Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém

A.Phần mở đầu

 I/ Lí do chọn đề tài:

 Hiện nay, đất nước ta đang chuyển mình vươn lên cùng với các nước trên thế giới và cơ bản đến năm 2020 trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của ngành giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội. Cho nên, là một giáo viên hơn ai hết tôi rất thấu hiểu nhiệm vụ hết sức nặng nề này.

Mặt khác nhà Bác học Lê Quí Đôn thế kỉ XVIII đã từng nói:

“ Phi trí bất hưng ”

 Như vậy, để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài góp phần ổn định và phát triển đất nước thì tôi thiết nghĩ trách nhiệm này không chỉ của riêng ai mà trách nhiệm thuộc về Đảng, Nhà nước, Nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Để làm được nhiệm vụ đó, trước hết mình cần phải quan tâm và tìm hiểu nhiều đến những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhất là học sinh cá biệt và học sinh có chất lượng học tập và đạo đức yếu, kém.

 Hơn thế nữa, học sinh có chất lượng học tập và đạo đức yếu, kém là nguyên nhân bỏ học giữa chừng ảnh hưởng đến công tác duy trì sĩ số, phổ cập chống mù chữ và chất lượng giảng dạy của nhà trường. Sâu xa hơn, học sinh yếu, kém thường có đạo đức không tốt là nguyên nhân gây ra tệ nạn xã hội do nhận thức kém, vấn đề giải quyết việc làm và làm cho nền kinh tế trì trệ kém phát triển.

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1090Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU, KÉM
A.Phần mở đầu
 I/ Lí do chọn đề tài:
	Hiện nay, đất nước ta đang chuyển mình vươn lên cùng với các nước trên thế giới và cơ bản đến năm 2020 trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của ngành giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội. Cho nên, là một giáo viên hơn ai hết tôi rất thấu hiểu nhiệm vụ hết sức nặng nề này.
Mặt khác nhà Bác học Lê Quí Đôn thế kỉ XVIII đã từng nói:
“ Phi trí bất hưng ”
	Như vậy, để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài góp phần ổn định và phát triển đất nước thì tôi thiết nghĩ trách nhiệm này không chỉ của riêng ai mà trách nhiệm thuộc về Đảng, Nhà nước, Nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Để làm được nhiệm vụ đó, trước hết mình cần phải quan tâm và tìm hiểu nhiều đến những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhất là học sinh cá biệt và học sinh có chất lượng học tập và đạo đức yếu, kém.
	Hơn thế nữa, học sinh có chất lượng học tập và đạo đức yếu, kém là nguyên nhân bỏ học giữa chừng ảnh hưởng đến công tác duy trì sĩ số, phổ cập chống mù chữ và chất lượng giảng dạy của nhà trường. Sâu xa hơn, học sinh yếu, kém thường có đạo đức không tốt là nguyên nhân gây ra tệ nạn xã hội do nhận thức kém, vấn đề giải quyết việc làm và làm cho nền kinh tế trì trệ kém phát triển.
 Trên địa bàn xã An Bình (trong đó có trường THCS Nguyễn Minh Trí chúng tôi) thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có một thực tế: Đa số gia đình học sinh sống bằng nghề nông nghiệp, một số khác thì không có đất sản xuất phải đi làm thuê, làm mướn, buôn bán nhỏ , bỏ địa phương đi làm ăn xa để lại con cho người thân ,Gia đình bắt các em phải lao động sớm, giữ em, làm mướn để sinh sống, số khác thì do cha mẹ đi làm ăn xa không quan tâm kiểm tra việc học tập của các em. Bên cạnh đó cũng có không ít những gia đình khá giả, đủ điều kiện cho các em học tập nhưng vẫn còn tình trạng học sinh chất lượng học tập yếu kém, mất căn bản và thậm chí đọc chữ không chạy.
