Phần I : Đặt vấn đề
Thực hiện nghị quyết số 40/QH của Quốc hội và chỉ thị số 14/CT- TTG của Thủ tướng Chính phủ , từ năm học 2002-2003 ngành Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành đổi mới chương trình giáo dục phổ thông . Vì thế sách giáo khoa , phương pháp dạy học , thiết bị đồ dùng dạy học và cách kiểm tra - đánh giá học sinh cũng được đổi mới. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết. Sự nghiệp CNH-HĐH ngày nay đòi hỏi phải có một đội ngũ những người lao động mới nắm vững các tri thức khoa học , luôn luôn năng động sáng tạo trong mọi hoạt động, có khả năng thích ứng với sự thay đổi mạnh mẽ của KHKT trên thế giới.
Kinh tế xã hội phát triển càng khẳng định vị trí xã hội của người thầy. Chính vì vậy sự nghiệp giáo dục đào tạo cần được quan tâm đúng mức. Đổi mới công tác giáo dục đào tạo theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh là yêu cầu tất yếu của thời đại, đáp ứng sự phát triển không ngừng của đất nước.
Từ năm học 2002- 2003 ngành giáo dục đã áp dụng việc thay sách giáo khoa cho học sinh bậc THCS . Tính đến nay đã bước sang năm thứ 7. Dạy theo SGK mới và phương pháp sử dụng thiết bị dạy học(TBDH) là hai vấn đề tiến hành song song khi chúng ta thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . Phương pháp dạy học hiện nay là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú cho học sinh.
Phần I : Đặt vấn đề Thực hiện nghị quyết số 40/QH của Quốc hội và chỉ thị số 14/CT- TTG của Thủ tướng Chính phủ , từ năm học 2002-2003 ngành Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành đổi mới chương trình giáo dục phổ thông . Vì thế sách giáo khoa , phương pháp dạy học , thiết bị đồ dùng dạy học và cách kiểm tra - đánh giá học sinh cũng được đổi mới. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết. Sự nghiệp CNH-HĐH ngày nay đòi hỏi phải có một đội ngũ những người lao động mới nắm vững các tri thức khoa học , luôn luôn năng động sáng tạo trong mọi hoạt động, có khả năng thích ứng với sự thay đổi mạnh mẽ của KHKT trên thế giới. Kinh tế xã hội phát triển càng khẳng định vị trí xã hội của người thầy. Chính vì vậy sự nghiệp giáo dục đào tạo cần được quan tâm đúng mức. Đổi mới công tác giáo dục đào tạo theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh là yêu cầu tất yếu của thời đại, đáp ứng sự phát triển không ngừng của đất nước. Từ năm học 2002- 2003 ngành giáo dục đã áp dụng việc thay sách giáo khoa cho học sinh bậc THCS . Tính đến nay đã bước sang năm thứ 7. Dạy theo SGK mới và phương pháp sử dụng thiết bị dạy học(TBDH) là hai vấn đề tiến hành song song khi chúng ta thực hiện đổi mới phương pháp dạy học . Phương pháp dạy học hiện nay là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú cho học sinh. Trong xu thế chung hiện nay phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm. Trong chương trình Sinh học lớp 9 đề cập tới một vấn đề mới, đó là HS được làm các bài tập về di truyền , và nhiễm sắc thể, ADNĐây là vấn đề khó và tương đối trừu tượng đòi hỏi kiến thức của thầy và khả năng tiếp thu kiến thức của HS . Chương trình Sinh học lớp 9 gồm 2 phần: Phần 1: Di truyền và biến dị. Phần 2 : Sinh vật và môi trường. Phần Di truyền và biến dị chiếm 42 tiết trong tổng số 70 tiết Sinh học lớp 9. Đây là phần kiến thức rất cơ bản và khó với HS lớp 9 hiện nay vì nó đề cập tới nhiều vấn đề nhờ tìm hiểu các thí nghiệm của Men Đen, Nhiễm sắc thể, AND và gen, biến dị, di truyền học người, ứng dụng di truyền học.Di truyền học là một lĩnh vực mũi nhọn của thời đại phát triển khoa học kĩ thuật hiện nay, được phát huy mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực của sản xuất và đời sống. Học sinh THCS sau khi đã tốt nghiệp THCS và lao động sản xuất hoặc học lên THPT không thể không nắm được những kiến thức cơ bản nhất về di truyền học. Việc giải quyết các bài tập di truyền là một yêu cầu rất quan trọng , không thể thiếu được trong chương trình Sinh học lớp 9 cũng như nội dung liên quan đến việc học môn Sinh học lớp 11,12 ở THPT.Chính vì vậy tôi chọn SKKN “Hướng dẫn học sinh nhận biết các dạng bài tập và giải các bài tập về các qui luật di truyền của MenĐen” trong chương trình Sinh học lớp 9 THCS. Phần II: Giải quyết vấn đề 1- Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng quan:Việc hướng dẫn học sinh nhận biết và giải các bài tập di truyền Sinh học lớp 9 phải có tính chất khái quát từng dạng, mỗi dạng phải có bài tập mẫu cụ thể, phải đi từ bài tập dễ đến bài tập khó, từ bài toán thuận đến bài toán nghịch và phải nắm vững kiến thức lí thuyết để vận dụng vào giải bài tập vì kiến thức lí thuyết không chỉ soi sáng cho thực tế mà còn giúp cho học sinh có lí luận sắc bén chặt chẽ trong quá trình giải bài tập. - Phương pháp đối chứng:Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm trên 2 lớp + Một lớp không hướng dẫn học sinh nhận biết dạng bài tập, không nêu phương pháp giải cụ thể. + Một lớp hướng dẫn học sinh nhận biết các dạng bài tập,cách lí luận cho mỗi dạng và hướng dẫn phương pháp chung để giải nhằm so sánh , đối chứng để đánh giá kết quả nghiên cứu. Bên cạnh các phương pháp trên tôi còn sử dụng các phương pháp như : Thống kê, quan sát, phân tích, tổng hợp , khảo sát và điều tra sau khi học sinh ra trườngđể khẳng định đề tài. 2- Biện pháp thực hiện: - Để thực hiện tốt việc hướng dẫn học sinh nhận dạng các dạng bài tập và giải bài tập về các quy luật di truyền của MenĐen, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức phần lí thuyết : - Nắm vững nội dung , cơ sở tế bào học và điều kiện nghiệm đúng của các quy luật di truyền của MenĐen. - Nắm chắc các quy luật, các khái niệm: Cặp tính trạng tường phản, cặp gen tương ứng, kiểu gen, kiểu hình, phép lai phân tích - Về phương pháp: Phải chú ý tới phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Thấy cô giáo chỉ là người tổ chức chỉ đạo , hướng dẫn các quá trình tư duy nhận thức của học sinh giúp học sinh có lí luận và biết nhận xét, phán đoán các hướng giải bài tập.do đó hệ thống câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng, nó dẫn dắt học sinh và định hướng cho quá trình nhận thức và tìm tòi kiến thức một cách tích cực, tự giác. Nêu câu hỏi nêu vấn đề sát đối tượng học sinh sẽ kích thích trí thông minh, óc tư duy logic và giúp giáo viên phát hiện những học sinh có năng khiếu học tập bộ môn. Một điều nữa giáo cần chú ý là cần phải đưa ra các bài tập mẫu cho học sinh , sau mỗi bài giáo viên cần củng cố ngay cách giả bằng cách hỏi học sinh về dạng bài tập đó, cách lí luận xuôi, ngược, các hướng kết quả của bài tập để học sinh có được kĩ năng : Củng cố kiến thức lí thuyết cho bài tập. Cần cho học sinh thường xuyên liên hệ thực tiễn và lí thuyết để soi sáng thêm kiến thức. Việc hướng dẫn học sinh nhận biết các dạng bài tập và nắm vững cách giải bài tập , tức là ta đã hướng dẫn HS làm quen với các kĩ năng nghiên cứu, tìm tòi khoa học. Ngược lại học sinh có kĩ năng nghiên cứu, tìm tòi khoa học rồi thì kiến thức lí thuyết cũng như bài tập càng được khắc sâu hơn , càng được củng cố kĩ hơn . Kết quả của bài tập học sinh đã tìm ra đó chính là đỉnh cao của tri thức . Sau đây là các dạng bài tập cụ thể tôi đã nghiên cứu. 3- Nội dung đề tài nghiên cứu gồm 2 phần: - Phương pháp chung để giải. - Phương pháp cụ thể. Bài tập tập Sinh học lớp 9 gồm rất nhiều loại : Bài tập về lai một cặp tính trạng. Bài tập về lai 2 cặp tính trạng. Bài tập về AND, về NST nhưng tôi tôi muốn đi sâu tìm ra phương pháp nhận biết dạng bài tập về các qui luật di truyền của Men Đen. Phương pháp chung: - Muốn giải tốt các loại bài tập di truyền Sinh học lớp 9 đầu tiên học sinh phải đọc kĩ đề bài và biết tóm tắt đầu bài. - Biết nhận biết dạng bài tập : Cần tìm xem đầu bài cho biết cái gì ? Phải làm gì? từ đó rút ra được dạng bài toán thuận hay bài toán nghịch , lai một cặp tính trạng hay lai 2 cặp tính trạng. - Phải nắm vững cách giải: Dạng bài tập này gồm mấy bước, là những bước nào, phải biện luận như thế nào?... - Đối với dạng bài toán nghịch căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở con lai hoặc căn cứ vào cơ chế phân li và tổ hợp của NST trong quá trình giảm phân và thụ tinh. - Cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm giao tử: + Tìm giao tử của bố , mẹ , từ tỉ lệ phân tích ở con bằng cách suy luận ngược: Từ tỉ lệ phân tích tạo ra số hợp tử, tạo ra số giao tử. + Tìm giao tử của bố mẹ khi biết kiểu gen của bố , mẹ bằng cách viết theo hình cành cây đối với lai 2 cặp tính trạng. B- Phương pháp cụ thể: * Loại 1: Bài tập về lai 1 cặp tính trạng 1- Dạng bài toán thuận: Là dạng bài toán biết tính trội , tính lặn, kiểu hình của bố mẹ là (P). Từ đó tìm kiểu gen, kiểu hình của con lai (F) và lập sơ đồ lai. + Cách giải gồm 3 bước - Bước 1 : Dựa vào đầu bài quy ước gen trội, lặn, (nếu đầu bài quy ước rồi thì không phải quy ước) - Bước 2: từ kiểu hình của bố mẹ , biện luận để để xác định kiểu gen của bố, mẹ (Xác định P có thuần chủng hay không?) - Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình ở con lai (Nếu HS chưa chắc chắn về sơ đồ lai của mình thì nên nháp ra giấy) * Bài tập minh hoạ cho dạng bài toán thuận: ở cá kiếm tính trạng mắt đen là trội so với tính trạng mắt đỏ. Khi cho cá kiếm mắt đen giao phối với cá kiếm mắt trắng thì kết quả ở F1 sẽ như thế nào? + Hướng dẫn học sinh cách giải: Giáo viên cho một học sinh tóm tắt đầu bài : Bài toán cho biết cái gì? Phải làm gì? Học sinh tiếp tục nhận biết dạng bài tập: Đây là dạng bài tập nào (dạng bài tập lai một cặp tính trạng - Dạng bài toán thuận). Bước 1: Quy ước gen trội – lặn: Gọi A là gen quy định tính trạng mắt đen là trội Gọi a là gen quy định tính trạng mắt đỏ là lặn. Bước 2: Xác định kiểu gen của cá kiếm mắt đen: Hoặc AA , hoặc Aa Cá kiếm mắt đỏ : aa. Bước 3: Lập sơ đồ lai: Có 2 trường hợp + Trường hợp 1: P O (mắt đen) AA x O (mắt đỏ) aa Giao tử P A a F1 Aa ( kiểu hình toàn mắt đen) + Trường hợp 2: P O (mắt đen) Aa x O (mắt đỏ) aa Giao tử P A a a F1 Aa(mắt đen) aa(mắtđỏ) Kiểu hình 1 mắt đen 1 mắt đỏ *Dạng bài toán nghịch : Là dạng bài tập dựa vào kết quả con lai để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố , mẹ và lập sơ đồ lai Có 2 trường hợp: + Cho biết tỉ lệ phân tích ở con lai + Không cho biết tỉ lệ phân tích ở F Trường hợp 1 : Cho biết tỉ lệ phân tích ở con lai có 2 bước giải: Bước 1: Căn cứ vào tỉ lệ phân tích ở con lai để tìm hiểu gen của bố, mẹ cần rút gọn tỉ lệ, đề ra tỉ lệ thường gặp sau đó quy ước gen. Bước 2: Lập sơ đồ lai và phân tích kết quả. Bài tập minh hoạ cho dạng bài toán nghịch. Bài 1: Trong phép lai giữa 2 giống cà chua thân cao với nhau người ta đã thu được kết quả ở ... phải có một gen a. + Cũng tương tự đối với tính trạng hạt xanh ta thấy bố mẹ mỗi bên có một gen b . + Vậy tổ hợp 2 kết quả lai ta có: Kiểu gen của bố , mẹ là AaBb Lập sơ đồ lai kiểm nghiệm: P O ( Vàng, trơn) AaBb x AaBb O(Vàng , trơn) gtP AB, Ab,aB,ab AB, ab,aB,ab F1 O AB Ab aB ab AB AABB (vàng,trơn) AABb (vàng, trơn) AaBB (vàng, trơn) AaBb (vàng,trơn) Ab AABb (vàng, trơn) Aabb (vàng , nhăn) AaBb (vàng , trơn) Aabb (vàng , nhăn) aB AaBB (vàng , trơn) AaBb (vàng, trơn) aaBB (xanh, trơn) aaBb (xanh, trơn) ab AaBb (vàng, trơn) Aabb (vàng, nhăn) aaBb (xanh, trơn) Aabb (xanh, nhăn) Sau khi kẻ khung Pen nét GV cho HS tìm kiểu gen, kiểu hình của các con lai (cho HS đếm cụ thể) * Kết luận : Qua sơ đồ lai kiểm nghiệm ta thấy kiểu gen trên là đúng với đầu bài đã cho. Vậy kiểu gen của cây bố, mẹ là AaBb. Vậy muốn làm tốt các dạng bài tập về lai 1 cặp, lai 2 cặp tính trạng GV cần chú trọng cho học sinh cách tìm các loại giao tử của bố, mẹ, từ tỉ lệ phân tích của con lai bằng cách suy luận ngược từ tỉ lệ ra số hợp tử . Từ số hợp tử ra số loại giao tử của bố mẹ? rồi kiểu gen của bố mẹ. Tóm lại qua thực tế giảng dạy ở trường THCS nhiều năm tôi thấy: Khi áp dụng phương pháp nhận biết dạng bài tập và cách giải bài tập về các qui luật di truyền của Men Đen các em chỉ cần đọc kĩ nội dung đầu bài là đã nhận ra dạng bài tập nào. - Các em có kĩ năng phân tích , lập luận sắc bén , căn cứ vào dữ kiện của đầu bài ra để phân tích xuôi, ngược định hướng cho kết quả của mỗi dạng bài tập. - Aùp dụng phương pháp này HS biết tìm đúng các loại giao tử của bố, mẹ. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác định kiểu gen, kiểu hình của con lai. - Các câu hỏi gợi ý của GV giúp HS tháo gỡ từng mắt xích trong các bước giải. Phương pháp hướng dẫn HS nhận biết dạng bài tập và giải bài tập về các qui luật di truyền của Men Đen là chìa khoá cho mọi dạng bài tập, giúp HS có kĩ năng tổng hợp, tư duy lôgic và so sánh các bước giải của các dạng bài tập để khắc sâu kiến thức hơn, tránh nhầm lẫn các dạng bài tập. 4- Kết quả thống kê, điều tra - Để kiểm nghiệm kết quả của đề tài tôi đã dạy thực nghiệm trên 2 lớp , đó là lớp 9A1 và lớp 9A2 của trường. Đây là 2 lớp có lực học của học sinh nói chung là tương đương nhau: - Lớp 9A1 tôi hướng dẫn học sinh nhận biết dạng bài tập và giải bài tập di truyền của các định luật di truyền của MenĐen, hướng dẫn học sinh cách tìm các giao tử , sau đó kiểm tra bài toán về lai 2 cặp tính trạng ( Dạng bài toán nghịch) - Lớp 9A2 tôi không hướng dẫn học sinh cách nhận biết dạng bài tập và cách giải bài tập về các qui luật di truyền của MenĐen như của lớp 9B thì thấy nhiều học sinh vẫn chưa biết nhận biết dạng bài tập và nhiều em còn rất lúng túng trong việc tìm giao tử Kết quả cụ thể như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 9A1 31 13 41.9 15 48.3 5 16.1 0 0 9A2 30 7 23.3 12 40.0 10 33.3 1 3.0 5- Nhận xét: Qua việc hướng dẫn học sinh nhận biết dạng bài tập và cách giải các bài tập về các qui luật di truyền của MenĐen kết hợp với câu hỏi nêu vấn đề để dẫn dắt học sinh, định hướng cho quá trình nhận thức, giúp học sinh có lí luận lôgíc sắc bén trong quá trình giải bài tập và không bị nhầm lẫn các dạng đồng thời gây hứng thú học tập, nghiên cứu của học sinh, kích thích tính tò mò, giúp các em có lòng tin tuyệt đối vào khoa học qua các kết quả học tập từ đó thêm yêu thích bộ môn và có định hướng nghề nghiệp tương lai cho mình. Việc hình thành cho học sinh kĩ năng nhận biết và giải các bài tập về các qui luật di truyền của MenĐen không chỉ tiến hành ở lớp mà chúng ta còn chú ý các bài tập ở nhà hoặc các nhóm học tập của học sinh giúp các em có điều kiện tranh luận , trao đổi , giúp đỡ lẫn nhau. 6- Những điểm còn hạn chế: Qua thực tế giảng dạy nhiều năm Sinh học lớp 9 và qua 3 năm dạy môn Sinh học 9 chương trình thay sách THCS vừa qua tôi thấy một tuần bộ môn Sinh học 9 hiện nay dạy 2 tiết , số tiết của phần I là 42 tiết nhưng số tiết bài tập của phần này chỉ có 1 tiết , đó là tiết 7 sau chương I: Các thí nghiệm của MenĐen là còn quá ít so với nội dung chương trình do vậy việc hình thành kĩ năng giải bài tập di truyền cho học sinh là hết sức khó khăn. Hơn nữa đây là phần kiến thức là khó đối với học sinh THCS ,vì vậy việc áp dụng sáng kiến náy vào giảng dạy của chương trình Sinh học 9 sẽ gặp nhiều khó khăn. hơn nữa kinh nghiệm chỉ phù hợp với đối tượng học sinh khá , giỏi còn đối với đối tượng học sinh trung bình và yếu thì thực sự chưa linh hoạt và sâu sắc. 7- Điều kiện áp dụng sáng kiến: - HS muốn có kĩ năng nhận biết dạng bài tập và giải bài tập về các qui luật di truyền của MenĐen phải nắm chắc phần lí thuyết từng phần có liên quan đến dạng bài tập đó. - GV phải nghiên cứu kĩ cấu trúc chương trình và mức độ yêu cầu của từng vấn đề, của từng dạng bài tập mà đưa cho học sinh. - Sau khi cung cấp xong các dạng bài tập giáo viên cần củng cố ngay để tránh rơi vào tình trạng nhầm lẫn. Chẳng hạn khi dạy xong bài lai 1 cặp tính trạng giáo viên phải đưa ngay bài tập để để học sinh tự phân biệt dạng thuận hay nghịch sau đó hãy áp dụng các bước giải của dạng đó giúp HS tài hiện kiến thức đã học và nhớ kiến thức lâu hơn. - Việc áp dụng sáng kiến này phải có được một số tiết như tiết tự chọn của các môn khác thì mới có thể làm và có kết quả tốt được. - Giáo viên cần nghiên cứu các dạng bài tập đó có liên quan đến lớp trên như thế nào để giúp học sinh có bước đệm khi học lên lớp trên. 8- Bài học kinh nghiệm : - Để học sinh có kĩ năng nhận dạng và có kĩ năng giải các bài tập về các qui luật di truyền của Men giáo viên phải sắp xếp các dạng bài tập từ dễ đến khó cụ thể phải đưa dạng bài toán về lai một cặp tính trạng, dạng bài toán thuận xong đến dạng toán nghịch sau đó mới đưa bài tập về lai 2 cặp tính trạng . - Giáo viên cần nắm chắc đối tượng học sinh , đối với học sinh trung bình và yếu cần hướng dẫn học sinh lí luận cụ thể , tỉ mỉ từng phần và đặc biệt cần có sự so sánh cách giải của các dạng để tìm ra sự khác biệt các dạng đó. - Nếu học sinh có đủ khả năng tiếp thu kiến thức về toán học thì các em cũng đủ sức hiểu các vấn đề trừu tượng của di truyền học. Phần III : Kết luận Phần Di truyền và biến dị đề cập tới nhiều kiến thức mới mẻ của loài người. Vì vậy việc giúp học sinh hiểu rõ kiến thức lí thuyết cũng như nắm vững cách nhận biết dạng bài tập về các qui luật di truyền của Men Đen chắc chắn sẽ tăng thêm hứng thú học tập và có kĩ năng giải bài tập có liên quan Nếu ta áp dụng tốt phương pháp này sẽ phát huy trí lực của mọi đối tượng học sinh, phát triển óc tư duy lôgic tổng hợp, giúp các em làm quen với kĩ năng nghiên cứu, tìm tòi khoa học góp phần xây dựng hoài bão, định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các em. Qua kết quả các bài tập và kiến thức lí thuyết giúp cho học sinh hiểu rõ một số thành tựu và triển vọng của Sinh học hiện đại , sau này đi vào cuộc sống các em biết áp dụng kiến thức đó vào việc nhân giống, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Tầm hiểu biết sâu rộng của giáo viên giúp học sinh hào hứng, lôi cuốn học sinh ham học thích học môn Sinh học. Để thực hiện tốt kinh nghiệm này giáo viên phải bồi dưỡng cho học sinh: Cách lập luận cụ thể từng dạng bài, rèn kĩ năng nhận xét, phán đoán các hướng của bài tập. Muốn vậy giáo viên phải đưa ra các hệ thống câu hỏi nêu vấn đề và đặc biệt chú trọng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. - Để học sinh có được kĩ năng củng cố kiến thức lí thuyết, trong các bài tập cần cho học sinh thường xuyên liên hệ kiến thức lí thuyết để soi sáng cho bài tập. giáo viên cần cân nhắc mức độ yêu cầu của từng vấn đề, của từng dạng bài tập mà đưa ra các bài tập mẫu cho phù hợp với trình độ học sinh, giúp các em nắm kiến thức lí thuyết cũng như bài tập một cách tích cực, tự giác nhất. - Hướng đề xuất nghiên cứu: - Là một giáo viên đã giảng dạy nhiều năm môn Sinh học ở Trung học cơ sở tôi thấy phần Di truyền và biến dị rất thiết thực với học sinh. Vì công nghệ Sinh học ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi ứng dụng: Trong nông nghiệp, trong y học, trong công nghệ thực phẩm . - Do đó muốn học sinh tiếp thu tốt kiến thức của phần này người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng , có kinh nghiệm trong truyền thụ kiến thức, được học sinh yêu mến và lôi cuốn được các em ham thích học tập bộ môn Sinh học. - Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, quan tâm của tổ khoa học tự nhiên nhà trường, của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp trong tổ Sinh- Hoá nhà trường. Cuối cùng kính mong sự góp ý, phê bình của tất cả các quí ban để đề tài của tôi được tốt hơn, có thể được áp dụng trong các bạn đồng nghiệp của mình. Chân thành cảm ơn! Tân Lộc Bắc, tháng 1 năm 2009 Xác nhận của đơn vị Người viết Nguyễn Thị Hương Mục lục Nội dung Trang Phần I Đặt vấn đề . 1 Phần II Giải quyết vấn đề 2 1. Phương pháp nghiên cứu. .... 2 2. Biện pháp thực hiện . 3 3. Nội dung chọn đề tài nghiên cứu 4 4. Kết qủa thống kê . 11 5. Nhận xét .. 12 6. Những điểm còn hạn chế 12 7. Điều kiện áp dụng sáng kiến . 12 8. Bài học kinh nghiệm 13 Phần III Kết luận 14 Hướng đề xuất . 14
Tài liệu đính kèm: