Sáng kiến kinh nghiệm ''Phát triển năng lực tư duy trí tuệ của học sinh vùng cao trong dạy học Vật lí lớp 8 - Nguyễn Đức Hiệp

Sáng kiến kinh nghiệm ''Phát triển năng lực tư duy trí tuệ của học sinh vùng cao trong dạy học Vật lí lớp 8 - Nguyễn Đức Hiệp

Từ những hạn chế trên của học sinh, tôi nghĩ trong quá trình dạy học phải làm như thế nào để học sinh có thế học tốt được bộ môn Vật lí từ đó phát triển được năng lực tư duy ngôn ngữ của các em. Vậy phải làm gì ? Làm như thế nào để học sinh nắm được và phát triển được năng lực tư duy khoa học của học sinh vùng cao, khi dạy Vật lý THCS. Đó chính là lí do tôi viết sáng kiến kinh nghiệm về: “Phát triển năng lực tư duy trí tuệ của học sinh vùng cao trong dạy học Vật lí lớp 8”.

B. MỤC ĐÍCH:

 Tìm phươmg pháp dạy học phù hợp với học sinh vùng cao dân tộc thiểu số nhằm phát triển năng lực tư duy, trí tuệ của học sinh qua dạy học Vật lí lớp 8.

C. LÝ DO VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:

 Trong quá trình dạy học phương pháp dạy của người thầy và học của người trò là vấn đề mà tất cả những người thầy đều quan tâm. Nếu có được phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn thì chất lượng dạy của thầy và học của trò được nâng nên rõ rệt.

 Đối với bộ môn Vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu các hiện tượng sự vật trong tự nhiên, tìm ra quy luật của chúng, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Nhưng với học sinh vùng cao, dân tộc thiểu số lại là hết sức khó khăn. Với mặt bằng kiến thức thấp, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, ít được tiếp xúc với thông tin kiến thức khoa học thì việc dạy học Vật lý còn nhiều nan giải.

 

doc 11 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm ''Phát triển năng lực tư duy trí tuệ của học sinh vùng cao trong dạy học Vật lí lớp 8 - Nguyễn Đức Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
Đặt vấn đề:
Bộ môn Vật lý là một bộ môn rất quan trọng ở trong trường THCS. Vật lí trang bị và bước đầu hoàn chỉnh những kiến thức khoa học kiến thức thực tiễn. Học sinh được rèn luyện về phẩm chất đạo đức được bồi dưỡng về thế giới quan duy vật biện chứng, mê tín dị đoan, tư duy khoa học, mở rộng tầm nhìn hiểu biết khoa học.
	Trong quá trình học tập bộ môn Vật lí với học sinh vùng cao dân tộc thiểu số phần lớn các em còn gặp khó khăn. Nhiều khi học sinh chưa biết gọi tên một hiện tượng hay mô tả phân tích, giải thích một hiện tượng Vật lí. Lý do cơ bản là phần lớn học sinh chưa có ký năng giao tiếp, tư duy còn hạn chế, việc vận dụng khoa học còn yếu.
	Từ những hạn chế trên của học sinh, tôi nghĩ trong quá trình dạy học phải làm như thế nào để học sinh có thế học tốt được bộ môn Vật lí từ đó phát triển được năng lực tư duy ngôn ngữ của các em. Vậy phải làm gì ? Làm như thế nào để học sinh nắm được và phát triển được năng lực tư duy khoa học của học sinh vùng cao, khi dạy Vật lý THCS. Đó chính là lí do tôi viết sáng kiến kinh nghiệm về: “Phát triển năng lực tư duy trí tuệ của học sinh vùng cao trong dạy học Vật lí lớp 8”.
B. Mục đích:
	Tìm phươmg pháp dạy học phù hợp với học sinh vùng cao dân tộc thiểu số nhằm phát triển năng lực tư duy, trí tuệ của học sinh qua dạy học Vật lí lớp 8. 
C. Lý do và ý nghĩa đề tài: 
	Trong quá trình dạy học phương pháp dạy của người thầy và học của người trò là vấn đề mà tất cả những người thầy đều quan tâm. Nếu có được phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn thì chất lượng dạy của thầy và học của trò được nâng nên rõ rệt. 
	Đối với bộ môn Vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu các hiện tượng sự vật trong tự nhiên, tìm ra quy luật của chúng, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Nhưng với học sinh vùng cao, dân tộc thiểu số lại là hết sức khó khăn. Với mặt bằng kiến thức thấp, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, ít được tiếp xúc với thông tin kiến thức khoa học thì việc dạy học Vật lý còn nhiều nan giải. 
	Nội dung bài viết này tôi trình kinh nghiệm bản thân đã đạt được trong quá trình dạy học bộ môn Vật lí trường THCS có được qua giảng dạy học sinh lớp 8 trường THCS Sín Chéng - SiMaCai.
D. nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm phương pháp dạy học hiệu quả phát triển năng lực tư duy của học sinh qua dạy học Vật lí. 
Phần thứ hai
Nội dung cụ thể
	1. Những nội dung và phương pháp cơ bản tổ chức thực hiện theo yêu cầu của đề tài: 
	Để học sinh học tốt bộ môn mình phụ trách người thầy phải xác định được phương pháp dạy của mình sao cho phù hợp với đặc trưng bộ môn. Cụ thể ở đây là bộ môn Vật lí.
	Trong quá trình giảng dạy Vật lí lớp 8 tôi đã chọn và sử dụng phương pháp dạy học: “Đặt và giải quyết vấn đề”. Bởi phương pháp này dạy cho học sinh tư duy một cách khoa học, biện chứng và sáng tạo, rèn luyện phương pháp nhận thức, khả năng tự học biết được mỗi hiện tượng xảy ra đều có nguyên nhân của nó. Từ đó học sinh hiểu rõ, nhớ lâu, có khả năng biến kiến thức thành niềm tin. Dạy học “đặt và giải quyết vấn đề” gây ở học sinh trí tò mò tâm trạng không thoả mãn với vốn kiến thức cũ, nhu cầu và hứng thú tìm hiểu kiến thức mới. Trong quá trình dạy học vị trí và vai trò của học sinh được nâng cao, học sinh trở thành chủ thể của quá trình học tập. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh đi đúng hướng. 
Dạy học và giải quyết vấn đề gồm các bước:
- Đặt vấn đề ( xây dựng tình huống có vấn đề ).
- Giải quyết vấn đề.
- Vận dụng và củng cố kiến thức mới.
Bước 1: Đặt vấn đề:
	Đặt vấn đề là trong quá trình giảng dạy, phải trình bày tài liệu sao cho các vấn đề học tập nảy sinh từ sự tất yếu hay từ sự xâm nhập ngày càng sâu hơn của hiện tượng được nghiên cứu và quy luật của chúng, hay giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn nào đó mà học sinh có thể hiểu được. Bản thân cai mới trong kiến thức xắp học là điều kiện cần nhưng chưa đủ để gây sự quan tâm của học sinh với tài liệu học tập. Cơ sở của việc đặt vấn đề là kiến thức mới và “mối quan hệ bất thường” giữa kiến thức cũ và kiến thức mới (mâu thuẫn nhận thức). Kết thúc phải bằng câu hỏi nêu vấn đề. 
	*Ví dụ 1: Khi dạy bài “Công cơ học” tôi đã đặt vấn đề như sau: 
	“Công” là một danh từ thường được dùng đời sống hằng ngày. Khi làm một bài tập hay kéo một cái xe, nói chung khi làm bất cứ một việc gì ta đều nói “phải tốn công”. Khái niệm công đó khác với khái niệm “công” trong cơ học trong cơ học không có nghĩa hẹp hơn. Khái niệm “công” trong cơ học khác với khái niệm công trong đời sống như thể nào ? Bài học ngày hôm nay sẽ giải đáp câu hỏi đó.
*Ví dụ 2: Khi dạy mục: “Tính dẫn nhiệt của các chất” trong bài “Dẫn nhiệt”.
Tôi đặt vấn đề như sau: Từ thí nghiệm ở mục 1 biết sắt dẫn nhiệt nhưng chất nào dẫn nhiệt tốt hơn. Tại mũi dùi lại được làm bằng sắt, cán được làm bằng gỗ ? Mục 2 sẽ trả lời câu hỏi đó.
Bước 2: Giải quyết vấn đề, phát hiện kiến thức mới.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chủ động giải quyết vấn đề và phát hiện kiến thức theo con đường quy nạp bằng cách: Hướng dẫn học sinh các hiện tượng Vật lí tiến hành các thí nghiệm Vật lí. Dựa trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh phân tích, tổng hợp, so sánh các hiện tượng quan sát được để phát hiện kiến thức. Với những bài học có thí nghiệm đơn giản, dụng cụ làm thí nghiệm dễ kiếm. Tôi tổ chức thí nghiệm đồng loạt do học sinh tiến hành. 
Trở lại hai ví dụ trên, để minh hoạ hướng dẫn học sinh cách giải quyết vấn đề: 
*Ví dụ 1: Bài “Công cơ học”:
- Giáo viên giới thiệu với học sinh cả lớp một số thí dụ thực hiện công cơ học bằng tranh minh hoạ: 
Người thợ xây kéo thùng vữa lên cao để xây nhà. 
Một người đẩy một chiếc xe chở hàng. 
Con bò kéo xe.
Hỏi:
Để đưa thùng vữa nên cao người thợ xây phải làm gì ?
Trả lời: 
Để đưa thùng vữa nên cao người thợ xây phải tác dụng vào thùng vữa một lực kéo (qua dây).
Hỏi:
Để đưa xe hàng tới chỗ cần thiết người thợ phải làm gi ? 
Trả lời:
Tác dụng vào xe một lực đẩy.
Hỏi:
Con bò phải làm gì để có thể kéo xe ?
Trả lời:
Con bò phải tác dụng lực kéo vào xe.
Sau khi phân tích xong yêu cầu học sinh điền vào dấu (...) trong bảng:
TT
Ví dụ
Hiện tượng
Nguyên nhân
1.
Thợ xây kéo thùng vữa 
Thùng vữa bị đưa lên cao
Người thợ xây tác dụng lực kéo
2.
Người thợ đẩy xe hàng
.............................................
................................................
3.
Con bò kéo xe
.............................................
.................................................
Hỏi: Từ bảng hãy cho biết trong các thi dụ thực hiện công cơ học trên có đặc điểm gì giống nhau. 
Kết hợp các câu trả lời của học sinh để đi đến kết luận: Có hai đặc điểm giống nhau: 
- Có lực tác dụng.
- Có dịch chuyển dưới tác dụng của lực đó.
Giáo viên nói: Hai đặc điểm đó không chỉ có trong 3 thí dụ thực hiện công cơ kể trên. Giáo viên lấy thêm thí dụ, phản thí dụ và phân tích. 
Yêu cầu học sinh lấy thí dụ và chỉ ra lực tác dụng, quãng đường dịch chuyển trong mỗi thí dụ. 
Giáo viên nói: Hai đặc điểm đó để có công cơ học, nó giúp ta phân biệt công trong đời sống và khái niệm công cơ học. Thiếu một trong hai điều kiện trên thì không có công cơ học.
Từ đó đi đến kết luận: Công cơ học có khi:
Có lực tác dụng vào vật.
- Vật chuyển dời do tác dụng của lực đó.
*Ví dụ 2: Dạy mục: “Tính dẫn nhiệt của các chất” trong bài “dẫn nhiệt”. Tôi đã tiến hành giải quyết vấn đề bằng cách tổ chức cho học sinh trong lớp làm thí nghiệm đồng loạt theo bàn (một bàn có hai học sinh) 
Dụng cụ thí nghiệm: Cho mỗi bàn: 
Một đèn cồn; một ống nghiệm; 1 que tre.
Hai đoạn dây: Một bằng đồng, một bằng sắt có kích thước giống nhau. 
Thí nghiệm 1: Về tính dẫn nhiệt của thuỷ tinh và không khí.
- Yêu cầu học sinh lấy ngón tay trỏ nút miệng ống thuỷ tinh và hơ đáy ống vào ngọn lửa đèn cồn.
Hỏi: Các em cảm thấy nóng nhiều không ?
Trả lời: Ngón tay nóng lên rất ít. 
Hỏi: Có nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của ống thuỷ tinh và không khí trong ống.
Trả lời: Thuỷ tinh và không khí dẫn nhiệt kém.
Thí nghiệm 2: Về tính dẫn nhiệt của gỗ, tre.
- Yêu cầu hơ nóng một đầu que ngọn lửa đèn cồn, tay nắm đầu kia của que tre.
Hỏi: Đầu que em cầm có nóng lên nhiều không ?
Trả lời: Nóng lên rất ít. 
Hỏi: Từ đó có thể kết luận gì về tính dẫn nhiệt 
 của gỗ, tre.
Trả lời: Tre gỗ dẫn nhiệt kém.
Thí nghiệm 3: So sánh tính dẫn nhiệt của đồng, sắt.
- Yêu cầu nối hai đoạn dây đồng, sắt có kích thước như nhau vào hai cột của hai giá thí nghiệm trên mỗi đoạn có gắn những mẩu sáp nhỏ.
Hỏi: Thấy sáp ở dây đồng hay dây sắt chảy ra
 nhanh hơn.
Trả lời: Sáp trên dây đồng chảy ra nhanh hơn. 
Hỏi: Từ đó có thể kết luận gì về tính dẫn nhiệt 
 của đồng và sắt.
Trả lời: Đồng và sắt cùng dẫn nhiệt tốt nhưng đồng dẫn nhiệt tốt hơn.
Thí nghiệm 4: Về tính dẫn nhiệt của nước 
Đổ gần đầy nước và ống nghiệm và thả con cá nhỏ vào trong cầm nghiêng ống bằng kẹp hơ phần trên của ông cho tới khi nước sôi.
Hỏi: Cá có chết vì nước không 
Trả lời: Không 
Hỏi: Điều đó chứng tỏ gì ? Có thể có kết luận gì
 về tính dẫn nhiệt của nước.
Trả lời: Nước dẫn nhiệt kém.
	Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp kết quả các thí nghiệm để đi đến thí nghiệm trong sách giáo khoa. 
Bước 3: Vận dụng củng cố, kiến thức mới:
Là giai đoạn cuối cùng của quá trình dạy học “đặt và giải quyết vấn đề”. Nhưng nó có vai trò rất quan trọng, nhắc lại một cách ngắn gọn tiến trình công việc trong giờ học nêu bật ra những điều căn bản, nêu câu hỏi kiểm tra lật ngược vấn đề, xoáy vào khía cạnh của nội dung cơ bản mà học sinh dễ nắm một cách hời hợt hoặc sai lệch. 
Trở lại hai ví dụ trên: 
*Ví dụ 1: Sau khi học xong mục “cách tính công” của bài “Công cơ học”. Tôi củng cố bằng các câu hỏi sau: 
- Những điều kiện để có công học ? 
- Độ lớn của công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Có thể tính công bằng biểu thức nào ? Khi sử dụng biểu thức ấy để tính công những đơn vị tương ứng là những đơn vị nào ?
