A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2008 - 2009 là năm thứ sáu dạy học sinh theo sách giáo khoa Ngữ văn mới trên phạm vi cả nước. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước tình hình đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải không ngừng đổi mới nội dung phương pháp để trong mỗi tiết dạy bình thường ở trường phổ thông trung học, học sinh chúng ta được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập.
Xuất phát từ thực tế đó, là một giáo viên trực tiếp dạy Ngữ văn trong quá trình giảng dạy từ sự tìm tòi học hỏi của bản thân và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi tổ chức hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, giáo viên cần chú ý đến phương pháp giảng dạy mới như đảm bảo nguyên tắc tính tích hợp, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, tình huống tự bộc lộ . Vai trò của người thầy trong phương pháp mới này sẽ là sức hút kỳ diệu biến giờ học văn đơn điệu trước đây trở nên thi vị hứng thú, phong phú, sâu sắc hơn, làm cho các em yêu thích học môn Văn hơn.
Dàn ý A. mở đầu I. lí do chọn đề tài II. giới hạn nghiên cứu III. mục đích nghiên cứu B. nội dung nghiên cứu I. cơ sở lí luận II. cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng học môn Văn của học sinh. 2. Thực tế giảng dạy của giáo viên. 3. Nguyên nhân của thực trạng. III. MỘT SỐ kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng 1. Nắm bắt hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 2. Xác định đặc điểm nội dung và hình thức của VBND 3. Xác định mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng 4. Chuẩn bị cho bài dạy 5. Xác định phương pháp dạy học 6. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng của phân môn Văn học IV. Minh hoạ qua một bài dạy c. kết luận I. kết luận chung II. một số đề xuất kiến nghị Đối với phụ huynh Đối với phòng giáo dục Đối với địa phương III. Lời kết D. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài Năm học 2008 - 2009 là năm thứ sáu dạy học sinh theo sách giáo khoa Ngữ văn mới trên phạm vi cả nước. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước tình hình đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải không ngừng đổi mới nội dung phương pháp để trong mỗi tiết dạy bình thường ở trường phổ thông trung học, học sinh chúng ta được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập. Xuất phát từ thực tế đó, là một giáo viên trực tiếp dạy Ngữ văn trong quá trình giảng dạy từ sự tìm tòi học hỏi của bản thân và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi tổ chức hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, giáo viên cần chú ý đến phương pháp giảng dạy mới như đảm bảo nguyên tắc tính tích hợp, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, tình huống tự bộc lộ ... Vai trò của người thầy trong phương pháp mới này sẽ là sức hút kỳ diệu biến giờ học văn đơn điệu trước đây trở nên thi vị hứng thú, phong phú, sâu sắc hơn, làm cho các em yêu thích học môn Văn hơn. Trong môn Ngữ văn, phần văn bản luôn chiếm số tiết nhiều hơn cả (2 tiết một tuần). Phần văn bản thường là những tiết học đầu tiên của mỗi tuần nên thực sự có ý nghĩa. Nó không chỉ là cơ sở cung cấp ngôn ngữ mới cho phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn mà còn rèn cho học sinh năng lực tổng hợp: nghe, nói, đọc, viết. Từ năm 2002 - 2003 đến nay trong nội dung thay sách đã đưa vào loại văn bản mới có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong việc giáo dục học sinh đó là Văn bản nhật dụng. Vậy cần có phương pháp dạy kiểu văn bản mới này như thế nào để đạt hiệu quả cao là vấn đề nhiều giáo viên còn băn khoăn, trăn trở. Từ thực tế giảng dạy tôi chọn đề tài " Một số kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng” làm vấn đề mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến. II.GIỚI HẠN NGHiêN CỨU: Từ khi thực hiện giảng dạy theo chương trình Ngữ văn mới, tôi đã tham gia giảng dạy các lớp 6,7, 8. Trong quá trình giảng dạy tôi và các đồng nghiệp trong tổ nhóm đã trao đổi và bàn bạc để đưa ra những phương pháp phù hợp với kiểu văn bản nhật dụng. Chớnh vỡ thế trong sỏng kiến kinh nghiệm này, tụi chỉ đề cập đến một số kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng ở các lớp 6,7,8 Do điều kiện và thời gian nờn phạm vi nghiờn cứu của sỏng kiến kinh nghiệm chỉ áp dụng ở đối tượng học sinh của trường THCS Cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội III. Mục đích nghiên cứu Trong bài viết này, tôi muốn đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản nhật dụng, đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay. B. NỘI DUNG nghiên cứu I. Cơ sở lý luận M. Goóc- Ki đã từng nói:“Văn học là nhõn học”. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Văn có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Hơn bất cứ hoạt động ý thức tinh thần nào, Văn học có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu và vô tận của đời sống tâm linh, tính cách của con người. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Văn. Điều đó đặt ra yêu cầu trong dạy học là tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Càng ngày Đảng và nhà nước ta càng quan tâm tới sự nghiệp giáo dục chung. Nghị quyết số 02/NQ-HNTW khoá VIII của Đảng đã nêu bật yêu cầu: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học". Định hướng chung về đổi mới PPDH đó được qui định trong “Luật giỏo dục” và được cụ thể hoỏ trong những định hướng xõy dựng chương trỡnh và biờn soạn sỏch giỏo khoa THCS. Định hướng đú là: “phương phỏp giỏo dục phổ thụng phải phỏt huy tớnh tớch cực, tự giỏc, chủ động, sỏng tạo của học sinh; phự hợp với đặc điểm của từng lớp học, mụn học; bồi dưỡng phương phỏp tự học, rốn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tỏc động đến tỡnh cảm, đem lại niềm vui, hứng thỳ học tập cho học sinh”. Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình biên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS mới hiện nay được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quân tâm đến. Văn bản Nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS mang nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại”, hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khoẻ cộng đồng quyền trẻ em... Do đó, những văn bản này giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang bị cho mình PPDH có hiệu quả những văn bản nhật dụng. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng học tập môn Ngữ văn của học sinh. Hiện nay học sinh còn xem nhẹ những môn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng. Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn chưa cao. Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh, Tin họcVẫn còn rất nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, mải chơi, bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Các em học sinh vẫn còn thói quen thụ động, ghi nhớ máy móc những gì giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học. Đa số học sinh chưa chủ động vận dụng kiến thức kỹ năng của văn học vào thực tế cuộc sống, ít biết liên hệ giữa thực tế cuộc sống với văn học. Từ đó dẫn đến việc học sinh ít nắm bắt, quan tâm hoặc thờ ơ với những vấn đề nóng hổi bức thiết của đời sống xã hội trong và ngoài nước.... Chính vì thế lại càng đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là giáo viên Ngữ văn phải tạo được giờ học thu hút học sinh, làm cho học sinh mong chờ đến giờ học. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, tìm ra được những thuận lợi - khó khăn trong giờ học để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm cho mình. 2. Thực tế giảng dạy của giáo viên Chương trình SGK THCS đưa vào học một số văn bản mới, đó là văn bản nhật dụng. Văn bản này chiếm số luợng không nhiều (chỉ chiếm 10% trong chương trình SGK THCS), nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề PPDH văn bản nhật dụng. Cho nên giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ít khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng: “chất văn” trong văn bản nhật dụng không nhiều, nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề Lịch sử, Sinh học hay Pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưa cao. Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách 5 năm, tôi nhận thấy mình và các đồng nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế cả về phương pháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các văn bản nhật dụng. Cụ thể là: + Còn một số giáo viên coi các văn bản này là một thể loại cụ thể giống như truyện, kí ... + Giáo viên thuờng chú ý khai thác và bình giá trên nhiều phương diện của sáng tạo nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, cách kể mà chưa chú trọng đến vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh. + Quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống mà giáo viên chú ý nhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức cơ bản chưa đầy đủ. + Vốn kiến thức của một số giáo viên còn hạn chế, thiếu sự mở rộng . + Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho HS. + Về phương tiện dạy học mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ trong khi đó có một số văn bản nếu học sinh được xem những đoạn băng ghi hình sẽ sinh động hơn rất nhiều. Ví dụ như văn bản “Động Phong Nha”, “Ca Huế trên sông Hương”... nhưng còn một số giáo viên chưa chú ý đến vấn đề này. + Một số giáo viên còn có tâm lý phân vân không biết có nên sử dụng phương pháp giảng bình khi dạy những văn bản này không và nếu có thì nên sử dụng ở mức độ như thế nào? + Giờ dạy còn đơn điệu, chưa thực sự thu hút sự chú ý của học sinh. 3. Nguyên nhân của thực trạng trên là: - Văn bản nhật dụng mới được đưa vào giảng dạy, số lượng văn bản không nhiều nên giáo viên còn thấy mới mẻ, ít có kinh nghiệm, lúng túng về phương pháp. - Một số giáo viên chưa có kĩ năng sử dụng bài giảng điện tử nên việc mở rộng kiến thức cho các em bằng âm thanh, hình ảnh còn hạn chế. Chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng. - Chưa có ý thức sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản như tranh ảnh, văn thơ , nhạc để bổ sung cho bài học thêm phong phú - Học sinh còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mà chưa có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, chưa chủ động sưu tầm tài liệu có liên quan tới bài học Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một số kinh nghiệm trong giảng dạy vă ... làm say đắm lòng người.Vậy ca Huế bắt nguồn từ đâu? Cách thưởng thức ca Huế ra sao ? Để hiểu được điều này chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua bài học hôm nay. Tiết 113 – Bài 28 Ca Huế trên sông Hương Hà ánh Minh b) Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò . Hoạt động 1 ( 5phút) Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản. GV : Hướng dẫn cách đọc : Văn bản này cần đọc với giọng đọc chậm rãi, rõ ràng. Với những câu đặc biệt cần ngắt nhịp đúng. Còn những đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả cần đọc chậm và diễn cảm. GV : Yêu cầu HS đọc một số đoạn tiêu biểu. HS : Nhận xét cách đọc của bạn. GV : Nhận xét cách đọc của HS. ? Theo em, văn bản được lấy từ nguồn tư liệu nào ? HS : Nêu ý kiến dựa vào SGK ? Dựa vào chú thích trong SGK, em thấy có từ ngữ nào mà em chưa hiểu rõ ? HS : Nêu các từ chưa hiểu rõ. HS khác nêu cách hiểu, sau đó GV bổ sung. ? Theo em văn bản được trình bày chủ yếu bằng phương thưc biểu đạt chính nào ? HS : Nêu ý kiến GV : Đây là văn bản thuyết minh có sử dụng yế tố miêu tả và biểu cảm, thuộc kiểu văn bản nhật dụng. ? Có thể chia bố cục của văn bản thành mấy phần ? HS : Nêu ý kiến GV: Yêu cầu HS quan sát bố cục trên máy chiếu để chốt nội dung cần nắm vững về văn bản. 2. Hoạt động 2 ( 20 phút) - GV : Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trong SGK. HS khác nhận xét về cách đọc của bạn - GV: Nhận xét. GV: Qua đoạn văn các em đã được biết về một số làn điệu ca Huế, bây giờ mời các em nghe một số làn điệu ca Huế. HS: Nghe và quan sát trên phông chiếu hai đoạn phim về ca Huế trên sông Hương. Điệu Nam ai - nam bình GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm liệt kê các làn điệu ca Húê và đặc điểm nổi bật của các làn điệu ấy vào phiếu học tập. HS: Thảoluận nhóm để điền vào phiếu học tập. HS: Nộp phiếu. GV: Đưa kết quả lên máy chiếu vật thể. HS: Quan sát kết quả trên phông chiếu. HS: Nhận xét kết quả của các nhóm và bổ sung. GV: Nhận xét và đánh giá kết quả của các nhóm. ? Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng phép liệt kê, vậy phép liệt kê ấy có tác dụng gì? HS: Nêu ý kiến GV: Phép liệt kê đã giúp người đọc cảm nhận được ca Huế phong phú, đa dạng về làn điệu và mỗi một làn điệu lại mang những sắc thái riêng âm hưởng và giai điệu riêng. ? Vậy sự phong phú, đa dạng về làn điệu của ca Huế có mối quan hệ như thế nào tới điều kiện tự nhiên, lịch sử và con người Huế? HS: Nêu ý kiến GV: mở rộng kiến thức đặc điểm về thời tiết, lịch sử và nội tâm của con người Huế có liên quan tới các làn điệu của ca Huế. HS: quan sát trên phông chiếu để chốt lại kiến thức. (Phép liệt kê dẫn chứng, tg làm nổi bật sự phong phú của dân ca Huế về làn điệu và sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm.) Mở rộng : Bên cạnh cái nôi dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta ? (Dân ca quan họ Bắc Ninh. Dân ca đồng bằng Bắc bộ. Dân ca miền núi.) Chuyển ý: Phần tiếp theo của văn bản giới thiệu với ta điều gì về ca Huế ?( Cảnh ca Huế trên sông Hương) GVchuyển sang phân tích nội dung thứ hai. ? Đoạn văn nào cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ ? HS tìm chi tiết và kể tên các nhạc cụ được sử dụng khi biểu diễn ca Huế GVgiới thiệu và thể hiện trên phông chiếu hình ảnh các nhạc cụ. HS: Quan sát nhạc cụ ? . Em có nhận xét gì về các loại nhạc cụ này? GV giải thích: Đây là những nhạc cụ dân tộc được sử dụng trong những khi biểu diễn ca Huế ? Em hãy tìm trong văn bản những chi tiết nói về các ca công, nhạc công và nêu nhận xét về trang phục và tài năng của họ? HS: Dựa vào SGK để tìm. GV: yêu cầu HS quan sát hình ảnh trên phông chiếu về các ca công, nhạc công và nêu nhận xét. GV: Đọc mẫu đoạn văn từ “Đêm thành phố lên đèn như sao sa.xao động tận đáy hồn người”. HS: Quan sát trên phông chiếu Thảo luận nhóm: HS điền thông tin vào phiếu học tập sau: Không gian biểu diễn Thời gian biểu diễn Người biểu diễn Người thưởng thức ? Có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế ? Hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh thưởng thức ca Huế? HS nêu ý kiến GV khắc sâu:Không gian biểu diễn rất đặc biệt . Cả người thưởng thức và người biểu diễn đều ngồi trên một con thuyền, không có khoảng cách, tạo nên một không gian ấm cúng gần gũi. Con thuyền chuyển động theo dòng Hương giang.Sóng vỗ mạn thuyền tạo những đợt sóng cứ lan xa, lan xa, làm cho mặt sông lung linh ánh trăng, ánh đèn hoà. Trong không gian ấy điệu hò cất lên làm xao xuyến tận đáy hồn người. Hỏi: Em có nhận xét gì về việc sử dụng các từ ngữ miêu tả ở đoạn này? (Từ ngữ gợi hình ảnh âm thanh, giúp người đọc hình dung được một cách cụ thể về thời gian, không gian diễn ra cảnh ca Huế) GV: máy chiếu phông chữ, GVđọc nhấn mạnh những từ ngữ cô đọng đã gạch chân Em cảm nhận như thế nào về ca Huế? HS nêu cảm nhận. Cách thưởng thức ca Huế vừa dân dã vừa sang trọng, giữa một thiên nhiên và lòng người trong sạch. Ca Huế đã đạt tới vẻ đẹp hoàn thiện trong cách thưởng thức. GV: Bình Thưởng thức ca Huế con người không chỉ đến với âm nhạc mà với tất cả những gì tinh tuý của thiên nhiên và con người: cái yên tĩnh của đêm, cái huyền ảo của dòng sông thơ mộng, cái cổ kính linh thiêng của những chùa chiền lăng tẩm, cái dìu dặt của tiếng hát tiếng đàn, cái cổ xưa mà thanh thoát trong cách ăn vận của con ngườiNghe ca Huế con người như thoát khỏi cõi tục để đến với cái đẹp và thơ ? Ca Huế được hình thành NTN ? HS: Tìm đoạn văn nói về nguồn gốc của ca Huế. GV:Giải thích nhạc dân gian: là các làn điệu dân ca, những điệu hò ... thường sôi nổi, lạc quan, vui tươi. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi. Đó là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn đã tạo nên sự đặc sắc của ca Huế. Hỏi: Tại sao có thể nói: Nghe ca Huế là một thú tao nhã ? HS: thảo luận nhóm trong bàn và nêu ý kiến. GV: Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc ...Chính vì thế nghe ca Huế là một thú tao nhã. ? Khi viết lời cuối văn bản “Không gian như lắng đọng ... kín đáo, sâu thẳm” tác giả muốn bạn đọc cùng cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương ? HS: Trình bày cảm nhận. GVbình: Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn cảm thấy tình người. Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn những vẻ đẹp của tình người xứ Huế. Ca Huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó. Nó như lời mời gọi du khách hãy đến với xứ Huế thân thương. c. Mở rộng, khái quát kiến thức:(3phút) ? Hỏi Sau khi đọc văn bản này, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế ? - Huế nổi tiếng về âm nhạc dân gian và cung đình. - Người đến thăm Huế cũng thêm phần hiểu biết văn hoá, trở nên thanh lịch hơn. ? Văn bản đã gợi lên tình cảm nào trong em HS; Nêu cảm nhận. GV: Cho HS nghe nhã nhạc cung đình Huế và giới thiệu loại nhạc này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. 4. Liên hệ khác: (2 phút) Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2003. Liên hệ với di tích lịch sử địa phương: Quê hương chúng ta cũng có di tích lịch sử Cổ Loa nổi tiếng bởi nơi đây cũng đã là kinh đô nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương, với tòa thành ốc dựng xây bao đời. Cổ Loa chúng ta cũng nổi tiếng với những làn điệu chèo cổ, những tích tuồng mang đậm chất văn hóa dân gian. “ Ai về thăm đất Cổ Loa. Nghe câu chèo cổ thiết tha tình người”. Hoạt động 3: 4. Củng cố ( 5 phút) Tổng kết ? Văn bản có những nét thành công nào về ND và NT ? (H/s đọc ghi nhớ.) Nội dung cần đạt I. Tìm hiểu chung: 1. Đọc văn bản 2. Xuất xứ tác phẩm : Trích "Báo người Hà Nội ’’ . 3. Chú thích : 4. Phương thức biểu đạt chính : Thuyết minh có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. 5. Bố cục : 3phần - Vẻ đẹp phong phú của các làn điệu ca Huế. -Vẻ đẹp của cảnh ca Huế đêm trăng trên sông Hương. - Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. II. Đọc hiểu văn bản 1. Các làn điệu dân ca Huế. - Điệu Lý hoài nam * Tên làn điệu và đặc điểm - Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã. - Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp...: náo nức nồng hậu tình người. - Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện ...: gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. - Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: Buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn,... - Tứ đại cảnh: Không vui, không buồn. * Nghệ thuật: dùng biện pháp liệt kê kết hợp với lời giải thích, bình luận. => Ca Huế bắt nguồn từ cuộc sống, thể hiện tâm tư, tình cảm của con người. => Ca Huế : - phong phú về làn điệu. - Sâu sắc thấm thía về nội dung, tình cảm. - Mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế. 2. Cảnh ca Huế trên sông Hương * Nhạc cụ sử dụng trong ca Huế: - Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, .. Đó là các nhạc cụ dân tộc. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. * Người biểu diễn ca Húê - Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng ...; Nữ mặc áo dài, khăn đóng. Tài nghệ chơi đàn và biếu diễn rất diêu luyện-> Yêu ca Huế. * Cách thưởng thức ca Huế: Độc đáo và đặc sắc: - Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo và thơ mộng. - Nghe và nhìn trực tiếp các ca công qua cách ăn mặc và cách chơi đàn điêu luyện * Nguồn gốc của ca Huế - Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. -> Tạo nên sự độc đáo và đặc sắc. III. Tổng kết: 1. Nội dung: Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hoá, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng , cần được bảo tồn và phát huy. 2. Nghệ thuật: Tác giả sử dụng thành công phép liệt kê và kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm một các nhuần nhuyễn. * Ghi nhớ: SGK. 5. hướng dẫn về nhà :(2 phút) * Học bài cũ: Phân tích văn bản theo bố cục Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận về ca Huế * Chuẩn bị bài tiếp theo. Soạn chèo “Quan Âm Thị Kính”: Tìm hiểu về thể loại chèo Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài Sưu tầm đĩa CD chèo “Quan Âm Thị Kính” Bài học kinh nghiệm: - Qua các giờ dạy áp dụng đề tài trên tôi nhận thấy rằng không phải sử dụng ở lớp nào cũng như nhau mà còn phải căn cứ vào đối tượng học sinh của từng lớp. ở lớp khá giáo viên có thể nâng cao hơn vận dụng những câu hỏi khó để đưa học sinh vào tình huống tự bộc lộ, còn ở lớp trung bình có thể sử dụng hạn chế hơn những câu hỏi trên. - Giáo viên phải thực sự đầu tư trong việc chuẩn bị, soạn bài chu đáo, tìm hiểu suy nghĩ, tham khảo nhiều sách báo, am hiểu thực tế xã hội ... để tạo được hệ thống câu hỏi hợp lý, lý thú giúp cho các em tìm hiểu bài. Thái độ của thầy trong giờ giảng cần cởi mở, thân mật, tạo được sự thân mật, gần gũi đối với học sinh. Có như vậy thì giờ dạy mới thành công.
Tài liệu đính kèm: