PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học, kích thích ham muốn học hỏi tìm tòi khám phá trong học tập và áp dụng vào trong thực tế cuộc sống. Việc hướng dẫn học sinh THCS nói riêng và học sinh nói chung sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ tính toán là việc làm cần thiết trong dạy học. Do tính hữu dụng và thiết thực của máy tính bỏ túi, việc hướng dẫn học sinh giải toán bằng máy tính bỏ túi nhằm mục đích : Mở rộng và nâng cao phần tri thức về máy tính bỏ túi của học sinh đã được học ở tiểu học; phát triển tư duy thuật toán ở HS, hợp lí hoá và tối ưu hoá các thao tác, hỗ trợ đoán nhận kết quả bằng các phép thử, kiểm tra nhanh kết quả tính toán theo hướng hình thành các phẩm chất của người lao động có kĩ năng tính toán.
Nhờ có máy tính bỏ túi mà nhiều vấn đề được coi là khó đối với chương trình môn toán đã được giảm nhẹ đi rất nhiều. Ví dụ như: Bài toán phân tích một số ra thừa số nguyên tố, tìm ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất, việc tính giá trị của các biểu thức số, tính tỉ số phần trăm ở lớp 6. Bài toán tính giá trị các liên phân số, tính giá tri của biểu thức đại số, bài toán thống kê ở lớp 7. Bài toán tìm dư trong phép chia đa thức, thuật toán hoocner, tìm nghiệm của phương trình, tính toán các tỉ số cũng như các độ dài đoạn thẳng trong hình đồng dạng ở lớp 8. Bài toán giải phương trình bậc hai, giải hệ phương trình, giải tam giác vuông, căn bậc n . ở lớp 9
Phần thứ nhất: Mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học, kích thích ham muốn học hỏi tìm tòi khám phá trong học tập và áp dụng vào trong thực tế cuộc sống. Việc hướng dẫn học sinh THCS nói riêng và học sinh nói chung sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ tính toán là việc làm cần thiết trong dạy học. Do tính hữu dụng và thiết thực của máy tính bỏ túi, việc hướng dẫn học sinh giải toán bằng máy tính bỏ túi nhằm mục đích : Mở rộng và nâng cao phần tri thức về máy tính bỏ túi của học sinh đã được học ở tiểu học; phát triển tư duy thuật toán ở HS, hợp lí hoá và tối ưu hoá các thao tác, hỗ trợ đoán nhận kết quả bằng các phép thử, kiểm tra nhanh kết quả tính toán theo hướng hình thành các phẩm chất của người lao động có kĩ năng tính toán. Nhờ có máy tính bỏ túi mà nhiều vấn đề được coi là khó đối với chương trình môn toán đã được giảm nhẹ đi rất nhiều. Ví dụ như: Bài toán phân tích một số ra thừa số nguyên tố, tìm ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất, việc tính giá trị của các biểu thức số, tính tỉ số phần trăm ở lớp 6. Bài toán tính giá trị các liên phân số, tính giá tri của biểu thức đại số, bài toán thống kê ở lớp 7. Bài toán tìm dư trong phép chia đa thức, thuật toán hoocner, tìm nghiệm của phương trình, tính toán các tỉ số cũng như các độ dài đoạn thẳng trong hình đồng dạng ở lớp 8. Bài toán giải phương trình bậc hai, giải hệ phương trình, giải tam giác vuông, căn bậc n ... ở lớp 9 Vấn đề tổ chức hướng dẫn giải toán trên máy tính bỏ túi cho học sinh là một vấn đề cần thiết để học sinh có thể sử dụng máy tính bỏ túi như một phương tiện, một công cụ, đồ dùng học tập hữu dụng trong các tình huống có liên quan đến tính toán nhằm giảm thời gian tính toán, tăng thêm thời gian để học sinh luyện tập phát triển tư duy thật toán. Tuy nhiên việc hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi phải hết sức chú trọng đến nội dung chương trình bài học của học sinh trên lớp, chương trình môn toán chính khoá cung cấp kiến thức kĩ năng đến mức nào thì chúng ta cập nhật hướng dẫn giải toán trên máy tính bỏ túi đến mức ấy, hình thành kĩ năng sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi. Tránh việc nôn nóng hướng dẫn vượt mức hoặc hướng dẫn cho hết trách nhiệm. Xuất phát từ những mục đích ý nghĩa nêu trên từ nhiều năm nay thông qua các tiết luyện tập, ôn tập, các bài thực hành, ôn thi tôi đã nghiên cứu học hỏi để tìm ra những phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi hỗ trợ tính toán một cách có hiệu quả phục vụ cho học tập. Từ thực tiễn đó, nên tôi chọn sáng kiến: Hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi CASIO trong thực hành giải toán II. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu về máy tính CASIO – fx500MS và CASIO – fx570MS - Hướng dẫn được cho các em học sinh tìm được tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính bỏ túi CASIO – fx500MS và CASIO – fx570MS III. Đối tượng nghiên cứu: - Các em học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Minh Trí - Cách hướng dẫn học sinh tìm tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính bỏ túi CASIO – fx500MS và CASIO – fx570MS. IV. Giới hạn, phạm vi, nội dung nghiên cứu: - Chúng ta đã thực hiện đổi mới chương trình từ nhiều năm, đòi hỏi phải đổi mới phương pháp cho phù hợp với yêu cầu của sách giáo khoa mới, nhưng vận dụng các phương pháp mới phải linh hoạt phù hợp với đặc trưng từng bộ môn, từng vùng miền, từng điều kiện kinh tế của từng khu vực cụ thể. Cũng có rất nhiều bài học cụ thể chỉ đổi mới phương pháp thôi thì chưa đủ, cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy khi đó ta có thể đạt được mục tiêu bài học cũng như mục tiêu của chương trình. Khi chuẩn bị giảng dạy bài: Tìm tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính bỏ túi CASIO – fx220, sách giáo khoa hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác trên máy tính bỏ túi CASIO – fx220 để tìm tỉ số lượng giác và góc, học sinh không có máy tính bỏ túi CASIO – fx220 để học do đa số học sinh không đủ điều kiện mua máy tính có tính năng như yêu cầu của bài để học, hiện có một số không nhiều các em học sinh đang sử dụng máy tính bỏ túi CASIO – fx500MS và CASIO – fx570MS. Cho nên tôi chọn: hướng dẫn học sinh tìm tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính bỏ túi CASIO – fx500MS và CASIO – fx570MS - Cách tìm tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính bỏ túi CASIO – fx500MS và CASIO – fx570MS - máy tính bỏ túi CASIO – fx500MS và CASIO – fx570MS V. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu cơ sở lí luận và lịch sử về máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS - Tìm hiểu các tính năng, cách sử dụng máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS - Cách tìm tỉ số lương giác và góc bằng máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS VI. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát để thu thập thông tin - Phương pháp tìm hiểu lí luận - Phương pháp thực hành, thao tác trên máy VII. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012 Phần thứ hai. Nội dung Chương I. Cơ sở lí luận Trong thực tế khi giảng dạy cho học sinh một số các bài toán đòi hỏi phải có kĩ năng tính toán hoặc suy luận ở mức độ cao và yêu cầu hoàn thành trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp thì phần lớn học sinh thường có tâm lí căng thẳng hoặc không có hứng thú học tập, bởi lí do là các em ngại tính toán vì các phép tính phức tạp, tra bảng số phức tạp ( chẳng hạn kết quả của phép toán x3 = 35 => x=? hoặc cotgx = ). Vì vậy để giúp học sinh tính toán nhanh và đơn giản hơn và đỡ lãng phí tốn thời gian, thao tác đơn giản đồng thời kích thích sự tập trung cao độ của học sinh vào việc giải toán ta nên hướng dẫn học sinh cách sử dụng máy tính bỏ túi hỗ trợ các hoạt động tính toán trong khi học. 1.Giới thiệu một số các phím ghi trên máy tính CASIO fx- 570MS. a . Các phím chung. ON mở máy AC xoá dữ liệu hiện thời OFF tắt máy Replay di chuyển con trỏ 9 2 0 1 . Các phím ghi số +, -, , , = các phép tính cơ bản DEL xoá kí tự vừa ghi lầm hoặc con trỏ đang hiển thị b. Các phím nhớ. RCL gọi số nhớ Sto gán số nhớ M+ cộng thêm vào số nhớ M- trừ bớt đi ở số nhớ M số nhớ có cộng thêm hay trừ bớt đi do ấn M+, M- A, B, C, D, E, F, X, Y các ô ghi số nhớ Ans gọi lại kết quả vừa tính (do ấn dấu =, StoA,StoB, M+, M- ) CLR menu xoá: Scl( xoá thống kê), Mode(mode), All(chỉnh máy,reset lại) ; dấu cách hai biểu thức c. Các phím đặc biệt. Shift thay đổi(vị trí) ấn kèm khi sử dụng các phím có chữ màu vàng ghi phía trên các phím nổi MODE chọn mode (chương trình) ( ; ) mở ngoặc, đóng ngoặc EXP nhân với luỹ thừa của 10 số pi 0’’’, 0’’’ nhập số đo độ phút giây ALPHA ấn trước khi gọi các phím chữ màu đỏ DRG đổi đơn vị giữa độ, rađian, grad Rnđ làm tròn giá trị d. Các phím hàm. Sin - sin Cos - cosin Tan - tang Sin-1 - arcsin Tan-1 - arctang Cos-1 - arccos 10x hàm mũ cơ số 10 căn bậc hai căn bậc ba x2 bình phương x3 lập phương ENG, ENG chuyển ra dạng a x 10x, giảm n, tăng n a, d/c ghi hỗn số, phân số x! giai thừa mũ căn bậc x % phần trăm Ran# số ngẫu nhiên e. Phím thống kê. DT, , nhập dữ liệu, cách tần số, cách hai biến. S - SUM gọi menu( thực đơn-bảng chọn) ,. S - SVA gọi menu( thực đơn-bảng chọn) , Xn . 2. Các mode: - ấn MODE 1 lần hiện menu COMP tính toán bình thường, các hàm CMPLX ấn MODE 2 lần hiện menu SD thống kê một biến chọn 1 REG hồi quy BASE ấn MODE 3 lần hiện menu EQN chọn 1 Muốn chọn giải phương trình chọn chọn 2 nếu giải phương trình bậc hai một ẩn số, chọn 3 nếu giải phương trình bậc ba một ẩn số. Muốn chọn giải hệ phương trình chọn 2 nếu giải hệ phương trìnhbậc nhất hai ẩn, chọn 3 nếu giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn số ( bấm sang trái hoặc phải) - ấn MODE 4 lần hiện menu:” Deg: chọn đơn vị đo góc là độ Rad: 2 chọn đơn vị đo góc là rađian Gra: 3 chọn đơn vị đo góc là grat - ấn MODE 5 lần hiện menu: Fix: chọn số chữ số ở phần thập phân Sci: 2 chọn hiện số dạng a. 10x Norm: chọn hiện số dạng thường - ấn MODE 6 lần hiện menu: Disp:1: ấn tiếp ad/c 1 chỉ ghi phân số và hỗn số d/c 2 chỉ ghi phân số. Chú ý khi sử dụng máy tính bỏ túi: Mở nắp, đặt nắp để làm việc: Lật máy lại( Phía lưng lên trên: thấy rõ được thấy rõ được 6 đinh ốc), dùng ngón tay đẩy máy lên để đẩy nắp ra. Đặt nắp để làm việc: để mặt phím máy quay lên, đặt nắp phía dưới và đẩy lên cho sát lại. không được đẩy trượt nắp từ phía màn hình xuống. ấn nhẹ nhàng bàn phím bằng các đầu ngón tay ở mỗi lần ấn phím, không được dùng các vật khác để ấn phím Tắt máy: ấn phím Shift đồng thời với phím OFF Mở máy ấn phím ON Các phím chữ vàng được ấn sau Shift Các phím chữ đỏ được ấn sau ALPHA Chương II. Thực trạng của đề tài. An Bình là một xã nằm dọc quốc lộ 30, đia bàn sinh sống của người dân không tập trung, phân bố rải rác xa trung tâm. Điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo còn lớn ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện học tập của các em học sinh. Đường đến trường của các em học sinh còn khó đi cộng thêm một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh không quan tâm đến việc học tập của con cái, thậm chí còn không muốn cho các em tới trường. Việc học sinh có đủ dụng cụ học tập, thiết bị học tập hầu như còn rất hạn chê. Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ, việc tiếp cận với công nghệ mới là rất cần thiết, việc tiếp cận và biết cách sử dụng máy tính bỏ túi là một trong yêu cầu học tập của các em học sinh, nhưng không phải em học sinh nào cũng có điều kiện để mua một cái máy tính bỏ túi có tính năng như yêu cầu bài học của học sinh lớp 9 là CASIO – fx220 và các máy có tính năng tương tự như máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS , cá biệt có những em học sinh còn chưa một lần được sử dụng máy tính bỏ túi. Chính vì điều đó khi thực hiện sáng kiến này học sinh cần nắm được: 1. Biết tắt mở máy của máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS 2. Biết sử dụng máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS để thực hiện một số phép toán cơ bản như tìm tỉ số lượng giác và góc nhọn của một tam giác vuông, giải tam giác vuông. Thấy được khi sử dụng máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS thì không thể thực hiện cách thao tác như hướng dẫn trong sách giáo khoa đối với máy tính bỏ túi CASIO – fx220 được 3. Biết cách chọn chữ số ở phần thập phân, sử dụng dấu đóng mởi ngặc bằn máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS 4. Biết cách sửa sai khi thực hiện sai thao tác tính toán, xoá tạm thời phép tính. Biết cách thoát khỏi các chương trình mà máy đang hoạt động Chương III. Giải quết vấn đề. Sau khi tìm hiểu các tính năng cơ bản của máy tính bỏ túi CASIO – fx220, CASIO – fx570MS để phục vụ chủ yếu đi tìm tỉ số lượng giác và góc khi biết tỉ số lượng giác của góc đó, tôi thực hiện giải quyết vấn đề đặt ra như sau: 1. Hướng dẫn học sinh biết cách tắt mở máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS : Đối với máy CASIO – fx220 thì nhấn phím hoặc Đối với máy CASIO – fx570MS thì nhấn phím . Tắt máy bấm 2. Hướng dẫn học sinh chọn chữ số thập phân để thuận tiện cho tính toán. Đối với máy CASIO – fx220, nếu lấy kết quả với 4 chữ thập phân nhấn liên tiếp ba phím khi đó trên màn hình xuất hiện FIX là được Đối với máy CASIO – fx570MS thì nhấn liên tiếp 5 lần tên màn hình xuất hiện ta chọn 1 màn hình lại xuất hiện ta chọn 4 ( làn tròn đến số thập phân thư 4) màn hình xuất hiện và 0.0000 là được. 3. Sau khi thực hiện các thao tác để máy tự động làm tròn đến số thập phân thư 4 như ở mục 2 đã hướng dẫn, ta hướng dẫn học sinh đi tìm tỉ số lượng giác và tính số đo của góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của góc đó. Các thao tác khi sử dụng máy tính bỏ túi CASIO – fx220 và CASIO – fx570MS: a) Tìm tỉ số lượng giác của góc nhọn cho trước: Ví dụ1: Tìm cos 250 13’. + Đối với máy CASIO – fx220. Nhấn lần lượt các phím: khi đó trên màn hình xuất hiện 0.9047 nghĩa là: + Đối với máy CASIO – fx570MS. ( Làm ngược lại với các thao tác của máy CASIO – fx220) Nhấn lần lượt các phím: khi đó trên màn hình xuất hiện 0.9047 nghĩa là: - Đối với Sin làn tương tự như đối với Cos Ví dụ 2: Tính cotg 560 25’ Ta đã biết nên để tìm cotg 560 25’ ta làm lần lượt như sau: + Đối với máy CASIO – fx220. Để tìm cotg 560 25’ ta lần lượt bấm các phím: Khi đó trên màn hình xuất hiện 0.6640, nghĩa là: + Đối với máy CASIO – fx570MS. Để tìm cotg 560 25’ ta lần lượt bấm các phím: Khi đó trên màn hình xuất hiện 0.6640, nghĩa là: b) Tìm số đo của góc nhọn khi biết tỉ số lượng giác của góc đó: Hướng dẫn học sinh nhận biết vị trí các phím trên máy tính. - Để tìm góc khi biết Sin ta làm như sau: nhấn liên tiếp các phím - Để tìm góc khi biết Cos ta làm như sau: nhấn liên tiếp các phím - Để tìm góc khi biết tg ta làm như sau: nhấn liên tiếp các phím - Để tìm góc khi biết Cotg ta làm như sau: nhấn liên tiếp các phím trong đó: a là tỉ số lượng giác của đó Ví dụ 3: Tìm góc nhọn x, biết Sin x = 0,2836 + Đối với máy CASIO – fx220. Nhấn lần lượt các phím: Khi đó màn hình xuất hiện nghĩa là Làm tròn đến phút, ta lấy Làm tròn đến độ, ta lấy + Đối với máy CASIO – fx570MS. Nhấn lần lượt các phím: Khi đó màn hình xuất hiện 16.47518202 nhấn phím màn hình xuất hiện Làm tròn đến phút, ta lấy Làm tròn đến độ, ta lấy Ví dụ 4: Tìm góc nhọn x, biết Cos x = 0,6224 + Đối với máy CASIO – fx220. Nhấn lần lượt các phím: Khi đó màn hình xuất hiện nghĩa là Làm tròn đến phút, ta lấy Làm tròn đến độ, ta lấy + Đối với máy CASIO – fx570MS. Nhấn lần lượt các phím: Khi đó màn hình xuất hiện 51.50839221 nhấn phím màn hình xuất hiện Làm tròn đến phút, ta lấy Làm tròn đến độ, ta lấy Ví dụ 5. Tìm góc nhọn x, biết tg x = 2,154 + Đối với máy CASIO – fx220. Nhấn lần lượt các phím: Khi đó màn hình xuất hiện nghĩa là Làm tròn đến phút, ta lấy Làm tròn đến độ, ta lấy + Đối với máy CASIO – fx570MS. Nhấn lần lượt các phím: Khi đó màn hình xuất hiện 65.09679426 nhấn phím màn hình xuất hiện Làm tròn đến phút, ta lấy Làm tròn đến độ, ta lấy Ví dụ 6. Tìm góc nhọn x, biết cotg x = 2,675 + Đối với máy CASIO – fx220. Nhấn lần lượt các phím: Khi đó màn hình xuất hiện nghĩa là Làm tròn đến phút, ta lấy Làm tròn đến độ, ta lấy + Đối với máy CASIO – fx570MS. Nhấn lần lượt các phím: Khi đó màn hình xuất hiện 20.49734055 nhấn phím màn hình xuất hiện Làm tròn đến phút, ta lấy Làm tròn đến độ, ta lấy Qua các ví dụ trên ta thấy rõ mỗi máy có tính năng khác nhau, nên khi sử dụng máy ta cần nắm được chức năng hoạt động của từng máy, thao tác thực hiện trên mỗi máy có tính năng giống nhau nhưng cũng có tính năng khác nhau. Nhất là thao tác tìm tỉ số lượng giác và góc của mỗi máy là hoàn toàn khác nhau. Máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS có phép toán gần với tính toán thông thường hơn máy tính bỏ túi CASIO – fx220, còn máy CASIO – fx220 thực hiện nhiều thao tác hơn, khó nhớ các thao tác nên dễ nhầm lẫn hơn Chú ý: Khi tìm góc nhọn x, biết cotg x = 2,675 bằng máy CASIO – fx570MS ta thực hiện các thao tác như sau: Nhấn lần lượt các phím: Khi đó màn hình xuất hiện 20.49734055 nhấn phím màn hình xuất hiện Làm tròn đến phút, ta lấy Làm tròn đến độ, ta lấy Còn nếu ta hiểu: Tìm góc nhọn x biết cotg x, ta có thể chuyển thành bài toán tìm góc nhọn x khi biết là hoàn toàn đúng, nhưng thực hiện các thao tác theo suy luận như vậy thì chưa đưa ra được kết quả chính xác, đó là: Khi đó màn hình xuất hiện 0.014387938 nhấn phím màn hình xuất hiện Ta thấy ngay kết quả sai khác rất lớn, không chính xác Hoặc: Khi đó màn hình xuất hiện 0.824311282 nhấn phím màn hình xuất hiện Ta cũng thấy ngay kết quả sai khác rất lớn, không chính xác 4. Biết cách sửa sai khi thực hiện sai thao tác tính toán, xoá tạm thời phép tính như sau: Trong quá trình tính toán không tránh khỏi các thao tác sai, hoặc vô tình bấm nhầm các phím ta có thể sử dụng phím để xoá bằng cách di chuyển con trỏ Con trỏ đang nhấp nháy ở đâu thì ta có xoá ở chỗ đó. Có những phép tính phức tạp tốt hơn cả là ta xoá bằng và thực hiện lại từ đầu cho chính xác cao hơn. Sau khi tìm xong một tỉ số lượng giác hoặc một góc, ta nhấn phím để chuyển sang phép toán khác. Thoát khỏi chương trình mà máy đang hoạt động như sau: bấm liên tiếp các phím màn hình xuất hiện ta cọn số 3 để thoát tất cả các chương trình mà máy đang chạy. Nếu không phải tính toán nữa, ta tắt máy để tắt máy ( Các thao tác xoá, thoát khỏi chương trình đang chạy khác so với máy CASIO – fx220) Ta có thể sử dụng các máy tính khác có tính năng tương tự như máy CASIO – fx570MS, chẳng hạn như máy CASIO – fx220, máy SHARP EL – 500M Phần THứ BA: Kết luận và kiến nghị I. Kết luận: Qua việc nghiên cứu máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS để thực hiện sáng kiến và “ Hướng dẫn học sinh tìm tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS” tôi thu được kết quả như sau: Kỹ năng Kết quả Tắt mở máy Lệnh làm tròn số Cách sửa sai Tìm tỉ số lượng giác và góc Trước khi thực hiện SKKN 70% 20% 25% 15% Sau khi thực hiện SKKN 100% 90% 85% 90% Qua bảng ta thấy 100% HS biết tắt mở máy thông thường, tỉ lệ HS biết sử dụng máy để tìm tỉ số lượng giác và góc, sửa sai khi tính toán có kết quả khá cao, lệnh cho máy làm tròn đến số thập phân theo mong muốn có sự biết triển rõ nét. Ngoài ra còn phụ tuộc vào một số các yếu tố khác như: Máy tính CASIO-fx570MS có nhiều tính năng ưu việt hơn máy tính bỏ túi CASIO – fx220, các thao tác thực hiện trên máy CASIO – fx570MS ngắn hơn dễ nhớ hơn, việc tìm tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS dễ thực hiện hơn rất nhiều so với máy tính bỏ túi CASIO – fx220 Đặc biệt một điều dễ thấy là không thể sử dụng các hướng dẫn như trong sách giáo khoa để tìm tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính bỏ túi CASIO – fx570MS do máy tính CASIO – fx570MS và máy CASIO – fx220 khác hẳn nhau về thao tác thực hiện phép tính trên máy II. Khuyến nghị: Xuất phát từ thực tế dạy và học tại trường THCS Nguyễn Minh Trí, nhất là qua việc giảng dạy bài: Tìm tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính bỏ túi CASIO – fx220 Tôi có đề xuất như sau: 1. Đề nghị với nhà trường, các cơ quan chức năng giáo dục có biện pháp tích cực giúp đa số học sinh có điều kiện tốt nhất tiếp cận với máy tính bỏ túi có hỗ trợ nhiều tính năng tính toán, giải toán trong trường THCS như máy tính bỏ túi CASIO – fx500MS hay CASIO – fx570MS 2. Tên bài: Tìm tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính bỏ túi CASIO – fx220 đề nghị thêm chú thích, đầu bài như sau: Tìm tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính bỏ túi CASIO – fx500MS ( và các máy tính có tính năng tương tự) thì khi đó giáo viên sẽ linh hoạt hơn trong quá trình soạn giảng cũng như hướng dẫn học sinh tìm tỉ số lượng giác và góc bằng nhiều loại máy tính bỏ túi, có tính năng tương tự CASIO – fx500MS để tìm tỉ số lượng giác và góc bằng máy tính bỏ túi hoặc phụ thuộc vào điều kiện thực tế học sinh có thể chuẩn bị được những máy tính nào có tính năng tương tự như CASIO – fx500MS để tìm tỉ số lượng giác và góc một cách linh hoạt hơn. Vì thời gian có hạn, sáng kiến còn có những hạn chế. Vậy kính mong hội đồng giám khảo góp ý kiến bổ sung để sáng kiến được phát huy tối đa tác dụng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và xã hội. An Bình, ngày 20 tháng 02 năm 2012 Người viết Nguyễn Anh Kiệt Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa toán 9 tập I 2. Hướng dẫn sử dụng và giải toán của máy tính CASIO – fx570MS dùng cho các lớp 6 -7 – 8 - 9 3. Sách giáo viên toán 9 tập I Nhà xuất bản giáo dục Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Trang Bên soạn: Nguyễn thế Thạch Nguyễn Trường Chấng Nguyễn Hữu Hảo Nhà xuất bản giáo dục Phụ lục Trang Phần thứ nhất. Mở đầu I. Lí do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Đối tượng nghiên cứu IV. Giới hạn, phạm vi, nội dung nghiên cứu V. Nhiệm vụ nghiên cứu VI. Phương pháp nghiên cứu VII. Thời gian nghiên cứu Phần thứ hai. Nội dung Chương I. Cơ sở lí luận Chương II. Thực trạng của đề tài Chương III. Giải quyết vấn đề Phần ba. Kết luận kiến nghị Tài liệu tham khảo 1 1 2 2 2 3 3 3 3 3 6 7 13 15 Đánh giá, xếp loại của hội đồng khoa học nhà trường Đánh giá, xếp loại của hội đồng khoa học cấp cơ sở ..
Tài liệu đính kèm: