LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngoại ngữ nói chung ,Tiếng Anh nói riêng là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước, là ngôn ngữ giao tiếp của con người trên toàn thế giới.
Với xu thế hội nhập quốc tế,Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả năng sẳn có trong mọi lĩnh vực.Ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết,chính vì thế giáo dục Việt Nam hết sức coi trọng và đưa chương trình tiếng Anh như một môn chính khoá vào các bậc học trong hệ thống giáo dục.
Chúng ta cũng thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã hội:là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực,tiếp cận thông tin và khoa học kĩ thuật tiên tiến,tiếp cận những nền văn hoá khác cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng.Chương trình môn tiếng Anh THCS nhằm hình thành và phát triển ở học sinh nhữmg kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên bậc cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Để đáp ứng được nhu cầu thực tế. Mổi giáo viên cần tìm cho mình một phương pháp dạy học tối ưu, phù hợp với từng đối tượng thực tế của từng học sinh để đạt kết quả cao đó mới là vấn đề, là mục đích mà mổi giáo viên đang đứng lớp phải trăn trở, phải suy nghĩ.
MỤC LỤC vvv PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trang 2 PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Trang 3 II.Cơ sở thực tiễn Trang 4 III. Đặc điểm tình hình Trang 5 IV. Mục đích nghiên cứu Trang 6 V. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Trang 6 PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT I. Vai trò của việc dạy viết trong Tiếng Anh Trang 6 II. Các bước cơ bản của một bài dạy viết Tiếng Anh Trang 6 III. Các giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua Trang 8 IV.Kết quả thu được Trang 14 V. Một số bài học kinh nghiệm Trang 14 PHẦN KẾT LUẬN Trang 15 NGUỒN THAM KHẢO Trang 17 PHẦN MỞ ĐẦU vvv LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngoại ngữ nói chung ,Tiếng Anh nói riêng là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước, là ngôn ngữ giao tiếp của con người trên toàn thế giới. Với xu thế hội nhập quốc tế,Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả năng sẳn có trong mọi lĩnh vực.Ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết,chính vì thế giáo dục Việt Nam hết sức coi trọng và đưa chương trình tiếng Anh như một môn chính khoá vào các bậc học trong hệ thống giáo dục. Chúng ta cũng thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã hội:là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực,tiếp cận thông tin và khoa học kĩ thuật tiên tiến,tiếp cận những nền văn hoá khác cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng.Chương trình môn tiếng Anh THCS nhằm hình thành và phát triển ở học sinh nhữmg kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên bậc cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để đáp ứng được nhu cầu thực tế. Mổi giáo viên cần tìm cho mình một phương pháp dạy học tối ưu, phù hợp với từng đối tượng thực tế của từng học sinh để đạt kết quả cao đó mới là vấn đề, là mục đích mà mổi giáo viên đang đứng lớp phải trăn trở, phải suy nghĩ. Ở Huyện Cao Lãnh nói chung và Trường THCS Phương Trà nói riêng việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh đã có những bước tiến bộ rõ rệt, song vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế đó là kỹ năng viết Tiếng Anh của các em học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy, tìm tòi học hỏi, tham khảo nhiều loại sách, áp dụng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau bản thân tôi mạnh dạn chọn và viết lên sáng kiến kinh nghiệm “Kinh Nghiệm Dạy Kỹ Năng Viết Trong Tiếng Anh” đặc biệt là nghiên cứu sâu ở khối lớp 9. Đây chỉ là một vấn đề rất nhỏ trong cái mênh mông “ How to teach the English language effectively” mà cái nghiệp của chúng ta đang theo đuổi. Bản thân tôi rất hài lòng với kết quả đạt được qua thực tế kiểm nghiệm trong giảng dạy. Và với vài vấn đề được nêu lên trong bài viết này sẽ bổ sung cho các đồng nghiệp có thêm vài ý tưởng hay trong việc dạy kỹ năng viết trong Tiếng Anh. Chắc rằng bài viết này vẫn còn có vài chỗ chưa được diển đạt một cách hoàn hảo song có ý niệm chia sẻ KOSO ( know one, share one ) và với tinh thần “ tất cả là vì học sinh thân yêu của chúng ta – All for our beloved students”. Hy vọng rằng các đồng nghiệp ủng hộ cho bài viết này. PHẦN NỘI DUNG vvv I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Ngay từ khi bắt đầu học tiếng Anh các em học sinh đã được tiếp xúc với bốn kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ, đó là: nghe, nói, đọc, và viết. Đây là những kỹ năng quan trọng của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Trong đó viết là một kỹ năng khó cho người học, nó đòi hỏi người dạy phải nắm được phương pháp giảng dạy hiệu quả và thực hiện tốt nguyên lý “Học đi đôi với hành”. Xuất phát từ quan điểm’’ lấy người học làm trung tâm’’,phương pháp dạy và học đã có những thay đổi căn bản.Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn,người hỗ trợ,người cố vấn,người kiểm tra..Người hoc không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học,chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được kết quả cao trong học tập và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống. Dạy ngoại ngữ nói chung,dạy tiếng Anh nói riêng việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng.Ngoài việc nắm vững kiến thức ngôn ngữ ,thực hiện tốt kĩ năng nghe, nói, đọc thì kỹ năng viết cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Dạy viết là một trong những nội dung cơ bản và thực sự là sự kết hợp tinh tế của việc giảng các kỹ năng ngôn ngữ khác. Từ những luận điểm trên việc áp dụng các phương pháp dạy viết như thế nào để giúp học sinh thực hiện một bài viết Tiếng Anh tốt, nghĩa là đảm bảo chính xác về yêu cầu bài viết, ngữ pháp, tính sáng tạo trong bài viết là rất quan trọng. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Ở các trường THCS đều đã và đang sử dụng giáo trình Tiếng Anh mới, một giáo trình đòi hỏi học sinh phải phát triển đồng đều cả bốn kỹ năng. Trong đó kỹ năng viết là một kỹ năng mà người học cần dành thời gian luyện tập để khi giao tiếp được mạch lạc, rõ ràng. Để đảm bảo dạy và học đúng và đủ theo chương trình đồng thời mở rộng tăng cường luyện tập bốn kỹ năng cơ bản, đặc biệt là kỹ năng viết cho học sinh, giáo viên cần nghiên cứu, sưu tầm và sử dụng nhiều hình thức luyện tập cho phong phú, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của từng trường để có thể nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh. Tiếng Anh là bộ môn khá thú vị nhưng đòi hỏi sự cần cù, chịu khó cao từ phía người học nếu không kiến thức sẽ dễ dàng đứt quãng và dễ quên.Trên con đường tìm tòi sự thể nghiệm, tích lũy tư liệu và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp ,dự các lớp tập huấn huyên môn của Phòng GD & ĐT Huyện Cao Lãnh cũng như của sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Tháp tôi đã áp dụng kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại, học mà chơi, chơi mà học vào các tiết dạy, đặc biệt là các tiết dạy viết khô khan.Trong quá trình thực nghiệm các lớp tôi đã đạt được một số kết quả tương đối khích lệ, các tiết dạy viết đỡ nhàm chán hơn, học sinh tích cực hơn,viết đúng hơn và nhiều bài viết của học sinh mang tính sáng tạo cao. III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1/ Thuận lợi: Ngành giáo dục tỉnh và huyện nhà đã tổ chức định kì các hội thi giáo viên dạy giỏi, cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Hằng năm Sở và Phòng giáo dục đào tạo đã có các đợt thanh tra trường học nhằm tư vấn và thúc đẩy cho giáo viên giảng dạy đạt kết quả cao hơn. Ngoài ra Phòng còn tổ chức hội thảo chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên nhằm đúc rúc kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả. Tôi đã tham gia đầy đủ các đợt tập huấn thay sách giáo khoa, tham gia học tập phương pháp giảng dạy mới trong hè. Hơn nữa là tôi thường xuyên dự giờ các đồng nghiệp ở trường, tham gia dự chuyên đề cụm, hội thảo dự giờ do Huyện, Tỉnh tổ chức. Mặc khác là sự nhiệt tình học tập của các em học sinh trong quá trình tôi nghiên cứu thực hiện đề tài này. Trang thiết bị dạy học được nhà trường trang bị khá tốt ( máy chiếu, máy cassette, tranh ảnh), . 2/ Khó khăn: Tuy nhiên đối tượng học sinh ở vùng ven, vùng sâu đa số là gia đình nghèo chưa quan tâm nhiều đến việc học và các em còn phụ giúp việc gia đình nên chưa ý thức nhiều đến việc học. Trang thiết bị dạy học đã được trang cấp khá đầy đủ nhằm phục vụ tối đa cho mục đích đổi mới phương pháp dạy học song tranh ảnh ở một số bài ở một số khối lớp vẫn còn thiếu. Chưa có phòng học tiếng mang tính đặc trưng riêng của bộ môn làm cho học sinh chưa phát huy hết khả năng của mình trong quá trình học bài và rèn luyện kỷ năng. IV.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tạo được thói quen học tập cho học sinh,biết vận dụng các kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ để học môn viết tốt hơn, biết tìm tòi sáng tạo trong bài viết, biết cách đọc tài liệu để tích lũy kiến thức áp dụng vào các bài viết của mình. V. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: *Thời gian tiến hành: Năm học 2010-2011, 2011-2012. * Địa điểm : Trường THCS Phương Trà * Khách thể khảo sát: Học sinh khối 9 PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT vvv I- VAI TRÒ CỦA VIỆC DẠY VIẾT TRONG TIẾNG ANH Trong chương trình phổ thông hiện nay, dạy viết chủ yếu là nhằm phối hợp với các kỹ năng khác để làm phong phú thêm các hình thức luyện tập trên lớp, củng cố những kiến thức đã học, đồng thời giúp học sinh bước đầu làm quen văn phong, cấu trúc chặt chẽ của văn viết và học cách sử dụng hoạt động viết vào một số mục đích giao tiếp cụ thể. II- CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA MỘT BÀI DẠY VIẾT TIẾNG ANH Bước 1. Chuẩn bị viết (Pre-writing) a. Nghiên cứu bài mẫu về ba vấn đề: chủ đề - nội dung - dữ liệu (nếu sách học có nội dung này). b. Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ điểm sắp viết. Thu thập tài liệu trong đó có những ngữ liệu liên quan và sát thực với chủ điểm sắp viết để có mặt bằng chung về kiến thức cho tất cả học sinh. c. Xây dựng một khung mẫu cho bài viết: - Tìm các ý. - Tìm các ngữ liệu: cấu trúc, từ, cụm từ, ... Phần này yêu cầu học sinh phát huy sự đóng góp xây dựng bài, giào viên hướng dẫn và thống nhất chung. d. Sắp xếp các ngữ liệu thể hiện các chú ý của chủ điểm viết theo khung mẫu đã xây dựng. Phần này yêu cầu học sinh viết cá nhân hoặc theo tổ, nhóm, cặp nhằm khuyến khích các em có khả năng xây dựng một dàn bài chi tiết để phục vụ cho việc viết bài. Bước 2. Tiến hành viết (While-writing) a. Viết cá nhân: Dựa trên dàn bài đã có HS tiến hành viết nháp. Lúc này học sinh chủ động viết bằng các ngữ liệu có sẵn, bằng kinh nghiệm đã được tích luỹ, phát triển văn phong riêng của mình. b. Có thể cho học sinh viết theo nhóm, nhóm phân công mỗi người viết một đoạn hoặc một ý, sau đó cử một người viết tập hợp lại cả bài. Trong lúc học sinh viết bài giáo viên đi xung quanh các nhóm để giúp những HS yếu hoàn thành bài viết của mình hoặc giúp đỡ những HS khác nếu cần thiết. Bước 3. Chữa bài (Post-writing) Chữa bài là bước rất quan trọng. Ở bước này, bài viết của HS phải được sửa sang để không những đạt được độ chính xác về nội dung ngôn ngữ mà còn phải đạt được một văn phong trong sáng, mạch lạc và có tính thuyết phục. Đây cũng là bước hoàn thiện về bài dạy viết nên GV cần chú ý và không được bỏ qua để giúp HS hoàn thiện và tự hoàn thiện kiến thức. a. Các vấn đề cần chú ý khi chữa bài: - Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa? - Từ, cụm từ, câu đã sử dụng đúng hay sai, phù hợp chưa, lỗi? - Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục? b. Các hình thức chữa bài viết của học sinh: Sau khi GV đưa ra các tiêu chí về các mặt của bài viết, có thể tiến hành chữa bài theo các hình thức sau: - Chữa bài tập thể: GV chọn một bài bất kỳ để cả lớp cùng nhận xét, chữa và đánh giá. - HS chữa chéo cho nhau. - HS chữa theo nhóm. Cuối cùng GV nhận xét và nêu những lỗi cơ bản mà HS đã mắc phải khi viết. * Tóm lại: Trong quá trình dạy viết tiếng Anh, GV luôn là người hướng dẫn, tổ chức, đánh giá các hoạt động của HS khi viết. Qua việc thực hiện nhiệm vụ ở nhà và trên lớp, HS rất tích cực chuẩn bị bài, xây dựng bài trên lớp và hợp tác với GV để rèn luy ... t 9 : Natural Disasters. Lesson 5: Write Use the pictures ( page 80 ) and the words in the box ( page 79 ) to wrire a story. You can make changes or add more details to the story. It / beautiful day. Sun / shine; sky / blue; weather / perfect. . ( page 79 ) 2. Viết mở rộng ( Expanding Frames) Hoàn thành bài viết dựa trên một khung gợi ý cho sẵn ( của bài đọc hay lá thư nội dung liên quan đến bài học) ►Example1: Unit 10: Life On Other Planet Lesson 5: Write Use Ba’s opinion in the dialogue ( page 88 ) to write an exposition about the existence of UFOs. Begin with: I believe UFOs exist because articles and reports in newspapers ► Example 2: Unit 5: The Media. Lesson 5: Write Read the forum on the Internet in the reading text again ( 5. Read ). Write a passage about the benefits of the Internet. You can use the following cues: The Internet as a source of information ( news, articles, .. ) The Internet as a source of entertainment ( music, movies, .. ) The Internet as a means of education ( on-line school, self-study, ) 3. Cooperative writing: group work,cùng thực hiện 1 công việc . Dựa vào bài đọc hay bài đối thoại: Mỗi HS 1 tờ giấy trắng. Giáo viên cho (1 hay 2 )câu mở đầu. • Em A (+ B) chép vào rồi viết tiếp 1 câu , trao tiếp cho bạn( 2) bên cạnh viết câu tiếp. Rồi thầy yêu cầu đọc hay thu bài chọn và sửa. Example: Unit 10: Life On Other Planet Lesson 5: Write Use Ba’s opinion in the dialogue ( page 88 ) to write an exposition about the existence of UFOs. Begin with: I believe UFOs exist because articles and reports in newspapers . 4. Letter writing: Thư mời, cám ơn, đề nghị, yêu cầu, ra tình huống cho trò viết mẩu thư ngắn , phổ biến, ngôn ngữ đơn giản. ( có thể dựa vào lá thư mẩu và phần “ outline”. Example: Unit 6: The Environment Lesson 5: Write Write a letter to the head of the local authorities to complain about the way of catching fish in the lake behind your house. Yêu cầu học sinh sắp xếp lá thư mẫu theo S C R A P format. ( a page 52 ). Dựa vào gợi ý nội dung viết .( b page 53 ). ■ Cách tiếp cận bài viết. Các bước Nội dung Mục đích Các hoạt động Bước 1 Pre-writing Activities - Chuẩn bị ý tưởng thông tin. - Tìm nguồn thông tin liên quan đến bài viết. -Trao đổi thông tin cần thiết cho bài tập viết. -Chuẩn bị về từ vựng, ý tưởng,từ ngữ,cấu trúc câu. • Using a drill Using a listening text Using a reading text Using a survey Using picture dictation Bước 2 While-writing Activities -hiểu được yêu cầu bài viết ,cần viết cái gì. -biết vận dụng cấu trúc vào viết. -biết bài viết thuợc loại viết theo mẫu,viết có hướng dẫn hay viết tự do. • Write it Transformation Substitution tables Substitution boxes Gap-fill Questions and answers Ordering Brainstorming Bước 3 Post-writing Activities -giúp học sinh tự tìm ra lỗi dưới sự hướng dẩn của gv. -học sinh thấy thoải mái,dễ tiếp thu khi được các bạn khác chữa lỗi cho mình. Correction Sharing and comparing Exhibition ■ Giáo viên phải làm cho học sinh nắm được các loại hoạt động viết như: -Viết theo mẫu(Controlled writing) Jigsaw sentences Copying with corrections Find and copy Dictation Sentence combining Transformation Gap-fill -Viết có hướng dẫn(Guided writing) Picture description Picture stories Summary Half dialogues Story completion Substitution boxes Questions and answers -Viết tự do(Free writing) Áp dụng nhiều cho những lớp có nhiều học sinh khá giỏi,học sinh có tính sáng tạo cao,tuy nhiên để mọi học sinh đều tham gia tốt hoạt động viết sáng tạo GV phải tự thiết kế cho những bài tập dó có tính sáng tạo hơn.Kết quả soạn lại bài tập cho sáng tạo hơn không những chỉ giúp cho người GV trong quá trình dạy viết cho họ sinh của mình mà Gv còn tự học hỏi và nâng cao trình độ của mình. Để thực hiện tốt kĩ năng viết ,Giáo viên phải làm tốt phần hướng dẫn mẫu qua các bài tập đọc và phát hiện, sau đó giải thích yêu cầu bài viết. Cần làm rõ tình huống và yêu cầu bài viết, nên cho các gợi ý nếu cần. Để làm tốt phần gợi ý,nên khai thác sự đóng góp ý kiến của cả lớp hay nhóm trước khi học sinh làm việc cá nhân.Với một số bài viết, có thể xây dựng qua bài nói trước, sau đó học sinh viết cá nhân. Bất kì một hoạt động viết trên đều có những điểm mạnh và yếu. Đặc biệt là hoạt động viết có hướng dẫn, điểm mạnh của hoạt động là tạo cảm giác tự tin cho học sinh vì mức độ bài tập đơn giản, tạo cơ hội để học sinh thực hành viết câu. Là hoạt động quen thuộc của GV nên thao tác của giáo viên nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian và học sinh cũng ít mắc lỗi hơn, tạo cơ hội cho học sinh thực hành viết các thể loại khác nhau. Điểm yếu là tẻ nhạt đối với học sinh khá giỏi, một số GV không thích vì nó không mang tính sáng tạo, vậy GV phải soạn thêm một số hoạt động viết khác có yêu cầu cao hơn với học sinh khá , giỏi. IV- KẾT QUẢ THU ĐƯỢC: Qua các tiết dạy thực nghiệm, dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy việc ứng dụng các phương pháp trên vào các tiết dạy viết dã làm cho tiết dạy bớt nhàm chán , học sinh tích cực hơn trong học tập, do đó hưng thú đam mê với bộ môn được nâng lên rõ rệt.nhưng học sinh yếu và trung bình thấy tự tin và có hứng thú khi giải quyết được nhiệm vụ trong hoạt đông viết có hương dẫn, học sinh khá giỏi nâng cao đươc kiến thức trong các hoạt động thêm trong khi đã nhuần nhuyễn với hoạt động viết có hướng dẫn. Trong năm học 2010-2011; 2011-2012 chất lượng môn tiếng Anh khối 9 được nâng lên,số học sinh khá giỏi tăng lên, số lượng học sinh yếu kém giảm so với kết quả khảo sát đầu năm, cụ thể là: Kết quả khảo sát ban đầu Kết quả sau khi thực nghiệm Giỏi:5% Giỏi:12% Khá :18% Khá:25% Tb :55% Tb :53% Yếu:22% Yếu:10% V. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua rất nhiều tiết dạy để nghiên cứu, tìm hiểu và các tiết dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng: Muốn đạt kết quả cao trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trước hết giáo viên phải có trách nhiệm, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, biết đầu tư cho bài soạn cũng như bài giảng có chất lượng, phải xác định rỏ mục đích, yêu cầu trọng tâm của bài dạy, biết sử dụng và kết hợp linh hoạt, sang tạo các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung bài học cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh, kết hợp tốt các phương pháp ngay trong các hoạt động dạy và học. Bên cạnh đó chúng ta nên thường xuyên linh động thay thế các thủ thuật hoạt động mà chúng ta thường dung ở các tiết dạy kỹ năng bằng những thủ thuật hoạt động mới có tính vui mà học để tráng sự lặp đi lặp lại gây nhàm chá ở học sinh. Giáo viên biết khai thác, sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học như máy chiếu, tranh ảnh, phiếu, thẻ, vật thật và tạo ra nhiều đồ dung có tính thẩm mỹ và kỹ thuật cao giúp học sinh hứng khởi tiếp thu kiến thức một cách vững chắc và rèn luyện được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách thành thạo đáp ứng được yêu cầu đặt ra của bộ môn. PHẦN KẾT LUẬN vvv 1.Kết luận: Giống như các vấn đề về ngữ pháp,từ vựng và các kĩ năng ngôn ngữ khác(nói nghe,đọc),viết là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình học,dạy và sử dụng ngôn ngữ. Trong quá trình học viết ,học sinh được rèn luyện viết thông qua các bài tập viết đi từ một mẩu viết chuẩn mực đến việc thay thế một số thành phần trong câu,trong văn bản,đến viết có khống chế về chủ đề,mẩu câu,từ vựng,..cho đến việc viêt hoàn toàn tự do,trên cơ sở sự sáng tạo của học sinh. Một bài dạy viết cũng được chia làm 3 bước như các tiết dạy kĩ năng khác.pre-writing,while-writing,post-writing.GV cần vận dụng các hoạt động cụ thể,thích hợp vào đúng các giai đoạn và từng nội dung bài nhất định. Có rất nhiều thủ thuật để tiến hành trong dạy kĩ năng viết, nhiệm vụ của người giáo viên là tuỳ thuộc vào trình độ cụ thể của học sinh, biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật khác nhau để đạt được mục đích cuối cùng là giúp học sinh tích hợp những kiến thức đã học vào kĩ năng viết một cách hiệu quả nhất. Mỗi giai đoạn dạy viết có mục đích khác nhau nên giáo viên cần sử dụng các loại thủ thuật khác nhau và phù hợp với học sinh của mình nhằm đạt được hiệu quả giảng dạy cao nhất. Trên cơ sở xác định cơ sở lí luận và phân tích những thuận lợi ,khó khăn của GV và HS trong quá trình dạy kĩ năng viết trong phân môn Tiếng Anh.Tôi đã áp dụng linh hoạt các phương pháp và thủ thuật nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng viết nói riêng và nâng cao chất lượng môn tiếng Anh nói chung. Qua quá trình thử nghiệm ở khối 9 trường THCS PhươngTrà thì tôi thấy học sinh đều có sự tiến bộ, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, các em tham gia vào các hoạt động cần cù, hào hứng,thi đua, do đó hiệu quả rất cao. Như vậy với những biện pháp đã đề xuất đảm bảo được việc thực hiện đúng theo tinh thần thay sách và đổi mới phương pháp dạy học. Với tinh thần cần mẫn nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, khiêm tốn học hỏi từ đồng nghiệp và các thế hệ đi trước,tôi dã mạnh dạn nghiên cứu đề tài; “Kinh nghiệm dạy kỹ năng viết Tiếng Anh khối lớp 9”.Tuy nhiên biện pháp bao giờ cũng là công cụ,yếu tố con người mới là quyết định cụ thể là:lòng yêu nghề,mến trẻ.sự nhiệt tình của giáo viên và sự cần cù của học sinh sẽ làm nên thành công của giờ dạy. Trên đây chỉ là một số phương pháp mà tôi áp dụng khi dạy kĩ năng viết, những phương pháp đó đã phần nào đem lại thành công trong giờ dạy..Điều quan trọng nhất là người thầy giáo phải có cái tâm ,luôn nhiệt tình giảng dạy,tìm ra các phương pháp truyền thụ đến HS một cách dễ hiểu nhất,thân thiện và cởi mở với học sinh để các em thấy học ngoại ngữ vừa vui vừa có ích. Tôi khuyến khích và kiểm tra các em. Phát huy khả năng chia sẻ trong hoạt động nhóm vào 15 phút đầu giờ. Các học sinh yếu, kém được giao cho học sinh khá, giỏi kèm học, giúp đỡ. 2. Kiến nghị: Đề nghị nhà trường lắp máy chiếu ở phòng học ổn định để thuận tiện hơn cho giáo viên. Trang bị thêm nhiều sách tham khảo, sách nâng cao Tiếng Anh cho giáo viên và học sinh. NGUỒN THAM KHẢO vvv 1. Sách GK lớp 9 Nhà XB Giáo dục. 2. How to teach English Jeremy Harmer – NXB Longman, xuất bản lần thứ 3 năm 2008. 3. The Methodology Course ( English Language Teaching Training Project). 4. Developing Writing Skills Franciose Grellet – Cambridge University Press - 1999 5. Teaching Writing Skills in a language Christine Nuttall – Oxford University Press – 2001 6. Phương Pháp Dạy Tiếng Anh Trong Trường Phổ Thông Tác giả: Nguyễn Hạnh Dung – NXB Giáo dục – 2004 7. Một Số Vấn Đề Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Ở Trường THCS NXB Giáo dục - 2004 --------------- *********** ----------------- Phương Trà, ngày 14 tháng 2 năm 2012 Người viết Nguyễn Xuân Trang XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRÀ Ý KIẾN CỦA HĐ XÉT DUYỆT SKKN PHÒNG GD & ĐT H. CAO LÃNH
Tài liệu đính kèm: