Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh khối 6 ở Trường THCS Tân Hội Trung

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh khối 6 ở Trường THCS Tân Hội Trung

A. PHẦN MỞ ĐẦU

 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng trên Thế giới và là một môn học cần thiết với học sinh . Đa số các nước giao dịch với nhau bằng ngôn ngữ này. Ở Việt Nam tiếng Anh được dạy ở các trường phổ thông và đó là một môn học bắt buộc và quan trọng.Đối với học sinh ở các trường trọng điểm, hay học sinh được phụ huynh, quan tâm lo học thêm song song với các môn chính khác, các em học tự tin và tiếp thu kiến thức mới dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một phần đông học sinh vì lý do này hay lý do khác bị hụt hẩn kiến thức, hoặc do các em chưa được học ở trường Tiểu học vì thế đưa đến kết quả là học yếu kém môn tiếng Anh và bảo rằng đây là một môn học khó, nhất là học sinh khối 6 đầu cấp, muốn có những phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động trong quá trình học tập của học sinh và biến môn học này thành môn học đầy hứng thú, say mê. Đồng thời giảm bớt tỷ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng bộ môn tiếng anh. Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi đúc kết được một số kinh nghiệm và đó cũng là lý do vì sao tôi chọn đề tài “một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh khối 6 ở Trường THCS Tân Hội Trung”

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2241Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh khối 6 ở Trường THCS Tân Hội Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng trên Thế giới và là một môn học cần thiết với học sinh . Đa số các nước giao dịch với nhau bằng ngôn ngữ này. Ở Việt Nam tiếng Anh được dạy ở các trường phổ thông và đó là một môn học bắt buộc và quan trọng.Đối với học sinh ở các trường trọng điểm, hay học sinh được phụ huynh, quan tâm lo học thêm song song với các môn chính khác, các em học tự tin và tiếp thu kiến thức mới dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một phần đông học sinh vì lý do này hay lý do khác bị hụt hẩn kiến thức, hoặc do các em chưa được học ở trường Tiểu học vì thế đưa đến kết quả là học yếu kém môn tiếng Anh và bảo rằng đây là một môn học khó, nhất là học sinh khối 6 đầu cấp, muốn có những phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động trong quá trình học tập của học sinh và biến môn học này thành môn học đầy hứng thú, say mê. Đồng thời giảm bớt tỷ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng bộ môn tiếng anh. Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi đúc kết được một số kinh nghiệm và đó cũng là lý do vì sao tôi chọn đề tài “một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh khối 6 ở Trường THCS Tân Hội Trung”
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 1. Mục đích:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra các giải pháp tích cực trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh, góp phần giảm bớt tỷ lệ học sinh yếu kém ở bộ môn tiếng Anh.
 2. Phương pháp nghiên cứu:
Tham khảo tài liệu, khảo sát ý kiến thực tế học sinh, tham khảo ý kiến đồng nghiệp trong tổ và những đồng nghiệp khác. Đặc biệt là sự tham khảo các ý kiến của những giáo viên chủ nhiệm của các lớp do tôi phụ trách bộ môn tiếng Anh
III.GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
- Gíao viên: Dựa vào những học hỏi, những kinh ngihệm và những biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở môn tiếng Anh của đồng nghiệp trong tổ tiếng Anh. 
- Học sinh: Dựa vào thái độ học tập qua những tiết dạy và kết quả khảo sát đầu năm, kết quả học tập của học sinh khối lớp mình giảng dạy. 
Trong lý thuyết về phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh có rất nhiều hình thức và phương pháp để cho học sinh học cho có hiệu quả, nhưng vấn đề là mỗi giáo viên đã vận dụng nó vào tiết dạy như thế nào? Sự vận dụng đó có thực sự gây hứng thú và mang lại hiệu quả cho học sinh chưa? Bên cạnh những thủ thuật còn những yếu tố nào có thể giúp học sinh yếu kém học tốt môn tiếng Anh. Đối với đề tài này, tôi chú ý vào việc nghiên cứu những hình thức và biện pháp trong việc phụ đạo cho học sinh yếu kém, để góp phần giảm bớt tỷ lệ học sinh yếu kém ở bộ môn tiếng Anh ở trường THCS Tân Hội Trung
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
	Trong lý thuyết về phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém có rất nhiều hình thức và phương pháp để cho học sinh học cho có hiệu quả, nhưng vấn đề là mỗi giáo viên đã vận dụng nó vào tiết dạy như thế nào? Sự vận dụng đó có thực sự gây hứng thú và mang lại hiệu quả cho học sinh chưa? Bên cạnh những thủ thuật còn những yếu tố nào có thể giúp học sinh yếu kém học tốt. Đối với đề tài này, tôi chú ý vào việc nghiên cứu những hình thức và biện pháp trong việc phụ đạo cho học sinh yếu kém môn tiếng anh khối 6, để góp phần giảm bớt tỷ lệ học sinh yếu kém ở trường THCS Tân Hội Trung
PHẦN NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Mục tiêu giáo dục của chúng ta là giáo dục toàn diện. Chính vì thế ngoài việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì việc giáo dục để học sinh lĩnh hội tri thức một cách tích cực là quan trọng nhất. Người dạy phải làm sao để người học lĩnh hội một cách sâu sắc các môn học mà mình phụ trách thì quá trình dạy học mới thành công.
Để thực hiện được điều đó thì người dạy cần phải thay đổi phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức kĩ năng đã thu nhận được. Sự định hướng thay đổi phương pháp dạy học đã được thể hiện rõ trong luật giáo dục, các tài liệu về đổi mới phương pháp.... cho nên đối với môn tiếng Anh việc thay đổi phương pháp dạy học là điều tất yếu. Bởi vì tiếng Anh là một môn học mà đa số học sinh rất ngán ngại vì thiếu tự tin trong việc học tập và cho là khó. Bên cạnh thay đổi phương pháp thì cơ sở vật chất, thiết bị để đáp ứng cho việc dạy học tiếng Anh cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế, người dạy học trước hết phải làm cho người học tự tin sẽ học tốt môn này và từng bước dẫn người học đi vào say mê học. Để làm được điều đó buộc người học phải vận dụng một số phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong quá trình giảng dạy của mình. Đặc biệt phải trang bị cho học sinh có đủ những kiến thức để học, đồng nghĩa với việc giáo viên phải làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu kém của môn mình phụ trách.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
	Để nắm bắt được các thông tin, văn hoá, khoa học kỹ thuật của nước ngoài thì điều quan trọng trước mắt là chúng ta phải biết tiếng nước ngoài. Với nhu cầu giao tiếp hiện nay tiếng anh là ngoại ngữ phổ biến nhất và là công cụ giao tiếp trên tất cả các lĩnh vực như: khoa học, kinh tế, chính trị và cả trong lĩnh vực giáo dục.. đất nước ta đang trên con đường phát triển và hội nhập thì việc học tiếng anh trở thành nhu cầu cấp bách và không thể thiếu được, vì thế tiếng anh đã trở thành môn học chính yếu trong chương trình học của học sinh.
Đây là môn học cần đầu tư nhiều thời gian học tập, nghiên cứu.
Là bộ môn cần phải có sách và tài liệu cần thiết để nghiên cứu và trao đổi.
Gần đây bộ giáo dục thực hiện đổi mới PPDH ở các môn nói chung và môn tiếng anh nói riêng đã được triển khai trong toàn ngành, đã thực hiện và tạo ra những chuyển biến khá tích cực và đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận trong đơn vị. Việc đổi mới PPDH trong môn tiếng anh là hết sức cần thiết và cấp bách. Nhưng đổi mới không có nghĩa là giáo viên bỏ đi PPDH truyền thống. Đổi mới PPDH là biết vận dụng các phương pháp một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập ở tất cả các đối tượng. Đặc biệt giáo viên phải biết vận dụng phương pháp tạo hứng thú cho học sinh học tập tốt hơn.
III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
- Hiện nay đa số học sinh học môn tiếng Anh đều rất yếu. Các em yếu nghe, nói , đọc, viết, yếu cả về sự chăm chỉ say mê bộ môn này.
- Một số học sinh khi học giờ tiếng Anh còn chưa tập tung nghe giảng bài, chưa học bài cũ, chuẩn bị bài mới khi đến lớp.
- Phần đông học sinh còn ngại và chưa có sự say mê, chưa biết phương pháp tự học.
- Khả năng tiếp thu kiến thức ngôn ngữ cơ bản còn chậm, thiếu khả năng tư duy.
- Bên cạnh đó, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy và học.
*Nguyên nhân :
- Tình trạng chất lượng dạy học môn ngoại ngữ còn thấp do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do môn tiếng Anh là môn học hoàn toàn khó đối với nhũng học sinh vùng sâu, khả năng giao tiếp tiếng phổ thông còn hạn chế. Việc tiếp cận với ngôn ngữ nước ngoài gặp nhiều khó khăn Thêm vào đó, phụ huynh và học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Do đó chưa có sự đầu tư thời gian, công sức, chưa nổ lực vượt khó học tập. Nhiều học sinh đến giờ học không tập trung. Không chịu khó rèn luyện học hỏi nên không thể tiến bộ được. Môn tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp. Thế nhưng, một số học sinh hầu như chỉ tập trung vào học các môn khác, ít chú ý trau dồi môn tiếng Anh, học sinh có tâm lý ngại khó. Bên cạnh đó, một số trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của học sinh còn hạn chế. Hiện nay, chương trình và sách giáo khoa đổi mới rất hay, song độ khó cũng cao hơn, đối với những học sinh mất “căn bản” thì không thể theo được . Vì vậy, nhiều học sinh không kham nổi chương trình, nhất là những học sinh yếu kém. Mặt khác học sinh phải học quá nhiều môn, lại còn học tự chọn, học phụ đạo Do vậy mà thời gian dành cho môn tiếng Anh càng bị sang sẽ. Một nguyên nhân nữa là do giáo viên chưa đầu tư cho việc soạn giảng nhiều, khả năng tự làm đồ dùng dạy học và các phương tiện dạy học vào giảng dạy chưa cao. Trình độ học sinh không đồng đều. Hoạt động học tập không được phát huy tích cực đồng bộ.
IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
- Như trên đã nói, đây là biện pháp hàng đầu để hổ trợ cho biện pháp quyết định là tổ chức và quản lý học sinh. Thế nên trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém môn tiếng Anh đã coi trọng công tác tư tưởng bằng các việc làm sau:
 1. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình:
- Qua tìm hiểu học sinh trên địa bàn xã Tân Hội Trung yếu kém môn tiếng Anh có nhiều hoàn cảnh đặc biệt, nhiều em mồ côi, cha mẹ ly hôn, các em phải sang ở với ông bà, cô dì,  Một số ít nhất là con được nuông chìu quá mức, được ba mẹ bao che các lỗi lầm.
- Các em có những đặc điểm tâm lý riêng, thế nên tôi thường thăm dò hoàn cảnh gia đình của các em qua sơ yếu lý lịch, bạn bè gần xa, giáo viên chủ nhiệm và tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng học tập của các em.
 2. Duy trì sỉ số:
- Đi học đầy đủ là điều kiện tất yếu để học sinh học tốt. Cần quan tâm đến việc vắng mặt của học sinh trong lớp, vì phần lớn những học sinh trốn tiết, bỏ tiết là những học sinh yếu, chán học, sẽ có nguy cơ nghỉ học luôn. Những trường hợp như thế, giáo viên bộ môn cần thông báo kịp thời cho giáo viên chủ nhiệm để báo cáo cho phụ huynh học sinh ngay, nhằm giúp các em chấn chỉnh lại, đưa các em trở lại lớp học.
 3. Xây dựng tốt mối quan hệ thầy – trò:
- Học sinh yếu kém thường mang nhiều mặt cảm. Các em có hai mặt tâm lý đối nghịch nhau: một số em quậy phá, nghịch ngợm, trốn học, bỏ tiết và một số em rút vào cái vỏ của mình qua những biểu hiện như: nhút nhát, không phát biểu, xa lánh bạn bè, thầy cô.
- Biện pháp cần đặt ra ở đây là giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến các em, gần gũi, trò chuyện, nâng đỡ các em, đôi lúc cũng phải cứng rắn quở phạt các em.
- Học sinh yếu thường phạm, nhiều khuyết điểm kéo dài cả về học tập lẫn đạo đức, chúng ta không thành kiến với các em, không vội vàng cho điểm xấu mà phải tìm cách giúp đỡ để các em vượt qua khó khăn, ham thích học tập hơn.
 4. Nêu tấm gương sáng:
- Chọn những em tiêu biểu nêu gương mẫu cho các em noi theo. Khen thưởng những em yếu kém có tiến bộ dù chỉ 0,5 điểm nhằm khích lệ, động viên tinh thần của các em.
 5. Tìm hiểu đóng góp ý kiến với cha mẹ học sinh:
- Nhà trường và gia đình là cầu nối quan trọng trong việc học tập của các em. Cha mẹ phải thực sự là một “giáo viên” ở nhà, nhắc nhở các em chuẩn bị bài, học bài và hướng dẫn làm bài tập nếu được.
- Cha mẹ phải quan tâm đến con cái, phải sống lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Giáo viên bộ môn ít có dịp gặp trực tiếp cha mẹ học sinh. Do đó chúng ta phải kịp thời báo cáo những vi phạm của học sinh mình cho giáo viên chủ nhiệm biết để nhắc nhở học, liên hệ phụ huynh nếu cần có thể gặp gỡ họ trực tiếp để trao đổi một số vấn đề có lên quan.
 6. Tinh thần, trách nhiệm của người thầy:
Cũng như cha mẹ học sinh, người thầy cũng phải gương mẫu, là tấm gương cho học sinh noi theo. Người thầy phải có tinh thần trách nhiệm cao, không thành kiến, bỏ rơi một học sinh nào. Luôn tìm tòi học hỏi không ngừng để cải tiến phương pháp, dùng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau sao cho phù hợp với từng học sinh.
 7. Công tác tổ chức quản lý học sinh yếu kém:
7.1. Đánh giá chất lượng học tập của học sinh:
- Nhằm đáng giá đúng mức độ học tập của học sinh, vào đầu năm học nhà trường thường kiểm tra chất lượng đầu năm. Từ đó, giáo viên bộ môn có thể phân học sinh thành nhiều nhóm: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém.
- Từ đó, giáo viên bộ môn lập danh sách theo dõi học sinh yếu kém, quan sát hàng ngày, ghi nhận kết quả từng kỳ kiểm tra. Muốn theo dõi chất lượng học tập của học sinh yếu kém một cách chính xác, giáo viên phải thực sự nghiêm túc trong việc coi và chấm trả. Việc làm này có đúng đắn, chúng ta mới nắm được các mặt tồn tại của học sinh để kịp thời phụ đạo bổ sung. Mỗi giáo viên bộ môn đều có trong tay sổ “Theo dõi sự tiến bộ của học sinh”.
STT
Họ và tên
Kết quả
Đầu HK1
Giữa HK1
Cuối HK1
Giữa HK2
Cuối HK2
7.2. Phụ đạo học sinh yếu kém:
- Đây là một công tác cần phải có đối với những học sinh yếu kém. Ngay từ bài khảo sát chất lượng đầu năm và căn cứ vài tình hình học tập ở lớp dưới, giáo viên bộ môn có thể lập danh sách những em dưới trung bình để có thể cho vào lớp phụ đạo. Mỗi học sinh yếu kém có tiến bộ hay không là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa ba môi trường: nhà trường – gia đình – xã hội. Dựa vào danh sách học sinh yếu kém của từng lớp, Ban Giám Hiệu nhà trường tổ chức một buổi họp mặt phụ huynh của những em yếu kém đó nhằm thông báo cho phụ huynh về việc học tập của con em mình. Qua đó đa số phụ huynh đều đồng tình với việc phụ đạo cho con em họ.
- Nhờ có sự tổ chức quản lý của Ban Giám Hiệu nhà trường, việc dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém một phần nào đó cũng góp phần nâng cao chất lượng học tập. Trong quá trình dạy phụ đạo, tôi thường phân chia các em yếu ra thành hai nhóm khác nhau: yếu về từ vựng hay yếu về ngữ pháp.
* Ở nhóm yếu về từ vựng: 
 	Đa số các em không biết cách học từ vựng, không biết từ loại của từ, học mà không nhớ rõ nghĩa, hoặc nhớ nghĩa mà không thuộc từ. Đối với học sinh nhóm này, tôi yêu cầu các em mỗi ngày học ba từ vựng. Vào 15 phút đầu giờ, tôi nhờ cán sự bộ môn và một số em học giỏi trong lớp đi kiểm tra những em yếu từ vựng này và báo kết quả lại 
cho tôi. Đến ngày học phụ đạo lần sau, tôi sẽ kiểm tra tất cả từ vựng mà tôi yêu cầu các em học trong một tuần. Làm được như thế, đối với một em chịu học từ vựng một cách nghiêm túc thì chẳng bao lâu lượng từ vựng trong trí nhớ của các em sẽ được nâng lên rất nhiều.
