Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm về dạy chính tả lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm về dạy chính tả lớp 5

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

1. Chúng ta đều biết rằng: “Nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp”. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngôn ngữ viết đóng vai trò quan trọng của Tiếng Việt. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Có nghĩa là khi thể hiện ngôn ngữ viết cần phải tuân theo hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Hay nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là phương tiện thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết làm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau.

 2. Vì vậy việc dạy chính tả đúng phải được coi trọng ngay từ bậc Tiểu học. Việc dạy chính tả được hiểu như rèn luyện việc thực hiện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết. Ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời người trong các em. Qua được học chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả. Từ đó có thói quen viết đúng chính tả, giúp cho sự hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nó bắt đầu từ việc thuận tiện trong tiếp thu tri thức qua các môn học ở Tiểu học đến việc xây dựng các văn bản trong quá trình giao tiếp trong học tập.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm về dạy chính tả lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tôi chân thành biết ơn đối với:
Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm Phòng giáo dục đào tạo huyện Cao Lãnh. 
Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm Trường TH & THCS Ba Sao.
Các đồng nghiệp đã tham gia ý kiến giúp tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
 Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn sáng kiến không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy (cô) và bạn bè.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Ba Sao, tháng 3 năm 2012
 Tác giả
 Lê Cao Phong
MỤC LỤC
Trang 
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
1
Mục lục
2
PHẦN MỞ ĐẦU 
3
I. Lý do chọn đề tài
3
II. Mục đích nghiên cứu
4
III. Phương pháp nghiên cứu
4
IV. Giới hạn đề tài
4
V. Kế hoạch thực hiện
4
PHẦN NỘI DUNG
5
I. Cơ sở lý luận
5
1.Một số quy định về chữ viết tiếng Việt
5
2.Quy định về cách viết hoa tên riêng
6
3.Một số cách phân biệt chính tả phổ biến ở bậc tiểu học
7
II. Cơ sở thực tiễn
8
III. Thực trạng và mâu thuẩn 
8
1. Một số lỗi thường gặp
8
2. Nguyên âm 
9
2.1. Do viết sai viết phát âm chuẩn 
9
 Do sai nguyên tắc chính tả hiện hành.
10
2.3.Do chưa có thói quen viết đúng chính tả.
10
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề
10
1. Phương hướng chung
10
2. Một số mẹo chính tả dành cho hoc sinh lớp 5
11
2.1. Cách phân biệt CH và TR
11
2.2. Cách phân biệt S và X
12
2.3. Cách phân biệt GI và D
12
2.4.Cách phân biệt IÊU, IU và ƯU
13
2.5.Cách phân biệt IÊU, ƯƠI và ƯU
13
3. Dạng bài tập thực hành phân biệt CH và TR 
13
V. Hiệu quả áp dụng
14
PHẦN KẾT LUẬN
16
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
16
II. Khả năng áp dụng của đề tài
16
III. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển của đề tài	
16
ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
1. Chúng ta đều biết rằng: “Nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp”. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngôn ngữ viết đóng vai trò quan trọng của Tiếng Việt. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Có nghĩa là khi thể hiện ngôn ngữ viết cần phải tuân theo hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Hay nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là phương tiện thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết làm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau. 
	2. Vì vậy việc dạy chính tả đúng phải được coi trọng ngay từ bậc Tiểu học. Việc dạy chính tả được hiểu như rèn luyện việc thực hiện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết. Ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời người trong các em. Qua được học chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả. Từ đó có thói quen viết đúng chính tả, giúp cho sự hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nó bắt đầu từ việc thuận tiện trong tiếp thu tri thức qua các môn học ở Tiểu học đến việc xây dựng các văn bản trong quá trình giao tiếp trong học tập.
	3. Chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học bao gồm nhiều phân môn. Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn cho học sinh nắm các quy tắc và các thói quen viết đúng với chuẩn chính tả Tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hoá, là công cụ để giao tiếp, tư duy để học tập, trau dồi kiến thức và nhân cách làm người. Ngay từ đầu ở bậc Tiểu học trẻ cần phải được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kỳ học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cả cuộc đời.
