I. Lý do chọn đề tài:
Trong một quyển sách có viết rằng: Khi nói đến môn vật lý có thể nói “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”.Tự tay người học làm thí nghiệm thì sẽ khắc sâu được kiến thức, rèn luyện được các kĩ năng khác. Bác Hồ đã nói “học đi đôi với hành, học mà không hành là vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”.Nhà ngôn ngữ học Kant đã viết “cách tốt nhất để hiểu là hành. Hành ở đây là thực hành, trong vật lý là làm thí nghiệm để tìm ra kiến thức mới.
Thật vậy, môn vật lí là môn khoa học thực nghiệm mà đặc trưng là lĩnh hội kiến thức mới thông qua việc làm thí nghiệm. Đặc biệt là trong chương trình đổi mới hiện nay.Hơn nữa, theo cấu trúc sách giáo khoa thì mỗi bài học mới bao giờ cũng có thí nghiệm và phần kết luận của bài thì để trống, học sinh phải tự điền vào. Do đó đòi hỏi học sinh phải làm thí nghiệm, phân tích, tổng hợp rút ra kết luận. Vì vậy việc làm thí nghiệm trong mỗi bài học là rất quan trọng, vừa giúp học sinh rút ra được kiến thức mới một cách chủ động,vừa rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát, phân tích, tổng hợp và như thế sẽ rèn luyện cho học sinh tính tự giác trong học tập và trong cuộc sống sau này. Thông qua làm thí nghiệm giáo viên làm việc nhẹ nhàng hơn, còn học sinh thích thú hơn trong học tập. Ta tưởng tượng nếu như trong các bài học vật lý không có thí nghiệm thì học sinh sẽ tiếp thu ra sao? giáo viên sẽ dạy như thế nào?. Chắc chắn là giáo viên sẽ làm việc thật vất vả còn học sinh thì tiếp thu một cách thụ động, song chẳng những không đem lại kết quả trong học tập mà còn đào tạo ra những con người thụ động, chậm chạp, lệch lạc, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.
Phần I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong một quyển sách có viết rằng: Khi nói đến môn vật lý có thể nói “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”.Tự tay người học làm thí nghiệm thì sẽ khắc sâu được kiến thức, rèn luyện được các kĩ năng khác. Bác Hồ đã nói “học đi đôi với hành, học mà không hành là vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”.Nhà ngôn ngữ học Kant đã viết “cách tốt nhất để hiểu là hành. Hành ở đây là thực hành, trong vật lý là làm thí nghiệm để tìm ra kiến thức mới. Thật vậy, môn vật lí là môn khoa học thực nghiệm mà đặc trưng là lĩnh hội kiến thức mới thông qua việc làm thí nghiệm. Đặc biệt là trong chương trình đổi mới hiện nay.Hơn nữa, theo cấu trúc sách giáo khoa thì mỗi bài học mới bao giờ cũng có thí nghiệm và phần kết luận của bài thì để trống, học sinh phải tự điền vào. Do đó đòi hỏi học sinh phải làm thí nghiệm, phân tích, tổng hợp rút ra kết luận. Vì vậy việc làm thí nghiệm trong mỗi bài học là rất quan trọng, vừa giúp học sinh rút ra được kiến thức mới một cách chủ động,vừa rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát, phân tích, tổng hợp và như thế sẽ rèn luyện cho học sinh tính tự giác trong học tập và trong cuộc sống sau này. Thông qua làm thí nghiệm giáo viên làm việc nhẹ nhàng hơn, còn học sinh thích thú hơn trong học tập. Ta tưởng tượng nếu như trong các bài học vật lý không có thí nghiệm thì học sinh sẽ tiếp thu ra sao? giáo viên sẽ dạy như thế nào?. Chắc chắn là giáo viên sẽ làm việc thật vất vả còn học sinh thì tiếp thu một cách thụ động, song chẳng những không đem lại kết quả trong học tập mà còn đào tạo ra những con người thụ động, chậm chạp, lệch lạc, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Tuy nhiên để làm tốt được các thí nghiệm trong các bài học nhất là đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình của lớp thay sách, ở khối lớp 7, khối lớp mà kiến thức đã được trừu tượng hóa lên rất nhiều dẫn đến thí nghiệm cũng sẽ phức tạp hơn nhiều. Đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng làm thí nghiệm, cũng như quan sát hiện tượng để rút ra kiến thức mới cho bài học. Kỹ năng làm thí nghiệm ở đây là học sinh phải biết sử dụng dụng cụ thí nghiêm để lắp ráp thí nghiệm một cách chính xác, khoa học, biết quan sát hiện tượng thí nghiệm và biết phân tích các hiện tượng đó để rút ra kết luận, đồng thời phải đảm bảo thời gian cho thí nghiệm, cho giờ học. Nhưng thực tế hiện nay, qua quan sát ở lớp 7/4, kĩ năng làm thí nghiệm của học sinh còn rất yếu, nhất là kĩ năng lắp ráp thí nghiệm và phân tích hiện tượng vật lí, đặc biệt yêu cầu ở một số bài có tính chính xác cao. Hơn nữa, trong chương trình vật lí 7, chương Âm học là chương có nhiều thí nghiệm phức tạp, yêu cầu tính chính xác cao, các dụng cụ thí nghiệm còn mới lạ, khó sử dụng. Do đó làm tốt các thí nghiệm là rất khó khăn đối với học sinh. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 7/4 làm thí nghiệm vật lí chương Âm học” nhằm tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề nan giải trên. II/ Phạm vi đề tài: Thí nghiệm vật lí 7, chương Âm học. III/ Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 7/4 Phần II: NỘI DUNG: I/ Thực trạng ban đầu: Qua quan sát các tiết học đầu chương Âm học ở lớp 7/4, tôi nhận thấy mặt dù giáo viên đã hướng dẫn các bước làm thí nghiệm nhưng nhiều học sinh đã lắp đăt không chính xác dẫn đến kết quả thí nghiệm không chính xác và kết luận rút ra không đúng, chỉ một số em làm được thí nghiệm đúng theo yêu cầu, bên cạnh đó nhiều em chưa tự làm thí nghiệm được hoặc làm thí nghiệm không chính xác,thậm chí một số em còn dùng các dụng cụ để đùa giỡn. Như vậy, giáo viên phải hướng dẫn lại cách làm thí nghiệm, có khi còn đến từng nhóm để lắp thí nghiệm thay. Điều này đã làm cho tiết học không đảm bảo về thời gian và kiến thức như thế sẽ không rèn luyện được các kỹ năng cần thiết khác. Cụ thể: Qua quan sát ban đầu ở lớp 7/3 và 7/4 phân tích số liệu thu được kết quả như sau: Lớp Số HS làm thí nghiệm được, đảm bảo thời gian Số HS làm thí nghiệm được, nhưng còn chậm Số HS hiểu bài trên lớp Số HS hứng thú trong giờ học Số HS không làm được thí nghiệm hoặc làm chưa chính xác 7/3 17,14% 34,06% 51,2% 20,0% 48,8% 7/4 16,6% 36,2% 52,7% 18% 52,8% Từ kết quả ban đầu như trên, thì tiết học đã chưa đạt được mục tiêu bài học.Dẫn đến kết quả bài kiểm tra lần 1 chất lượng còn rất thấp, chỉ 50% bài đạt điểm trung bình trở lên. II/ Phương pháp thực hiện: Phân tích thực trạng trên để tìm ra nguyên nhân, tôi nhận thấy do những nguyên nhân sau: - Học sinh không có sự chuẩn bị bài ở nhà nên đến lớp phải tốn thời gian để tìm hiểu các bước làm thí nghiệm dẫn đến thiếu thời gian làm thí nghiệm - Nhiều dụng cụ thí nghiệm còn mới lạ, học sinh chưa hiểu hết tính năng từng dụng cụ. - Kĩ năng làm lắp ráp và quan sát hiện tượng của học sinh còn yếu. Với những nguyên nhân trên, tôi đề ra biện pháp khắc phục như sau: Bài học minh hoạ cho đề tài: Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM Bước 1: Yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị bài mới ra vở soạn trước khi đến lớp,đặc biệt hướng dẫn học sinh chuẩn bị phần thí nghiệm: Tìm hiểu các dụng cụ có trong thí nghiệm, các bước làm thí nghiệm và sau đó dự đoán kết quả thí nghiệm. Cụ thể như sau: Sau khi dạy xong bài 12, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà đặc biệt là chuẩn bị phần thí nghiệm, yêu cầu học sinh làm theo hướng đẫn sau: Công việc chuẩn bị bài mới: - Đọc kĩ cả bài - Soạn ra vở phần thí nghiệm theo các nội dung sau: + Mục đích của thí nghiệm là gì? + những dụng cụ dùng trong thí nghiệm là gì? + Nêu các bước làm thí nghiệm ? + Dự đoán kết quả thí nghiệm? - Tự rút ra kết luận ( theo mức độ hiểu biết của mỗi học sinh) Yêu cầu học sinh thực hiện được những công việc trên như sau: Thí nghiệm về môi trường truyền âm: Mục đích thí nghiệm: Tìm hiểu âm có truyền được trong các môi trường khí, lỏng, rắn không? Dụng cụ dùng trong thí nghiệm: hai trống nhỏ gắn vào giá, hai quả cầu bấc có dây treo, giá thí nghiệm, một dùi trống Cách làm thí nghiệm: + Đặt hai trống cách nhau 15cm + Treo quả cầu bấc trên giá cho vừa chạm sát vào mặt trống + Dùng dùi gõ mạnh vào mặt trống + Lắng nghe âm phát ra Học sinh làm được công việc trên là đã nắm được mục đích thí nghiệm, cách làm thí nghiệm. Đến lớp giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu học sinh nêu các bước tiến hành thí nghiệm và phân phát dụng cụ cho từng nhóm. Học sinh sẽ tiếp xúc với dụng cụ, hiểu được cách làm thí nghiệm thì chắc chắn sẽ làm thí nghiệm dễ dàng hơn. Với biện pháp này,để tránh tình trạng soạn bài đối phó (mượn vở bạn chép), buộc giáo viên phải thường xuyên kiểm tra vở soạn, chủ yếu tập trung vào phần thí nghiệm. Giáo viên kiểm tra theo nhóm, nếu có một em chưa soạn thì trừ điểm của nhóm đó, nếu nhóm nào thực hiện tốt sẽ cộng điểm và tuyên dương. Việc giao việc về nhà là rèn luyện cho học sinh tính tự giác tích cực trong học tập và đặc biệt giúp cho học sinh nắm vững các bước làm thí nghiệm, các dụng cụ có trong thí nghiệm. Như thế khi đến lớp chỉ cần tiếp xúc với các dụng cụ, tìm hiểu tính năng các dụng cụ, học sinh sẽ lắp thí nghiệm một cách dễ dàng hơn không tốn nhiều thời gian để tìm hiểu các bước thí nghiệm như trước đây.Tuy nhiên nếu dừng lại ở đây, nhiều em cũng sẽ còn lúng túng khi tiếp xúc với một số dụng cụ mới lạ:quả cầu bấc, trống và cách lắp thí nghiệm phức tạp: lắp sao cho quả cầu vừa chạm sát vào mặt trống, đánh trống sao cho quả cầu một không va vào trống thứ hai. Bước 2: Phân chia lại nhóm trong lớp sao cho số lượng học sinh khá giỏi, yếu kém trong các nhóm là như nhau: Cụ thể: Lớp 7/4 có 6 em có khả năng làm tốt thí nghiệm: Hân, Lời, Mai, Trang, Nguyệt, Linh, đem chia đều cho các nhóm; Số học sinh yếu, kém gồm có: Thịnh, Hoà, Thiện, Bằng, Anh, Hạnh, Đạt, cũng chia đều cho 6 nhóm. Làm như vậy sẽ có sự đồng đều giữa các nhóm, việc làm thí nghiệm , tiếp thu kiến thức cũng đồng đều hơn tránh tình trạng nhóm thì làm được , sớm, nhóm thì không làm được gì, dẫn đến những học sinh không làm được thí nghiệm sẽ ngồi chơi và dùng dụng cụ để đùa giỡn. Bước 3:Mặc dù đã chuẩn bị ở nhà nhưng đến lớp các em vẫn chưa làm tốt được thí nghiệm, là do dụng cụ thí nghiệm còn mới lạ, chưa hiểu hết tính năng từng dụng cụ, cách lắp thí nghiệm còn phức tạp.Vì vậy, trong bước này giáo viên làm thêm công việc sau; Tập huấn cách làm thí nghiệm cho riêng đại diện của mỗi nhóm ( Việc này được tiến hành sau khi học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà và trước khi học bài mới) - Mỗi nhóm cử 2 em (khá, giỏi), cả lớp sẽ có 12 em. Giáo viên chia làm 3 nhóm. - Để tiết kiệm thời gian cho học sinh, Giáo viên tận dụng thời gian các em học thể dục xong hoặc tận dụng hai tiết sau của ngày thứ 2, cho học sinh tập trung vào phòng thực hành. - Giáo viên hướng dẫn cách làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, phân tích để rút ra kết luận. Cụ thể: - Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và nói rõ tính năng của từng dụng cụ: Quả cầu bấc, trống thí nghiệm, dùi - Hướng dẫn cách lắp thí nghiệm chính xác, dùng dùi đánh vào trống 1 sao cho quả cầu 1 không chạm vào trống 2 - Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo các bước đã tìm hiểu. Giáo viên uốn nắn ngay những động tác chưa đúng. việc làm thí nghiệm này có thể dừng lại sau khi quan sát kết quả thí nghiệm, yêu cầu học sinh về nhà tự rút ra kết luận để chuẩn bị cho tiết học sắp đến trên lớp. - Yêu cầu những học sinh này khi làm thí nghiệm trên lớp, có trách nhiệm hướng dẫn lại cho các học sinh khác trong nhóm mình làm thí nghiệm. Vào tiết học chính thức trên lớp, hai đại diện của mỗi nhóm đóng vai trò hướng dẫn các bạn trong nhóm làm thí nghiệm, nếu nhóm nào tham gia không tốt, giáo viên trừ điểm cho cả nhóm. (Bước này chỉ thực hiện khi bài nào có thí nghiệm phức tạp, khó làm, dụng cụ thí nghiệm mới lạ) Làm như thế sẽ giúp cho tất cả các học sinh yếu kém đều có thể tham gia làm thí nghiệm, thí nghiệm được tiến hành một cách nhanh hơn, kết quả thí nghiệm cũng chính xác hơn và các em dễ nhận thấy kiến thức cần rút ra. Điều đó làm khơi dậy lòng yêu thích môn học hơn. Bên cạnh đó, các học sinh trung bình, yếu sẽ thấy có sự công bằng, thấy mình cũng làm được như các bạn khác. Điều đó cũng rất quan trọng trong việc tạo niềm say mê cố gắng trong học tập của các em. Phần III: KẾT LUẬN I/. Kết quả: Sau khi thực hiện phương pháp trên tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Trong các bài học có thí nghiệm, đặc biệt các thí nghiệm phức tạp, giáo viên tổ chức cho các em làm thí nghiệm không mấy khó khăn vất vả như trước đây. Trong từng thí nghiệm, giáo viên chỉ việc giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, nêu các bước làm thí nghiệm, (có thể cho các em tự nêu) nhấn mạnh những điểm cần lưu ý, theo dõi uốn nắn các động tác của các em trong quá trình tiến hành thí nghiệm. Còn các em học sinh được cử đi tập huấn thì rất thích thú về việc “làm hướng dẫn”, các bạn khác. Kể cả học sinh yếu, kém trước đây hầu như không làm được thí nghiệm, giờ đây làm thí nghiệm cùng các bạn khác một cách tự tin hứng thú, không còn dùng dụng cụ đùa giỡn như trước đây. Giờ học có thí nghiệm trở nên sôi nổi hẳn lên và quan trọng nhất là các em làm thí nghiệm nhanh hơn, chính xác hơn, thảo luận cũng nhanh hơn rút ra kết luận thường xuyên chính xác hơn, hứng thú hơn trong giờ học vật lí Sau khi áp dụng phương pháp trên, những bài học gần đây tôi quan sát và thu nhận được những kết quả như sau: So với thực trạng ban đầu của lớp 7/4; So với kết quả ở lớp 7/3 có áp dụng đề tài nhưng không thường xuyên, qua quan sát trên lớp về kĩ năng làm thí nghiệm và thống kê chất lượng bài kiểm tra sau khi áp dụng đề tài so sánh ở hai thời điểm thu được kết quả như sau: Kết quả quan sát trên lớp: Về kĩ năng làm thí nghiệm: Lớp Số HS làm thí nghiệm đúng, đảm bảo thời gian Số HS làm thí nghiệm được nhưng chậm Số HS hiểu bài trên lớp Số HS hứng thú trong giờ học Số HS không làm được thí nghiệm 7/3 57,1% 13,1% 70,0% 58,0% 30,0% 7/4 72,2% 7,8% 80,0% 72,5% 20,0% 2. Qua thống kê chất lượng bài kiểm tra ở hai thời điểm: trước khi áp dụng đề tài và sau khi áp dụng đề tài : Lớp 7/4 7/3 Thời điểm Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Số HS 35 35 36 36 Giỏi SL 0 3 1 3 TL 0 8.6% 2.8 % 8.3% Khá SL 6 10 5 8 TL 17.2% 28.6ss% 13.9% 22.2% TB SL 11 16 12 16 TL 31,4% 45.7% 33.3% 44.5% Yếu SL 12 4 13 6 TL 34,3% 11.4 % 36.1% 16.7% Kém SL 6 2 5 3 TL 17.1% 5.7% 13.9% 8.3% TB trở lên SL 17 29 18 27 TL 48.6% 82.9% 50% 75.0% Từ kết quả trên cho thấy hiệu quả của phương pháp này là không nhỏ, đã cải tiến về nhiều mặt hạn chế trong tiết học trước đây thường vấp phải, rèn luyện được kĩ năng làm thí nghiệm và nhiều kĩ năng khác, đảm bảo được thời gian cho mỗi tiết học. Vì thế kết quả học tập cũng được nâng lên đáng kể: lớp 7/4 áp dụng đề tài, chất lượng được nâng lên từ 48.6% lên 82.9% về điểm trung bình trở lên, số lượng điểm khá, giỏi, trung bình đều được nâng lên ; Lớp 7/3 có áp dụng đề tài nhưng không thường xuyên nên kết quả được nâng lên nhưng còn thấp hơn so với lớp được áp dụng thường xuyên: từ 50% lên 75% điểm trung bình trở lên. Từ kết quả này tôi tiếp tục áp dụng cho tất cả các khối lớp khác nhau,và ở các năm tiếp theo. II/ Những hạn chế của đề tài: Qua quá trình thực hiện đề tài trên tuy có được những tiến bộ nhất định nhưng đề tài vẫn có những hạn chế: Khi yêu cầu chuẩn bị bài ở nhà, một số em còn soạn bài với tư thế đối phó, mượn vở bạn chép lại. Để khắc phục hạn chế trên tôi cùng đồng nghiệp thảo luận tìm cách khắc phục là tăng cường kiểm tra vở soạn kèm theo hỏi một vài câu có liên quan đến bài mới và đưa vào cộng hoặc trừ điểm khi kiểm tra bài cũ. III/ Giá trị của đề tài : Đề tài có thể áp dụng được cho cả khối lớp THCS. IV/ kết luận: Thực hiện tốt được phương pháp trên, giáo viên đã giải quyết được thực trạng đặt ra ở lớp 7/4 như đã nêu trên, khắc phục tình trạng “cháy giáo án”, học sinh không thực hiện được các thí nghiệm khó, phức tạp làm ảnh hưởng đến kiến thức tiếp thu trong bài học, phân tích kết quả và rút ra kết luận. Đó là một quá trình độc lập của học sinh. Điều đó rèn luyện cho các em phương pháp, kỹ năng thói quen tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào tình huống mới, biết tự lực đặt ra và giải quyết vấn đề sẽ gặp trong thực tiễn. Bởi lẽ lượng kiến thức thông tin của nhân loại tăng lên nhanh chóng, cái mà hôm nay còn là mới thì ngày mai có thể trở thành lạc hậu. Nhà trường không thể nào luôn luôn cung cấp cho học sinh những hiểu biết cập nhật được. Điều quan trong phải trang bị cho các em năng lực tự học để có thể tìm kiếm những kiến thức khi cần thiết trong tương lai. Đó cũng chính là điều mà người thực hiện đề tài này mong muốn đem lại cho học sinh thông qua đề tài này. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế tri thức, trong tương lai đòi hỏi người lao động phải thực sự năng động sáng tạo, có những phẩm chất thích hợp. Đề tài này một phần đáp ứng được yêu cầu đó. Hy vọng các em sẽ tiếp tục duy trì nề nếp học đó cho sau này và trở thành người chủ đất nước trong tương lai. Trên đây là toàn bộ ý tưởng của tôi để tổ chức cho học sinh làm tốt thí nghiệm trong các bài học vật lí của chương “Âm học”. Ở một mức độ nào đó đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quí đồng nghiệp góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn! Tác giả đề tài Lê Quốc Việt
Tài liệu đính kèm: