A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001- 2020 theo nghị quyết TW2 (khoá 8) đã khẳng định: “đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn thế phải phát triển giáo dục và xem đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó thế hệ thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001- 2020 theo nghị quyết TW2 (khoá 8) đã khẳng định: “đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn thế phải phát triển giáo dục và xem đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó thế hệ thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này. Để đáp ứng yêu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh trong trường phổ thông nói riêng có nhiệm vụ đáp ứng cả số lượng và chất lượng về nguồn nhân lực cho đất nước, giáo dục phải đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá xã hội, đặc biệt phải có lòng nhân ái yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm dúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. Để hướng tới và đạt được những mục tiêu trên chúng ta phải giáo dục cho học sinh trong một môi trường đồng bộ. Nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Trong số các lực lượng giáo dục cần đặc biệt chú ý đến tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, vì đây là một tổ chức rất quan trọng trong nhà trường. Đội là thành phần hỗ trợ tích cực với nhà trường và cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục đích giáo dục. Đội tổ chức triển khai mọi chủ trương tham gia, hoạt động, Đội còn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội. Hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (TNTP) là con đường giáo dục không thể thiếu được trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, đây là mảng lớn, bề nổi, giữ vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, lí tưởng, tình cảm, tinh thần tập thể ban đầu của các em. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đạo đức và học lực đỗi với mỗi học sinh. Trong hoạt động Đội TNTP thì hoạt động Đội khối tiểu học cần được chú trọng. Bởi vì đây là giai đoạn ban đầu hình thành nhân cách của các em. Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là tổ chức nòng cốt trong phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Các em thiếu niên và nhi đồng ngày nay sẽ là lớp người xây dựng CNXH và Chủ nghĩa cộng sản sau này. Quan tâm đến Thiếu nhi và Nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới phục vụ cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy các em học sinh khi đến trường ngoài việc học tập văn hóa thì hoạt động Đội- Sao nhi đồng được coi là hoạt động chính của các em.Việc nâng cao hoạt động Đội trong nhà trường và trên địa bàn dân cư là một biện pháp tích cực nhằm góp phần thực hện tốt chương trình giáo dục khép kín “Nhà trường - Gia đình - Xã hội”. Trong thực tế ở trường Tiểu học Đội TNTP có vai trò rất lớn, là chủ thể của đối tượng hoạt động trong nhà trường. Nhà trường muốn mạnh về mọi mặt, muốn giáo dục được học sinh toàn diện thì không thể nào tách rời khỏi công tác Đoàn - Đội. Học sinh đến trường không chỉ để học tập, tiếp thu kiến thức khoa học mà các em còn được tham gia các phong trào rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí, rèn luyện nhân cách để thành những chủ nhân tương lai của đất nước, giỏi về kiến thức văn hóa, lành mạnh về đạo đức lối sống. Hoạt động Đội đã thực sự có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng văn hóa, góp phần quan trọng trong việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng các em thành những con người phát triển toàn diện. Vậy làm thề nào để tổ chức tốt các hoạt động Đội trong nhà trường? Đây là một vấn đề nan giải không chỉ có các thầy cô trong Bam Giám Hiệu nhà trường quan tâm, tìm giải pháp mà là những người được phân công làm công tác Đội ở các nhà trường hết sức băn khoăn trăn trở. Từ những suy nghĩ và trăn trở nêu trên, là một giáo viên - TPT chịu trách nhiệm tổ chức phong trào hoạt động Đội ở nhà trường tôi đúc rút những kinh nghiệm để tìm ra phương pháp tổ chức hoạt động đội làm cơ sở cho bài viết của mình. II/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 1/ Phạm vi nghiên cứu: Học sinh, Đội viên thuộc Liên đội trường TH Giang Sơn Tây- một trường học ở vùng nông thôn xa trung tâm huyện. 2/ Đối tượng nghiên cứu: Trong khả năng và điều kiện có hạn, tôi chỉ tìm hiểu thực tế hoạt động của 95 đội viên trong liên đội. Mặt khác, về điều kiện học tập và phát triển của học sinh ở các trường tiểu học ở vùng nông thôn cũng có một nét tương đồng về các mặt hoạt động đối với các em học sinh ở bậc học, nên tôi không tiến hành khảo sát thực tế ở các liên đội khác. Bản thân tôi cũng là thành viên trong câu lạc bộ phụ trách, tôi cũng được đến giao lưu mỗi khi sinh hoạt CLB với nhiều liên đội trong cụm, là giáo viên đã tham gia giảng dạy khá nhiều năm ở địa bàn nên phần nào tôi cũng hiểu được những điều kiện học tập, hoàn cảnh và nguyện vọng của các em học sinh từ đó rút kinh nghiệm trong việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của mình. III/ Mục đích nghiên cứu: Với mục đích nâng cao chất lượng hoạt động Đội, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mặt khác, trong điều kiện xã hội hiện nay, với những mặt trái của cơ chế thị trường và tác động của xã hội, một số học sinh trong các nhà trường có những biểu hiện không tốt, đạo đức sa sút, sống không có lý tưởng, lối sống thực dụng, từ đó dễ sa vào các tệ nạn xã hội, chạy theo các trò chơi vô bổ như chơi game, điện tử, bi a, không ham thích học. Vì thế cần tổ chức cho các em nhiều hơn nữa các hoạt động phong phú, sáng tạo, những mô hình mới trong học tập để thu hút các em tham gia một cách tự nguyện, tích cực, từ đó giáo dục cho các em trở lại con đường sáng. Với nội dung thứ hai trong 5 nội dung của phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã nêu là: “Dạy học có hiệu quả” thì điều mà chúng ta cần chú ý là dạy học như thế nào là có hiệu quả?. Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm mà mà con tạo điều kiện cho các em nói, để các em tự đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy tốt, học tốt không chỉ có Thầy Cô là người dạy, mà chính các em cần có các hoạt động tích cực trong học tập, tự tìm hiểu, chủ động, sáng tạo, có ý thức vươn lên và cần rèn luyện khả năng tự học cho bản thân mỗi học sinh. Đó là mục đích mà chương trình Câu lạc bộ khoa học nhỏ tuổi cần đạt được. Với những kinh nghiệm và nhận thức có hạn, tuy nhiên với kết quả đã đạt được ngày càng tốt hơn trong các năm qua hoạt động này đã giúp tôi tích luỹ được những kinh nghiệm nên tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức chương trình hoạt động đội trong nhà trường tiểu học” xin được nêu lên để đồng nghiệp cùng tham khảo từ đó đề ra những biện pháp hữu ích, thiết thực để thực hiện tốt các chương trình hoạt động của Đội với tinh thần tất cả vì sự nghiệp phát triển của tổ chức Đội, góp phần cùng nhà trường trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tich cực” B. PHẦN NỘI DUNG. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. 1. Cơ sở lý luận: Hoạt động Đội luôn là hoạt động tập thể, hoạt động mang tính xã hội rất cao, thường gắn với thực tiễn: Chính trị, kinh tế, xã hội chung của đất nước, của địa phương và của nhà trường. Thông qua hoạt động Đội đã tổ chức giáo dục các thành viên của mình về mọi mặt như: Tác phong, đạo đức, ý thức, học tập, yêu lao động, yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu con người, đoàn kết với bạn bè,...Từ đó xác định cho mình phải cố gắng trong rèn luyện, lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội. Người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh muốn có được những hiệu quả tốt trong hoạt động Đội, thu hút các em thiếu nhi cần có một trong những năng lực quan trọng nhất đó là: Tổ chức hoạt động thực tiễn cho các em, các hoạt động phải biết thiết kế và thực thi theo nhu cầu, sở thích của các em từng độ tuổi. Thiết kế hoạt động Đội chính là sự lựa chọn về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục, nhằm tạo ra một mô hình hoạt động và tổ chức thực hiện sáng tạo theo một chủ đề, chủ điểm, theo một yêu cầu giáo dục nhất định của Đội. Thiết kế hoạt động Đội phải phù hợp với đối tượng, về khả năng trình độ đặc biệt là sức khỏe. Thiết kế phải phù hợp và gắn chặt với điều kiện kinh tế, chính trị của địa phương và của nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn : Trong thực tế nhiều năm, ở các trường Tiểu học, Tổng phụ trách đội không phải là những giáo viên chuyên mà họ kiêm nhiệm hay chuyên trách là do nhà trường thấy họ có chút năng khiếu về văn nghệ hay có chút năng lực về công tác Đoàn - Đội mà phân công làm. Chính vì thế nên khả năng thiết kế và chỉ đạo hoạt động đội ở các nhà trường chưa đồng đều, một số TPT còn lúng túng. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động Đội. Vậy để có thể tự mình thiết kế một hoạt động nhân các ngày lễ trong năm hay một hoạt động theo một chủ đề, chủ điểm đòi hỏi người giáo viên - TPT phải học hỏi, phải cần cù chịu khó, phải thường xuyên tiếp cận thực tế để tích lũy kinh nghiệm. Mấy năm gần đây, do phát triển rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ban ngành đoàn thể, nên đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí với nhiều hình thức khác nhau như cuộc thi: "Tuổi thơ khám phá", “Rung chuông vàng”, “Bác Hồ trong trái tim em”, “Tiếng hát chim sơn ca”, “Tìm hiểu an toàn giao thông”, “Giao lưu Ô-Lim-pic toán tuổi thơ”... Từ những sân chơi như vậy không những cuốn hút các em tham gia đông đảo mà còn là động lực để giúp các em học tập tốt hơn, đạt kết quả cao hơn. Qua những sân chơi như thế là cơ hội cho những em thiếu niên, nhi đồng muốn tự mình tham gia vào cuộc chơi để mong muốn được thể hiện mình, được giao lưu, được học hỏi. Do vậy thiết kế tổ chức một hoạt động vui chơi, giải trí cho các em Đội viên là một việc làm vô cùng cần thiết. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN. 1. Các bước tiến hành tổ chức thiết kế một hoạt động Đội. - Những yêu cầu cần nắm vững khi tiến hành một hoạt động: Hoạt động Đội thực chất là một hoạt động giáo dục, vì vậy bất kỳ một hoạt động nào đều phải đảm b ... i chiều đi của mình. * Lần 5: Khi gặp một bài toán khó, em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào trong 4 cách sau: 1. Mượn bài của bạn để chép. 2. Bỏ luôn không làm. 3. Cố gắng suy nghĩ hoặc nhờ cô giáo hướng dẫn để tự giải được bài tập. 4. Nhờ anh chị làm hộ. * Lần 6: Trong các nhạc sĩ sau, nhạc sĩ nào là tác giả của bài hát “Em yêu trường em”? 