Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

Tên đề tài

GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LỜI MỞ ĐẦU

 Đất nước ta hiện nay đang có những đổi thay kì diệu về mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế . giúp cho cuộc sống của nhân dân ngày càng tốt đẹp hơn. Trước những sự đổi thay đó chúng ta còn gặp không ít những khó khăn phức tạp mà cuộc sống hôm nay đòi hỏi sự thử thách và rèn luyện của mỗi chúng ta. Cùng với sự đổi thay của đất nước thì hàng loạt các tệ nạn xã hội nổi lên. Trong các tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma tuý nói riêng nó như những liều thuốc độc đang tàn phá, huỷ hoại những cái tốt đẹp mà chúng ta đã và đang xây dựng. Nó ngấm ngầm huỷ diệt nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người. Thế hệ trẻ ngày nay phải có nghị lực, nhận thức để tránh xa những cám dỗ của ma tuý. Là 1 giáo viên trực tiếp giảng dạy môn xã hội, chủ nhiệm lớp và kiêm phụ trách đội, tôi tự nhận thức cần phải tuyên truyền cho học sinh hiểu rõ tác hại của ma tuý, hãy nói không với ma tuý. Để các em có một cuộc sống lành mạnh, trong sáng, gia đình hạnh phúc. Tôi đã thực hiện qua môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1507Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài
Giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
A. Đặt vấn đề
I. Lời mở đầu
	Đất nước ta hiện nay đang có những đổi thay kì diệu về mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế ... giúp cho cuộc sống của nhân dân ngày càng tốt đẹp hơn. Trước những sự đổi thay đó chúng ta còn gặp không ít những khó khăn phức tạp mà cuộc sống hôm nay đòi hỏi sự thử thách và rèn luyện của mỗi chúng ta. Cùng với sự đổi thay của đất nước thì hàng loạt các tệ nạn xã hội nổi lên. Trong các tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma tuý nói riêng nó như những liều thuốc độc đang tàn phá, huỷ hoại những cái tốt đẹp mà chúng ta đã và đang xây dựng. Nó ngấm ngầm huỷ diệt nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người. Thế hệ trẻ ngày nay phải có nghị lực, nhận thức để tránh xa những cám dỗ của ma tuý. Là 1 giáo viên trực tiếp giảng dạy môn xã hội, chủ nhiệm lớp và kiêm phụ trách đội, tôi tự nhận thức cần phải tuyên truyền cho học sinh hiểu rõ tác hại của ma tuý, hãy nói không với ma tuý. Để các em có một cuộc sống lành mạnh, trong sáng, gia đình hạnh phúc. Tôi đã thực hiện qua môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
	1. Thực trạng
Tệ nạn ma tuý hiện nay đã nhiều, đang là mối lo ngại mang tính chất hoàn cầu, có nguy cơ huỷ diệt sự sống của loài người. Xuất phát từ lợi nhuận thu được của việc bán ma tuý nên đã có nhiều đương dây xuyên Quốc gia, có nhiều "ông trùm" trên thế giới. Chúng không thể bỏ bất cứ một thủ đoạn dã man tàn bạo, kể cả việc chém giết người: Chúng còn thuê cả đàn bà, trẻ em nuốt cái túi cao su bọc kín chứa Hêrôin, chuyên chở qua đường hàng không... Nhiều người nghèo vì hám lợi đã bị lôi kéo vào đường dây này.
Những người nghiện và buôn bán ma tuý đã gây nhiều thảm hoạ cho con người và xã hội. Hàng chục triệu gia đình rơi vào cảnh nghèo nàn, đói khổ. Chính vì vậy việc đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý đã thực sự trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới. Liên hợp quốc đã tổ chức uỷ ban quốc tế chống ma tuý (Intepor) và dã có công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý.
Việc buôn bán và nghiện hút là vấn đề hết sức lo ngại ở Việt Nam. Xuất phát từ nhận thức còn hạn chế của nhiều người dân cũng như những phong tục cổ hủ của một số địa phương. Tình trạng buôn bán và hút hít ma tuý ngày càng phổ biến không chỉ ở miền núi mà cả ở những vùng đồng bằng, nhất là vùng trung tâm thị xã thành phố lớn. Mặc dù Đảng, nhà nước đã kịp thời đưa ra những biện pháp ngăn cấm có tính pháp lệnh: Ngày 30 - 08 - 1987 Ban Bí thư TW Đảng ra chỉ thị 13/CP TW yêu cầu "Tổ chức vận động nhân dân không trồng cây thuốc phiện" tiếp đó HP nước CHXHCN Việt Nam tại điều 61 đã ghi nghiêm cấm sản xuất, vận chuyên, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác". Tuy nhiên việc buôn bán và nghiện hút ma tuý vẫn liên tục diễn ra, nhiều người đã bị pháp luật xử tử, tù trung thân, án 10 năm, 20 năm...Còn có kẻ vì buôn bán, hám lợi, chém giết lẫn nhau.
Một thực trạng rất thương tâm đã diễn ra liên tiếp trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma tuý ở học sinh - sinh viên khá phổ biến. Theo báo cáo số liệu 1485/C11 ngày 13/9/1997 của Bộ nội vụ cho thấy: Đã phát hiện 2617 học sinh - sinh viên sử dụng và nghiện ma tuý, trong đó có 832 sinh viên. Điều đáng tiếc là có giáo viên mắc nghiện ma tuý: "Lai Châu 24, Sơn La 6, Tuyên Quang 4...". Ngoài ra nhân dân không kể hết. Nhằm chặn đứng đẩy lùi tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý ở các trường học. Bộ giáo dục đào tạo đã hướng dẫn các địa phương, trường học đẩy mạnh hoạt động nội khoá và ngoại khoá nhằm tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội.
Tiến tới một xã hội trong sạch vững mạnh - văn minh.
2. Kết quả, hiệu quả của trực trạng trên.
Đứng trước những thực trạng hết sức đau lòng do tệ nạn ma tuý gây ra, nhất là những học sinh còn quá trong trắng, ngây thơ. Bản thân tôi là một giáo viên trung học cơ sở, được trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn và giáo dục công dân các khối 6, 8, 9. Ngoài công tác chuyên môn tôi được nhà trường phân công làm tổng phụ trách đội TNTP nhiều năm. Do vậy tôi xác định rõ mình cần phải có trách nhiệm giáo dục các em học sinh trở thành những công dân hoàn thiện, tránh xa những cám dỗ do ma tuý gây ra. Để làm được điều đó đòi hỏi các em học sinh phải hiểu biết nhất định về ma tuý. Nhưng do thời lượng ở các môn học, tiết học chính khoá còn ít cho nên chỉ có thể tổ chức cho các em một số hoạt động thông qua các tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hưn nữa trong qúa trình công tác, bản thân tôi nhận thấy rằng việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá về chủ đề ma tuý sẽ có tác dụng rất lớn trong việc thu hút sự tham gia của các em. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và thực hiện với mong muốn giúp các em học sinh trung học cơ sở có những nhận thức đúng đắn về tệ nạn ma tuý.
Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, có thể thực hiện được các nội dung về giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý nhằm giúp học sinh PTCS nắm được:
- Ma tuý là gì? Ma tuý có nguồn gốc từ đâu? có những loại ma tuý nào?
- Tính chất nguy hiểm của ma tuý đối với bản thân người nghiện, với gia đình và cộng đồng xã hội. Vì sao ma tuý là tệ nạn xã hội nguy hiểm?
- Nguyên nhân nào dẫn đến tệ nạn ma tuý?
- Những chủ trương, biện pháp, những quy định của nhà nước về phòng chống và kiểm soát ma tuý.
- Trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc thực hiện phòng chống ma tuý, trên cơ sở đó mỗi học sinh cần nhận thấy rõ trách nhiệm của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường là phải chăm lo học tập, tích cực trau dồi, rèn luyện tư tưởng đạo đức. Tránh xa và kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý, xây dựng học đường trong sạch, lành mạnh.
B. Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện.
1. Khảo sát đối tượng học sinh trước khi áp dụng đề tài:
Trước khi tiến hành áp dụng đề tài này, ngay từ đầu năm học này tôi tiến hành khảo sát tình hình học sinh trong toàn trường theo khối, kết quả như sau:
 Khối
 Tổng số HS
Học sinh có nhận thức đúng về ma tuý
Học sinh có nhận thức mơ hồ về ma tuý
Học sinh chưa có hiểu biết về ma tuý
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
K6
96
45
46,9
44
45,8
7
7,3
K7
106
47
44,3
51
48,1
8
7,6
K8
121
44
36,4
68
56,2
9
7,4
K9
141
68
48.2
65
46,2
8
5,6
T. trường
464
204
44
228
49
32
7
2. Nguyên nhân đưa đến thực tiễn trên:
Trường THCS Xuân Lộc được xây dựng trên địa bàn xã Xuân Lộc cách Thị trấn Hậu Lộc 2km về phía Đông Nam. Phần lớn người dân sống bằng nông nghiệp thuần tuý, ít có các tệ nạn xã hội xảy ra, nhất là tệ nạn ma tuý. Họ chỉ biết ma tuý qua truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng.
Học sinh của trường phần lớn con em địa phương, phải lao động phụ giúp gia đình ngoài giờ học nên điều kiện để đọc sách báo, hay theo dõi thông tin đại chúng còn hạn chế. Chính vì vậy hầu hết các em chưa nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về tác hại của tệ nạn ma tuý.
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
Căn cứ vào tình hình khảo sát nhận thức của học sinh về ma tuý và nguyên nhân đưa đến thực tiễn để giúp học sinh có thêm nhận thức đúng đắn hơn. Theo điều kiện của trường THCS Xuân Lộc tôi tiến hành những giải pháp phòng chống tệ nạn ma tuý bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể sau:
1. Thi tìm hiểu về tệ nạn ma tuý và cách phòng chóng.
Tên hoạt động: "Hãy tránh xa ma tuý )
* Mục tiêu: Giúp học sinh có được những hiểu biết sâu sắc về tệ nạn ma tuý, một tệ nạn nguy hiểm đang có nguy cơ xâm nhập tuổi trẻ học đường. Từ đó nắm được những cách thức và biện pháp phòng chống, kiểm soát ma tuý.
- Kỹ năng thu thập tư liệu: Tìm cái gì? tìm ở đâu bằng cách gì?
- Có khả năng trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
* Nội dung:
- Những hiểu biết cơ bản về ma tuý, những tác hại của ma tuý đối với sức khoẻ của con người, với gia đình, với xã họi
- Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma tuý, những biện pháp phòng chống tệ nạn mà nhà trường và xã hội thực hiện.
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phòng chống và kiểm soát ma tuý hiện nay.
Hình thức hoạt động
- Thi tìm hiểu về ma tuý
- Thi vẽ tranh theo tổ
* Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động: Những câu hỏi về ma tuý..
2. Tổ chức hoạt động:
a. Thành lập ban tổ chức cuộc thi:
- Thầy giáo........................... Hiệu trưởng nhà trường
- Cô giáo:...................................
- Cô giáo:..................................
b. Công tác chuẩn bị
- Nội dung cuộc thi: Những yêu cầu hỏi trắc nghiệm về ma tuý
- Hình thức: Thi hiểu biết, vẽ tranh
- Mỗi lớp cử 1 đội tham gia, gồm 3 học sinh
- Cử người dẫn chương trình
- Thành lập ban giám khảo.
- Trang trí hội trường
- Chuẩn bị phương tiện cho từng nội dung hoạt động
- Phần thưởng cho các đội.
* Tiến trình hoạt động
DCT: Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Hiện nay, tệ nạn xã tuý đang là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại HPGĐ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia...
Thấy được những tác hại của ma tuý, hôm nay nhà trường chúng ta tổ chức cuộc thi với chủ đề "Hãy tránh xa ma tuý", chúng tôi mong rằng thông qua cuộc thi này chúng ta sẽ có những cái nhìn đúng đắn hơn về tác hại của ma tuý, từ đó tất cả chúng ta "hãy tránh xa ma tuý" - VN.
Đến dự cuộc thi hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu có các quý vị đại biểu.
1. Thầy giáo:......................
2. Cô :................................
3. Cô :.................................
4. Anh:................................
Thay mặt cho các bạn học sinh, em xin kính chúc các vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo sức khoẻ, hạnh phúc. Chúc cho tất cả các bạn học sinh ngày càng chăm ngoan, học giỏi.
Sau đây em xin kính mời các vị đại biểu, thầy giáo, cô giáo và các bạn thưởng thức 1 nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu: Ca khúc "Ước mơ tuổi hồng".
DCT: Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn. Thời gian qua toàn trường chúng ta đã phát động cuộc thi tìm hiểu về ma tuý. Hôm nay, nhà trường chúng ta tổ chức cuộc thi "hãy tránh xa ma tuý" cho các bạn học sinh khối 8.
Để bắt đầu phần thi, tôi xin chân trọng giới thiệu thành phần ban giám khảo và thư ký:
1. Cô giáo:
2. Bạn:
3. Bạn:
Và bây giờ là những nhân vật chính của cuộc thi hôm nay, đó là các bạn học sinh đến từ hai đội: Lê Văn Tám và Võ Thị Sáu.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thẻ các bạn học sinh, cuộc thi "hãy tránh xa ma tuý" của chúng ta gồm có 3 phần:
Phần 1: Màn chào hỏi
Phần 2: Thi tìm hiểu những kiến thức ma tuý
Phần 3: Thi vẽ tranh - hai đội tham gia cuộc thi là Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu.
Sau đây chúng ta s ... pháp phòng chống tệ nạn ma tuý hiện nay đang được áp dụng phổ biến.
- Xác định trách nhiệm của thanh niên, HS trong việc thực hiện phòng chống tệ nạn ma tuý ở nhà trường, ngoài xã hội.
3. Các bước tiến hành
* Chuẩn bị:
- Giáo viên xác định yêu cầu, nội dung hình thức tiến hành, các điều kiện cần có, những lực lượng tham gia phối hợp. Soạn từ 15 - 20 câu hỏi để học sinh tham gia trả lời. Câu hỏi có thể cho HS biết để chuẩn bị trước. Mỗi phía có từ 2-3 câu hỏi tuỳ mức độ để HS có thể tỏ rõ sự hiểu biết toàn diện. Đồng thời nếu HS không trả lời được câu hỏi này có thể gỡ điểm ở câu hỏi khác. Mỗi nhóm được phép hái hoa 2 lần. Tuy nhiên lần thứ 2 sẽ không được điểm tối đa. Nếu lần thứ 2 thấy khó có thể trả lời lại câu hỏi lấn thứ nhất.
- Phổ biến cho học sinh về yêu cầu, nội dung hoạt động nêu ra những công việc mà các em phải chuẩn bị. Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp tổ chức các buổi hái hoa dân chủ.
- Cán bộ lớp phân công nhiệm vụ cho từng tổ HS để chuản bị về: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện thực tế có liên quan đến nội dung hái hoa, chuẩn bị cây hoa, chậu hoa, khăn bàn, lọ hoa, khẩu hiệu, tranh vẽ, Panô áp phích để trang trí lớp học.
BGK gồm: Giáo viên, đại diện HS, đại diện các lực lượng khác (nếu có)
- Cán bộ lớp xây dựng chương trình buổi sinh hoạt (tham khảo ý kiến của giáo viên)
* Tiến hành:
- Lớp học kê theo hình chữ U, ở giữa là cây hoa với nhiều bông hoa, câu hỏi. Xung quanh lớp được treo ảnh, khẩu hiệu nói về nội dung phòng chống tệ nạn ma tuý. Phía trên bảng là dòng chữ "Chúng ta suy nghĩ gì? làm gì? để tich cực phòng chống tệ nạn ma tuý".
Chương trình hái hoa dân chủ như sau:
- Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu tham dự. Giới thiệu ban giám khảo.
- BGK điều khiển chương tình:
+ Nêu yêu cầu của buổi sinh hoạt
+ Nêu tiêu chuẩn đánh giá câu trả lời.
+ Phổ biến cách thức hái hoa
+ Các câu hỏi cần trí tuệ tập thể có thể được bàn bạc theo nhóm trong 20 phút trước khi trình bày.
Đại diện của các tổ lần lượt lên hái hoa và trả lời câu hỏi. Nếu tổ không trả lời được thì tổ khác bổ sung và cộng thêm điểm còn tổ kia không được điểm nào. Sau mỗi câu trả lời là đánh giá điểm ngay. Thư ký ghi điểm từng tổ để cuối buổi tổng hợp.
Xen kẻ những câu hỏi là các tiết mục văn nghệ hoặc cuộc thảo luận nhỏ để thay đổi không khí sinh hoạt.
Sau khi kết thúc hái hoa thư ký đọc số điểm đạt được của từng tổ, tuyên dương những tổ có số điểm cao nhất.
*Trò chơi 2: Hoạt động đóng vai
1. Mục tiêu:
Sau hoạt động này, học sinh được củng cố và phát triển những hiểu biết về ma tuý có liên quan đến những vấn đề sau:
- Những lý do khiến nhiều kẻ bất chấp tất cả để buôn bán ma tuý.
- Những lý do khiến người dân vẫn trồng cây thuốc phiện và những ma tuý tự nhiên khác.
- Những lý do khiến người nghiện khó rời bỏ ma tuý.
- Những lý do các chất ma tuý vẫn còn được sử dụng trong y dược và cộng đồng.
Qua hoạt động, HS phát triển kỹ năng giao tiếp, phân tích, tổng hợp nhận định vấn đề và tự rút ra kết luận từ các cuộc thảo luận về các sự vật, hiện tượng, sự kiện... Trong đó có các ý kiến có thể không đồng nhất thậm chí có thể rất trái ngược nhau.
2. Các bước tiến hành:
* Chuẩn bị: 
Những băng hình, phim, chuyện, tranh ảnh về ma tuý.
Phân công lớp học thành 5 nhóm nhân vật theo các phương pháp ghép nhóm như đã nêu ở các hoạt động trên.
- Nhóm những kẻ buôn bán ma tuý.
- Nhóm những người nông dân trồng thuốc phiện hoặc cây có chứa ma tuý khác.
- Nhóm những nhà khoa học, bác sỹ, giáo viên...
- Nhóm đại diện cho nhà chức trách địa phương, gia đình, đoàn thể..
* Tiến hành:
- Trong hoạt động này giáo viên sẽ chia lớp thành 3 nhóm, đại diện cho 5 nhân vật nêu trên. Các nhóm - vai nhân vật sẽ chuẩn bị, trình bày và bảo vệ việc làm của mình và phản bác ý kiến của các nhóm - vai nhân vật khác.
Các bước hoạt động:
Các nhóm có thể xem các đoạn phim khác nhau về chủ đề hoạt động của nhóm mình.
- Nhóm 1: Về những người buôn bán thuốc phiện
- Nhóm 2: Về người dân vùng trồng cây thuốc phiện
- Nhóm 3: Về người nghiện
- Nhóm 4: Về người thân của người nghiện
- Nhóm 5: về hoạt động của các nhà chức trách....
Các nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình dưới dạng một cuộc phỏng vấn, một báo cáo, một bài bình giảng hay một cuộc tường thuật trực tiếp... Trên mỗi đoạn băng, các nhóm tóm tắt ý kiến nhằm nâng cao những hiểu biết về ma tuý xuất phát từ các quyền lợi và suy nghĩ khác nhau, có thể thống nhất nhưng cũng có thể rất xung đột.
Các nhóm trình bày quan điểm của mình càng rõ càng tốt sau đó cả lớp sẽ thảo luận và biểu quyết để đi đến kết luận về chủ trương chính sách và biện pháp giáo dục đối với từng đối tượng khác nhau. Đồng thời các nhóm cũng đưa ra các dự kiến hoạt động của nhóm mình.
Trong khi đóng vai HS sẽ cảm thấy mình chủ động sáng tạo và mạnh dạn hơn khi trình bày quan điểm kể cả những hành động của mình đối với phòng chống tệ nạn ma tuý.
Học sinh bắt đầu có ý thức về sự quyết định của mình trong vai trò là 1 công dân có trách nhiệm với địa phương, với đất nước.
Giáo viên cần khuyến khích và huy động khả năng tham gia của HS song cũng phải rất thận trọng khi có những thông tin đột xuất ngoài dự kiến xảy ra trong các nhóm và giữa các nhóm với nhau.
* Trò chơi: Những bức tranh giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý.. 
* Mục tiêu:
Sau hoạt động HS phải có kiến thức tổng hợp về ma tuý và các vấn đề có liên quan, đặc biệt là khả năng nắm bắt trình bày, tổng kết khái quát phân tích và giáo dục phòng chống ma tuý.
2. Các bước tiến hành:
* Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn 1 số tranh hoặc ảnh về vấn đề ma tuý có thể sử dụng các bản phô tô cóp pi của các hình trong cuốn "Đường dẫn đến tử thần"
Ví dụ sau đây là 1 số bức tranh về ma tuý với những nội dung cụ thể mà giáo viên dã chuẩn bị sẵn.
Tranh 1: Về vùng trồng thuốc phiện.
Tranh 2: Về trồng và sản xuất các loài cây khác thay thuốc phiện
Tranh 3: Nguyên nhân dẫn đến nghiện hút.
Tranh 4: Khái niệm về ma tuý.
Tranh 5: Cảm giác khi dùng ma tuý.
Tranh 6: Phương thức dùng ma tuý.
Tranh 7: ảnh hưởng của ma tuý đến con nghiện.
Tranh 8: ảnh hưởng của ma tuý đến gia đình và cộng đồng.
* Tiến hành:
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 8 nhóm để thuyết trình 8 vấn đề khác nhau về ma tuý.
Trong hoạt động này, giáo viên chia nhóm theo kiểu chia nhóm đếm số. Tuỳ tổng số học sinh, tuỳ số nhóm - Nội dung HS mà giáo viên muốn có thể chia nhóm.
Ví dụ: Giáo viên muốn chia thành 5 nhóm thì cứ lần lượt từ nhóm 1 -5 sau đó lại tiếp tục như vậy cho đến hết lớp, kết quả là tất cả các em có cùng số 1 vào 1 nhóm, cùng số 2 vào nhóm khác và cứ như thế cho đến số 5.
Các nhóm nhận nội dung làm việc là những bức tranh mà giáo viên đã chuẩn bị trước cùng thảo luận tự do về bức tranh sau đó lên thuyết trình.
4. Thực tiễn khảo sát sau khi áp dụng đề tài:
Sau khi áp dụng 1 số các hoạt động trên tôi nhận thấy chỉ trong vòng hơn 1 học kỳ những nhận thức của HS ở tất cả các khối về vấn đề ma tuý được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
 Tổng số HS
Theo khối
Học sinh có nhận thức đúng về ma tuý
Học sinh có nhận thức sơ sài về ma tuý
Học sinh chưa hiểu biết về ma tuý
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
K6
96
90
93,75
6
6,25
0
0
K7
106
100
94,34
6
5,66
0
0
K8
121
116
95.88
5
4,12
0
0
K9
141
138
97,87
4
2,13
0
0
T. trường
464
444
95,69
21
4,31
0
0
C. Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu
Sau khi áp dụng đề tài này vào các hoạt động giáo dục trong năm học căn cứ vào kết quả khảo sát của HS tôi nhận thấy đã thu được những kết quả đáng mừng.
Trước hết về phía học sinh phần lớn các em đã có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tệ nạn ma tuý. Từ đó có ý thức trong việc phòng chống, có thái độ kiên quyết trước những cám dỗ của xã hội. Ngoài ra còn giúp các em có kỹ năng tổ chức các hoạt động, các trò chơi tạo không khí thoải mái thư giãn sau các giờ học chính khoá.
Về phía giáo viên: Thấy được khả năng của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là giúp các em mở rộng những hiểu biết về các vấn đề trong xã hội trong đó có tệ nạn ma tuý. Rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và sự cần thiết phải phối kết hợp giữa giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác.
- Việc tổ chức cho học sinh THCS những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hết sức cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên theo từng chủ điểm chủ đề. Từ đó nắm giúp các em có những hiểu biết đầy đủ nhận thức đúng đắn về việc gì nên làm và những việc gì cần phải tránh.
- Để thực hiện tốt những hoạt động này yêu cầu giáo viên phải thực sự nhiệt tình và có một trình độ chuyên môn vững vàng, có đầu óc sáng tạo.
- Quan trọng hơn cả là gây được sự quan tâm tham gia của tất cả các đối tượng học sinh và có sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
2. ý kiến đề xuất:
- Đối với cấp trường - xã quan tâm tạo điều kiện, cung cấp về tài liệu kinh phí để có thể tổ chức tốt được các hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao.
- Đối với cấp trên kính mong phòng Giáo dục - Đào tạo có những hướng dẫn cụ thể hơn về việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Bộ môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay dưới cấp trường chưa thực sự đi vào hoạt động. Do đó kính mong phòng giáo dục tổ chức tập huấn cho giáo viên để nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá.
- Ban giám hiệu các nhà trường nên xếp môn giáo dục ngoài giờ lên lớp vào thời khóa biểu và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, phụ trách đội có kế hoạch tổ chức cho các khối - lớp giao lưu theo chủ đề trong sách giáo khoa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trong nhà trường .
Hơn ai hết tôi thấy bản thân phải có trách nhiệm vì tệ nạn ma tuý là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, cần được mọi người, mọi tổ chức xã hội loài người chặn đứng, đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ tệ nạn này trên phạm vi toàn thế giới mà nhất là trong các trường học...
ý thức được vấn đề ma tuý ở trường học, bản thân tôi là một giáo viên THCS ngoài việc giảng dạy theo chuyên môn, tôi còn được phân công phụ trách đội, trách nhiệm giáo dục các em trở thành những công dân hoàn thiện và nhân cách đạo đức, và lối sống có ích cho xã hội.
Xuất phát từ ý tưởng đó tôi mạnh dạn viết đề tài này đưa ra cùng thực hiện để chúng ta cùng giáo dục các em tránh xa tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma tuý nói riêng.
Tuy có nhiều trăn trở và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi trình bày nhưng cũng không tránh khỏi được thiết sót. Vậy tôi kính mong được bạn bè, các đồng chí đồng nghiệp góp ý để đề tài có chất lượng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Xuân Lộc, ngày tháng năm 2007
Người viết
Phòng giáo dục và đào tạo Hậu Lộc
=====***=====
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài
Giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
Người thực hiện: 
Đơn vị: 
Năm học 2006 - 2007

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem GDCD lop 8.doc