- Bài tập nhỏ: Nếu biết lực kéo cày của con trâu là F = 600N xiên góc với luống cày và con trâu kéo cày đi được 20m thì có tính được công thực hiện bởi trâu không ? (Có hình vẽ minh hoạ). 
Qua củng cố giáo viên lưu ý được những ý chính của bài và lực kéo của trâu xin góc với hướng dịch chuyển lên không thể tính công bằng công thức trên được. Cách tính công trong trường hợp xiên góc sẽ học ở lớp trên. 
*Ví dụ 2: Sau khi học xong bài “dẫn nhiệt” củng cố bằng câu hỏi: 
- Dẫn nhiệt là gì. Giải thích cơ chế của sự dẫn nhiệt.
- Cho biết tại sao mũi dùi được làm bằng sắt cán dùi được làm bằng gỗ.
*Ví dụ 3: Sau khi dạy xong về “các loại máy cơ đơn giản” tôi đặt câu hỏi có tính tổng hợp vừa để củng cố học sinh và học sinh thấy được ứng dụng thực tiến của Vật lí trong đời sống:
- Tìm xem ở máy khâu, người ta đã áp dụng những loại máy cơ đơn giản ở những bộ phận nào. Tác dụng của những máy cơ đơn giản trong những bộ phận đó.
2. Kết quả thực hiện:
a) Đối với môn dạy:
Khi sử dụng phương pháp dạy học “đặt và giải quyết vấn đề” giúp cho học sinh học tốt môn Vật lí có hứng thú với môn học. Biết quan sát và biết giải thích nguyên nhân của mỗi hiện tượng liên quan đến bài học.
Ngay từ khi dạy những khái niệm cơ bản đầu tiên tôi đã chú ý học sinh, bản chất của các hiện tượng Vật lí, sử dụng chính xác các thuật ngữ Vật lí trong cách diễn đạt.
Với những có khái niệm khó, ví dụ, thí nghiệm trừu tượng với học sinh, tôi đã manh giạn lựa chọng những ví dụ có trong thực tế địa phương gần gũi với học sinh, làm những thí nghiệm đơn giản. 
	*Ví dụ: Bài “Sự đông đặc và đóng chảy”: Có hiện tượng đông đặc và nóng chảy của mỡ, của nước đá,...
	Bài: “Sự bay hơi và ngưng tụ” có hiện tượng nấu rượu,...
Bài: “Nguồn gốc của âm” Có hiện tượng gảy dây chun, gõ trống,...
Qua việc dẫn dắt hướng dẫn học sinh học tập theo phương pháp đã thực hiện đạt được 95% học sinh hiểu bài; tự lấy được ví dụ, phân tích ví dụ về một hiện tượng vật lí giáo viên yêu cầu. 
Kết quả là: 
- Lấy ví dụ về hiện tượng Vật lí đạt : 95%
- Mô tả phân tích được hiện tượng đạt: 40%.
- Phải có hướng dẫn đạt : 65%.
b) Với tổ chuyên môn:
Những kinh nghiệm để học sinh học tốt môn Vật lí đã được báo cáo trước tổ, tổ đã trao đổi và rút kinh nghiệm.
phần thứ ba
Kết luận.
Khái quát kết quả chính:
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy: Để đạt được kết quả tốt và phát huy tính tích cực của học sinh thì học sinh phải được làm việc chủ động hoạt động, tìm kiếm kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn, hướng học sinh đi đúng, tránh những cố gắng không cần thiết, giáo viên bao quát, giúp đỡ được mọi đối tượng học sinh trong lớp.
2. Phương hướng.
Phát huy cao những kết quả đã đạt được trao đổi, rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp để không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả lên lớp, chất lượng học tập bộ môn của học sinh, nhằm phát triển năng lực tư duy, ngôn ngữ từ đó giúp học sinh phát triển toàn diện./.
 Người viết 
 Ngưyễn đức Hiệp
mục lục
Phần thứ nhất
Trang
A. Đặt vấn đề
- 1 -
B. mục đích
- 1 -
C. Lí do và ý nghĩa
- 1 -
D. Nhiệm vụ nghiên cứu
- 2 -
Phần thứ hai
Nội dung cụ thể
1. Những nội và phương pháp cơ bản tổ chức thực hiện theo yêu cầu của đề tài 
- 3 -
2. Kết quả thực hiện 
- 8 -
Phần thứ ba
Kết luận
1. Khái quát kết quả chính 
- 10 -
2. Phương hướng
- 10 -
Mục lục
- 11 - 

Tài liệu đính kèm:

  • docSngkien Vat li 8.doc