 Từ những vấn đề nêu trên tôi suy nghĩ phải làm thế nào để giúp các em học sinh yếu, kém học tốt, góp phần đem lại hiệu quả cho giáo dục đào tạo đồng thời nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ,bồi dưỡng nhân tài, hạn chế tỉ lệ lưu ban bỏ học, phổ cập, giảm bớt các tệ nạn xã hội, ổn định việc làm và rất nhiều lợi ít khác cho quốc gia. Từ đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài này là “Giáo viên chủ nhiệm với biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém ".
 Là giáo viên chủ nhiệm tôi phải tìm hiểu trong lớp các học sinh yếu kém để đưa ra nguyên nhânđvà biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
 1. Mục đích nghiên cứu:
	Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh và để khắc phục tình trạng yếu, kém về học tập của học sinh, để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng học tập và đạo đức học sinh ở trường THCS. 
	- Đối với giáo viên chủ nhiệm: có ý thức và lưu ý hơn trong việc quản lí lớp chủ nhiệm, cách chọn phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp chủ nhiệm.
	- Đối với học sinh: giúp các em có ý thức cao trong việc tự học ở nhà và học trên lớp nhằm khắc phục tình trạng yếu, kém ở học sinh.
 2. Phương pháp nghiên cứu: 
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng một số phương pháp sau: 
* Phương pháp lí luận: 
Thu thập thông tin lí luận của vai trò người giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức và học tập của học sinh trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên internet.
* Phương pháp quan sát :
 Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh.
* Phương pháp điều tra:
 Trò chuyện trao đổi với giáo viên bộ môn, học sinh, hội cha mẹ học sinh, bạn bè và hàng xóm của học sinh. 
III. Giới hạn của đề tài:
	- Đối tượng nghiên cứu là học sinh THCS. 
	- Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong các năm học 2009- 2010 của lớp 6A3 và năm học 2010- 2011 của lớp 6A3.
-Cấu trúc đề tài:
	Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm năm nội dung:
Cơ sở lí luận.
Cơ sở thực tiễn.
Thực trạng và những mâu thuẫn.
Các biện pháp giải quyết vấn đề.
Hiệu quả áp dụng .
IV. Kế hoạch thực hiện:
Thời gian thực hiện
Nội dung
T9/ 2011
Chọn đề tài
T10/ 2011
Lập đề cương
T11/ 2011
Thu thập tư liệu.
T12/ 2011
Nghiên cứu các vấn đề lý luận,
T01/ 2012
Thâm nhập, khảo sát thực tế
T02/ 2012->
T03/ 2012
Viết và hoàn thành đề tài
B.PHAÀN NOÄI DUNG
I/ Cơ sở lí luận:
 -Là giáo viên chủ nhiệm ngay khi nhận lớp, tôi tìm hiểu các em học sinh của lớp mình chủ nhiệm thông qua giáo viên chủ nhiệm năm trước, giáo viên giảng dạy bộ môn, trao đổi với một số ban cán sự lớp để tìm hiểu sâu hơn về học sinh lớp mình. Bên cạnh đó tôi gặp trực tiếp các em học sinh yếu để biết rõ hơn nguyên nhân học yếu để có biện pháp khắc phục, để phụ đạo cho từng trường hợp cụ thể. Sau khi tiến hành các bước trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm giúp đỡ những học sinh yếu, kém.
II/ Cơ sở thực tiễn:
 - Giáo viên chủ nhiệm khi gặp học sinh yếu, kém, cá biệt thường lúng túng than phiền hoặc tìm cách cho các em nghỉ học để bớt gánh nặng cho mình. Nếu những đối tượng này vi phạm thì quở phạt thật nặng, hoặc đưa ra hội đồng kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo và thậm chí là buộc thôi học. Hình thức này đôi lúc có mặt trái là học sinh càng chán nãn và ngày càng trở nên học yếu, kém và thậm chí nghỉ học. Để giúp học sinh yếu học tốt cần phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh và tạo cho học sinh thấy sự hứng thú và say mê ham học và nhận biết được học để giúp ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội và giáo viên chủ nhiệm giải thích cho học sinh thấy được trường học than thiện và học sinh học tích cực và không phải là áp lực đối với các em , phân tích kĩ, nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu và đưa ra những giải pháp đúng đắn, thiết thực.
 - Thông thường giáo viên chủ nhiệm sắp chỗ ngồi cho học sinh ít quan tâm đến giới tính, số lượng, địa bàn, chất lượng của từng tổ, từng nhóm chỉ căn cứ theo chiều cao hoặc sắp xếp một cách ngẫu nhiên.
 - Theo cảm nhận của bản thân thì chất lượng học tập, tỉ lệ lưu ban bỏ học của một lớp, cả trường và toàn ngành giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Trong đó, khắc phục học sinh yếu, kém là biện pháp hữu hiệu để hạn chế tỉ lệ lưu ban bỏ học và nâng cao chất lượng học tập của học sinh ngày càng cao.
III. Thực trạng và những mâu thuẫn:
 1. Thực trạng của công tác chủ nhiệm:
- Đất nước đang ngày càng phát triển về mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế, văn hoá. Các phương tiện thông tin, giải trí ngày càng phong phú và đa dạng như Internet, điện tử, truyền thông  . Điều này chứng tỏ cuộc sống ngày càng phát triển văn minh và tiến bộ hơn. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh sẽ kéo theo một thực trạng mà chúng ta, người giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm đó là sự lơ là, ham chơi, bỏ học của một số học sinh. Thực tế hàng ngày cho thấy người giáo viên chủ nhiệm luôn tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh (Học sinh giỏi, khá, TB thậm chí có cả yếu, kém). 
- Trên lớp trong một tiết học nhiều học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên một cách máy móc, thiếu tư duy, suy nghĩ kỹ tuy các em có tham khảo bài học nhưng thiếu cơ sở, chưa hiểu cặn kẽ vấn đề. Bên cạnh đó cũng có một số học sinh có thói quen thụ động, nghe, ghi chép những gì giáo viên nói mà không tham gia vào tìm hiểu bài giảng, còn lơ là trong tiết học hoặc nói chuyện riêng dẫn đến chất lượng học tập còn yếu, kém nhiều
- Trong lớp chủ nhiệm mặt bằng học tập của các em không đồng đều.Trong tiết học có nhiều học sinh không chú ý nghe thầy cô giảng bài, từ chỗ không hiểu bài, học sinh sẽ chán nản, buông xuôi việc học. Thậm chí trốn tiết đi chơi hoặc chơi các trò chơi ảnh hưởng đến việc học tập. 
- Trước tình hình học tập như trên, thầy cô giáo chủ nhiệm cần phải đầu tư suy nghĩ để tìm ra các biện pháp có hiệu quả trong giáo dục và đào tạo học sinh. Đây cũng là lý do để tôi viết đề tài này. Mong rằng với những kinh nghiệm trong thực tế công tác chủ nhiệm của bản thân, đề tài này ít nhiều góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, khắc phục dần tình trạng học sinh yếu, kém ở trường THCS.
 2.Mâu thuẫn:
	Thế nhưng với những thực trạng ở môi trường giáo dục nêu trên, đặt ra vấn đề khắc phục tình trạng yếu, kém thật không phải là chuyện dễ dàng. Thực tế đã gặp những mâu thuẫn phát sinh:
	Thứ nhất là ý thức học tập của học sinh: Một vấn đề nổi cộm hiện nay trong học sinh là khả năng tư duy độc lập trong quá trình học tập là rất yếu nên thường không chịu khó tự học, tự làm bài tập ở nhà cũng như ở trên lớp, vì vậy các em làm ồn, làm viêc riêng không chú ý nghe giảng cũng là điều dễ hiểu đối với chúng ta. Nguyên nhân này có thể là do nhiều tác nhân:
a ) lý do nào đó, học sinh đã để trống kiến thức cơ bản từ lớp dưới quá nhiều (có thể là do cách học, cách dạy và chương trình nặng tải trước đây). Việc thi cử, kiểm tra chất lượng nặng về trắc nghiệm
b)Văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và hàng loạt các trò giải trí hấp dẫn (tuy có nhiều bổ ích với chúng ta) nhưng nó cũng không ít chi phối, cản trở việc tự học đối với học sinh rất nhiều.
c)Phụ huynh chạy theo kinh tế thị trường, số giàu thì cố gắng làm giàu hơn, người nghèo thì cố gắng để xoá nghèo nên ít chú ý đến việc học hành của con cái, thiếu sự quan tâm theo dõi sát sao.
d)Việc dạy thêm học thêm tràn lan ở nhiều nơi đang ngày làm hao mòn khả năng tư duy sáng tạo của học sinh và các em có thói quen ỷ lại, dựa dẫm 
đ) Trong các giờ dạy giáo viên mới phần nhiều chú trọng hỏi bài cũ một vài em theo yêu cầu lấy điểm cho đủ nhưng chưa có sự kiểm tra nắm vững được thực trạng việc học ở nhà của tập thể học sinh trong lớp. 
e)Khâu hướng dẫn học sinh ở nhà: ở cuối tiết dạy giáo viên chưa thật sự chú trọng, còn qua loa, không chọn lọc, gợi ý học sinh, không mở ra hướng đi tới của tiết học bằng những câu hỏi nêu vấn đề bắc cầu gây kích thích học sinh tư duy tìm hiểu các bài của tiết sau.
	Mâu thuẫn thứ hai là hình thức nào để kiểm tra sự tự học của học sinh: ở lớp, mang về nhà, mất thời gian bao lâu ?
	Khó khăn thứ ba là nội dung hướng dẫn học sinh tự học thế nào để các em không sợ, không ngán ngẫm và hợp tác tự nguyện với giáo viên ?
	Khó khăn thứ tư là làm cách nào khiến học sinh lười, yếu có ý thức tự học ? Đây là vấn đề nan giải nhất.
Trước những khó khăn này chúng ta làm thế nào để từng bước khắc phục ? Thiết nghĩ, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là quan trọng nhất. Sau đây là một số giải pháp mà bản thân đã thực hiện: 
IV.Các biện pháp giải quyết vấn đề;
1/ Nguyên nhân:
Để đưa ra những biện pháp hiệu quả ngăn chặn, khắc phục h ... p thể, đều đặn cứ mỗi tháng một lần, hai học sinh yếu học tập tiến bộ nhất trong tháng thì tặng một phần quà. Đến cuối học kì đều tổng kết thi đua phát thưởng cho các cá nhân xuất sắc, học sinh yếu học tập tiến bộ nhất, tổ có thành tích tốt nhất, đồng thời động viên những học sinh khác cố gắng hơn ở học kì tiếp theo.
- Tạo dựng những đôi bạn học tập thân thiết và gắn bó như anh em trong gia đình.
- Phân chia nhóm học tập theo địa bàn, mỗi địa bàn cử ra một bạn học khá giỏi làm nhóm trưởng. Nếu khó khăn có thể bố chí cùng ấp một nhóm hoặc phân công nhóm theo khu vực . Hàng tháng đều kiểm tra tình hình học tập của các nhóm (Qui trách nhiệm cho nhóm trưởng) nếu nhóm nào có học sinh học tập chậm tiến bộ hay vi phạm nhiều lần thì nhóm trưởng nhóm đó sẽ bị nhắc nhở, phê bình, nhóm nào làm tốt thì tuyên dương, khuyến khích.có thể được một phần quà nhỏ( bịt kẹo) .
- Hướng dẫn học sinh cách học tập ở nhà, cách sắp xếp thời gian biểu theo cho thuận lợi về việc học tập.
- Những học sinh bỏ học 1 ngày, tôi cử những bạn học sinh gần nhà hỏi thăm, 2 ngày cử ban cán sự lớp đến động viên thăm hỏi, nếu 3 ngày tôi trực tiếp đi đến nhà học sinh tìm hiểu tình hình, động viên và thăm hỏi.
- Duy trì 15 phút đầu giờ, yêu cầu các tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài soạn ở nhà và kiểm tra bài cũ của các thành viên trong tổ.
- Trong tiết sinh hoạt cuối tuần tôi thường tổ chức như sau:
+ Các tổ trưởng của từng tổ: Ghi lại tình hình của tổ lên bảng. Sau đó báo cáo lại cho tập thể lớp cùng nghe.Tổ trưởng đề nghị phê bình, tuyên dương những cá nhân theo từng mức độ và cho cá nhân trong tổ ý kiến .
+ Các lớp phó ( phó học tập , phó lao động , phó trật tự .) : Báo cáo từng mãn mà bản thân mình phụ trách có so sánh đối chiếu kết quả tuần trước và đề ra hướng khắc phục tuần tiếp theo.
+ Lớp trưởng: Tổng kết lại toàn bộ hoạt động trong tuần của lớp phát biểu trước lớp và nhận xét chung của cả lớp và đề nghị giáo viên chủ nhiệm xử lí các cá nhân, các tổ vi phạm hay tuyên dương các cá nhân, tập thể có thành tích tốt. Đồng thời đề ra phương hướng cho tuần tới.
+ Cuối cùng là tôi: Thông qua các báo cáo của cán sự lớp, tôi yêu cầu những học sinh vi phạm cho biết lí do và đưa ra biện pháp xử lí đối với bản thân mình. Làm như vậy để các em thấy được những hành vi sai và có hướng khắc phục tốt. Bên cạnh đó tôi cũng thường khen ngợi những học sinh yếu có sự tiến bộ, những học sinh khác vi phạm tôi có thể phạt laøm vệ sinh lôùp. Nếu vi phạm nhiều lần thì phê bình dưới cờ, nặng hơn thì yêu cầu học sinh viết kiểm điểm và cho học sinh vi phaïm hứa khắc phục trước lớp.
+ Thư kí có trách nhiệm ghi lại toàn bộ nội dung của buổi sinh họat để làm hồ sơ lưu trữ.
- Thông qua các tiết ngoài giờ lên lớp, tôi có thể tổ chức cho học sinh yếu chơi những trò chơi tập thể. Qua đó các em thoãi mái về mặt tinh thần và ngày càng tự tin hơn. Đồng thời tạo sự đoàn kết cho lớp.
- Tìm hiểu những ước mơ, sở thích, sở trường của các em mà có thể phát huy. Đồng thời động viên các em muốn phát huy các sở trường của mình thì điều trước tiên phải hoàn thành kiến thức ở cấp trung học cơ sở.
- Mỗi tuần tôi đều xếp loại hạnh kiểm của các em. Qua đó tôi có thể
phát hiện nhắc nhở, răn đe những học sinh vi phạm và yêu cầu sửa chửa kịp thời.
- Khi sơ kết lớp cuối học kì I, tôi phân tích so sánh thật kĩ về mặt học lực, hạnh kiểm đối với từng học sinh. Từ đó giúp các em phát hiện và nhận ra khuyết điểm và có hướng phấn đấu ở học kì II tốt hơn.
- Cuối các học kì tôi đều yêu cầu mỗi học sinh viết bản nhận xét cá nhân về vấn đề học tập của các em (có so sánh các chỉ tiêu các em đề ra ở đầu năm và hướng phấn đấu học kì II), vấn đề bạn bè trong lớp hay trong cuộc sống gia đình, về cách giảng dạy của giáo viên bộ môn và ngay cả cách quản lý lớp của bản thân tôi. Từ đó tôi có thể phát hiện những khuyết điểm của học sinh, của đồng nghiệp hay của bản thân tôi để có hướng khắc phục. Nếu là chuyện gia đình tôi mời phụ huynh đến trực tiếp trao đổi.
- Thời điểm nhạy cảm các em có thể buông thả việc học tập là sau khi thi học kì I, thời điểm trước và sau tết nguyên đán. Như vậy trong thời điểm này tôi phải theo sát lớp cùng ban cán sự kịp thời phát hiện nhắc nhở, động viên và nghiêm khắc xử lí những học sinh vi phạm nhằm răn đe học sinh khác. Kết hợp đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, hội phụ huynh học sinh để giáo dục đạo đức học sinh và kịp thời xử lí học sinh vi phạm.
V.Hiệu quả áp dụng của đề tài:
 - Trước đây, khi chưa áp dụng cách này thường tỉ lệ học sinh yếu, kém nhiều:
Năm học
Lớp
Sĩ số
HS lên lớp thẳng
HS thi lại
SL
TL
SL
TL
2008-2009
6A2
32
30
93,8%
2
6,2%
 	Nhờ thực hiện theo hình thức như trên liên tục nhiều năm liền lớp tôi chủ nhiệm có hạnh kiểm 100% tốt chất lượng học tập khá cao, học sinh khá giỏi nhiều, tỉ lệ lưu ban bỏ học các năm không còn nữa.
Chất lượng học tập: 
+ Năm học 2009- 2010: Lớp: 6A3(Tổng số: 33 hs) đạt Giỏi:3 hs (10%); 
khá: 18 hs (54,5%) ; TB: 12 hs( 35,55)
+ Năm học 2010-2011: Lớp 6A3 (Tổng số: 33 hs) đạtGiỏi: 21 hs ( 63,6% );
 Khá: 12 hs (36,4% )
	Kết quả cụ thể của lớp như sau:
Năm học
Lớp
Sĩ số
HS lên lớp thẳng
HS thi lại
SL
TL
SL
TL
2009- 2010
6A3
33
33
100%
0
0%
2010-2011
6A3
33
33
100%
0
0%
	 Được kết quả như vậy là do sự nổ lực phấn đấu của bản thân tôi sự giúp đỡ đồng nghiệp sự chỉ đạo kịp thời của BGH. Khi thực hiện sáng kiến này cũng gặp rất nhiều khó khăn như: học sinh này không chịu ngồi học sinh kia như vậy tôi phải thay đổi học sinh khác cùng tiêu chuẩn với học sinh đã cho ngồi chỗ khác. Hay những học sinh ngồi gần nhau hợp ý thường xuyên gây mất trật tự trong lớp. Khi đó tôi thay đổi chỗ ngồi hoặc viết tờ tự kiểm, trừ điểm thi đua tổ
 C.Phần kết luận
I/ Ýnghĩa của sáng kiến kinh nghiệm :
- Học sinh lấy lại kiến thức căn bản, thích đi học, ngoan hơn, hạn chế học sinh yếu, có lòng thương người, biết giúp đỡ người khác, không bị kỳ thị,
tự tin hơn trong cuộc sống.
- Giáo viên chủ nhiệm nhẹ nhàng công tác quản lý lớp, thực hiện tốt về quyền trẻ em, giáo dục các em biết quản lí một tập thể, hạn chế được học sinh yếu, kém, tỉ lệ lưu ban bỏ học đồng thời nâng cao chất lượng học sinh, duy trì sĩ số lớp góp phần hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy cho tổ chuyên môn thuận lợi trong thực hành thí nghiệm trao đổi nhóm, hạn chế học sinh yếu, kém, tỉ lệ bỏ học giảm, góp phần nâng cao hiệu quả giáo duc và đào tạo cho nhà trường, cho ngành giáo dục và cho xã hội. Đó cũng là những tiêu chí đem sự thân thiện trong nhà trường.
- Giúp địa phương đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Đặc biệt đạt chuẩn phổ cập tự nhiên.
- Nâng cao dân trí, hạn chế tệ nạn xã hội và có thể giải quyết vấn đề lao động có trình độ cao.
Khái quát lại vấn đề:
- Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh.
- Những tồn tại cần được khắc phục.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
- Có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học.
II/ Khả năng ứng dụng, triển khai :
Đề tài này có thể áp dụng cho các giáo viên chủ nhiệm ở các lớp. Đặc biệt là bậc trung học cơ sở.
Đề tài này có thể làm tư liệu cho nhà trường.
III/Những bài học kinh nghiệm và hướng phát triển:
Bản thân:
- Phải nhạy bén với mọi công việc, mọi tình huống, có cách xử lí đúng đắn, dứt khoát và khoa học.
- Phải có tầm nhìn sâu rộng, phải hiểu và nắm kỹ hoàn cảnh sống của từng học sinh, có tình thương và biết chia vui, seû buồn cùng các em, coi các em là những người thân của mình.
- Phải trân trọng những thành tích của các em, khuyến khích động viên, đúng lúc, kịp thời.
- Ngoài công việc dạy chữ, người giáo viên biết cách đối xử, quan hệ học sinh và coi chúng như em út, con cháu của mình để gần gủi các em hơn từ đó định hướng giáo dục các em trở thành người tốt, hữu dụng cho xã hội.
- Phải tập cho mình có một đức tính kiên trì, nhẫn nại và chịu khó. Không nên bỏ cuộc khi gặp điều khó khăn.
- Luôn quan sát học hỏi, thường xuyên trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng, đạo đức và luôn tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em phát hiện những hành vi sai trái và kịp thời uốn nắn, sửa chữa giúp các em ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhà trường:
- Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với người làm công tác chủ nhiệm.
- Phân công giáo viên chủ nhiệm xen lẫn nhau, ở các khối lớp có thể bố trí vài giáo viên kinh nghiệm kèm cặp các em trẻ.
- Phải biết kết hợp tốt sự nhiệt tình, mới mẻ của giáo viên trẻ và kinh nghiệm của giáo viên lâu năm.
- Đổi mới hình thức sinh hoạt dưới cờ thi đố vui học tập dưới cờ có thưởng sao cho phong phú, vui tươi thu hút học sinh.
Ngành giáo dục:
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyên đề, hội thảo về công tác chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm càng ngày chủ nhiệm tốt hạn chế được học sinh yếu , kém .
- Có chế độ động viên khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên chủ nhiệm có thành tích tốt.
 - Cập nhật các thông tin mới, tình huống mới đưa vào nhà trường sư phạm để các giáo sinh mới ra trường không bị ngở ngàn. 
Hướng nghiên cứu của đề tài này:
 - Tiếp tục nâng cao vai trò giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.
 - Đổi mới hình thức sinh hoạt chủ nhiệm, cách xử lí học sinh vi phạm.
 - Xây dựng đội ngũ giáo viên kế thừa và giáo viên nồng cốt lâu dài.
 Như vậy trong giai đoạn hiện nay, khi tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, chất lượng học tập yếu kém và tỉ lệ bỏ học khá cao thì với sáng kiến kinh nghiệm sẽ góp phần cải cách giáo dục thành công và nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng học tập không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn là nhiệm vụ của gia đình và toàn xã hội cùng nhau phấn đấu hết mình mới có thể thực hiện thành công nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 
IV/Những đề xuất, kiến nghị:
- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo nhắc nhở, động viên các giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Trước mỗi buổi sinh hoạt lớp nên họp giáo viên chủ nhiệm khoảng 15 phút nhằm mục đích chỉ đạo, tiếp thu ý kiến phản hồi.
- Bố trí lớp hằng năm cần phân bố đồng đều về số lượng, chất lượng, giới tính và địa bàn...
MỤC LỤC
 A.Phaàn Môû Ñaàu Trang
I/ Lí do chọn đề tài 1
II/Mục đích và phương pháp nghiên cứu 2
III/ Giới hạn của đề tài 2
IV/ Kế hoạch thực hiện 3
B.Phaàn Noäi Dung
I/ Cơ sở lí luận 3
II/ Cơ sở thực tiễn 3, 4
III/ Thực trạng và những mâu thuẫn 4, 5
IV/ Các biện pháp giải quyết vấn đề 5, 6, 7, 7, 8, 9, 10
V/ Hiệu quả áp dụng 11
C.Phần kết luận
I/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 12
II/ Khả năng áp dụng 12
III/ Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển 12, 13
IV/ Những đề xuất, kiến nghị 13, 14

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao vien chu nhiem voi bien phap khac phuc hoc sinhyeu kem.doc