1. Hàn Ngọc Bích 2. Văn Cao. 3. Hoàng Vân 4. Phạm Tuyên. * Lần 7: Nước nào thuộc khu vực Đông Nam á? 1. Nhật Bản 3. Trung Quốc 2. Thái Lan 4. Mỹ * Lần 8: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2 và 5? 1. 790 3. 572 2. 1990 4. 835 . * Lần 9: Từ nào không phải là từ láy trong những từ sau? 1. Ngày ngày. 3. Xanh ngắt. 2. Tươi tốt. 4. Thoăn thoắt. * Lần 10: Trong các phong trào sau, phong trào nào là phong trào truyền thống của Đội? 1.Ba sãn sàng. 3. Nói lời hay, làm việc tốt. 2. Ba đảm đang. 4. Tuổi trẻ giữ nước. 2. Phần 2: Ai thông minh hơn. Phần này được đặt ra để kiểm tra trí thông minh, sự nhanh nhẹn của các em. Trong phần thi này BTC sẽ đưa ra một bài toán, sau 15 giây các đội phải có lời giải, nếu không giải được hoặc giải không đúng sẽ không có điểm. Nếu giải đúng bài toán, đội đó được tính 10 điểm. Để thực hiện được phần này mỗi đội cử 1 bạn đại diện trình bày lời giải, nội dung cụ thể như sau: Tích của 5 x 6 x7 x 8 x 9 x 10 có chia hết cho 30 không? Vì sao? 3. Phần 3: Ai nhanh hơn. Trong phần thi này sẽ hướng dẫn các em tham gia qua việc giải mã các ô chữ. Các ô chữ đưa ra vừa có ô hàng dọc vừa có ô hàng ngang. Người dẫn chương trình sẽ nêu ra từng câu hỏi để lần lượt giải mã từng ô chữ. Sau khi người dẫn đưa ra từng câu hỏi, đội nào có tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời. Nếu hai đội cùng tín hiệu thì viết ra giấy. Nếu trả lời đúng hàng ngang mỗi hàng được tính 10 điểm. Nếu trả lời đúng hàng dọc được tính 20 điểm. Cụ thể phần thi này như sau: 1. Ngày 2/9/1945 gọi là ngày gì của Việt Nam? 2. Bây giờ trăng đã ngủ rồi Ta đi lòng vẫn sáng........ ánh trăng. 3. Tên một thành phố lớn ở nước ta được mang tên Bác. 4. Năm 938, Ngô Quyền đã chỉ huy quân ta tiêu diệt quân Nam Hán ở đâu? 5. Tên một loại vũ khí thô sơ làm từ tre nứa mà nhân dân ta dùng để đánh mĩ? 6. Tên thủ đô của nước Anh. 7. Đây là con vật mà ngày xưa con người dùng để cưỡi? 8. Người đội trưởng đầu tiên của Đội ta hy sinh vào ngày 15/2/1943 là ai? Q U Ô C K H A N H N G Ơ I H Ô C H I M I N H B A C H Đ Ă N G C H Ô N G L U Â N Đ Ô N N G Ư A 4. Phần 4: Thi tài năng. Phần thi này sẽ giúp các em làm quen với phong cách biểu diễn, sự thể hiện năng khiếu của bản thân, tính bạo dạn tự tin khi đứng trước đám người đông. Qua đó giúp các em có kỹ năng nói, diễn đạt tốt hơn. Tài năng trong phần thi có thể do cả đội hay một vài cá nhân đại diện tham gia. Mỗi đội được tham gia một tiết mục ở nhiều thể loại: Hát, múa, kịch,...Được chứng kiến phần thi này càng thấy sự ngộ ngĩnh, hồn nhiên, hóm hỉnh của trẻ thơ. Phần thi tài năng có thể giới hạn một chủ điểm nào đó cụ thể như: Bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, phòng chống HIV để ban giám khảo cuộc thi đánh giá dễ dàng. Trong phần thi này có quy định về thời gian thể hiện. Nếu đội nào thể hiện quá thời gian sẽ bị trừ điểm. Điểm tối đa cho phần thi này là 10 điểm. Nội dung cụ thể của cuộc thi là: Hãy trình bày màn tài năng của đội mình về chủ đề “Bảo vệ môi trường”. 5. Phần 5: Tổ chức trò chơi. Sau phần tìm hiểu trả lời các câu hỏi về kiến thức văn hóa cần tổ chức trò chơi cho các em để thay đổi không khí. Trò chơi vừa có tác dụng giúp các em có sự nhanh nhẹn, xử lý tình huống linh hoạt, khỏe khoắn, giải trí vui vẻ,... Tùy từng cuộc thi có thể sử dụng các trò chơi khác nhau, ban giám khảo tính điểm ở trò chơi này phải được tính theo tỉ lệ. Trò chơi tôi thiết kế cho cuộc thi này là trò chơi “Tập làm họa sĩ”. 6. Phần 6: Phần thi dành cho khán giả. Phần thi này để giúp cho khán giả những người cổ động viên nhiệt tình cũng có cơ hội thể hiện tài năng của mình tham gia vào cuộc thi. Những khán giả có câu trả lời đúng nên có phần thưởng để động viên khích lệ. Câu hỏi phần thi này khoảng 5-7 câu, các câu hỏi biên soạn dựa vào 9 môn học và các câu hỏi về Đội. Câu 1: Ai người ra trận cưỡi voi. Đánh tan Tô Định lên ngôi vua bà? Là ai? ( Bà Trưng Trắc). Câu 2: Vua nào ảo vải Đánh bại quân Thanh Lên ngôi Hoàng Đế? Là ai? ( Quang Trung). Câu 3: Bác Hồ kính yêu sinh vào ngày, tháng, năm nào? ở đâu? Hãy hát một bài hát về Bác? Câu 4: Bài hát truyền thống của Đội ta do ai sáng tác? Câu 5: Tìm một số biết rằng: Nếu gấp đôi số đó lên 2 lần rồi lại gấp lên 3 lần thì được 48? (số 8) Câu 6: Nghe một đoạn nhạc rồi đoán tên bài hát và tên tác giả của bài hát? * Lưu ý: Trước khi vào cuộc thi chính thức nên có một số tiết mục văn nghệ. Khi kết thúc cũng có văn nghệ và cũng có thể cho khán giả cùng hát một số bài hát quen thuộc để tạo nên không khí cuộc thi thêm sôi nổi. - Nên chuẩn bị một số câu hỏi dự bị để sử dụng vào tình huống đặc biệt ( Khi 2 đội bằng điểm nhau). - Ban tổ chức nên chuẩn bị một bảng mẫu cho điểm để tính điểm , để xếp thứ rõ ràng. Nội dung Điểm đội 1 Điểm đội 2 Xếp giải Phần 1 Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Tổng cộng III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Với những hoạt động của Liên Đội trong năm học này như: Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Thi tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông, Hội khỏe phù đổng, Vì màu xanh quê hương, thi kể chuyện Bác Hồ trong trái tim em, thi công nhận chuyên hiệu, mua tăm ủng hộ ngươì mù, làm lễ kết nạp đội viên mới , giúp đỡ các bạn nghèo trong Liên Đội,... Chúng tôi đã tiến hành tổ chức cuộc thi “Hội vui - Vui học” nhân dịp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Đây là một cuộc thi có tính mới mẻ, quy mô lớn nên được các em tham gia sôi nổi, nhiệt tình. So với những năm trước hoạt động Đội ở trường tôi năm nay có phần sôi nổi, chất lượng cao hơn và thu hút các em đội viên hơn. Tất cả các cuộc thi: ở cấp trường, cấp cụm, thì liên đội chúng tôi đều đạt được những kết quả cao hơn. Chẳng hạn như cuộc thi: Hội khỏe phù đổng 1 em nhất huyện, 2 em đoạt giải ba huyện, thi toán tuổi thơ đạt 3 em cấp cụm, 5 em đạt giải tiếng anh qua mạng IOE Tóm lại: Tất cả những cuộc thi mà Liên Đội đã tổ chức, đã lôi cuốn được các em tham gia vào cuộc thi. Sau khi Liên Đội đã tổ chức các cuộc thi, tôi đã tiến hành điều tra để nắm bắt nguyện vọng của Đội viên ở 4 chi Đội và đã thu được kết quả như sau: Tên chi Đội Sĩ số Thích tham gia Không thích tham gia Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 4A 23 23 100% 0 4B 26 26 5A 25 25 100% 0 5B 21 21 89,3% 3 14,2% Qua bảng thống kê trên cho thấy hầu như các em rất thích tham gia vào hoạt động Đội, các cuộc thi mang tính mới mẻ. Cuộc thi “Hội vui - Vui học” là một sân chơi trí tuệ, bổ ích trong các trường Tiểu học. Chính những cuộc thi được tổ chức liên đội trường luôn được các em tham gia với tỉ lệ rất cao... Qua đó một phần nào để khẳng định chất lượng hoạt động Đội ở trường chúng tôi trong những năm học qua có kết quả tương đối tốt. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Qua thực tế tổ chức các cuộc thi cũng như các hoạt động Đội ở trường, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau: - Khi thiết kế hoạt động cũng như tổ chức một hoạt động Đội, Tổng phụ trách không thể hoạt động độc lập mà cần xin ý kiến chỉ đạo của Chi bộ, BGH nhà trường, cần có sự phối hợp với chi đoàn, với tập thể giáo viên (anh, chị phụ trách) để cùng tổ chức. - Nội dung của bản thiết kế, phải rõ ràng từng phần. Cuộc thi không nên kéo dài sẽ gây sự nhàm chán, mệt mỏi cho người dự thi, người cổ vũ. - Để cuộc thi tiến hành đúng thời gian, nhanh gọn và đạt hiệu quả thì khâu chuẩn bị cơ sở vật chất hết sức quan trọng. Đó là: Khâu trang trí cuộc thi phải đẹp, hấp dẫn, mọi điều kiện chuẩn bị cho cuộc thi thật chu đáo, công phu. Hoàn thành trước trong vòng 3 ngày. - Các đồ dùng phục vụ hội thi không cần cầu kỳ quá nhưng phải bảo đảm được tính thẩm mỹ, màu sắc đẹp. - Phân công tổ chức thực hiện bản thiết kế là công việc hết sức quan trọng. Trong phân công phải đảm bảo tính cương quyết, kết hợp với sự mền dẻo để người được phân công làm việc một cách hiệu quả, hết mình với công việc được giao. C. PHẦN KẾT LUẬN Qua kết quả hoạt động đội ở trường tiểu học. Bản thân tôi nhận thấy việc áp dụng các chương trình hoạt động đội đã thể hiện được tầm quan trọng trong hoạt động học tập, vui chơi đến các em, giúp các em tự tin hơn , nhanh nhẹn hơn về khả năng sinh hoạt tập thể, biết tu dưỡng thân thể để thành con ngoan trò giỏi cả trong lời nói và việc làm . Hoạt động Đội khối tiểu học là một mảng quan trọng mang tính giáo dục cao. Học đi đôi với hành. Qua thực tế ở thời gian qua , các em sôi nổi thích thú ham mê khi sinh hoạt tập thể vì vậy nội dung phương pháp và hình thức tổ chức cần được hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với tâm lí trẻ. Với sự đổi mới của giáo dục tiểu hoc nhằm tập hợp được đông các em tham gia sinh hoạt, vui chơi, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục để các em phấn đấu vươn lên và trở thành đội viên tốt ham mê học tập. Qua quá trình làm công tác đội trong nhà trường bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: 1- Muốn cho hoạt động đội có chiều sâu thì tổng phụ trách phải có năng lực sư phạảmtong việc giáo dục và tổ chức giáo dục thông qua hoạt động đội. 2- Tổng phụ trách phải có tấm lòng yêu trẻ say mê với nghề nghiệp, năng động, sáng tạo trong hoạt động đội, đặc biệt trong các phong trào thi đua , trong hoạt động nhi đồng. Bởi vì xã hội càng văn minh thì sự nhận thức về vị trí của trẻ em càng đầy đủ . Cũng như bác Hồ đã nói: Cần xây dựng “ một nền giáo dục Việt Nam, một nền giáo dục phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các cháu ”. Chính vì vậy tổng phụ trách luôn phải học hỏi đồng nghiệp, tự học, tự bồi dưỡng trau dồi nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hoạt động đội bằng các biện pháp mềm dẻo như: Dùng lời nói, nêu các tấm gương người tốt , dùng truyền thống để thuyết phục, để giáo dục trẻ. 3- Ngoài ra tổng phụ trách nên phải là người có năng khiếu về đàn hát , kể chuyện thì công tác đội sẽ hiệu quả hơn. Bằng những việc làm cùng với kết quả đạt được đã trình bày ở phần trên đã minh chứng cho tính đúng đắn của chương trình mà bản thân tôi đã quan tâm thực hiện nhiều năm với kết quả năm sau cao hơn năm trước, từng bước đã tạo được nề nếp hoạt động, các hoạt động của học sinh hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức thực hiện mà người tổng phụ trách chỉ đóng vai trò gợi ý, tạo điều kiện, góp ý rút kinh nghiệm. Trên đây là một số kinh nghiệm về tổ chức chương trình hoạt động đội trong nhà trường tiểu học”. Rất mọng được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để hoạt động đội trường học của huyện nhà ngày càng phong phú và chất lượng hơn.
Tài liệu đính kèm: