song là một giáo viên trẻ , tuổi đời, tuổi nghề chưa nhiều, kinh nghiệm tích luỹ còn hạn chế, “Sáng kiến kinh nghiệm” của tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết, nhược điểm. Tôi rất mong nhận được sự cổ vũ,động viên,cũng như những góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là các thầy, các cô cùng dạy Ngữ văn, nhất là các thầy giáo, cô giáo thuộc lớp đàn anh, đàn chị đi trước .

 Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp cho “Sáng kiến kinh nghiệm” của mình với mong muốn tìm ra một phương pháp hay nhất , tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy- học làm văn nói riêng, dạy- học Ngữ văn nói chung trong nhà trường trung học cơ sở hiện nay mà tôi đảm nhiệm

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy- học giờ luyện nói", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Là một giáo viên dạy Ngữ văn chưa lâu, vốn tích luỹ chưa nhiều, song với lòng say mê giảng dạy, tôi đã có được một số kinh nghiệm nhỏ cho bản thân.
Hôm nay viết thành “Sáng kiến kinh nghiệm” không chỉ để cho riêng mình mà tôi mong được đóng góp tiếng nói chung với đồng nghiệp, cùng được bàn luận với các bạn đồng nghiệp về một vấn đề , một đề tài nhỏ trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Đó là vận dụng phương pháp mới vào dạy Ngữ văn như thế nào ở bài luyện nói .
Đây không phải là lần đầu tiên tôi bắt tay vào viết sáng kiến kinh nghiệm, song là một giáo viên trẻ , tuổi đời, tuổi nghề chưa nhiều, kinh nghiệm tích luỹ còn hạn chế, “Sáng kiến kinh nghiệm” của tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết, nhược điểm. Tôi rất mong nhận được sự cổ vũ,động viên,cũng như những góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là các thầy, các cô cùng dạy Ngữ văn, nhất là các thầy giáo, cô giáo thuộc lớp đàn anh, đàn chị đi trước .
 Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp cho “Sáng kiến kinh nghiệm” của mình với mong muốn tìm ra một phương pháp hay nhất , tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy- học làm văn nói riêng, dạy- học Ngữ văn nói chung trong nhà trường trung học cơ sở hiện nay mà tôi đảm nhiệm
Phần thứ nhất:
đặt vấn đề
I. lý do chọn đề tài
Văn học là một môn khoa học trong nhà trường. Nó bình đẳng với các môn học khác, song lại có một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan của học sinh “ Văn học là nhân học”. Thế nhưng một thực tế ở trường phổ thông hiện nay là học sinh ngại học ngữ văn, lười làm văn. Mà tập làm văn lại là một phân môn quan trọng trong môn Ngữ văn . Nó có tính chất thực hành tổng hợp của các giờ văn học, giờ tiếng Việt . Nó được coi là bộ môn thực hành quan trọng nhất vì làm văn có tính chất tổng hợp và sáng tạo. Ví như một bài làm văn , học sinh không chỉ dụng kiến thức làm văn , về thể loại, bố cục, mạch lạc, liên kết mà đồng thời phải phát huy năng lực suy nghĩ tìm tòi để xắp xếp, chọn lọc, sắp xếp các kiến thức nhằm giải quyết sáng tạo một vấn đề cụ thể. Không những thế, khi làm văn học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức về văn học, về tiếng Việt để diễn đạt, trình bày vấn đề được chính xác, lưu loát, hay và hấp dẫn. (Tính tích hợp thể hiện rõ nhất). Do đó bài làm văn được coi như thước đo kết quả học tập Ngữ văn của học sinh một cách hiệu quả, chính xác. Làm văn có hai dạng. Đó là làm văn nói và văn viết. Cả hai dạng văn này đều quan trọng. Nó góp phần phát triển năng lực làm văn, hành văn nói chung cho học sinh ở nhà trường và ngoài xã hội. Mà trong thực tế dạy - học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở hiện nay số giờ luyện viết văn lại chiếm đa số, còn giờ thực hành văn nói chiếm thời lương rất ít . Thế nhưng thực tế cuộc sống lại đòi hỏi con người vừa có khả năng tạo lập văn bản hành văn vừa có khả năng tạo văn bản nói đẻ đáp ứng yêu cầu, mục đích giao tiếp trong cuộc sống, đặc biệt là giao tiếp của con người trong thời đại mới . Giờ luyện nói góp phần quan trọn vào quá trình đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện, có khả năng đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện đại. Đó là con người không chỉ có tri thức mà phải đem tri thức hoà nhập một cách chủ động, tích cực hơn với môi sống, với xã hội tương lai khi các em ra trường
Vì những lý do trên nghiên cứu phương pháp dạy- học giờ luyện nói, người viết chỉ nhằm thu hút học sinh thực hiện tốt một khâu luyện tập của giờ làm văn góp phần làm tăng hiệu quả của việc học làm văn nói riêng cũng như học Ngữ văn nói chung (chứ không có ýgiành phần nghiên cứu của mình giải quyết các vấn đề về phương pháp dạy- học Ngữ văn hay làm văn) .
II. Mục tiêu của phương pháp mới :
Như chúng ta đã biết, mỗi tiết học, mỗi phân môn đều có vai trò, vị trí riêng. Phân môn làm văn không chỉ thực hiện truyển tải nội dung kiến thức của tiết học mà thông qua giờ làm văn (giáo viên) tiến hành giáo dục toàn diện cho học sinh về tư tưởng tình cảm, thẩm mỹ thông qua quá trình luyện tập dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Bài tập làm văn phản ánh khá rõ nét nhận thức, tư duy, tình cảm của các em về những vấn đề văn học và đời sống.Nhận thức đúng hay sai về vấn đề văn học , đời sống có liên quan chặt chẽ đến lập trường tư tưởng của học sinh.Vì thế quá trình làm văn thể hiện vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh đầy đủ và rõ ràng nhất. Đó là quá trình sáng tạo cái đẹp mà mỗi bài bài của các em là một tác phẩm nhỏ .
Mặt khác, xét trên lĩnh vực tiếng Việt, quá trình làm văn là quá trình trau dồi ngôn ngữ, câu, từ, cách diễn đạtHay nói cách khác, làm văn còn có vai trò giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho vốn tiếng Việt, khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh được nâng lên. Đó cũng chính là làm tăng khả năng tư duy của học sinh bởi ngôn ngữ là cái vỏ, là biểu hiện của tư duy. Tập làm văn là rèn tư duy tổng- phân-hợp. Mỗi lần làm văn học sinh phải huy động mọi kiến thức về ngữ văn , kết hợp với óc quan sát ,trí tưởng tượng phong phú để làm bài đúng nội dung, đúng mục đích và đạt hiệu quả giao tiếp tốt. Điều đó có tác dụng lớn, tác dụng trực tiếp trong cuộc sống, trong giao tiếp, sinh hoạt và trong công tác sau này của mỗi học sinh khi rời ghế nhà trường.
Vì thế giờ luyện nói trong làm văn vừa phải đảm bảo cái chung của giờ làm văn, vừa đảm bảo cái riêng, cái đặc thù của giờ luyện nói.
Nghiên cứu phương pháp dạy-học giờ luyện nói nhằm bồi dưỡng, khắc sâu tri thức, rèn luyện kỹ năng làm văn, đồng thời tạo cho học sinh khả năng làm văn nói , kỹ năng thực hành, trình bày một vấn đề trước tập thể hay rèn tư duy ngôn ngữ, tư thế, tác phongtạo sự tự tin, đĩnh đạc khi nói trước tập thểBởi trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng dùng văn bản hành văn để giao tiếp 
Một bài văn nói tốt sẽ đạt hiệu quả giao tiếp tốt. Vậy làm như thế nào để có thể tạo văn bản nói tốt, trình bày văn bản nói hiệu quả. Điều đó đòi hỏi phải rèn luyện, rèn luyện thường xuyên, rèn luyện ngay từ bây giờ, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống gia đình, xã hội khi các em đang ở tuổi cắp sách tới trường. Nghiên cứu phương pháp mới, vận dụng phương pháp mới vào dạy-học Ngữ văn nói chung, dạy học giờ luyện nói nói riêng nhằm thực hiện tốt những mục tiêu trên.
III. Cơ sở lý luận thực tiễn:
Trên thực tiễn, xã hội ngày càng phát triển nhanh và mạnh, đòi hỏi con người không chỉ có hiểu biết, có tri thức mà phải năng động và sáng tạoVì vậy, giáo dục cũng cần có bước phát triển để tạo ra những con người mới đáp ứng được những yêu cầu của thời đại. Các tri thức và kỹ năng đưa vào chương trình phải phù hợp với sự phát triển hiện nay của từng ngành khoa học có liên quan và từng bước theo kịp trình độ khoa học chung của thế giới. Nhận thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng chỉ đạo việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài mà phương pháp giáo dục-đào tạo, chương trình giáo dục-đào tạo đóng vai trò then chốt.
Chương trình cải cách giáo dục hiện nay không ngoài mục đích đào tạo những con người có tri thức, tư tưởng,tình cảm, thẩm mỹ đúng đắn mà họ còn là những con người năng động, hoà nhập xã hội một cách tích cực, chủ động.
Luyện nói là một kiểu bài, kiểu luyện tập trong phân môn làm văn. Giờ luyện nói trong phân phối chương trình không nhiều, nếu không muốn nói là ít. Trong mỗi kiểu bài chỉ có một giờ luyện nói . Phải thực hiện sao cho giờ thực hành nói có hiệu quả để phát triển ngôn ngữ, khả năng, kỹ năng trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói một cách trực tiếp một cách trực tiếp là cần thiết. Phát triển văn nói cho học sinh là góp phần đào tạo học sinh thành những con người toàn diện; để các em không chỉ là người có tri thức, có năng lực, có đạo đức, lối sống, lập trường tư tưởng vững vàng mà còn có bản lĩnh, tự tin, mạnh dạn hoà nhập cuộc sống cộng đồng.
Thực tế trong chương trình chỉnh lý sách giáo khoa năm 1995 phân môn tập làm văn có giờ luyện nói nhưng sách cải cách Ngữ văn lớp 6 và lớp 7 lần này so với trước có đổi mới về nội dung, phương pháp dạy-học cũng như đổi mới về mục tiêu, yêu cầu của giờ dạy-học nhằm đáp ứng đòi hỏi về con người của xã hội. Vì thực tế khả năng làm văn của học sinh còn chưa được phát huy hết, nếu không nói là hạn chế, nhất là khả năng làm văn nói, trình bày một vấn đề trước tập thể còn nhiều lúng túng, thiếu tự tindẫn đến tình trạng không tích cực hoà nhập môi trường sống một cách chủ động. 
Nghiên cứu, áp dụng phương pháp mới vào dạy-học làm văn nói, thực hành văn nói đã giúp ích rất nhiều cho thầy và trò trong giờ luyện tập làm văn nói khiến giờ làm văn nói thu được kết quả khả quan đáng mừng.
Do đó, đổi mới phương pháp dạy- học Ngữ văn nói chung, dạy- học giờ làm văn nói nói riêng là thiết thực. 
IV. Mục đích của đề tài : 
Mục đích của giờ làm văn, tầm quan trọng của giờ luyện nói không ai phủ nhận nhưng khi dạy- học loại bài này cả thầy và trò không tranh khỏi những lúng túng ban đầu. Với thời lượng có hạn, học sinh lại đông, kiến thức lại phong phú; các em lại thiếu tự tin, ngại ngùng, sợ sệt khi học giờ luyện nói, phải làm sao để 45 phút trên lớp hoạt động có hiệu quả ? Nghiên cứu kỹ, áp dụng thành thục phương pháp mới vào dạy- học Ngữ văn nói chung, dạy- học giờ làm văn, giờ luyện nói nói riêng không chỉ giúp việc truyền thụ kiến thức Ngữ văn của thầy, việc lĩnh hội tri thức Ngữ văn của trò được tốt mà còn giúp thầy và trò khắc phục những lúng túng của loại bài này. 
Khắc phục những lúng túng của giờ luyện nói là đã tạo được điều kiện tốt để làm tăng hiệu quả của giờ luyện nói. Dưới sự hướng dẫn có tính định hướng, dẫn dắt, thầy tạo điều kiện để trò hoạt động- trò đóng vai trò chủ động của hoạt động nói, và phát huy tính tích cực hoạt động của trò, thu hút trò tham gia luyện nói một cách thoả mái, tự tin và sôi nổi. Từ đó hình thành nhu cầu được phát biểu, cần phát biểu của mỗi học sinhLàm được như vậy là đã tạo được sự tự tin cần thiết cho học sinh tham gia luyện nói. Từ đó phong cách nói dần hình thành và khẳng định ở các em. Các em đón nhận giờ luyện nói một cách chủ động, hứng thú. Mục đích và hiệu quả của giờ luyện nói trên lớp từ đó mà đạt được như mong muốn
V. phạm vi giới hạn của đề tài:
Vì thời gian và khả năng có hạn nên ở đề tài này tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp mới vào dạy- học giờ làm văn nói ở trường trung học cơ sở như thế nào cho có hiệu quả chứ chưa có điều kiện nghiên cứu các vấn đề khác xung quanh việc dạy- học Ngữ văn hiện nay. Trong giới hạn cho phép, các vấn đề có liên quan nêu ra chỉ nhằm làm nổi bật nội dung, mục đích của đề tài này.
Phần thứ hai
Nội dung đề tài
I. Đặc điểm của bài luyện nói: 
Đây là giờ thực hành thể hiện bằng ngôn ngữ nói trực tiếp trên lớp, học sinh thực hiện là chính, giáo viên chỉ là người dẫn dắt, định hướng nên qua giờ thực hành này học sinh bộc lộ tất cả cá ... tra ? Các em kiểm tra chéo lẫn nhau ?
- Kiểm tra chéo lẫn nhau
- Cán sự bộ môn tổ báo cáo tình hình chuẩn bị của các thành viên trong tổ
Hỏi: Mục đích của giờ luyện nói là gì ? 
HS được nói - cần phải nói, người nói và người nghe cần tự giác, mạnh dạn  Rèn kỹ năng nói, kỹ năng trình bày vấn đề trước tập thể 
Hỏi: Khi nói cần đạt được yêu cầu gì (giáo viên có thể gọi cán sự bộ môn Ngữ văn của lớp nhắc lại hoặc nói nhanh)
- Âm thanh: Đủ nghe, không quá to, không quá nhỏ, không nhát gừng.
- Về chính tả: Không nói lặp, không lắp, không ngọng.
- Về giọng điệu: Truyền cảm, thuyết phục người nghe.
- Tư thế: Thoải mái, tự nhiên, không quá cứng nhắc.
- Về nội dung nói: Đúng, đủ ý.
- Hình thức: Người nói biết mở đầu và kết thúc bài nói của mình.
- Bài nói có bố cục rõ ràng, có mạch lạc, có liên kết của văn bản
Diễn giảng: Để rèn luyện, củng cố kỹ năng làm văn nói, khả năng trình bày bài nói trước tập thể, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em thực hiện bài luyện nói giải thích một vấn đề.
Hỏi: Em hãy đọc đề - theo trí nhớ mà em được giao chuẩn bị ?
Lập dàn bài cho đề: 
HS đọc đề 1
HS đọc đề 2
I. Tìm hiểu đề
Hỏi: Em hãy chép lại đề bài đó theo trí nhớ lên bảng
2 HS lên bảng chép đề 1 và đề 2.
- Đề 1: Trường em tổ chức 1 cuộc thi giải thích tục ngữ. Để tham dự cuộc thi đó em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất.
- Đề 2: Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn ái Quốc gọi là những trò lố ?
Hỏi: Đề 1 yêu cầu giải thích vấn đề gì ?
Đề 1 yêu cầu giải thích câu tục ngữ em tâm đắc nhất
Hỏi: Em hiểu “tâm đắc” nghĩa là như thế nào ?
Tâm đắc là hiểu được sâu sắc, nên đã thu nhận được.
Hỏi: Em hãy đọc câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất ?
HS nêu câu tục ngữ của mình. Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hỏi: Vì sao em lại tâm đắc câu tục ngữ này nhất ?
Vì câu tục ngữ đã thể hiện đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của cha ông ta, dân tộc ta. Đó là lòng biết ơn, sự kính trọng những người đã tạo ra thành quả tốt đẹp 
Hỏi: Với câu tục ngữ trên, khi giải thích, em cần đảm bảo được những nội dung cơ bản nào ?
- “ăn quả” là như thế nào ?
- Người “trồng cây” là ai, là người như thế nào ? 
- Nghệ thuật ẩn dụ trong câu tục ngữ có tác dụng gì ?
- Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây ?
- Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cần thể hiện như thế nào ? Em có suy nghĩ gì xung quanh câu tục ngữ đó ?
Hỏi: Đề 2 yêu cầu giải thích vấn đề gì ?
Đề 2 yêu cầu giải thích vì sao tên những trò của Va-ren lại là những trò lố.
Hỏi: Em hiểu “trò lố” là trò như thế nào ?
Có nghĩa là những trò hề nhảm nhí, tồi tệ, kệnh cỡm mà người làm trò càng diễn càng bộc lộ sự vô duyên, lố bịch, tức cười ? 
Hỏi: Va-ren đã giở những trò nào?
- Trò 1: Hứa nửa chính thức sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu  
- Trò 2: Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Va-ren và cụ Phan Bội Châu trong nhà tù hoả lò Hà Nội.
Diễn giảng: Trò thứ 2 của Va-ren mà các em vừa nêu là trò lố nhất. Ngoài 2 trò các em đã nghiên cứu kỹ ở giờ giảng văn trên lớp Va-ren còn có những trò khác thể hiện ở trên đường tuần du thành phố Sài Gòn và ở kinh đô Huế
Hỏi: Tại sao các trò trên của Va-ren lại là những trò lố
HS nhớ lại nêu nhanh theo kiến thức đã học ở bài giảng văn 
* Hoạt động 2:
Chia lớp thành 2 tổ, 4 nhóm: 
Tổ 1: nhóm 1 + 2
Tổ 2: nhóm 3 + 4
Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, nhóm.
Tổ trưởng điều khiển, tổ phó làm thư ký ghi chép các ý kiến nhận xét. Các học sinh trong nhóm lần lượt nói từng đoạn, từng luận điểm cho đến hết bài.
II. Luyện nói:
1. Hoạt động nhóm
GV giám sát và hướng dẫn
HS thảo luận cử đại diện chuẩn bị nói trước lớp. 
Hỏi: Mỗi tổ cử đại diện trình bày bài nói trước lớp ?
- Tổ 1 trình bày bài văn nói theo đề 1.
- Tổ 2 trình bày bài văn nói theo đề 2
2. Luyện nói trước lớp.
- Đề 1. - Đề 2.
Hỏi: Nhận xét bài nói của từng bạn vừa trình bày ?
Phát biểu:	- Nội dung: 
	- Giọng nói: 
	- Tư thế: 
	- v.v.
Hỏi: Cán sự văn của lớp trình bày bài nói của mình.
Hỏi: Hãy nhận xét bài nói trên qua phiếu trắc nghiệm sau (GV phát và thu phiếu trắc nghiệm) ?
HS nhận và điền phiếu trắc nghiệm.
Phiếu trắc nghiệm
Đã biết mở đầu và kết thúc bài văn nói
Tư thế tự nhiên, thoải mái, không cứng nhắc
Đúng
Sai
Đúng
Sai
Giọng nói
Quá to
Quá nhỏ
Nhát gừng
Nói lắp
Nói ngọng
Truyền cảm
Thuyết phục
C
K
C
K
C
K
C
K
C
K
C
K
C
K
Bài nói
Đủ ý cơ bản
Không trùng lặp
Bố cục rõ ràng
Khai thác tốt yếu tố nghệ thuật
Mạch lạc
Liên kết tốt
Đúng kiểu bài
C
K
C
K
C
K
C
K
C
K
C
K
C
K
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Ghi chú: C: có; K: không
* Hoạt động 3:
Hướng dẫn luyện tập ở nhà:
- Từng học sinh nói lại toàn bài 1 lần.