	4. Chính tả có tầm quan trọng như vậy nên môn học này cần phải được coi trọng ở các trường Tiểu học. Nhưng trên thực tế ở địa phương tôi, lớp mà tôi chủ nhiệm, hiện tượng học sinh viết sai chính tả là khá phổ biến. Học sinh thường viết sai những âm, vần như: ch / tr ; s/ ; d / gi ; iêu / iu / ưu, iêu / ươu / ưu. 
	5. Trước tình hình như vậy, việc nhìn nhận lại thực trạng về việc dạy chính tả để từ đó tìm ra quy tắc hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng học chính tả cho học sinh là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những quan điểm trên, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một vài kinh nghiệm về dạy chính tả lớp 5”
Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài “Một vài kinh nghiệm về dạy chính tả lớp 5” nhằm cung cấp cho học sinh lớp 5 và giúp các em cách ghi nhớ quy tắc chính tả theo kiểu mẹo. Từ đó các em dễ dàng phân biệt được, viết được đúng chính tả theo quy tắc.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp này giúp tôi có cơ sở khoa học về ngữ âm, chính tả từ đó giúp tôi có góc nhìn tổng quát và quan niệm đúng đắn về quy tắc chính tả hiện hành.
- Phương pháp tích lũy và thống kê: trong hơn 5 năm dạy học phương pháp này đã cung cấp cho tôi vốn kinh nghiệm liên quan đến đề tài. 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này hỗ trợ đắc lực trong việc cắt nghĩa cơ sở lí luận.
Ngoài những phương pháp trên đây được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn vận dụng một số phương pháp khác.
Giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện: học sinh lớp 5 và một số lỗi chính tả học sinh lớp 5 thường mắc lỗi, đó là các từ, ngữ chứa phụ âm ch / tr ; s/ ; d / gi / r ; vần iêu / iu / ưu và iêu / ươu / ưu.
Kế hoạch thực hiện
Tháng 10/2011 đến 11/2011 lập đề cương
Tháng 11/2011 đến 2/2012 viết
Tháng 2/2012 đến 3/2012 nộp về trường
PHẦN NỘI DUNG
I. 	CƠ SỞ LÝ LUẬN 
Một số quy định về chữ viết tiếng Việt
Viết theo nguyên tắc ghi âm
Về nguyên tắc, chữ viết ghi âm phải căn cứ trên một cách phát âm. Mà tiếng Việt thì tồn tại nhiều phương ngữ. Các cách phát âm địa phương có tính bảo thủ cao và thực tế là chúng đều được tôn trọng. Người Hà Nội vẫn có niềm tự hào với phát âm “con châu” thay vì “con trâu”. Cũng như vậy, người Sài gòn chẳng bao giờ mặc cảm khi hỏi “tai đâu?” mà người nghe không biết chỉ vào tai hay đưa tay ra thay cho câu trả lời. Đặc biệt Đài tiếng nói Việt Nam - cơ quan ngôn luận của Quốc gia cũng mặc nhiên phát đi bằng cả ba thứ giọng: Hà Nội, Huế và Sài gòn đại diện cho ba phương ngữ lớn trên phạm vi cả nước. Thế nhưng về mặt chữ viết, chỉ cho phép một cách duy nhất dùng để ghi mọi phương ngữ. Vậy đâu là cơ sở cho chữ viết ? Cách viết ấy tôn trọng chuẩn chính tả đã được xác định và được phản ánh về căn bản trong Từ điển phổ thông.
Nghĩa là chữ viết tiếng Việt căn cứ trên cách phát âm của người Hà Nội cộng với năm sự phân biệt mà cách phát âm địa phương này còn đồng nhất nói. Đó là tr/ch; s/; gi/d; ưu/iu; ươu/iêu.
1.2. Viết rời từng chữ
Một âm tiết được ghi bằng một chữ. Viết “Ba Sao” chứ không viết “BaSao”. Tuy nhiên trong giao tiếp bằng văn bản, các kiểu chữ viết liền nhau như trên vẫn tồn tại và được sử dụng đôi khi. Sự cố chấp ấy có thể có hai lý do:
- Một là, cách viết đó đơn thuần chỉ mang tính cá nhân: Thư từ, nhật ký, ...
- Hai là, cách viết đó mang tính cộng đồng nhưng được nhìn nhận như một địa danh trong các văn bản giao dịch quốc tế. Thí dụ Hanoi, Pari, London, ... Còn các văn bản khác, nhất là dùng trong nhà trường, kiểu viết ấy được coi là mắc ba lỗi: không viết rời con chữ, không viết hao âm tiết thứ hai của tên riêng; không viết dấu phụ và dấu thanh. 
 1.3. Có dấu thanh cho mỗi chữ
Bất kỳ âm tiết nào của Tiếng Việt cũng phải mang thanh điệu. Nguyên tắc này triệt để đến mức ngay cả từ vay mượn của tiếng nước ngoài khi đã “gia nhập” cũng phải tùy tục, mỗi âm tiết cũng phải mang một trong sáu thanh điệu của tiếng Việt. Thí dụ “cafe” vốn là một từ của tiếng Pháp không có dấu thanh nhưng khi đã trở thành vốn từ vựng của tiếng Việt là “ cà phê” thì hiển nhiên, tiếng “cà” đã mang thanh huyền và tiếng “phê” đã mang thanh ngang rồi.
Nguyên tắc trên cũng được thể hiện trên chữ viết. Mỗi chữ đều mang một trong sáu dấu thanh và được thể hiện trên chữ viết. Dấu thanh thanh có tác dụng khu biệt như một âm vị. Vì thế, trên chữ viết, việc không viết dấu thanh sẽ khiến người đọc, người nghe lĩnh hội sai (có khi là cố ý, có khi là vô tình) điều mà người viết định truyền đạt.
2. Quy định về cách viết hoa tên riêng
2.1. Đối với tên riêng tiếng Việt: tên người và tên địa lý, viết hoa tất cả những âm vị đứng đầu các âm tiết và không dùng dấu gạch nối: Võ Thị Sáu, Đồng Tháp, ... Tên tổ chức, cơ quan ... thì chỉ viết hoa âm vị đứng đầu của các âm tiết thứ nhất trong tổ hợp dùng làm tên: Trường tiểu học và trung học cơ sở Ba Sao, Phòng giáo dục Cao Lãnh, ...
2.2. Đối với tên riêng không phải tiếng Việt
Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng chữ cái La - tinh thì giữ đúng nguyên hình trên chữ viết trong nguyên ngữ (kể cả các chữ cái f, j, w, z và dấu phụ ở một số chữ cái có thể lược bỏ: Paris, London, ...) 
Nếu chữ viết của nguyên ngữ không phải là chữ viết ghi âm bằng chữ cái thì dùng lối phiên âm chính bằng chữ cái La - tinh.
Những chữ viết riêng có hình thức phiên âm Hán - Việt quen dùng trong tiếng Việt thì nói chung không thay đổi, trừ một số trường hợp như Anh, Pháp, Bắc Kinh, Lỗ Tấn,...
2.3. Viết hoa để đánh dấu đầu câu, đầu dòng thơ
Thí dụ: 	“Tự Do và Ái Tình
Vì các ngươi ta sống
Vì Tình Yêu lồng lộng
Xin hiến cả đời tôi ...”
(Pê - tô - nhi)
	2.4. Viết hoa chữ thứ nhất của mỗi từ đối với tên người, tên địa danh nước ngoài không phiên âm qua tiếng Hán - Việt : Lê - nin, Mat - xcơ - va, Oa - sinh - tơn, ... Viết hoa tên người, tên địa danh của một số dân tộc ít người của Việt Nam: Chư - pa, Kơ - pa - kơ - lơng, ...
3. Một số cách phân biệt chính tả phổ biến ở bậc tiểu học
3.1. Cách phân biệt từ Hán - Việt
Từ Hán - Việt chiếm quá nửa tổng số từ vựng trong kho tàng tiếng Việt. Chúng lại có những đặc điểm riêng về chính tả rất khác những từ thuần Việt. Thí dụ: “gi” (Hán - Việt), chỉ đi với dấu hỏi và dấu sắc; “d” (Hán - Việt) chỉ đi với dấu ngã và dấu nặng; không có từ Hán - Việt nào viết với vần “ui”, “ơn”, “it”, ... Cho nên một điều căn bản nhất đối với học sinh để viết đúng chính tả là sự phân biệt từ Hán - Việt với từ không phải Hán - Việt.
3.2. Cách nhận mặt từ láy âm
Một cơ sở chữa lỗi chính tả là xét hiện tượng láy âm. Vậy ta phải nhân mặt được láy là gì. Chữ “nhận mặt” ở đây chỉ có nghĩa nhìn về mặt hình thức cấu tạo biết ngay được một số từ có phải là láy âm hay không. Một từ láy âm là một từ trong đó hai chữ có sự lặp lại nhau nào đó. Ngoài yêu cầu về hình thức, hai chữ này phải có ít nhất một chữ không hoạt động một mình thành từ. Nếu cả hai chữ dù có vẻ láy âm đi nữa, những đều hoạt động thành từ được thì đó không phải là từ láy âm (lành mạnh, thung lũn ... 
 Những từ Hán - Việt có dấu nặng hoặc dấu huyền đều không đi với CH mà đi với TR. Do đó, ta có TR đi với dấu nặng: trịnh trọng, trụ sở, triệu phú, trị giá, doanh trại.,. TR đi với dấu huyền: trình độ, truyền thống, trào lưu, triều đại...
Vì vậy, ta cú mẹo gặp từ gốc Hỏn - Việt mà ta không phân biệt được TR hay CH nhưng nếu viết với dấu nặng hay dấu huyền thì chữ ấy viết với TR chứ không viết với CH.
 Về mặt láy âm, sự khác nhau giữa TR và CH cũng rất rõ mặc dù về mặt hình thức cấu tạo có vẻ giống nhau. Do đó, nếu gặp từ láy âm không phân biệt được TR hay CH thì dứt khóat đó là điệp âm đầu. Cả hai chữ đều là TR hoặc CH. Những từ điệp âm TR rất ít, chủ yếu đó là những từ mang nghĩa “trơ” (Nghĩa gốc- nghĩa đen) như: trơ trọi, trống trải, trơ trụi, trần truồng...) hoặc mang nghĩa “trơ” (nghĩa chuyển – nghĩa bóng) như: trơ trẽn, trơ tráo, trâng tráo, trừng trợ,..., hay mang nghĩa là “chậm” như trì trệ, trục trặc...
 Nếu ta có thể tạo nên một từ điệp âm đầu hay thấy một từ như thế thì trong trường hợp phân vân giữa TR và CH, không kể những ngoại lệ trên đây, đó là một từ điệp CH.
 TR không láy âm đầu với một phụ âm khác, nó trừ bốn ngoại lệ đều là L cả. Trái lại, CH lấy âm đầu với rất nhiều phụ âm khác bằng cách đứng trước hoặc đứng sau. Ta có mẹo nếu một chữ có thể tạo nên một từ láy hoặc đứng sau. Ta có mẹo nếu một chữ có thể tạo nên một từ láy âm không điệp âm đầu, thì trừ bốn ngoại lệ là trọc lóc, trót lọt, trụi lũi, trẹt lét, đó là một chữ với CH chứ không phải với TR.
Thí dụ 1: CH đứng ở vị trí thứ nhất: chum lum, chồm hỗm, chênh hênh, chơi bời, chòe bẻo, chẹp lẹp, chàng màng, chào mào, chểnh mảng,...
Thí dụ 2: CH đứng sau: lã chã, lao chao, lau chau, lỏng chỏng, loai choai, lởm chởm, lủn chủn...
Cách phân biệt S và X
 Về mặt kết hợp ở trong âm tiết, S không đi với các âm bắt đầu bằng “oa, oă, oe, uê”. Do đó, ta có “xuề xòa, xoay xở, xuệch xoạc, xoắn xuýt, xoèn xoẹt, xuyềnh xoàng, xun xoe...” mà không có “Soa, xoăn, soe, suê...” là vì vậy (trừ “suê” trong “sum suê” là không có nghĩa)
Về mặt láy âm, S và X đều láy điệp vần đầu nhưng S lại không láy với X. Do đó, cả hai chữ đều phải hoặc là điệp S hoặc là điệp X.
2.3. Cách phân biệt GI với D
 Học sinh đọc D là “dờ” hay “dê đê”, gọi Gi là “dờ-I”. Điều này cho thấy học sinh chỉ phân biệt trên cơ sở chính tả mà thôi. Chính vì vậy, tình trạng lẫn lộn Gi và D vẫn phổ biến, lại thiếu cơ sở ngữ âm, dù cho là ngữ âm địa phương. Sự khó khăn này còn rắc rối thêm do nhiều hiện tượng khác. 
 Về mặt kết hợp trong nội bộ chữ viết, Gi không đứng trước các vần bắt đầu bằng “oa, oă, uâ, oe, uê, uy”, trái lại, D lại đứng trước các vần ấy. Do đó, ta có “doạ nạt, duy trì, duyệt binh, hậu duệ, doãng” mà không có “gioanh trại, guy trì...” là vì thế.
 Vậy ta có mẹo gặp một chữ có những vần bắt đầu bằng “oa, oă, oe, uâ, uê, uy” thì viết là D chứ không viết là Gi.
 2.4. Cách phân biệt IÊU, IU và ƯU
 Sự lẫn lộn này diễn ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Do chỗ các nguyên âm không cùng một hàng, cho nên nguyên âm “ư” do cùng hàng sau với âm “I”. Do đó, ta có IU. Vần IU chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ của chính tả, đều chỉ một cái gì đó cong lại, không bằng phẳng (bỉu môi, líu lưỡi, địu con, ỉu xìu) và “chịu đựng”, “dịu” trong “xoa dịu”. Ngoài ra nó chỉ xuất hiện trong từ láy âm và thường không có nghĩa, nó đứng ở vị trí thứ hai của từ láy (hắt hiu, chắt chiu, dập dìu...)
 Ngoài những chỗ đó ra, có thể yên tâm viết là “ưu”. Đặc biệt, không có từ Hán - Việt nào có vần “iu”. Vậy, gặp từ gốc Hán, ta cứ yên tâm viết với vần “ưu” hay “iêu” tùy theo chính tả.
 2.5. Cách phân biệt IÊU, ƯƠI và ƯU
 	Vần “ươu”, học sinh thường mắc lỗi. Chữ “bướu” viết thành “biếu”, “hươu rượu” viết thành “hiêu, riệu”.
Thực ra, vần” ươu” chỉ xuất hiện trong vẻn vẹn mấy chữ: cái bướu, con hươu, con khướu, rượu, đầu bướu - bướng bỉnh. Đặc biệt, không có từ Hán - Việt nào xuất hiện với vần “ươu” hết. Do đó, sự nhầm lẫn này rất dễ khắc phục được.
Dạng bài tập thực hành phân biệt CH và TR
 3.1. Đối tượng: Tất cả các đối tượng học lớp 5
 3.2. Yêu cầu: Phân biệt Ch và TR trong bảng chữ thường dùng.
 3.3. Nội dung: 
 a, Chính tả (nghe - viết): Bác chủ nhiệm
 Bác chủ nhiệm đến trụ sở xã họp chi bộ. Bác chấp hành triệt để các chính sách của cấp trên. Bác chú ý đến việc chi tiêu của hợp tác xã, đến trang thiết bị kỹ thuật, trình độ quản lý cũng như mức thu nhập trung bình của các xã viên. Bác chuẩn bị chu đáo, chính xác mọi kế hoạch trước khi họp. Hợp tác xã của bác đã trở thành tiên tiến trong huyện.
 b, Câu hỏi chính tả
 Câu hỏi 1: Điền CH hay TR vào chỗ trống (dành cho học sinh đại trà)
 -... úng tôi đều ... úng tuyển vào... ường ...uyên.- Nó ... ả... ịu... ả tiền.- Bụi...e lấp mỏi nhà. - Cậu bé... ăm súc đàn... âu. - Kẻ thù dù... ốn đi nơi nào ta cũng bắt được.
 Câu hỏi 2: Thử giải thích tại sao những chữ in nghiêng sau lại viết là TR.(dành cho học sinh khá, giỏi).
 - Cha tôi ngồi trên chõng trên nói chuyện với chú Trúc. - Trời chưa tối nhưng chẳng có ai đến.- Chớ tin những lời đồn nhảm. - Chị ấy yêu chồng lắm. – Có thế chứ, mấy chén vẫn còn.
 Câu hỏi 3: Thử giải thích tại sao những chữ in đậm lại viết với TR(dành cho học sinh khá, giỏi)
 - Trong nhà, trước ngõ đều vắng.- Con trai con gái đi họp cả. - Vầng trăng trên trời sáng vằng vặc. – Nhà sao mà trống trải và trơ trọi quá. - Thằng bé đầu trọc lốc, ở trần truồng đang nô giỡn trên sân.
 c, Chữa lỗi chính tả ( nếu có): 
 - Anh ta chán cao, mắt sáng.- Con chó chung thành với chủ của nó. – Quân địch chạy chốn.- Bài văn ấy viết không được chôi chảy.- Trận trung kết bắt đầu.
 d, Bài tập vui: Đặt những câu ngắn có nhiều TR hoặc Ch. (Thí dụ: Trên trời, trăng treo trơ trọi hoặc Cha, chú, chị, cháu chăm chút cho chùm chôm chôm chóng chín).
V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
- Trong quá trình giảng dạy, một số cách phân biệt chính tả nêu trênvà nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Học sinh hứng thú trong giờ học chính tả không còn “sợ” học chính tả như trước đây. (Số lỗi sai giảm hẳn) Tỉ lệ học sinh viết sai chính tả giảm đáng kể, học sinh viết chữ đẹp hơn nhờ không phải suy nghĩ lâu “tiếng hoặc từ đó viết như thế nào cho đúng”. Những em trước kia sai 9,10 lỗi thì nay còn 5,6 lỗi, những em viết sai 4,5 lỗi thì nay chỉ còn 1 ,2 lỗi
- Kết quả cụ thể như sau:
THỜI ĐIỂM
SỐ LƯỢNG
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
SSL
TTL %
SSL
TTL %
SSL
TL %
SSL
TTL%
K/s đầu năm
33
1
3,0
2
6.0
19
57,7
11
33,3
Giữa HK I
33
1
3,0
2
6.0
23
69,8
7
21,2
Cuối HK I
33
3
9,0
7
21,2
18
54,6
5
15,2
Giữa HK II
33
7
21,2
12
36,4
13
39,4
1
3,0
PHẦN KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
	Việc xác định các trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Chúng ta đang thực hiện luật phổ cập giáo dục Tiểu học để tạo nên một mặt bằng dân số, trình độ dân trí nhất định trong cả nước. Tuy nhiên trình độ này có đồng đều hay không điều đó tuỳ thuộc vào chất lượng giảng dạy và học tập ở mỗi địa phương. Là một giáo viên, tôi nhận thấy phải trang bị cho các em những kiến thức chuẩn mực để các em có đầy đủ năng lực để học tiếp lên các lớp trên và giao tiếp với xã hội một cách tự tin, chững chạc. Nhiệm vụ này không chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn mà cho ta kết quả tốt ngay được mà phải tiến hành trong thời gian dài.
II. KHẢ NĂNG ÁP DUNG CỦA ĐỀ TÀI
	Khi đề tài này được hoàn thiện thì tôi đã áp dụng trong dạy học tại Trường tiểu học và trung hoc cơ sở Ba Sao. Sau một năm đưa vào thực nghiệm tại lớp 5/3, đề tài đã chứng tỏ được khả năng áp dụng một cách phổ biến ở các lớp thuộc khối 5.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
 1. Bài học kinh nghiệm
	 Khi xây dựng hệ thống bài tập, tôi luôn bám sát các nguyên tắc soạn thảo bài tập. Đó là nguyên tắc vừa sức, nội dung bài tập được sắp xếp theo thứ tự dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tránh ra kiểu bài tập đánh đố hoặc quá khó. Đó là nguyên tắc thực hành, bài tập đưa ra phải chú trọng tới yếu tố này để giúp học sinh có kĩ năng thực hành và hình thành kĩ năng viết đúng chính tả. Đó là nguyên tắc tích hợp, các bài tập đưa ra phải mang tính tổng hợp có chọn lọc. Một điều nên chú ý là bài tập phải phù hợp với tất cả các đối tượng tiếp thu và khả năng thực hành trong lớp để tránh nhàm chán và thái độ bất lực.
	Phải tuân thủ nguyên lý dạy học: lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm học sinh phát huy tính tích cực trong học tập. Bằng cách học sinh thực hành một số bài tập thực hành rồi thảo luận nhóm để tìm mẹo chính tả. Không nên cung cấp mẹo chính tả cho học sinh ngay rồi mới làm bài tập. Vì như vậy, học sinh dễ quên.
	Phải xây dựng nội dung, chương trình bổ trợ một cách khoa học và cụ thể đảm bảo tính khả thi, tránh kiểu “ăn đong” ôm đồm, hoặc vụn vặt. Phải xác định được lỗi chính tả trọng tâm, phổ biến của học sinh để điều chỉnh, phân phối thời lượng, khối lượng bài tập cho phù hợp.
	Phải tăng cường giám sát, theo dõi và kiểm tra thường xuyên, tránh qua loa, chiếu lệ. 
	Phải chỳ ý sửa cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc (nếu có thể), mọi môn học và phân môn học khác.
 2. Hướng phát triển đề tài
 Trong thời gian tới, tôi sẽ nghiên cứu và phát triển trên cơ sở của đề tài ở góc độ trò chơi học tập nhằm cải tiến hình thức làm bài tập hiện đã được áp dụng.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Trong bất kỳ thời đại nào và cho dù hình thái xã hội biến đổi thì chữ viết - Tiếng Việt vẫn được coi trọng. Trong định hướng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ là một vấn đề cần đựơc quan tâm. Chính vì vậy, tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:
Một, đối với Hội đồng khoa học cấp trường – nơi trực tiếp quản lí và thực hiện nhiệm vụ dạy học chính tả - không chỉ quan tâm đến việc xếp loại sáng kiến kinh nghiệm, xem xét và nghiên cứu tính khả thi của đề tài để phổ biến rộng rãi trong giáo viên.
Hai, đối với Hội đồng khoa học các cấp trên cơ sở - nơi quản lí và chỉ đạo hoạt động dạy học chính tả - ngoài việc đánh giá xếp loại, cần phân loại sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên theo tiêu chí nào đó để quan tâm đúng mức đến ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Lê Phương Nga và Nguyễn Trí _ NXB. Đại học Quốc gia, 1999.
Tiếng Việt hiện đại _ Nguyễn Hữu Quýnh _ Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1996.
Tiếng Việt 5 _ tập 1, tập 2_NXB. Giáo dục, 2005.
Tiếng Việt 5_tập 1, tập2 _ NXB. Giáo dục, 2006.
Tiếng Việt thực hành_ Bùi Minh Toán, Lê A và Đỗ Việt Hựng _ NXB Giáo dục, 1998.
Từ điển Anh – Anh - Việt, Nguyễn Sang Phúc _ NXB Văn hoá Thông tin.
Từ điển chính tả Tiếng Việt _ Nguyễn Như Ý và Đỗ Việt Hùng_NXB Giáo dục, 1997.
Từ điển Hán-Việt, Đào Duy Anh, NXB Khoa học Xã Hội, 1996.
Từ điển Tiếng Việt _Trung tâm Từ điển học _NXB Đà Nẵng, 1995. 

Tài liệu đính kèm:

  • docMot vai kinh nghiem ve day chinh ta lop 5.doc