Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi thực nghiệm giúp trẻ mẫu giáo khám phá khoa học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi thực nghiệm giúp trẻ mẫu giáo khám phá khoa học

PHẦN MỞ ĐẦU.

1. Lý do chọn đề tài:

Theo kết quả nghiên cứu của ngành giáo dục thì giáo dục mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệ thồng giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu, nền tảng cho sự phát triển nhân cách và tư duy cho mỗi con người. Qua đó giúp hình thành bước đầu của phẩm chất đạo đức, khuyến khích việc khám phá khoa học và làm chủ những kiến thức khoa học công nghệ trong thời đại mới.

Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen với nhiều môn học khác nhau. Trong đó môn học “Làm quen với môi trường xung quanh” có ý nghĩâ quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Vì vậy trong chương trình giáo dục mầm non mới môn học này đã được đổi tên thành môn học “Khám phá khoa học”. Môn học này nhằm hình thành và giúp cho trẻ phát triển nhận thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học trong môn học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi thực nghiệm giúp trẻ mẫu giáo khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Phần I. mở đầu
Lý do chọn đề tài
Cơ sở khoa học của đề tài
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Kế hoạch nghiên cứu
Phần II. Nội dung 
Chương I. Cơ sở lý luận.
1. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo.
2. Nội dung môn khám phá khoa học theo chương trình giáo dục mầm non mới.
Chương II. Tình hình thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo của giáo viên trường mầm non Z176.
1. Tại góc thiên nhiên.
2. Tại góc bé yêu khoa học.
3. Trong giờ hoạt động chung của môn khám phá khoa học.
Chương III. Một số trò chơi thực nghiệm giúp trẻ mẫu giáo khám phá khoa học.
I. Các trò chơi thực nghiệm với cây và hạt.
1. Cây xanh có những bộ phận nào?
2. Trong hạt có gì?
3. Gieo hạt.
4. Sự phát triển của cây từ hạt.
5. Cây cần gì để lớn lên và phát triển.
6. Cỏ có cần ánh sáng không?
II. Các trò chơi với nước, không khí và ánh sáng.
Bóng cây thay đổi.
Có gì trong chai không?
Làm một cầu vồng.
Bé biết những gì về nước?
III. Trò chơi với nam châm.
Chương IV. Hiệu quả của việc tổ chức các trò chơi thực nghiệm.
 Phần III. Kết luận và kiến nghị
Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài:
Theo kết quả nghiên cứu của ngành giáo dục thì giáo dục mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệ thồng giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu, nền tảng cho sự phát triển nhân cách và tư duy cho mỗi con người. Qua đó giúp hình thành bước đầu của phẩm chất đạo đức, khuyến khích việc khám phá khoa học và làm chủ những kiến thức khoa học công nghệ trong thời đại mới.
ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen với nhiều môn học khác nhau. Trong đó môn học “Làm quen với môi trường xung quanh” có ý nghĩâ quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Vì vậy trong chương trình giáo dục mầm non mới môn học này đã được đổi tên thành môn học “Khám phá khoa học”. Môn học này nhằm hình thành và giúp cho trẻ phát triển nhận thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học trong môn học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát
Nhưng bên cạnh đó, việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày càng giúp phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi của trẻ mầm non đã đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên mầm non trong quá trình lựa chọn và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. Nếu trong chương trình giáo dục mầm non cải cách giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan và dùng lời để dậy trẻ môn Môi trường xung quanh, thì trong chương trình giáo dục mầm non mới lại yêu cầu giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm để giúp trẻ được trải nghiệm, được khám phá khi tham gia các hoạt động khám phá khoa học.
Vì vậy để làm tốt được những yêu cầu đó tôi đã chọn đề tài: “Một số trò chơi thực nghiệm giúp trẻ mẫu giáo khám phá khoa học”.
2. Cơ sở khoa học của đề tài:
2.1. Cơ sở lý luận:
Các trò chơi thực nghiệm được lựa chọn dựa trên cơ sở đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo và phù hợp với các nôi dung của môn học khám phá khoa học theo chương trình giáo dục mầm non mới.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
Các trò chơi thực nghiệm được lựa chọn dựa trên cơ sở khảo sát việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học tại trường mầm non Z176.
3. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Lựa chọn và tổ chức một số trò chơi thực nghiệm nhằm giúp trẻ mẫu giáo vừa nắm được kiến thức, vừa hình thành và rèn luyện những kỹ năng cần thiết của môn học khám phá khoa học và phát huy được tính độc lập sáng tạo của trẻ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Việc lựa chọn và tổ chức các trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Những trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo tại trường mầm non Z176
5. Kế hoạch nghiên cứu:
- Từ ngày 01/09/06 đến ngày 10/09/06 chọn đề tài và trang bị lý luận.
- Từ ngày 10/09/06 đến 31/12/06 tổ chức cho trẻ thực hiện các trò chơi thực nghiệm.
- Từ ngày 01/01/07 đến 20/01/07 phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm.
nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Chương i: cơ sở lý luận.
I. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo:
1. Trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi):
- Tư duy của trẻ mẫu giáo bé đang ở bước đầu của tư duy trực quan hình tượng, các hình tượng biểu tượng còn gắn liền với hành động.
- Trẻ chưa biết phân tích tổng hợp nên nhìn sự việc ở từng chi tiết.
2. Trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi):
- Tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh. Nên trẻ có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng.
- Trẻ đã bước đầu có khả năng suy luận.
3. Trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi):
- Trẻ ghi nhớ có chủ định và có khả năng tập trung tốt, bền vững hơn.
- Khả năng tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ.
- ở tuổi này xuất hiện tư duy trực quan sơ đồ cụ thể là:
 + Trẻ đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng và có nhu cầu tìm hiểu bản chất của chúng.
 + Trẻ đã bắt đầu lĩnh hội được tri thức ở trình độ khái quát cao và một số khái niệm sơ đẳng.
 + ở trẻ phát triển chức năng ký hiệu của ý thức.
- Trẻ đang ở bước đầu của quá trình tư duy trìu tượng.
II. Nội dung môn khám phá khoa học theo chương trình giáo dục mầm non mới:
Trẻ được khám phá khoa học về :
Các bộ phận cơ thể con người. 
Đồ vật và chất liệu.
Về thực vật và động vật.
Các hiện tượng tự nhiên như: thời tiết, nước, không khí ánh sáng, mắt trời, mặt trăng, 
Chương ii: Tình hình thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học 
của giáo viên trường mầm non Z176
Được sự quan tâm của lãnh đạo chỉ huy nhà máy Z176 giáo viên trường mầm non Z176 luôn được thăm quan và kiến tập các trường bạn, học tập, tập huấn tại Tổng cục cũng như ở phòng giáo dục một cách thường xuyên. Trang thiết bị ở trường luôn được đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dậy và học. Mặc dù vậy, tình hình thực tiễn của việc tổ chức các hoạt đông cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học của giáo viên còn nhiều vướng mắc. Trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học chủ yếu trong giờ hoạt động chung môn khám phá khoa học và tại hai góc là góc thiên nhiên và góc bé yêu khoa học trong các lớp học. Và thực tế cho thấy:
1. Tại góc thiên nhiên:
Mỗi lớp đã xây dựng được một giá góc thiên nhiên với các loại cây mô hình khá phong phú, sinh động và hấp dẫn trẻ. Nhưng các hoạt động của trẻ tại đây mới chỉ là các hoạt động quan sát các loại cây, hoa và các hoạt động chăm sóc như: tưới cây, tưới hoa hàng ngày.
Với các hoạt động này, ban đầu trẻ rất hứng thú nhưng thực tế cho thấy sau vài lần hoạt động trẻ tỏ ra nhàm chán và đây chỉ là những mô hình nên không thể thay đổi thường xuyên nên các hoạt động này chưa kích thích được trẻ khám phá tìm tòi.
2. Tại góc bé yêu khoa học:
ở các lớp, góc bé yêu khoa học thường vẫn là một bộ phận nhỏ trong góc học tập chứ chưa được tách ra là một góc độc lập. Trẻ thường tham gia ở đây với các trò chơi học tập được giáo viên thiết kế trên mảng tường hay trên đồ chơi học tập. Nên góc này cần mở rộng hơn sẽ tạo nhiều cơ hội thí nghiệm cho trẻ để thu hút trẻ và duy trì được hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động tại đây.
3. Trong giờ hoạt động chung môn khám phá khoa học:
Giáo viên đã sử dụng nhiều phương tiện trực quan trong giảng dậy như: tranh ảnh, đồ chơi, vật thật, kết hợp với lời giảng giải, giải thích để cung cấp kiến thức cho trẻ. Nhưng các phương pháp này chưa giúp trẻ khám phá được mối kiên hệ giữa các sự vật hiện tượng hay giải thích các hiện tượng khoa học một cách dễ dàng.
Như vậy, việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học ở trường đã theo hướng đổi mới về phương pháp. Nhưng hiện nay Vụ giáo dục mầm non đang chỉ đạo các trường mầm non tiếp cận chương trình giáo dục mầm non mới nhằm đưa nội dung, tạo hình thức học tập mới, tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng một cách chủ động hơn. Nhận thức được vấn đề này, tôi và đồng nghiệp đẫ tích cực tìm tòi, học hỏi và đã sáng tạo ra một số trò chơi thực nghiệm để bổ sung vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục mầm non mới.
Chương Iii: Một số trò chơi thực nghiệm giúp trẻ mẫu giáo khám phá khoa học
I. Các trò chơi thực nghiệm với cây và hạt.
1. Cây xanh có những bộ phận nào?
1.1 Mục đích:
- Cho trẻ thấy được quá trình phát triển của cây và trẻ biết được cây cần nước để sống.
- Giúp trẻ biết được các bộ phận chính của cây.
1.2. Đối tượng:
Các trẻ từ mẫu giáo bé đến mẫu giáo lớn.
1.3. Chuẩn bị:
- 1 củ hành tây.
- 1 lọ thủy tinh trong.
1.4. Cách tiến hành:
- Đổ đầy nước vào lọ, đặt củ hành tây ở miệng lọ sao cho một nửa củ hành ngập trong nước. Cô cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
- Hàng ngày cho trẻ quan sát và ghi nhật ký bằng hình ảnh. Sau vài ngày lá cây và rễ cây sẽ mọc ra, cô cho trẻ quan sát và nhận xét.
1.5. Giải thích và kết luận:
- Với trẻ mẫu giáo bé: giáo viên cho trẻ quan sát và kể tên các bộ phận của cây, cây cần nước để sống.
- Với trẻ mẫu giáo nhỡ: cho trẻ tự nhận xét, giải thích và giáo viên khẳng định lại.
- Với trẻ mẫu giáo lớn giáo viên cho mỗi nhóm thực hiện một thực nghiệm, trẻ tự ghi nhật ký, tự giải thích và nhận xét kết quả của nhau sau đó giáo viên khẳng định lại.
2. Trong hạt có gì?
2.1. Mục đích:
Giúp trẻ biết đặc điểm của hạt, trong hạt có mầm cây, nếu gieo hạt và chăm sóc hạt sẽ nẩy mầm thành cây.
2.2. Đối tượng:
Các trẻ từ mẫu giáo bé đến mẫu giáo lớn.
2.3. Chuẩn bị:
Một vài loại hạt như: hạt đậu, hạt bưởi, hạt lạc,
2.4. Cách tiến hành:
- Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm.
- Cho trẻ đoán xem trong hạt có gì?
- Bóc vỏ hạt và tách ra làm đôi. Cho trẻ quan sát và nbận xét.
- Với trẻ mẫu giáo lớn cô giáo có thể cho mỗi trẻ tự chọn hạt và tự làm thực nghiệm sau đó để trẻ nói lên kết quả thực nghiệm của mình.
2.5. Giải thích và kết luận:
Trong hạt có cây con tí xíu, cây con tí xíu đó chính là mầm cây, nếu gieo hạt xuống đất mầm cây sẽ mọc thành cây to.
3. Gieo hạt:
3.1. Mục đích:
Cho trẻ thấy cây cần thức ăn và nước để mọc thành cây non.
3.2. Đối tượng:
Các trẻ từ mẫu giáo bé đến mẫu giáo lớn.
3.3. Chuẩn bị:
- Một vài hạt đậu tương, đậu xanh,
- 2 cái khay nhỏ.
- Một ít bông thấm nước.
3.4. Cách tiến hành:
- Ngâm hạt vào trong nước ấm khoảng 2 đến 3 tiếng rồi lấy ra. Đặt hạt vào những miếng bông thấm nước để trong khay, mỗi miếng bông để vào một khay.
- Hàng ngày cho trẻ quan sát và tưới nước vào chỉ một khay và tại khay này hạt sẽ nẩy mầm và lớn dần. Còn khay kia không tưới nước hạt sẽ không nẩy mầm.
- Cho trẻ đoán và giải thích tại sao hạt gieo trên miếng bô ... n, còn hạt gieo trên miếng bông khô không nẩy mầm được.
- Đối với trẻ mẫu giáo lớn giáo viên có thể cho trẻ tự làm thực nghiệm và nói về kết quả thực nghiệm của mình.
3.5. Giải thích và kết luận:
Trong hạt có thức ăn và trong miếng bông có nước uống cho cây non nên hạt đã nảy mầm. Còn khay không tưới nước hạt không có nước uống nên hạt không thể nẩy mầm.
4. Sự phát triển của cây từ hạt:
4.1. Mục đích:
- Giúp trẻ biết được quá trình phát triển của cây.
- Tạo sự hứng thú cho trẻ trong việc gieo trồng , theo dõi, chăm sóc sự phát triển của cây.
4.2. Đối tượng:
Các trẻ mẫu giáo lớn.
4.3. Chuẩn bị:
- Hạt đậu tương.
- Khay và bông thấm nước.
- Một chậu đát nhỏ và dụng cụ làm đất.
4.4. Cách tiến hành:
- Tiến hành cho hạt nẩy mầm như trong phần thực nghiệm “gieo hạt”.
- Cô cùng trẻ làm đất cho vào chậu cây, gieo hạt đã nảy mầm vào chậu cây, đặt chậu nơi có ánh sáng.
- Hàng ngày cô dẫn trẻ theo dõi và tưới nước cho chậu cây. Cô hướng dẫn trẻ ghi nhật ký hình ảnh theo năm quá trình phát triển của cây.
4.5. Giải thích và kết luận:
Cô cho trẻ tự khái quát lại 5 quá trình phát triển của cây theo nhật ký của trẻ ghi được. Cô khẳng định lại.
5. Cây cần gì để lớn lên và phát triển?
5.1. Mục đích:
- Cho trẻ biết đặc điểm của cây.
- Cho trẻ biết điều kiện sống của cây, cây cần gì để sống.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
5.2. Đối tượng:
Các trẻ từ mẫu giáo nhỡ đến mẫu giáo lớn.
5.3. Chuẩn bị:
- 5 cây đỗ tương.
- 5 chậu cây cảnh.
- một túi nilon và một hộp bìa to.
5.4. Cách tiến hành:
- Cho trẻ quan sát và nhận xét các bộ phận của cây, cho trẻ đoán xem cây cần gì để sống và phát triển.
- Cô lần lượt thực hiện thực nghiệm:
 + Cây 1: cho cây vào trong hộp kín
 + Cây 2: Dùng túi nilon bọc kín phần thân cây và lá cây.
 + Cây 3: Để cây vào chậu không có đất.
 + Cây 4: không tưới nước cho cây hàng ngày.
 + Cây 5: Chăm sóc cho cây phát triển bình thường.
- Cô cho trẻ đoán xem điều gì xẽ xảy ra.
- Hàng ngày cô cùng trẻ tưới cho các cây 1,2,3,5 bình thường và ghi nhật ký bằng hình ảnh.
- Sau một thời gian cô cùng trẻ quan sát 5 cây, nhận xét kết quả thí nghiệm và giải thích các hiện tượng xảy ra ở các cây và so sánh với cây 5.
5.5. Giải thích và kết luận:
Cây cần đủ 4 yếu tố là nước, ánh sáng, không khí và đất để sống và phát triển. Thiếu một trong các yếu tố trên cây sẽ bị héo úa, vàng lá và chết.
6. Cỏ có cần ánh sáng không?
6.1. Mục đích:
Cho trẻ biết rằng cỏ cũng cần ánh sáng để sống.
6.2. Đối tượng:
Các trẻ thuộc lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ.
6.3. Chuẩn bị:
- Chọn một đám cỏ xanh trong vườn.
- Một chậu nhỏ.
6.4. Cách tiến hành:
- Cho trẻ quan sát đám cỏ xanh rồi úp chậu lên đó.
- Sau vài ngày cho trẻ đoán xem đám cỏ dưới chậu như thế nào. Bỏ chậu ra rồi cho trẻ quan sát đám cỏ dưới chậu.
- Cho trẻ giải thích hiện tượng đó.
6.5. Giải thích và kết luận:
Cỏ cần ánh sáng để sống, khi không có đủ ánh sáng thì cỏ dưới chậu bị vàng úa đi.
II. Các trò chơi với nước, không khí và ánh sáng:
1. Bóng cây thay đổi:
1.1. Mục đích:
Giúp trẻ biết rằng ánh sáng mặt trời chiếu vào các vật tạo ra bóng trên mặt đất. Bóng có thể thay đổi theo những thời điểm khác nhau trong ngày khi mặt trời ở các vị trí khác nhau.
1.2. Đối tượng:
Các trẻ thuộc mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn.
1.3. Chuẩn bị:
Phấn để đánh dấu và thước đo.
1.4. Cách tiến hành:
- Đố trẻ biết bóng người hoặc bóng cây dưới ánh sáng mặt trời trong ngày có thay đổi không?
- Cùng trẻ đo bóng của một người hoặc của một cây dưới ánh sáng mặt trời ở 3 thời điểm trong ngày.
- Cho trẻ nhận xét và so sánh khi nào bóng ngắn nhất, khi nào bóng dài nhất?
1.5. Giải thích và kết luận:
- ánh sáng mặt trời chiếu vào phần vướng cây xanh nên không đi qua được nên tạo ra bóng trên mặt đất.
- Bóng thay đổi vào các thời điểm khác nhau trong ngày là do mặt trời di chuyển.
2. Có gì trong chai không?
2.1. Mục đích:
Giúp trẻ biết không khí không có màu, không có mùi, bằng mắt thường ta không nhìn thấy được.
2.2. Đối tượng:
Các trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn.
2.3. Chuẩn bị:
- Một chai thủy tinh không đựng gì.
- Một chậu hay một bể cá nhỏ đựng nước.
2.4. Cách tiến hành:
- Cho trẻ quan sát chai, nhìn, ngửi xem trong chai có chứa gì không.
- Sau đó cô hoặc trẻ cho chai nằm vào đáu chậu hoặc bể nước, sau đó cho trẻ quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra là bong bóng nổi lên từ miệng chai.
- Giáo viên tiếp tục hỏi để trẻ suy đoán và lý giải hiện tượng xảy ra theo cách hiểu của trẻ.
2.5. Giải thích và kết luận:
Có hiện tượng này là vì không phải trong chai không có gì mà trong chai chứa đầy không khí. Vì không khí không có mầu, không mùi nên không thể nhìn thấy được. Khi cho chai vào bể nước, nước tràn vào trong chiếm chỗ trong chai nên đẩy không khí ra ngoài thành từng bọt khí ( hay bong bóng không khí) đi lên.
3. Làm một cầu vồng:
3.1 Mục đích:
Cho trẻ biết được ánh sáng có thể đi xuyên qua nước. Khi đi xuyên qua nước ánh sáng biến thành cầu vồng và có 7 mầu khác nhau tạo thành cầu vồng.
3.2. Đối tượng:
Các trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn
3.3. Chuẩn bị:
Một chai nước và một tờ giấy trắng.
3.4. Cách tiến hành:
- Cho trẻ quan sát cầu vồng (nếu có).
- Đặt chai nước trên tờ giấy trắng, dưới ánh sáng mặt trời sẽ tạo nên cầu vồng trên giấy.
- Cho trẻ quan sát kỹ cầu vồng, hỏi cầu vồng có những màu gì, cô gợi ý cho trẻ và giải thích cho trẻ vì sao có cầu vồng.
- Cho trẻ vẽ tranh có cầu vồng.
3.5. Giải thích và kết luận:
ánh sáng có thể đi xuyên qua nước vì nước trong suốt. Khi đi qua nước ánh sáng biến thành nhiều mầu khác nhau tạo thành cầu vồng. Vì vậy khi trời mưa (có nước) và mặt trời xuất hiện chiếu ánh sánh vào mưa tạo ra cầu vồng ở trên trời.
4. Bé biết những gì về nước?
4.1. Mục đích:
Cho trẻ biết nước là chất không mầu, không mùi, không vị. Nước chỉ bị thay đổi mùi vị khi ta pha vào nước những chất khác như: đường, muối, sữa,
4.2. Đối tượng:
Trẻ thuộc mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn.
4.3. Chuẩn bị:
- 4 cốc thủy tinh và 3 thìa.
- Một chút đường, muối, một quả cam.
4.4. Cách tiến hành:
- Cô rót nước đun sôi dể nguội vào bốn cốc nước có đánh dấu từ 1 đến 4. Cho trẻ quan sát, nếm, ngửi mùi và nhận xét xem nước có màu, mùi vị như thế nào? Và đoán xem nước có thay đổi như thế nào khi cô pha đường, muối, nước cam vào các cốc nước.
- Cô pha đường, muối, cam lần lượt vào các cốc từ 1 đến 3. Sau đó cho trẻ nếm thử các cốc nước đã pha, cho trẻ nhận xét và so sánh với cốc 4 và cô giải thích sự thay đổi đó.
- Đối với mẫu giáo lớn cô có thể cho trẻ tự thực hiện theo nhóm
4.5. Giải thích và kết luận:
Nước trong suốt không có mầu, mùi, vị. Đường có vị ngọt, khi hòa tan vào nước làm nước có vị ngọt. Muối có vị mặn nên khi hòa tan vào trong nước tạo cho nước có vị mặn, khi pha nước cam vào sẽ tạo cho nước có mùi cam và mầu da cam.
III. Trò chơi với nam châm:
1. Nam châm hút gì?
1.1. Mục đích:
Để trẻ biết nam châm có thể hút những vật làm bằng sắt, còn những vật làm bằng chất khác không bị nam châm hút.
1.2. Đối tượng:
Trẻ của lớp mẫu giáo lớn.
1.3. Chuẩn bị:
- Một cục nam châm.
- Một số đồ vật bị nam châm hút.
- Một số vật không bị nam châm hút.
1.4. Cách tiến hành:
- Cho trẻ quan sát những vật được chuẩn bị và gọi tên chúng.
- Cô đưa ra từng vật và cho trẻ:
 + Nói lên vật đó làm bằng gì?
 + Đoán xem vật đó có bị nam châm hút không.
 + Đưa nam châm lại gần vật đó xem có bị nam châm hút không
- Cho trẻ để riêng những vật bị nam châm hút và không bị nam châm hút và nhận xét những vật bị nam châm hút làm bằng gì.
1.5. Giải thích và kết luận:
Những vật làm bằng sắt thì bị nam châm hút, còn những vật làm bằng chất liệu khác không bị nam châm hút.
Chương iv: hiệu quả của việc tổ chức các trò chơi thực nghiệm
Tôi tiến hành tổ chức các trò chơi thực nghiệm trong 3 tháng tại lớp Hoa Sen (mẫu giáo lớn) và kết quả đạt được như sau:
Bảng kết quả khảo sát hứng thú của trẻ
Chỉ tiêu
Thực trạng
Thử nghiệm
N
%
N
%
Số
lượng trẻ 
 N = 30
1. Trẻ chú ý vào nội dung
16
53.3
30
100
2. Trẻ thích được nói lên ý kiến của mình
13
42
26
86.6
3. Trẻ nắm được kiến thức
18
60
28
93.3
* Nhận xét:
Kết quả trên cho thấy, các trò chơi thực nghiệm đẫ gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, trẻ háo hức được phát biểu ý kiến của mình. Các trò chơi đã cụ thể hóa, trực quan hóa các kiến thức khoa học trìu tượng, giúp trẻ tiếp thu dễ dàng hơn.
Như vậy, kết quả thực nghiệm của tôi thành công và tạo thêm cảm hứng cho tôi thiết kế thêm những trò chơi thực nghiệm mới phục vụ cho việc giảng dậy ngày một tốt hơn.
Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm với thực trạng
Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận:
1. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học ở trường mầm non Z176:
Tại trường mầm non Z176 giáo viên đã và đang tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học theo chương trình đổi mới phương pháp giáo dục mầm non. Nhưng để phù hợp với những yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới các hoạt động này còn các mặt yếu như sau:
- Môi trường và các đồ dùng, đồ chơi chưa mang tính động để gây hứng thú cho trẻ và kích thích rẻ tìm tòi khám phá.
- Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học chủ yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ nhứng kiến thức khoa học trìu tượng cho trẻ gặp nhiều khó khăn.
2. Tổ chức các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ mẫu giáo khám phá khoa học:
Việc lựa chọn và tổ chức các trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học là rất cần thiết bởi các lý do sau:
- Các trò chơi được thiết kế rất dễ thực hiện, việc chuẩn bị dụng cụ đơn giản, ít tốn kém, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ.
- Các trò chơi này có tính mở, hấp dẫn, kích thích được sự tìm tòi khám phá của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích – tổng hợp, óc phán đoán và khả năng suy luận của trẻ cũng được phát triển. Qua các hoạt động này trẻ được trải nghiệm và tự phát hiện ra các đặc điểm, mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng xung quanh, tiếp thu các kiến thức khoa học dễ dàng hơn.
II. Kiến nghị:
Qua việc nghiên cứu và tổ chức các trò chơi thực nghiệm giúp ttrẻ mẫu giáo khám phá khoa học, tôi có một số ý kiến đề xuất sau:
- Cho phép được phổ biến các trò chơi thực nghiệm đẫ được nghiên cứu trong phạm vi trường.
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được đi kiến tập, thăm quan, dự các lớp tập huấn để giáo viên có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ.
- Tăng cường đầu tư kinh phí, thời gian, đồng thời hướng dãn, động viên, khuyến khích giáo viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo các hoạt động mới, hấp dấn trẻ và có hiệu quả để phục vụ cho nội dụng giảng dậy, để bài giảng thêm sinh động.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh ngiem cac Co co the tham khao.doc