- Chuẩn bị tìm hiểu đề, lập dàn ý và nói tiếp đề thứ 2.
- Chọn 1 trong 2 đề viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài mới 
V. Kết quả thực nghiệm:
Qua quá trình dạy Ngữ văn lớp 6, 7, đặc biệt là qua hệ thống các giờ luyện nói ở hai năm đầu thay sách, tôi nhận thấy áp dụng phương pháp mới, trên cơ sở kế thừa phương pháp truyền thống vào dạy - học giờ luyện nói bước đầu đã thu được một số kết quả đáng kể:
1. Qua giờ luyện nói học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của tiết học: Nội dung đề tài, thể loại của văn bản v.v
2. Học sinh nắm vững và thực hành ngày càng tốt hơn các bước của bài văn nói. Các em không chỉ thực hiện một bài nói có bố cục, có liên kết, mạch lạc mà còn biết bắt đầu và kết thúc bài nói một cách chủ động, nhịp nhàng và uyển chuyển.
3. Kỹ năng, tư thế nói của học sinh ngày càng nâng lên. Bước qua sự tự ti, nhút nhát, các em đã dần hình thành và khẳng định phong cách nói của mình.
4. Giọng điệu, cách thu hút người nghe, thuyết phục người nghe khi nói của các em thể hiện ngày càng tiến bộ. Các em không những lôi cuốn người nghe bằng nội dung, ngôn ngữ mà còn bằng cả ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ khi làm văn nói  Tất cả góp phần làm tăng hiệu quả bài nói của các em.
5. Qua bài văn nói, tính tích hợp (ngang, dọc) thể hiện đầy đủ, rõ ràng và ngày càng nhịp nhàng hơn.
6. Lỗi về phát âm - qua các giờ luyện nói ngày một hạn chế. Đặc biệt giờ luyện nói đã hạn chế dần hiện tượng ngọng khi phát âm âm n - l, r - gi - d, ch - tr 
Thông qua hệ thống các giờ luyện nói, các bài nói học sinh ngày càng mạnh dạn, tự tin và sôi nổi tham gia vào hoạt động luyện nói trên lớp.
Do thực hiện tốt đổi mới phương pháp mà hiệu quả giờ dạy - học Ngữ văn nói chung, giờ dạy - học luyện nói nói riêng ngày một nâng cao. Kết quả đó phần nào thể hiện đầy đủ, rõ ràng và cụ thể qua bảng thống kê kết quả kiểm tra một bài luyện nói giải thích một vấn đề:
Bảng thống kê kết quả kiểm tra ở bài luyện nói giải thích một vấn đề:
Lớp
Sĩ số
Kiến thức cơ bản
Kỹ năng, kỹ xảo
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
7A
47
85,1%
95,7%
25,5%
46,8%
21,3%
6,4%
7B
39
92,3%
97,5%
25,7%
41,1%
25,6%
7,6%
Phần thứ ba:
Kết luận
I. Những bài học rút ra:
Qua quá trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6, 7, tôi nhận thấy nghiên cứu, áp dụng phương pháp mới vào dạy - học Ngữ văn nói chung, dạy - học giờ luyện nói nói riêng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Có nghĩa là phương pháp mới đã được chấp nhận, khẳng định và tìm được chỗ đứng của mình. Nói như vậy không có nghĩa là phủ định phương pháp truyền thống mà đổi mới trên nguyên tắc kế thừa. Phương pháp truyền thống làm cơ sở, làm nền tảng để triển khai điểm mới, tạo phương pháp mới cho dạy - học hiện nay.
áp dụng phương pháp mới vào dạy - học Ngữ văn nói chung, dạy - học làm văn nói riêng đã thu hút học sinh tham gia một cách hăng hái, sôi nổi, hạn chế tâm lý e ngại vốn có trong mỗi học sinh. Phương pháp mới đã tạo được sự hứng thú cho học sinh khi tham gia luyện nói. Các em đã chủ động, tích cực hơn trong giờ luyện làm văn nói. Từ đó kết quả giờ dạy - học được nâng lên, đạt hiệu quả mong đợi.
Mặc khác một giờ dạy - học thu được kết quả tốt không thể thiếu vai trò chủ đạo dẫn dắt của người thầy. Người thầy phải có định hướng đúng đắn cho học sinh, hướng học sinh của mình chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động. Người thầy phải là người có phương pháp dạy tốt, tạo được không khí thoải mái, hăng hái cho học sinh tham gia giờ luyện nói. Đặc biệt đối với giờ làm văn nói, học sinh hoạt động là chủ yếu, người thầy phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết, nêu yêu cầu cụ thể cho học sinh chuẩn bị trước giờ thực hành nói trên lớp  Có như vậy giờ dạy - học mới có thể thành công.
Hơn thế, với giờ luyện nói giáo viên đồng thời sử dụng nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp trắc nghiệm và sử dụng các thiết bị đồ dùng bổ trợ cho giảng dạy của thầy như máy chiếu, băng hình  áp dụng phương pháp mới trong giờ dạy - học để học sinh vừa tiếp thu bài được nhanh, có hiệu quả lại đánh giá sát nhận thức tư duy, ý thức tham gia, kiến thức lĩnh hội  của học sinh trên bề rộng (toàn lớp) và theo chiều sâu (chất lượng). Từ đó có nội dung, phương pháp phù hợp hơn với đối tượng học sinh cụ thể lớp mình phụ trách.
Nói tóm lại, nghiên cứu, áp dụng phương pháp mới vào dạy - học Ngữ văn nói chung, dạy - học làm văn nói nói riêng và cần thiết và bước đầu thu được kết quả khả quan đáng mừng.
II. Những kiến nghị:
Qua quá trình dạy - học của mình ở trường THCS, đặc biệt là qua hai năm nghiên cứu, vận dụng phương pháp mới vào dạy - học Ngữ văn ở trường phổ thông nơi tôi công tác, tôi xin đề xuất một số ý kiến, kiến nghị như sau:
1. Hàng năm cần trang bị tài liệu cho giáo viên cập nhật với tình hình phát triển của khoa học, của xã hội để bổ sung kiến thức thiết yếu của thời đại.
2. Các cấp, các ngành cần quan tâm để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng của trường học hơn nữa như phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học 
3. Cần tạo điều kiện để giáo viên có thể học tập tốt, tự học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, cập nhật với tình hình phát triển chung của xã hội.
4. Tạo điều kiện để giáo viên có được những thiết bị dạy học cần thiết, đặc biệt là thiết bị dạy - học chương trình cải cách như máy chiếu, băng hình, phiếu học tập  cần thiết cho từng tiết dạy - học cụ thể. 
Những kiến nghị trên của tôi chỉ xin là một kênh thông tin để các bạn đồng nghiệp và các ngành hữu quan tham khảo. Biết đâu nó chẳng giúp ích ít nhiều cho mỗi chúng ta.
Phụ lục
Lời nói đầu
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục tiêu của đổi mới phương pháp
III. Cơ sở lý luận, thực tiễn
IV. Mục đích của đề tài
V. Phạm vi giới hạn của đề tài
Phần thứ hai: Nội dung đề tài
I. Đặc điểm của bài luyện nói
II. Phương pháp chủ đạo trong giờ luyện nói
III. Chuẩn bị cho giờ luyện nói
IV. Cách tiến hành giờ luyện nói
V. Kết quả thực nghiệm
Phần thứ ba: Kết luận
I. Những bài học rút ra
II. Những kiến nghị
Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo viên Ngữ văn 7 - Tập 2 NXB Giáo Dục
2. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 - Tập 2 NXB Hà Nội
3. Tạp chí Thế giới trong ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docDoi moi phuong phap day hoc gio luyen noi nham nang cao chat luong day hoc THCS.doc