Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán qua mạng internet - Năm học 2010-2011 - Vũ Mạnh Hùng

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán qua mạng internet - Năm học 2010-2011 - Vũ Mạnh Hùng

PHỤ LỤC

TT Nội dung Trang

1. 1. Lý do chọn đề tài 2

2. 2. Giải quyết vấn đề (Nội dung SKKN)

2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề

2.2. Thực trạng của vấn đề

2.2.1. Thuận lợi

2.2.2. Khó khăn

2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

2.3.1. Các bước tổ chức thi các cấp

2.3.1. 1. Các bước dành cho giáo viên

2.3.1.2. Các bước dành cho học sinh khi tham dự thi các cấp

2.3.1.3. Thống kê kết quả và xếp hạng theo cấp tương ứng:

2.3.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu bài cơ bản trong chương trình THCS

2.3.2.1. Kiểu bài sắp thứ tự

2.3.2.2. Kiểu bài cặp bằng nhau

2.3.2.3. Kiểu bài giúp Thỏ tới cà rốt

2.3.2.4. Kiểu bài vượt chướng ngại vật

2.3.2.5. Kiểu bài điền số, dấu thích hợp vào chỗ ( ) hoặc chọn phương án thích hợp:

2.3.3. Hướng dẫn học sinh giải các bài toán cụ thể theo từng dạng

2.3.3.1. Dạng tính toán sử dụng MTBT

2.3.3.2. Dạng tính toán để so sánh kết quả

2.3.3.3. Dạng tính giá trị của biểu thức

2.3.3.4. Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức

2.3.3.5. Dạng tìm giá trị nguyên

2.3.3.6. Dạng bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch

2.3.3.7. Dạng bài hình học

2.3.3. 8. Dạng toán liên quan tới giải hệ phương trình, giải phương trình bậc hai

2.4. Hiệu quả của SKKN

2.4.1.Phần kết quả

2.4.2. Phần ứng dụng thực tiễn

3

4

4

4

4

5

8

8

9

9

9

10

11

13

14

15

16

16

17

 

doc 18 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán qua mạng internet - Năm học 2010-2011 - Vũ Mạnh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
TT
Nội dung
Trang
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Giải quyết vấn đề (Nội dung SKKN)
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các bước tổ chức thi các cấp
2.3.1. 1. Các bước dành cho giáo viên
2.3.1.2. Các bước dành cho học sinh khi tham dự thi các cấp
2.3.1.3. Thống kê kết quả và xếp hạng theo cấp tương ứng: 
2.3.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu bài cơ bản trong chương trình THCS
2.3.2.1. Kiểu bài sắp thứ tự
2.3.2.2. Kiểu bài cặp bằng nhau
2.3.2.3. Kiểu bài giúp Thỏ tới cà rốt
2.3.2.4. Kiểu bài vượt chướng ngại vật
2.3.2.5. Kiểu bài điền số, dấu thích hợp vào chỗ () hoặc chọn phương án thích hợp:
2.3.3. Hướng dẫn học sinh giải các bài toán cụ thể theo từng dạng
2.3.3.1. Dạng tính toán sử dụng MTBT
2.3.3.2. Dạng tính toán để so sánh kết quả
2.3.3.3. Dạng tính giá trị của biểu thức
2.3.3.4. Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức
2.3.3.5. Dạng tìm giá trị nguyên
2.3.3.6. Dạng bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
2.3.3.7. Dạng bài hình học
2.3.3. 8. Dạng toán liên quan tới giải hệ phương trình, giải phương trình bậc hai
2.4. Hiệu quả của SKKN
2.4.1.Phần kết quả
2.4.2. Phần ứng dụng thực tiễn
3
4
4
4
4
5
8
8
9
9
9
10
11
13
14
15
16
16
17
3. Kết luận
17
1. Lý do chọn đề tài
	Nghị quyết hội nghị lần thứ hai của ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII đã xác định : “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng những con người và thế hệ có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng dân tộc và con người Việt Nam, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có đủ tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính kỷ luật và sức khoẻ.”
	Dạy học là con đường cơ bản, đặc trưng của nhà trường, là con đường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Giáo dục nhà trường là giáo dục ưu việt nhất, đã góp một phần rất quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Qua đó ta thấy được vai trò hết sức quan trọng của người giáo viên, người làm công tác giáo dục. 
Bên cạnh đó, trong thời đại kinh tế tri thức như hiện nay, với sự phát triển như vũ bảo của khoa học kỹ thuật thì xuất hiện rất nhiều nguồn tri thức mới, đòi hỏi người học phải nắm bắt để không thể lạc hậu so với thời đại. Trong khi đó một trong những môn thi áp dụng công nghệ thông tin đó là “Giải toán qua mạng internet” giúp học sinh làm quen với Internet, nâng cao chất lượng và tạo thêm hứng thú cho học sinh học tập môn Toán, đồng thời phát hiện và kịp thời bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu về môn Toán giúp các em đam mê môn toán hơn từ đó học sinh có kĩ năng tính toán, giao lưu học hỏi qua mạng internet. Thông qua việc tổ chức bồi dưỡng học sinh tham gia giải Toán trên mạng Internet, tôi cũng muốn thông qua thực tế được tiếp cận hơn nữa với công nghệ thông tin, giúp tôi tự tin, tiến bộ hơn nữa trong ứng dụng tin học, củng cố kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn, phát huy được tính tích cực của mình trong tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Năm học 2010 - 2011, thực hiện công tác hưởng ứng cuộc thi giải Toán trên mạng Internet, bước đầu trường chúng tôi cũng đã tổ chức thực hiện khá thành công. Đây là tiền đề giúp tôi có thêm niềm tin, mạnh dạn trong việc chọn đề tài “ Bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán qua mạng internet”. Để tiếp tục cho học sinh tham gia việc bồi dưỡng, thực hiện thi giải Toán qua Internet trong năm học tiếp theo.
2. Giải quyết vấn đề 
2.1 Cơ sở lí luận
+ Tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giải Toán trên mạng Internet nhằm mục đích tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Trường học thân thiện học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo. Qua việc thực hiện công tác này, các em được thầy cô tận tình giúp đỡ học tập, thực hành, được tiếp cận với máy móc của trường để luyện tập, giải toán. Các em được phát huy vốn kiến thức đã học một cách tự giác, tự tin trong thực hiện, độc lập trong giải toán, sáng tạo trong việc tìm cách giải.
+ Cũng thông qua công tác này phát huy được phương pháp tích cực trong dạy học với phương châm “Lấy học sinh làm trung tâm”
Ở hoạt động này, giáo viên chỉ là người thiết kế, hỗ trợ trong thực hiện giải các bài toán khó trong sử dụng máy tính. Các em có thể có những cách giải khác nhau, ngắn nhất, nhanh nhất, tự giải toán trên máy với sự tập trung cao độ để giải đúng, giải nhanh nhất. 
+ Tổ chức thực hiện công tác này cũng nhằm cụ thể hóa các chỉ thị năm học 2009- 2010; 2010- 2011, chủ trương xã hội hóa trong học tập, thực hiện các Quyết định 8377/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/12/2008 về việc Ban hành thể lệ cuộc thi giải Toán qua mạng Internet dành cho học sinh cấp Tiểu học và cấp Trung học cở sở, công văn 11475/BGD&ĐT ngày 16/12/2008 về việc “Tổ chức cuộc thi giải toán qua Internet dành cho học sinh cấp tiểu học và cấp Trung học cơ sở”; quyết định 4413/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/10/2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc Ban hành thể lệ cuộc thi giải Toán qua Internet dành cho học sinh cấp tiểu học và cấp Trung học cơ sở và thông báo của phòng giáo dục Văn Bàn về việc “Tổ chức thi giải Toán trên Internet cấp huyện, cấp tỉnh”.
+ Cuộc thi dành cho tất cả HS tiểu học THCS và THPT trong toàn quốc có điều kiện truy cập Internet. Thí sinh muốn dự thi phải truy cập vào trang web www.violympic.vn và đăng ký làm thành viên của trang web (với tên đăng nhập và mật khẩu riêng). HS đang học lớp nào thì chỉ được thi ở khối lớp đó.
+ Thiết kế của trang web gồm 19 vòng thi/ năm học. Mỗi vòng có 3 bài thi (đều có quy định về thời gian), HS làm bài nào trước cũng được. Trả lời được tối thiểu 75% số điểm ở mỗi vòng, HS mới có thể tham gia vào vòng tiếp theo. HS nào chưa vượt qua vòng thi thì có thể thi lại cho đến khi vượt qua. HS có thể tham gia bất kỳ lúc nào, miễn là vượt qua được tất cả các vòng thi hiện có trên trang web. 
+Điểm thi và thời gian làm bài của mỗi vòng thi được thông báo sau khi HS hoàn thành vòng thi. 
+Tổng điểm và tổng thời gian làm bài thi của các vòng thi đã vượt qua là hai chỉ số để xếp thứ hạng của HS trên trang web ViOlympic.vn. Mỗi tuần, Ban tổ chức kỳ thi cấp quốc gia đều công bố 10 em điểm cao nhất của từng khối lớp ở cấp quốc gia và cấp tỉnh. 
+Dù thí sinh và bất kỳ thí sinh nào thích cũng có thể tham gia. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các Sở GD&ĐT triển khai thành lập Ban tổ chức kỳ thi các cấp tỉnh, huyện, trường. 
+Kỳ thi cấp quốc gia được tổ chức cho 63 tỉnh, thành phố; mỗi tỉnh thành phố là một đơn vị dự thi. Đội tuyển mỗi tỉnh tối thiểu 10 HS. Giải quốc gia gồm 63 huy chương vàng/ khối lớp cho các cá nhân, 7 huy chương vàng cho các Sở GD&ĐT. 
. Thực trạng của vấn đề
2.2.1.Thuận lợi
+Được BGH quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh: Trang bị một phòng máy hiện đại, bố trí buổi học toán mạng riêng cho từng khối lớp, đường truyền enternet ổn định.
 +Giáo viên nhiệt tình có năng lực chuyên môn
+Chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh ủng hộ, học sinh tích cực hứng thú quan tâm tới cuộc thi.
 +Từ việc giải toán trên máy tính học sinh tiếp thu đựợc rất nhiều kiến thức toán học và rèn được nhiều thao tác kĩ năng khi sử dụng máy tính. Học sinh được khám phá và làm chủ máy tính, tạo tính sáng tạo, hứng khởi cho các em mỗi khi học giải toán qua mạng.
Khó khăn
+Là một trường vùng II đời sống của người dân còn nghèo khó, học sinh đi lại khó khăn, nhận thức của học sinh còn chậm ý thức học của học sinh không tốt. 
+Những học sinh có ý thức học thì lại có khả năng ôn thi nhiều môn. vì vậy việc chọn lựa đội tuyển học sinh thi giải toán qua mạng rất khó khăn chưa theo ý muốn.
+Ngoài ra ở gia đình các em phải làm việc nhà lại không có máy tính vì thế việc học của học sinh hoàn toàn ở trường cũng gây khó khăn cho việc bồi dưỡng.
+Kinh phí in tài liệu cho các em qua các vòng thi tự luyện rất lớn chủ yếu do giáo viên tự lo.    
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Ngay từ đầu năm học sau khi khảo sát học sinh đầu năm lập danh sách đội tuyển trình ban giám hiệu sau đó thực hiện ôn tập theo lịch mỗi tuần từ 2 đến 3 buổi. Lập 2 nick tập luyện cho mỗi học sinh.
Giáo viên thi để lấy đề in phát cho học sinh tự làm. Giáo viên kiểm tra bài làm của học sinh, với những bài tính toán thông thường yêu cầu học phải tự làm được thông qua máy tính cầm tay, những bài học sinh không làm được giáo viên cho học sinh củng cố kiến thức liên quan và yêu cầu học sinh tự làm để giáo viên chỉnh sửa sau đó cho học sinh lên phòng máy thi với tên của mình. Bài nào lạ học sinh không tự làm được yêu cầu học sinh lưu lại để giáo viên hướng dẫn rèn luyện tiếp. 
Đôi khi tôi cũng cần sự trợ giúp của các giáo viên trong tổ làm các bài toán lạ khó.Vòng nào thầy và trò giải quyết dứt điểm vòng đó.
Sau đây là một số biện pháp, giải pháp cụ thể:
2.3.1. Các bước tổ chức thi các cấp
2.3.1. 1. Các bước dành cho giáo viên
a). Giáo viên vào hệ thống website 
b). Đăng ký thành viên chọn đối tượng là giáo viên sau đó đăng nhập hệ thống:
c). Vào mục Thi các cấp
d). Click vào Tạo mã tương ứng với cấp thi để bắt đầu tạo mã
e). Chọn các thông tin của đơn vị mình và nhấn vào nút tạo mã
f). Hệ thống sẽ tự động sinh ra 1 mã số riêng cho đơn vị đó, sau khi tạo mã xong giáo viên nhấn vào nút Chấp nhận để lưu mã số đó vào hệ thống
g). Giáo viên sẽ ghi lại mã số này để cung cấp cho học sinh khi bắt đầu thi
h). Kích hoạt mã: Nhập mã vào ô Quản lý Mã. Đến thời điểm bắt đầu tổ chức thi thì bấm nút "Mở Mã" 
i). Sau khi thi xong giáo viên cần khoá mã lại để tránh tình trạng học sinh để lộ mã ra ngoài.
2.3.1.2. Các bước dành cho học sinh khi tham dự thi các cấp
1. Đăng nhập hệ thống dự thi vòng như các vòng thi trước.
2. Khi nhấn vào nút Vào thi hệ thống sẽ hỏi nhập mã của cấp tương ứng.
2.3.1.3. Thống kê kết quả và xếp hạng theo cấp tương ứng: 
1. Giáo viên bấm và mục Thi các cấp
2. Click chuột vào mục Kết quả thi các cấp 
3. Nhập mã số thi ở cấp của bạn, chọn khối lớp rồi bấm vào nút Lấy kết quả
4. Hệ thống sẽ liệt kê ra tất cả các học sinh dự thi có nhập mã số đó và xếp hạng từ cao đến thấp.
Lưu ý: 
- Mã số do cấp nào tạo ra cần phải được giữ bảo mật trong suốt cuộc thi 
- Nếu cấp nào tổ chức làm nhiều đợt thi do không đủ phòng máy thì nên tạo mỗi đợt 1 mã số
2.3.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu bài cơ bản trong chương trình THCS
 2.3.2.1. Kiểu bài sắp thứ tự
     Sau khi đọc kỹ yêu cầu bạn ấn nút “Bắt đầu” màn hình sẽ xuất hiện bảng số
          + Cách chơi
     Dùng con trỏ chuột ấn vào ô số, phép tính trong bảng lần lượt theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn (tuỳ theo yêu cầu).
          + Luật chơi 
 ... a chọn lại để làm tiếp ( nhưng không sai quá 3 lần).
  - Bài thi kết thúc khi người chơi đã hoàn thành, khi hết giờ làm, hoặc khi số lần sai của người chơi vượt quá quy định. Điểm và thời gian làm sẽ được lưu lại.
 2.3.2.3. Kiểu bài giúp Thỏ tới cà rốt
     Sau khi đọc kỹ yêu cầu bạn ấn nút “Bắt đầu” màn hình sẽ xuất hiện hình
              + Cách chơi:
               - Người chơi tự chọn một đường đi trong mê cung để đưa Thỏ đến được carot. Dùng con trỏ chuột ấn vào ô đi đến liền kề Thỏ sẽ đi đến đó ( chỉ đi qua 2 ô liền nhau có chung cạnh). 
               - Trên đường đi Thỏ gặp chướng ngại vật là những ô có đặt dấu “?” Để vượt chướng ngại vật người chơi phải giải các bài toán trong mỗi “?”. Khi tìm được kết quả đúng của bài toán Thỏ sẽ tiếp tục được đi qua, khi kết quả sai ô chứa dấu “?” sẽ trở thành chướng ngại vật(là ô màu đen  hóa đá). Đến đây người chơi có thể tìm đường khác đưa Thỏ đến được carot
               - Mỗi chướng ngại vật là một bài toán thể hiện dưới dạng trắc nghiệm hoặc tự luận. Cụ thể:
                    Dạng bài trắc nghiệm:
          - Học sinh chỉ cần kích vào vòng tròn bên trái câu trả lời mà em lựa chọn.
 Dạng bài tự luận: (Điền kết quả)
     Bạn ấn ô nhập kết quả trả lời (nhớ chỉ nhập đáp số theo yêu cầu)
     Nếu kết quả là số tự nhiên hoặc số thập phân các bạn có thể nhập luôn được đáp số.
     Nếu kết quả là phân số  các bạn phải kích vào công thức hỗ trợ bên dưới để nhập đáp số.
     + Luật chơi
     - Khi người chơi chọn nút “Bắt đầu” thì hệ thống bắt đầu tính thời gian làm bài của người chơi. Có đồng hồ đếm ngược thời gian thông báo thời gian làm bài còn lại.
     - Chỉ đến được đích người chơi mới có điểm.
     - Bài thi kết thúc khi người chơi đưa được Thỏ đến chỗ Carot; khi hết giờ hoặc khi người chơi không còn đường đi nào để đến được đích.
Điểm và thời gian làm sẽ được lưu lại.
2.3.2.4. Kiểu bài vượt chướng ngại vật
          + Cách chơi
 Trên đường đi ô tô gặp một số chướng ngại vật. Để vượt qua mỗi 
Vượt chướng ngại vật người chơi phải trả lời một câu hỏi, giải một bài toán. Người chơi làm đúng ô tô tiếp tục chạy để đến đích.
Khi gặp bài toán hoặc câu hỏi ở chướng ngại vật người chơi trả lời sai ô tô sẽ không đi được. Tại đó sẽ sinh ra một bài toán mới, câu hỏi mới để người chơi làm tiếp ( người chơi chỉ được làm thêm 2 bài tại một vị trí).
         + Luật chơi
  	 - Bài thi kết thúc trong 3 trường hợp khi người chơi đã về đích; khi hết giờ làm bài hoặc khi người chơi đã vi phạm quá số lỗi quy định tại một chướng ngại vật. Khi về đích người chơi sẽ có số điểm tương ứng.
Điểm và thời gian làm bài sẽ được lưu lại.
              - Khi ô tô gặp chướng ngại vật một bài toán sẽ xuất hiện có thể gặp dạng bài trắc nghiệm hoặc tự luận.
Dạng bài trắc nghiệm
         - Học sinh chỉ cần kích vào vòng tròn bên trái câu trả lời mà em lựa chọn.
Dạng bài tự luận: (Điền kết quả).
Bạn ấn ô nhập kết quả trả lời (nhớ chỉ nhập đáp số theo yêu cầu).
Nếu KQ là số tự nhiên hoặc số thập phân các bạn có thể nhập luôn được đáp số.
Nếu kết quả là phân số  các bạn phải kích vào công thức hỗ trợ bên dưới để nhập đáp số.
2.3.2.5. Kiểu bài điền số, dấu thích hợp vào chỗ () hoặc chọn phương án thích hợp:
     a. Kiểu bài : Điền số, dấu = thích hợp vào chỗ (.)
    Để làm kiểu bài này bạn chỉ cần nhấn chuột vào chỗ có dấu () rồi dùng bàn phím gõ các số hoặc dấu thích hợp. ( chú ý số thập phân phải viết dưới dạng gọn nhất và để đánh dấu phẩy của số thập phân phải dùng dấu (,) trong bàn phím )
    b. Kiểu bài chọn phương án thích hợp.
Để trả lời cho mỗi câu hỏi, bạn chỉ cần kích chuột trái vào vòng tròn (o) bên trái phương án trả lời của mỗi câu hỏi bạn cho là thích hợp.
Chú ý: Với kiểu bài này, sau khi làm xong bài bạn cần phải kiểm tra kỹ các câu trả lời của mình rồi sau đó phải án nút " Nộp bài" khi đó hệ thống sẽ thông báo và ghi nhận điểm và thời gian làm bài của bạn
2.3.3. Hướng dẫn học sinh giải các bài toán cụ thể theo từng dạng
2.3.3.1. Dạng tính toán sử dụng MTBT
Tính: =; ; 
;; ;
2.3.3.2. Dạng tính toán để so sánh kết quả
	Ví dụ: So sánh hai số và KQ: a > b
 So sánh hai số và 
Hai dạng toán trên đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng MTBT để tính toán, rèn luyện cho các em tính toán thuần thục.
2.3.3.3. Dạng tính giá trị của biểu thức
Dạng toán này đòi hỏi học sinh biết thay giá trị của biến vào biểu thức để tính giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng trực tiếp máy tính cầm tay để tính toán để có kết quả nhanh và chính xác nhất.
Ví dụ: Cho A = . Khi thì A = 
 2.3.3.4. Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu bài toán tổng quát
có giá trị nhở nhất bằng a
 có giá trị lớn nhất bằng b
Sau đó làm bài toán cụ thể.
Ví dụ1: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: 
P có giá trị nhỏ nhất là 5 khi x+5 = 0 hay x = -5
Ví dụ 2: Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức 
Q có giá trị lớn nhất là 7 khi = 0 hay x = -3
2.3.3.5. Dạng tìm giá trị nguyên
	Ví dụ: Tìm số giá trị của x để biểu thức P = có giá trị nguyên
P = 2x + 2 + có giá trị nguyên khi x – 1 là ước của 5 
hay x – 1 = vậy số giá trị của x là: 4
 2.3.3.6. Dạng bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
Đây là 2 dạng toán rất cơ bản của lớp 7 nên học sinh cần được làm nhiều lần. Học sinh phải phân biệt được dạng bài trước khi làm. 
Ví dụ: 1.)Tổ I có 3 công nhân, mỗi công nhân làm việc 4 giờ trong một ngày thì trong 9 ngày sẽ hoàn thành một công việc. Tổ II cũng được giao công việc tương tự nhưng mỗi người làm 6 giờ một ngày và trong 3 ngày thì họ hoàn thành. 
Vậy tổ II có người.
 2.) Gia đình bác An dự định xây một bể chứa nước với một thể tích nhất định. Lúc đầu, bác định xây bể có chiều dài 4m, chiều rộng 3m và chiều cao 1,5m. Nhưng sau đó, bác lại xây bể có chiều dài 4m, rộng 2,5m. Chiều cao của bể nước mà bác đã xây là:? KQ: 4.3.1,5: 4.2,5 = 1,8 (m)
 2.3.3.7. Dạng bài hình học
 Cho tam giác vuông, tính các góc, cạnh, đường cao, hình chiếu, diện tích. 
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC, đường cao AH, có AC = 5cm; BC = 7cm và HB = 3cm. Vẽ HK vuông góc AC tại K. Khi đó HK bằng:? KQ: 2,4cm
 2). Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D là điểm đối xứng của A qua B; E là điểm thuộc tia đối của tia HA sao cho HE = 2HA. Hỏi = ? KQ: 1150
Với dạng bài này cần rèn cho học sinh có kĩ năng vẽ hình, các kiến thức về tổng 3 góc trong tam giác, tổng 4 góc trong tứ giác, định lí pi ta go, hệ thức lượng trong tam giác vuông..
2.3.3. 8. Dạng toán liên quan tới giải hệ phương trình, giải phương trình bậc hai
Rèn cho học sinh biết giải hệ phương trình, phương trình trên máy tính bỏ túi.
Ví dụ: Cho hình chữ nhật có diện tích là 1000m2 chu vi là 130 m chiều dài hơn chiều rộng là ? KQ: 15m
Bài 1: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể. Trong một giờ vòi thứ nhất chảy được 24% bể, vòi thứ hai chảy được 2/5 bể. Hỏi cả hai vòi cùng chảy một lúc thì bao lâu sẽ đầy bể.
Bài 2: Anh Bình làm xong sản phẩm trong 6 giờ, anh An làm xong san phẩm trong 9 giờ. Hỏi rằng, nếu cả hai anh làm chung thì bao lâu sẽ làm xong công trình?
Bài 3: Trong một giờ vòi thứ nhất chảy được 28% bể, vòi thứ hai chảy được 2/5 bể và vòi thứ ba chảy được 0,64 bể. Hỏi nếu cả ba vòi chảy chung thì bao lâu sẽ đầy bể.
Ngoài những buổi rèn luyện riêng những giờ học trên lớp cần cho học sinh sử dụng thành thạo máy tính cầm tay và cho số học sinh này tham gia cuộc thi máy tính cầm tay bổ trợ kiến thức để các em giải toán qua mạng internet.
2.4. Hiệu quả của SKKN
2.4.1. Phần kết quả
Qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán qua Internet, tôi thấy được một số kết quả như sau:
- Cán bộ quản lý: Có thêm một số kinh nghiệm trong công tác này: công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện.
- Đội ngũ giáo viên: Vận dụng được một số thao tác trên máy thành thạo hơn về sử dụng máy tính, có kiến thức và kĩ năng vững vàng hơn khi hướng dẫn học sinh giải toán.
- Học sinh: Học sinh có kĩ năng tính toán, khắc sâu được kiến thức môn học chất lượng môn học của các em cũng tiến bộ hơn. Phấn khởi vì những gì đạt được qua đợt tham gia giải toán này (sự tự tin bản thân, tích cực học tập, thân thiện hơn với trường học, thầy cô, bạn bè trong và ngoài nhà trường qua giao lưu ở sân chơi, phát huy được năng khiếu Toán học và kĩ năng sử dụng máy tính cũng như kĩ năng giải toán...)
- Đối với trường: tạo được uy tín cao hơn đối với lãnh đạo địa phương cũng như đối với Cha mẹ học sinh, với các trường bạn trong huyện. 
- Phát huy được chủ trương xã hội hóa giáo dục: các đoàn thể, Cha mẹ học sinh đã hỗ trợ tích cực cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục.
Kết quả cụ thể về số lượng chất lượng năm học 2010 – 2011 như sau:
Số HS
Đạt cấp trường
Đạt cấp Huyện
Đạt cấp tỉnh
Thi cấp quốc gia
3
3
2
2
1
2.4.2. Phần ứng dụng thực tiễn
Qua kinh nghiệm tổ chức công tác này, tôi thấy:
- Ban giám hiệu xác định công tác tổ chức cho học sinh tham gia giải toán qua Internet trong tình hình hiện nay là công việc hết sức cần thiết vì nó phù hợp với chủ trương của Ngành, thực hiện công tác thi đua: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, dạy- học tích cực vì công tác này giúp cho học sinh học được nhiều điều tốt, tránh cho học sinh sa ngã vào những trò chơi vô bổ, bạo lực ngoài nhà trường, trên mạng.
- Phải có kế hoạch khoa học, phù hợp với tình hình cơ sở vật chất, đội ngũ Giáo viên - Cha mẹ học sinh - Học sinh.
- Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra và có giải pháp linh hoạt để thực hiện được mục tiêu đã định một cách kịp thời.
- Phải tranh thủ tạo được sự đồng thuận, hợp tác, ủng hộ, hỗ trợ của đội ngũ giáo viên, các đoàn thể, lãnh đạo, Cha mẹ học sinh ở địa phương.
- Phải có đội ngũ cốt cán am hiểu về công nghệ thông tin và kĩ năng hướng dẫn học sinh giải toán khó tốt.
- Hỗ trợ nguồn kinh phí cho giáo viên bồi dưỡng bởi trong quá trình thực hiện tốn nhiều kinh phí vào việc in sao đề cho học sinh rèn luyện
- Phải trau dồi, học hỏi thêm nhiều vì đây là vấn đề khá mới mẻ - có nhiều khó khăn. 
3. Kết luận 
	Qua quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của quí đồng nghiệp, sự cố gắng nhiệt tình của các em học sinh và sự ủng hộ của các bậc ph ụ huynh, hội khuyến học, chính quyền địa phương.... Mặc dù bản thân tôi đã cố gắng bồi dưỡng rèn luyện cho các em nhưng khả năng tiếp thu kiến thức của các em còn hạn chế,kinh nghiệm của bản thân chư a nhiều nên kết quả chưa cao.
	Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi rút ra trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán qua mạng internet. Nhưng chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa hoàn chỉnh. Rất mong được quí đồng nghiệp góp ý và bổ sung để đề tài được hoàn chỉnh và khả thi hơn.
Khánh yên Trung, ngày 20 tháng 01 năm 2013
	 Người viết
 Vũ Mạnh Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN BOI DUONG HOC SINH GIAI TOAN QUA.doc