* Riêng các em yếu về ngữ pháp: 
Tôi sẽ phụ đạo cho các em theo từng loại hình bài tập khác nhau: chia động từ trong ngoặc, chuyển câu sang thể phủ định hoặc nghi vấn, đặt câu hỏi với từ gạch dưới hoặc từ trong ngoặc Trước khi đưa ra các dạng bài tập nào đó, tôi thường dành 15 phúc đầu giờ để nhắc lại những kiến thức cơ bản về ngữ pháp nào đó.
Chẳng hạn, hôm nay chúng tôi muốn yêu cầu học sinh làm bài tập chia động từ ở thì quá khứ đơn, trước khi đưa lên bảng một số câu cụ thể, tôi nhắc lại phần lý thuyết cơ bản.
Phụ đạo học sinh yếu kém là cho các em làm những dạng bài tập cơ bản. Khi các thao tác đã nhuần nhuyễn, giáo viên bộ môn có thể cho các em làm quen với các dạng bài tập, đề thi học kỳ để các em có được những kĩ năng làm bài tốt.
Mỗi một buổi dạy phụ đạo là một loại hình bài tập khác nhau. Sau 4 tiết phụ đạo sẽ có một bài kiểm tra xem mức độ hiểu của các em có tiến triển không? Các em đã làm được bài tập đã học chưa?
Nhờ biện pháp này mà nhiều năm qua, khi nhìn đề kiểm tra của trường, phòng giáo dục ra đề, tôi có thể đoán gần chính xác số học sinh trên, dưới trung bình ở các lớp mình đang dạy.
7.3. Phỏng vấn giáo viên môn Anh văn:
Nguyên nhân học sinh yếu kém môn này do đa số lười học bài, một số có khả năng tiếp thu kém, học sau quên trước do từ vựng quá nhiều.
7.4. Về chỗ ngồi của học sinh, giáo viên bộ môn cần lưu ý: Có một thời gian tôi thường xếp học sinh yếu kém ngồi kế bên em học khá, giỏi trong lớp, nhưng thất bại vì có lắm tình trạng em học giỏi học thay cho em học yếu, kém (nhắc bài, cho bạn yếu chép bài của mình)
Học sinh yếu kém thường chán học, lo ra, nên “ưu tiên” xếp các em ngồi ở những bàn trên, em cao ngồi bên trong để không che khuất các em nhỏ bên dưới, ngồi gần giáo viên các em có tâm lý lo sợ, không dám xao lãng trong giờ học.
7.5. Sách vở:
Sách vở rất cần thiết trong việc học ở nhà, chuẩn bị bài tốt cho tiết học tới. Do đó phải thường xuyên kiểm tra sách vở của nhóm yếu kém này.
Giáo viên bộ môn nên phân công học sinh giỏi bộ môn (cán sự bộ môn) khi có yêu cầu để kiểm tra sách vở, góp ý với bạn và báo cáo cho giáo viên.
Kiểm tra và tự kiểm tra lẫn nhau của học sinh giúp giáo viên đỡ vất vả hơn, mà vẫn đảm bảo chính xác. Giáo viên bộ môn chỉ còn nhiệm vụ bao quát và thỉnh thoảng gọi một vài học sinh yếu kém bất kì để kiểm tra lại.
Phát hiện ngay từ đầu những học sinh không đủ sách vở cần thiết theo yêu cầu bộ môn để buộc các em mua. Đối với những em nghèo, khó khăn, giáo viên có thể mượn sách ở thư viện thay cho các em.
7.6. Kiểm tra:
Kiểm tra thường xuyên và giúp đỡ cụ thể rất cần thiết cho các em yếu kém, vì những em này với tâm lý chán học, nếu không kiểm tra các em sẽ chẳng chịu học gì cả.
* Biện pháp:
Nhờ cán sự bộ môn truy bài vào 15 phút đầu giờ, nếu hôm đó có tiết Anh văn. Giáo viên kiểm tra các em thường xuyên bằng nhiều hình thức (miệng, viết, trắc nghiệm). Phát hiện những em lệch lạc, có chuyển biến nên ghi vào sổ theo dõi tình hình học tập bộ môn.
Kiểm tra ngắn gọn ngoài giờ học chính thức để khỏi mất thời gian trong tiết học. Gạt bỏ quan niệm chỉ cho điểm kiểm tra theo cột quy định là đủ. Quan niệm này thường dẫn đến tình trạng học sinh được kiểm tra rồi sẽ ỷ lại, không học bài nữa.
Biện pháp kiểm tra thường xuyên phải được làm từ lớp dưới, để phát hiện được chỗ yếu kém của học sinh và kiên trì, bổ sung những lỗ hỏng kiến thức thì các em mới có thể tiếp thu một cách vững vàng kiến thức ở lớp trên.
Giáo viên chúng ta thường chú ý đến khâu soạn bài, lên lớp đủ các bước, dạy đúng phân phối chương trình là biểu hiện chỉ tốt ở bước đầu. Vấn đề tổ chức học sinh học tập trong lớp, ở nhà giữ một vai trò quan trọng. Thế nên lấy biện pháp kiểm tra thường xuyên, phát hiện học sinh học bài, làm bài, cải tiến cách học thế nào cho có hiệu quả là điều cấp thiết để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
7.7. Dự giờ thao giảng:
Dự giờ, quan sát, ghi chép, học tập kinh nghiệm của các giáo viên trong tổ để bổ sung những thiếu sót về phương pháp, về quản lý học sinh yếu kém trong tiết học.
V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
 Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này trên những lớp được phân công giảng dạy, tôi nhận thấy động cơ học tiếng Anh của học sinh tăng lên rõ rệt, các em thích học mông tiếng Anh hơn.Tình trạng trốn học tiếng Anh không còn, chất lượng học tiếng Anh tăng dần, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm rất nhiều.
Đây là kết quả học môn tiếng Anh trong học kì 1 tôi giảng dạy như sau:
TT
Lớp
TS
học sinh
Kết quả
Khảo sát đầu năm
Trung bình học kì 1
Dưới TB
TB
Khá
Giỏi
Dưới TB
TB
Khá
Giỏi
1
6A2
38
15
11
9
3
3
9
19
7
2
6A3
37
18
12
5
2
4
15
9
9
3
7A4
34
15
11
6
2
5
9
13
7
TC
109
48
34
20
7
12
33
41
23
 C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC:
 Thực tế trong quá trình phụ đạo học sinh yếu kém, không phải phương pháp nào là “vạn năng” mà chúng ta chỉ phát huy tác dụng tối đa khi được phối hợp, vận dụng một cách hợp lý, đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo các giải pháp trên hoặc tùy vào đặc điểm của đơn vị , trình độ của học sinh từng trường mà chúng ta lựa chọn một hoặc vài giải pháp chủ đạo để phát huy tác dụng tối đa các giải pháp đề xuất. Do đó các cấp quản lý, các lực lượng giáo dục và nhà trường cần có sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, cùng phối hợp chặt chẽ để giúp đơn vị vận dụng tốt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn tiếng anh.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng anh khối 6 ở trường THCS Tân Hội Trung” tôi nhận thấy đề tài này có tính khả thi cao, đã mang lại hiệu quả cho nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn tiếng anh và duy trì được trường chuẩn quốc gia. Tôi nhận thấy đề tài này áp thể áp dụng được rộng rãi. 
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu “Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh khối 6 ở trường THCS Tân Hội Trung” bản thân rút ra một số kinh nghiêm như sau:
- Để đạt hiệu quả cao trong tiết dạy ngoài vai trò tích cực trong học tập của học sinh còn phải đề cập đến tính kiên nhẫn của người giáo viên phải thường xuyên khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm, năng động, tìm tòi và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để đảm bảo tiến độ chương trình phân phối, vừa giúp học sinh hiểu bài, tạo nền tảng cho cấp học tiếp theo.
- Ngoài ra giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ và đầu tư tìm những thủ thuật thích hợp với những kiến thức của bài và thích hợp với trình độ tiếp thu của học sinh trên từng lớp mình dạy. 
- Bên cạnh đó giáo viên cũng phải nghiên cứu quan sát thái độ tình cảm tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của học sinh để đưa ra các biện pháp giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, chắc hẳn các điều kiện trên không phải xa lạ gì với các đồng nghiệp nhưng mỗi người đều có áp dụng cho riêng mình. Mong sao đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà góp phần cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở nhà t trường đạt hiệu quả. 
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
Thường xuyên tổ chức chuyên đề cấp huyện để giáo viên học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Trang bị thêm sách tham khảo môn tiếng anh.
Thành lập câu lạc bộ tiếng anh ở trường để học sinh trao dồi kỷ năng giao tiếp tiếng anh.
 Tân Hội Trung, ngày 01 tháng 03 năm 2012
	 Người viết đề tài
 ĐINH THỊ THANH TÂM
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS THT
...........
..
 Tân Hội Trung, ngày.thángnăm 2012
 TMHĐ 
 CTHĐ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Tieng Anh 6.doc