Sáng kiến kinh nghiệm Góp một cách dạy văn bảng Nhật dụng trong chương trình ngữ văn bậc trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Góp một cách dạy văn bảng Nhật dụng trong chương trình ngữ văn bậc trung học cơ sở

Trong dạy học Ngữ văn hiện nay ở bậc THCS, chắc hẳn mỗi giáo viên đều nhận thấy rằng học sinh có xu hướng xem nhẹ những môn học xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Điều đó cho thấy rõ ở chất lượng và thái độ học văn của các em giảm sút so với các môn tự nhiên. Chính vì vậy mà thôi thúc giáo viên phải tìm cho mình một phương pháp dạy học thích hợp phù hợp với xu thế của học sinh.Với giáo viên dạy môn văn lại cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong chương trình để làm sao khơi gợi được sự tích cực sáng tạo, sự say mê hứng thú trong mỗi giờ học của học sinh. Từ đó học sinh sẽ mong chờ tiết học và yêu môn học.

 Chương trình Sgk Ngữ văn THCS đang được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo một tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm.Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi, bức thiết hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quan tâm đến.

 

doc 19 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2227Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Góp một cách dạy văn bảng Nhật dụng trong chương trình ngữ văn bậc trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SOẠN VÀ DẠY VĂN BẢN “ BÀI TOÁN DÂN SỐ”
(NGÖÕ VAÊN 8-TAÄP 1)
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài:
	Trong dạy học Ngữ văn hiện nay ở bậc THCS, chắc hẳn mỗi giáo viên đều nhận thấy rằng học sinh có xu hướng xem nhẹ những môn học xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Điều đó cho thấy rõ ở chất lượng và thái độ học văn của các em giảm sút so với các môn tự nhiên. Chính vì vậy mà thôi thúc giáo viên phải tìm cho mình một phương pháp dạy học thích hợp phù hợp với xu thế của học sinh.Với giáo viên dạy môn văn lại cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong chương trình để làm sao khơi gợi được sự tích cực sáng tạo, sự say mê hứng thú trong mỗi giờ học của học sinh. Từ đó học sinh sẽ mong chờ tiết học và yêu môn học.
	Chương trình Sgk Ngữ văn THCS đang được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo một tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm.Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi, bức thiết hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quan tâm đến. 
 Thoâng thöôøng daïy vaên baûn giáo viên thöôøng daïy theo ñaëc tröng theå loaïi.Nhöng khi tieáp caän vôùi kieåu vaên baûn nhaät duïng giáo viên coøn luùng tuùng khoâng bieát ''seõ''daïy theo phöông phaùp naøo laø toái öu: Baùm saùt ñaëc tröng theå loaïi hay noäi dung vaên baûn. Neáu daïy theo ñaëc tröng theå loaïi thì khoâng thaáy ñöôïc caùch rieâng cuûa vaên baûn nhaät duïng.Neáu trieån khai theo noäi dung vaên baûn thì coù nhieàu tieát vaên baûn seõ sa vaøo daïy giaùo huaán ñaïo ñöùc, phaùp luaät... nhö môn GDCD.Qua thöïc nghieäm vaø döï giôø ñoàng nghieäp toâi cuõng ñaõ traên trôû,tìm toøi moät caùch tieáp caän vaên baûn nhaät duïng giuùp giaùo vieân vaø hoïc sinh caûm thaáy höùng thuù vaø ''nheï nhaøng'' cho moät tieát vaên baûn gaàn guõi, böùc thieát vôùi cuoäc soáng. Xuất phát từ thực tiễn và muốn tìm hiểu neân toâi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài này raát mong đồng nghiệp trao đổi, góp ý để tôi tự trang bị cho mình một phương pháp dạy học mới có hiệu quả qua những văn bản nhật dụng, chuyển tải đến các em học sinh mỗi giờ học thêm phần say mê hứng thú, giúp các em yêu và say mê môn học Ngữ văn theo chương trình mới nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng.
 2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a. Mục tiêu:
Đề tài gắn liền với mục tiêu dạy học phân môn văn ở trường THCS. Đặc biệt đề tài chú trọng đến thao tác kỹ năng của giáo viên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn cho học sinh những kiến thức cần thiết khi học văn bản nhật dụng.
b. Nhiệm vụ nghiên cừu:
Đề tài tập trung trình bày các vấn đề sau:
- Hiểu khái niệm văn bản nhật dụng, thông qua đó biết về các văn bản nhật dụng trong phân môn văn bản bậc THCS.
- Trình bày minh họa một giáo án, cụ thể bài: “Bài toán dân số” trong chương trình ngữ văn 8 (tập 1).
- Kết quả các quá trình dạy văn bản nhật dụng.
3. Đối tượng nghiên cứu:
a. Đối tượng:
Đối tượng của đề tài nghiên cứu là học sinh từ lớp 6 đến 9 đều học văn bản nhật dụng nhưng cụ thể là tôi được phân công dạy ngữ văn 8 gồm các lớp như sau: 8A, 8B, 8D cho nên tôi đã minh họa một bài trong chương trình ngữ văn 8( tập 1).
- Sgk và sách giáo viên Ngữ văn 6, 7, 8, 9.
- Sách thiết kế Ngữ văn 6, 7, 8, 9.
- Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt 
Tác giả: Trần Đình Chung
- Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp 6, 7, 8, 9 của tác giả 
Giáo sư tiến sĩ: Lê An, Lê Minh Thu, Nguyễn Thị Thuý.
NXB: Đại học sư phạm
- Höôùng daãn thöïc hieän chuaån kieán thöùc,kó naêng moân Ngöõ vaên trung hoïc cô sôû, taäp2. Nhaø xuaát baûn Giaùo duïc Vieät nam.
b. Cơ sở nghiên cứu:
Tập trung vào đối tượng từ lớp 6 đến 9 nhưng đối tượng chính ở đây là lớp 8 phân môn văn tiết 49 bài: “ Bài toán dân số” ngữ văn 8( tập 1). Vận dụng trong quá trình học văn bản nhật dụng
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
	1. Hiểu về văn bản nhật dụng
	Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn bản. 
Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất nội dung của văn bản. Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản. 
Hệ thống văn bản nhật dụng trong Sgk goàm nhiều kiểu văn bản khác nhau. Đó có thể là:
*Văn thuyết minh (Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Ca Huế trên sông Hương, Động Phong Nha).
*Văn bản biểu cảm (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Mẹ tôi, Cổng trường mở ra).
*Văn bản nghị luận (Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em). 
* Một bài báo thuyết minh khoa học (Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá , Bài toán dân số).
* Một văn bản văn học thuộc loại tự sự (Cuộc chia tay của những con búp bê)  Từ các hình thức đó, những vấn đề thời sự cập nhaät của cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy, sẽ đánh thức và làm giàu tình cảm và ý thức công dân, cộng đồng trong mỗi người học giúp các em dễ hoà nhập hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sống. 
2. Hệ thống văn bản nhật dụng trong Sgk Ngữ văn THCS và đề tài nhật dụng
Sgk
Tên văn bản
Đề tài nhật dụng
Ngữ văn 6
- Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử
- Di tích lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người
- Động Phong Nha
- Danh lam thắng cảnh
Ngữ văn 7
- Cổng trường mở ra
- Nhà trường, giáo dục
- Mẹ tôi
- Tình cảm mẹ con, gia đình
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Quyền trẻ em
- Ca Huế trên sông Hương
- Văn hoá dân tộc
Ngữ văn 8
- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
- Môi trường
- Ôn dịch, thuốc lá
- Tệ nạn xã hội
- Bài toán dân số
- Dân số
Ngữ văn 9
- Đấu tranh cho một thế giới vì hoà bình
- Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
- Phong cách Hồ Chí Minh
- Hoà nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Quyền sống của con người
Các văn bản nhật dụng trên được phân bố đều khắp các khối lớp. Cùng với sự phát triển về tâm lý và nhận thức của học sinh, các vấn đề được cập nhật trong các văn bản nhật dụng ngày một phức tạp hơn. Phù hợp với nhận thức của các em từ thấp đến cao, từ lớp 6 đến lớp 9. 
3. Đặc điểm
- Đề tài: Phong phú (thiên nhiên, môi trường, dân số )
- Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá 
	 Những vấn đề hiện tượng của đời sống xã hội. 
- Tính cập nhật: Kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày. 
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu là dự giờ đồng nghiệp để học tập phương pháp từ đó rút ra được ưu điểm để học hỏi, tồn tại để rút kinh nghiệm làm hành trang trong việc dạy học của mình tốt hơn. 
- Phương pháp so sánh: Để phân loại, đối chiếu kết quả. 
- Ngoài ra còn đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp. 
B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Thực trạng: Trong quá trình giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng:
- Do văn bản nhật dụng mới được đưa vào giảng dạy, mặc dù số lượng văn bản không nhiều nhưng giáo viên vẫn còn thấy mới mẻ, ít có kinh nghiệm, lúng túng về phương pháp. 
- Giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng máy chiếu nên việc mở rộng kiến thức trực quan cho học sinh bằng hình ảnh cũng bị hạn chế. 
- Chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài văn bản nhật dụng.
- Chưa dành nhiều thời gian sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản như tranh ảnh, băng hình, văn thơ để bổ sung cho bài học thêm phong phú. 
2. Giải pháp: Đứng trước thực trạng ấy, tôi mạnh dạn xin đề xuất một số giải pháp sau:
- Mục tiêu: Phải xác định đặc thù của bài học văn bản nhật dụng.
Nhấn mạnh vào hai khía cạnh chính. Trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh. Có nghĩa là cung cấp và mở rộng hiểu biết cho học sinh về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng.
- Chuẩn bị: 
+ Về kiến thức: Ngoài kiến thức cung cấp cho học sinh giáo viên còn phải trang bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho bài giảng trên các nguồn thông tin đại chúng (phát thanh truyền hình, Internet, báo chí, sách vở, băng đĩa, tranh ảnh )
Ví dụ: Khi dạy bài “Ca Huế trên sông Hương” Giáo viên cần phải tạo thêm nguồn tư liệu bổ sung cho bài học trên các kênh âm nhạc dân gian các vùng, miền, các bài hát về Huế, các bài báo và tranh ảnh về Huế. Đồng thời giao cho học sinh sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung văn bản. 
+ Về phương tiện dạy học:
Các phương tiện dạy học truyền thống quen thuộc như sgk, bảng phụ chưa thể đáp ứng được hết yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng. Giáo viên cần phải chuẩn bị thêm các phương tiện khác như đĩa CD, phim ảnh, máy chiếu có tranh ảnh về bài học để học sinh say mê, hứng thú trong mỗi giờ dạy.
Ví dụ: Khi thiết kế bài “Động Phong Nha”, được cài đặt thêm các hình ảnh hoặc các đoạn phim ghi hình những đặc sắc của hang động này trên nền nhạc êm ả, mở rộng tới hình ảnh hang động nổi tiếng của Quảng Ninh (Như động Thiên Cung - Hạ Long) thì sức thu hút của học sinh sẽ lên cao hơn.
Như vậy, khi dạy văn bản nhật dụng, giáo viên có nhiều cơ hội hơn cho đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại thì caùc văn bản nhật dụng sẽ khắc phục được tính thông tin tẻ nhạt, đơn điệu. Tôi tin rằng giờ dạy học văn bản nhật dụng sẽ đạt hiệu quả cao. 
3. Các phương pháp dạy học
Có thể nói, trong dạy học văn bản nói chung chúng ta muốn hiểu nội dung tư tưởng của văn bản bằng việc tìm hiểu dấu hiệu hình thức của văn bản đó. Dạy học văn bản nhật dụng cũng vậy. Mặc dù các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản nhật dụng là thuyết minh và nghị luận nhưng vẫn thường đan xen các yếu tố của phương thức khác như tự sự, biểu cảm. Giáo viên cũng cần chú ý đến điều này. 
Dạy văn bản nhật dụng, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của phân môn văn học như: Phương pháp đàm thoại, đọc diễn cảm, giảng bình. Trong đó chú trọng nhất là phương pháp đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt hoïc sinh theo mức độ từ dễ đến khó rồi liên hệ với đời sống.
Khi dạy văn bản nhật dụng, giáo viên không nên quá coi trọng phương pháp giảng bình. Bởi bình văn là tỏ lời hay ý đẹp về những điểm sáng thẩm mỹ trong văn chương. Có thể là các văn bản (Mẹ tôi, Cổng trường mở ra, Ca Huế trên sông Hương, Cuộc chia tay của những con búp bê) giáo viên có thể sử dụng lời bình song cũng không nên đi quá sâu. 
Còn đối với những văn bản không nhằm cảm thụ văn chương thẩm mĩ như (Bài toán dân số, Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá) thì giáo viên khô ... y nghĩ, trả lời.
? Bài toán dân số được đặt ra từ khi nào ?
GV: Nếu bây giờ ta tạm công nhận theo Kinh Thánh khi khai thiên lập địa chi có 2 người: A-đam và E-va tương ứng với ô thứ nhất, ô thứ hai của bàn cờ.
b. Bài toán dân số:
- Khi khai thiên lập địa mới chỉ có 2 người trên trái đất là A-đam và E-va
A-đam, E-va 1995
 2 5,63 tỉ người
 Ô thứ 1,2 Ô thứ 33
? Vậy, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Những con số, số liệu ấy cho thấy điều gì?
=>Phương pháp thuyết minh dùng số liệu và con số 
? Nhận xét về tốc độ gia tăng dân số theo tính toán cấp số nhân công bội 2
=> Dân số tăng với tốc độ rất nhanh
Giáo viên: Với gia đình chỉ có 1 đến 2 con và đã trừ tỉ lệ tử vong, chiến tranh, thì ñeán naêm 1995 ñaõ 5,63 tæ ngöôøi. Nhưng trong thực tế gia tăng dân số không chỉ dừng lại ở con số đó. Thực trạng của việc gia tăng dân số như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu luận điểm 3.
?Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước Châu Phi và Châu Á nhằm mục đích gì ?
? Tại sao tác giả không đưa ra những số liệu về phụ nữ sinh con ở Châu Âu và Châu Mĩ?
c. Thực trạng của việc gia tăng dân số
- Việc sinh sản của người phụ nữ 
Châu Phi Châu Á
+ Ru-an-đa:8,1% - Nê pan: 63%
+ Ta-đa-ni-a:6,7% - Ấn độ: 4,5%
+Ma-ga-gatxca:6,6% - Việt Nam:3,7%
GV: Việc đưa ra những con soá treân cho thấy ôû các châu lục này còn chậm phát triển, tốc độ gia tăng dân số nhanh. Họ sinh nhiều con vì họ chưa ý thức được hậu quả của việc đó(Trong đó có Việt Nam) nhằm giúp người đọc ý thức rõ về tình trạng gia tăng dân số thực tế cũng như khả năng phát triển dân số với tốc độ tăng chóng mặt,trong tương lai ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội loài người.
? Nhận xét của em về cách lập luận của tác giả cho vấn đề trên?
- Lập luận: Đưa ra lí lẽ đơn giản chứng cớ đầy đủ.
? Tác dụng của cách lập luận đó?
- Vận dụng phương pháp thuyết minh, thống kê, so sánh, phân tích, số liệu cụ thể - xác thực.
® Người đọc tin tưởng vào số liệu xác thực, sinh động.
? Qua đó em có thể rút ra được những nhận xét gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển của xã hội 
=> Tốc độ gia tăng dân số tỉ lệ nghịch với tốc độ phát triển của xã hội:Ñaây laø nguyên nhân, dẫn đến đói nghèo và lạc hậu.
GV: Chúng ta thấy rằng, tỉ lệ gia tăng dân số nếu tính theo cấp số nhân công bội 2 thì năm 1995 dân số toàn thế giới là 5,63 tỉ người maø một người phụ nữ có khả năng sinh được nhiều con thì đến năm 2015 cả thế giới đã khoaûng hơn 7 tỉ người. Như vậy,nếu tính trên ô bàn cờ thì cứ 20 năm là 1 ô (dân số sẽ lấp kín một ô). Nếu trái đất là một bàn cờ 64 ô thì đến năm 2015 chæ còn lại 30 ô.
GV: Duøng maùy chieáu thống kê số liệu dân số: sgk tr 33. 
? Nhận xét về tốc độ gia tăng dân số?
-Thế giới đang đối mặt với một thách thức lớn đó là sự bùng nổ của sự gia tăng dân số.
? Vậy, hậu quả của sự gia tăng dân số đó như thế nào?
GV treo bảng phụ
- Hậu quả:
+ Kinh tế : nghèo nàn, kém phát triển.
+ Văn hóa: tụt hậu
+ Giáo dục: thất học
+Y tế : bệnh tật
+ Môi trường: ô nhiễm
+ Xã hội: Mất ổn định, tệ nạn xã hội gia tăng, thất nghiệp
? Ở nước ta đã có những biện pháp gì để hạn chế sự gia tăng dân số?
- HS suy nghĩ trả lời
? Cụ thể ở địa phương em, em thấy đã thực hiện những biện pháp gì?
GV: Với thực trạng và hậu quả trên chúng ta cần phải làm gì để hạn chế về sự bùng nổ dân số - ta cùng tìm hiểu phần kết bài:
? Em hiểu gì về phần kết của văn bản ?
3. Lời kêu gọi.
Lời kêu gọi của tác giả về việc hạn chế sự bùng nổ gia tăng dân số ® đó là Con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
? Vậy, tác giả đã kêu gọi như thế nào?
- Nếu con người sinh sôi trên trái đất theo cấp số nhân nhö bài toán cổ thì đến một lúc sẽ không còn đất sống.
- Muốn còn đất sống thì phải sinh đẻ có kế hoạch, hạn chế sự gia tăng dân số trên toàn cầu
? Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “ Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người”?
GV:Như vậy, lời kêu gọi của tác giả vô cùng có ý nghĩa đối với mỗi con người trong cộng đồng loài người này.
- Muốn tồn tại con người cần phải có đất đai. Con người ngày càng đông, càng nhiều mà đất thì vẫn như thế. Do đó con người muốn tồn tại thì phải biết điều chỉnh, hạn chế sư gia tăng dân số ® đây là vấn đề nghiêm túc và sống còn của nhân loại.
? Trong văn bản này, tác giả đã bộc lộ quan điểm và thái độ của mình như thế nào về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình ? 
* Tác giả:
- Nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm họa của nó.
- Có trách nhiệm với đời sống cộng đồng.
- Trân trọng cuộc sống tốt đep của con người
? Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì ?
® Học sinh suy nghĩ trả lời
	+ Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
III. Tổng kết và luyện tập
- Học sinh đọc ghi nhớ (sgk) 
?Khaùi quaùt noäi dung vaø ngheä thuaät cuûa vaên baûn?
-Giaùo vieân duøng maùy chieáu cuûng coá noäi dung,ngheä thuaät,yù nghóa vaên baûn(theo chuaån kieán thöùc kó naêng)
1. Tổng kết: Ghi nhớ (Sgk)
*Noäi dung:
-Caâu chuyeän coå veà haït thoùc treân baøn côø ñaõ laøm saùng toû hieän töông toác ñoä gia taêng voâ cuøng nhanh choùng cuûa daân soá theá giôùi.
-Thöïc traïng tình hình daân soá theá giôùi vaø Vieät Nam(naêm 1995);söï phaùt trieån nhanh vaø maát caân ñoái(ñaëc bieät ôû nhöõng nöôùc chaäm phaùt trieån)seõ aûnh höôûng ñeán töông lai cuûa caùc daân toäc vaø nhaân loaïi.
-Giaûi phaùp: Khoâng coù caùch naøo khaùc,phaûi haønh ñoäng töï giaùc haïn cheá sinh ñeû ñeå laøm giaûm söï buøng noå vaø gia taêng daân soá.
*Ngheä thuaät:
-Söû duïng keát hôïp caùc phöông phaùp so saùnh,duøng soá lieäu,phaân tích.
-Laäp luaän chaët cheõ.
-Ngoân ngöõ khoa hoïc,giaøu söùc thuyeát phuïc.
*YÙ nghóa vaên baûn:
Vaên baûn neâu leân vaán ñeà thôøi söï cuûa ñôøi soáng hieän ñaïi:Daân soá vaø töông lai cuûa daân toäc,nhaân loaïi.
 GV höôùng daãn luyeän taäp
GV duøng maùy chieáu 3 baiø taäp sau:
2. Luyện tập
	Bài 1: Theo em, con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là gì ?
	Gợi ý: 
- Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ thoát khỏi áp bức và ngu dốt, không còn 
phụ thuộc vào quyền lực của kẻ khác.
	- Tuyên truyền, phổ biến, rộng rãi việc sinh đẻ có kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình. 
Bài 2: Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu ?
Gợi ý: - Dân số tăng, thu hẹp dần môi trường sống của con người, con người sẽ thiếu đất sống.
- Dân số tăng kéo theo các hiểm hoạ về đạo đức, kinh tế, văn hoá, kìm hãm sự phát triển của cá nhân và đồng loại.
Bài 3 (Liên hệ): Em hiểu gì về sự gia tăng dân số ở địa phương em và tác hại của nó đối với đời sống kinh tế, xã hội ? Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về vấn đề trên ?
+ Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc kiến thức về văn bản.
- Liên hệ sự gia tăng dân số ở địa phương, hậu quả ? Biện pháp ?
- Soạn bài tiếp theo.
- Làm bài tập 3 (liên hệ) ở nhà.
* Hệ thống ghi bảng (caùch trình baøy baøi daïy leân baûng)
GV söû duïng maùy chieáu heä thoáng laïi kieán thöùc.
Ngữ văn - Tiết 49 – Bài 13 – Văn bản.
BÀI TOÁN DÂN SỐ - Ngữ văn 8 - Tập 1.
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
- Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng
- Thể loại: Nghị luận, chứng minh - giải thích.
- Phương thức biểu đạt: Lập luận, kết hợp với tự sự. 
- Bố cục: 	3 phần
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nêu vấn đề
- Bài toán dân số đặt ra từ thời cổ đại
- Lúc đầu: Không tin điều này.
- Sau đó: Sáng mắt ra ® bắt đầu từ một bài toán cổ. 
Þ Cách nêu vấn đề nhẹ nhàng, đơn giản nhưng đầy bất ngờ, lôi cuốn, người đọc muốn khám phá.
2. Bài toán dân số
a) Bài toán hạt thóc
- Bắt đầu từ câu chuyện kén rể của một nhà thông thái.
- Phương pháp: Dùng số liệu phân loại, phân tích.
® Tăng dần theo cấp số nhân công bội là 2.
b) Bài toán dân số
- Khi khai thiên lập địa trái đất chỉ có 2 người A-đam và E-va
- Phương pháp thuyết minh dùng số liệu cụ thể
® Dân số tăng với tốc độ rất nhanh. 
c) Thực trạng của việc gia tăng dân số
- Việc sinh sản của người phụ nữ ở Châu Phi và Châu Á nhiều hơn Châu Âu, Châu Mĩ. 
- Lập luận: Đưa ra lý lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ.
- Vận dụng phương pháp thuyết minh: Thống kê, so sánh, phân tích số liệu cụ thể, xác thực. 
® Tốc độ gia tăng dân số tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển của xã hội. Là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu.
- Thế giới đang đối mặt với một thách thức lớn, đó là sự bùng nổ của sự gia tăng dân số.
3. Lời kêu gọi
- Hạn chế sự bùng nổ gia tăng dân số. Đó là con đường “Tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
® Con người muốn tồn tại thì phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng dân số.
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết: Ghi nhớ (Sgk)
2. Luyện tập: 
Giáo viên treo bảng phụ 3 bài tập
Þ Như vậy, qua bài thực nghiệm giảng dạy trên bản thân tôi nhận thấy rằng những giải pháp tôi đưa ra ở trên hoàn toàn có thể thực hiện được đối với học sinh trường toâi ñang coâng taùc. Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh rất hào hứng với giờ học, gắn bài học với thực tiễn rất nhanh và hiệu quả. Giờ học trở nên sôi nổi hơn, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái cho học sinh ở những tiết học sau.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN:
Giảng dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Sgk Ngữ văn từ 6 đến 9 đạt hiệu quả cao là yêu cầu khách quan, một việc làm thiết thực góp phần thực hiện giảng dạy theo tinh thần đổi mới cũng như dạy các kiểu loại văn bản khác đòi hỏi sự đầu tư tích luỹ lâu dài của mỗi giáo viên, sự dày công nghiên cứu của các nhà chuyên môn, các nhà giáo dày dạn kinh nghiệm và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục với tinh thần trách nhiệm của tất cả giáo viên Ngữ văn trực tiếp giảng dạy. Bản thân tôi được trực tiếp giảng dạy văn bản nhật dụng lớp 6 và 7 mấy năm trước và hiện nay hai năm liền tôi đã được phân công giảng dạy ngữ văn 8 theo chương trình Sgk đổi mới hiện nay. Tôi tự nhận thấy được một số vấn đề đã nêu ở trên. Rất mong sự góp ý chân thành của ban giám khảo và bạn bè đồng nghiệp gần xa để tôi ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm giảng dạy được tốt hơn.
II. KIẾN NGHỊ
Thư viện nhà trường nên có tranh ảnh, băng đĩa phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy các văn bản nhật dụng.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Buôn Mê Thuột, ngày 22/12/2011
 Người viết
 Cù Thị Thanh Nga
* Tài liệu tham khảo
1. Sgk và sách giáo viên Ngữ văn 6, 7, 8, 9.
2. Sách thiết kế Ngữ văn 6, 7, 8, 9.
3. Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt 
Tác giả: Trần Đình Chung
4. Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp 6, 7, 8, 9 của tác giả 
Giáo sư tiến sĩ: Lê An, Lê Minh Thu, Nguyễn Thị Thuý.
NXB: Đại học sư phạm
5.Höôùng daãn thöïc hieän chuaån kieán thöùc, kó naêng moân Ngöõ vaên trung hoïc cô sôû, taäp2. Nhaø xuaát baûn Giaùo duïc Vieät nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN DAY VAN BAN NHAT DUNG.doc