A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết (gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả.); Học làm người (gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,.); Học để sống với người khác (gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông); Học để làm (gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,.).
Trường THCS Mỹ Hội xác định giáo dục GTS-KNS không phải là vấn đề mới, đã được ngành giáo dục triển khai từ rất lâu theo phương pháp lồng ghép vào các môn học như đạo đức, giáo dục công dân. Thông qua dự án “Giáo dục sống khỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” thực hiện ở 120 trường của 10 tỉnh trong cả nước, với sáng kiến và hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, chúng ta đã thực hiện tương đối bài bản việc giáo dục GTS-KNS. Tham gia dự án có ĐV và cả trẻ em ở ngoài trường học của một số tỉnh, thành như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, An Giang, Gia Lai,. Qua đó, các em ĐV được tìm hiểu về giá trị và rèn luyện những kỹ năng sống thiết thực như phòng chống HIV/AIDS, ma túy, sức khỏe sinh sản, vấn đề quan hệ tình dục sớm, các hành vi ứng xử có văn hóa, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống các loại bệnh tật, tai nạn giao thông, một số hoạt động có liên quan đến văn hóa trong trường học.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH TRƯỜNG THCS MỸ HỘI ____________ HOÀNG QUỐC KHÁNH GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG – KỸ NĂNG SỐNG CHO ĐỘI VIÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cao Lãnh, tháng 3 năm 2013. MỤC LỤC Nội dung Trang A. Phần mở đầu 01 B. Phần nội dung 03 I. Cơ sở lý luận 03 II. Cơ sở thực tiễn 05 III. Biện pháp, giải pháp 06 C. Kết luận và kiến nghị 10 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Ký hiệu Bộ Giáo dục và Đào tạo BGDĐT Sở Giáo dục và Đào tạo SGDĐT Phòng Giáo dục và Đào tạo PGDĐT Trung học cơ sở THCS Học sinh HS Giáo viên GV Phụ huynh học sinh PHHS Kỹ năng sống KNS Giá trị sống GTS Đội viên ĐV A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết (gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...); Học làm người (gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,...); Học để sống với người khác (gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông); Học để làm (gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,...). Trường THCS Mỹ Hội xác định giáo dục GTS-KNS không phải là vấn đề mới, đã được ngành giáo dục triển khai từ rất lâu theo phương pháp lồng ghép vào các môn học như đạo đức, giáo dục công dân. Thông qua dự án “Giáo dục sống khỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” thực hiện ở 120 trường của 10 tỉnh trong cả nước, với sáng kiến và hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, chúng ta đã thực hiện tương đối bài bản việc giáo dục GTS-KNS. Tham gia dự án có ĐV và cả trẻ em ở ngoài trường học của một số tỉnh, thành như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, An Giang, Gia Lai,... Qua đó, các em ĐV được tìm hiểu về giá trị và rèn luyện những kỹ năng sống thiết thực như phòng chống HIV/AIDS, ma túy, sức khỏe sinh sản, vấn đề quan hệ tình dục sớm, các hành vi ứng xử có văn hóa, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống các loại bệnh tật, tai nạn giao thông, một số hoạt động có liên quan đến văn hóa trong trường học... Với nội dung KNS hiện nay đã khá phổ biến nên trong giới hạn của đề tài này tôi chủ yếu đề cập đến GTS, đây là nội dung được BGDĐT triển khai trong năm học 2012-2013. Do đó, tôi chọn nội dung này để thực hiện đề tài nhằm giúp cho ĐV nhận biết được giá trị và từ đó rèn luyện kỹ năng cho bản thân thông qua việc tham gia tích cực vào các hoạt động do liên đội phát động và tổ chức. 2. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện đề tài ở trường THCS Mỹ Hội trong năm 2012-2013. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu đội viên. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp điều tra thực tiễn giáo dục. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. 4. Cấu trúc Gồm: A. Phần mở đầu B. Nội dung (03 phần) C. Kết luận B. Phần nội dung I. Cơ sở lý luận 1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan - Khái niệm giá trị tựu trung, có 2 loại giá trị cơ bản: giá trị kinh tế và giá trị về tâm lý xã hội, trong đó giá trị kinh tế hướng tới chủ yếu thế giới vật thể, còn giá trị tâm lý xã hội hướng đến các giá trị cuộc sống, liên quan nhiều đến giá trị đạo đức và thái độ của con người đối với cuộc sống xã hội... - Hệ giá trị (hay còn gọi là hệ thống giá trị) là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định, thành một tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá của con người theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị. Ví dụ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên-nhi đồng là hệ giá trị dành cho thế hệ trẻ. - Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí ở thứ bậc cao hoặc vị trí then chốt và mang tính chuẩn mực chung cho nhiều người. Ví dụ: lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. - Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. GTS trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó. GTS mang tính cá nhân, không phải GTS của mọi người đều giống nhau. GTS là quy tắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. 2. Định hướng giá trị sống-kỹ năng sống Tuy có định nghĩa cách này hay cách khác, song các khái niệm trên đều thống nhất ở các điểm sau: - Định hướng giá trị là hiện tượng tâm lý có nguồn gốc khách quan, nảy sinh trong quá trình hoạt động, tác động tích cực qua lại giữa con người và thế giới khách quan trên cơ sở nắm vững hệ thống kinh nghiệm xã hội. - Có sự phân biệt các giá trị trong ý thức và tâm lý con người, là sự xác định giá trị của cá nhân trên cơ sở đó hình thành lối sống, phong cách giao tiếp và toàn bộ hành vi cá nhân. Các giá trị của con người rất phong phú và đa dạng, song có thể chấp nhận một số cơ sở phân loại phổ biến như sau: * Nếu căn cứ vào ý nghĩa xã hội hay cá nhân của những mục đích mà con người hướng tới, thì có 2 loại: + Định hướng giá trị xã hội: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân trong quan hệ với xã hội như lòng thương người, chấp hành luật pháp, lịch sự nơi công cộng, biết ơn thế hệ trước... + Định hướng giá trị cá nhân: là thái độ, là sự lựa chọn các giá trị trong mối quan hệ với bản thân như lòng trung thực, sự khiêm tốn, vị tha, yêu cầu cao, chấp nhận thử thách... * Nếu căn cứ vào đối tượng của sự định hướng giá trị ta có: + Định hướng giá trị vật chất: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân hướng tới các giá trị vật chất như tiền bạc, của cải, cách làm giàu... + Định hướng giá trị tinh thần: tương tự trên nhưng hướng tới các giá trị tinh thần như sự thanh thản, tình yêu nghệ thuật, yêu thương con người... * Căn cứ vào ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của những giá trị mà con người đang theo đuổi ta có: + Định hướng giá trị tích cực: thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân hướng tới các giá trị tích cực như trung thực, thẳng thắn, giúp đỡ, thương người, tự hào dân tộc... + Định hướng giá trị tiêu cực: thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân hướng tới các giá trị tiêu cực như dối trá, hèn nhát, ích kỷ... Vai trò của định hướng giá trị sống Định hướng giá trị giúp con người lập chương trình cho hành động của mình trong một thời gian dài, quy định đường lối chiến lược cho hành vi, đồng thời định hướng giá trị có thể quy định trực tiếp hành vi thậm chí từng thao tác, động tác của con người. Định hướng giá trị là nhân tố trung tâm chi phối mọi suy nghĩ, điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người, từ đó hướng hoạt động tới mục đích cơ bản của cuộc đời. II. Cơ sở thực tiễn 1. Khái quát đặc điểm tình hình a. Thuận lợi: Trường THCS Mỹ Hội nằm trong dự án nên đa số ĐV cũng như PHHS ít nhiều đã tiếp cận và nắm được về GTS-KNS. Được sự quan tâm sâu sát của chính quyền đại phương, PGDĐT trong việc giáo dục GTS-KNS cho ĐV. Thuận lợi lớn của GV hiện nay, đó là BGDĐT đã phát hành tài liệu giáo dục GTS-KNS cho ĐV. Năm học này, SGDĐT đã chỉ đạo các trường học tăng cường giáo dục GTS-KNS cho HS; Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi thầy cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS. GV phụ trách đội trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của ĐV và tăng cường trao đổi thông tin với gia đình một cách thường xuyên, liên tục. b. Khó khăn: - Một số gia đình ĐV còn có biểu hiện phó mặc con em mình cho nhà trường, thờ ơ không quan tâm đến việc học tập của con, thiếu sâu sát, ĐV, giúp đỡ, tạo điều kiện mua dụng cụ, sách, vở bố trí nơi học phù hợp cho con. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy, học và các hoạt động khác còn thiếu. - Lớp học với số lượng đông nên phần nào ảnh hưởng đến quá trình giáo dục của giáo viên củng như việc tiếp thu của ĐV. 2. Vấn đề giáo dục GTS-KNS cho ĐV Hiện nay, việc triển khai các hoạt động giáo dục GTS-KNS cho ĐV như thế nào cho hiệu quả là vấn đề trăn trở của nhà trường và những người làm công tác giáo dục. Tùy theo hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, từng liên đội mà triển khai như thế nào cho thật hiệu quả. Như đội viên ở thành phố dễ dính vào những tệ nạn xã hội, trò chơi điện tử bạo lực hay tệ nạn ma túy, cờ bạc. Còn ở nông thôn, tình trạng ngại ngùng, thiếu hiểu biết, ngại nói lên ý kiến của mình, rụt rè không dám phát biểu, vô hình trung gây ra thiệt hại cho các em. Bởi vậy, tùy theo từng trường hợp mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Trường cũng cần phải xây dựng được quy ước ứng xử văn hóa. Thầy cô giáo, cán bộ, phụ huynh phải gương mẫu. Muốn con tốt thì cha mẹ phải tốt, muốn trò tốt thì GV phải tốt. Chính đặc điểm hình thành và phát triển của xã hội đã làm cho các giá trị đạo đức được bồi đắp thường xuyên trong suốt thời gian rèn luyện. Cùng với thời gian, những giá trị này trở nên ổn định và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành động lực, sức mạnh, bản sắc của nhân cách con người. 3. Nhận định Trong mỗi người chúng ta ai cũng đã có những giá trị nhưng chúng ta chỉ thực hiện nó một cách tự phát. Vì vậy học giá trị sống để khơi dậy, làm sống lại các giá trị trong chúng ta, từ đó chúng ta sống và làm việc theo các giá trị, giúp cho mỗi con người ngày càng hoàn thiện hơn. Giúp các em ĐV hiểu các giá trị sống để các em có khả năng sống hòa nhập và tự tin. Có được phương pháp giáo dục GTS-KNS cho ĐV sẽ giúp GV rất nhiều trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động trong nhà trường. GV hoàn toàn có thể tổ chức các giờ dạy hay hoạt động giáo dục GTS-KNS một cách riêng biệt hoặc lồng ghép trong dạy học các môn học mà GV đảm nhận. Nghiên cứu này được viết lồng ghép giữa giáo dục GTS-KNS, trong đó giáo dục GTS luôn là nền tảng và KNS là công cụ và phương tiện để tiếp nhận và thể hiện GTS. Chính vì vậy, khi GV tổ chức hoạt động giáo dục nếu trọng tâm nghiêng về GTS thì cần chỉ ra những KNS nào cần hình thành và nếu hoạt động trọng tâm nghiêng về KNS thì cần chỉ ra GTS nào làm nền tảng cơ bản cho KNS đó. III. Biện pháp, giải pháp 1. Phương hướng chung Một trong những yêu cầu quan trọng mà BGDĐT đề ra trong năm học mới 2012-2013 là chú trọng thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo dục GTS-KNS trong các môn học và các hoạt động giáo dục. Trường THCS Mỹ Hội đã nghiêm túc triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực ... ũng như trình độ chuyên môn của tổng phụ trách, của GV chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của các em. Nhưng trường cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này để hướng hoạt động đạt mục tiêu đã đề ra. Hoạt động xã hội: Bước đầu đưa ĐV vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động này, các em ĐV sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được nhà trường tiến hành tương đối tốt như Thăm mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc nhà bia tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, ... Nhưng, theo chúng tôi, hoạt động này phải được khai thác một cách triệt để nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em ĐV. Hoạt động lao động công ích: Đây là một loại hình đặc trưng của hoạt động giáo dục ngoại khoá, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho ĐV hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp ĐV có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp ĐV vận dụng kiến thức vào đời sống: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, chăm sóc hoa kiểng làm đẹp trường, lớp giữ vững trường Xanh-Sạch-Đẹp. Đây là hoạt động thường xuyên là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động. Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật: Đây là hoạt động giúp các em ĐV tiếp cận được những thành tựu khoa học. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, kích thích học tập tốt hơn. Các em ĐV đã được tham gia hoạt động này như sưu tầm những bài toán vui, tìm hiểu các danh nhân, thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, làm các sản phẩm tham gia Hội chợ trao đổi, chia sẻ đồ dùng, đồ chơi, Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học và tự khẳng định mình. 3. Kết quả đạt được Trong thời gian qua, liên đội đã đạt những kết quả bước đầu với sự tham gia của ĐV như sau: - Khu vệ sinh riêng biệt cho nam và nữ, thường xuyên sạch sẽ. Khu vệ sinh luôn được sự quan tâm của liên đội và thường xuyên nhắc nhở ĐV có ý thức trong việc vệ sinh chung trong các hoạt động đội. - ĐV đã có ý thức trong việc vệ sinh môi trường: trong và ngoài phòng học không có rác và thu gom rác thải về đúng nơi quy định và được xử lý hàng ngày, hạn chế tối đa hiện tượng vứt rác bừa bãi trong trường. - ĐV tham gia làm cỏ khu nhà bia tưởng niệm, quét dọn hàng tuần kết hợp giáo dục cho các em về ý nghĩa của việc làm này, hiểu và biết nhớ ơn, tôn trọng đối với những người đã cống hiến đời mình cho tổ quốc - “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trông cây”, thăm hỏi Mẹ Việt Nam Anh hùng. ĐV trồng cây trong khuôn viên trường, ở di tích lịch sử. Qua đó, giáo dục truyền thống (vấn đề biển đảo đang nóng trong tình hình hiện nay), văn hoá (mà đặc biệt là văn hoá giao thông đang là vấn đề bức xúc) cho ĐV. - Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú, tích cực của ĐV trong các hoạt động giáo dục trong liên đội với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. ĐV cảm thấy thích thú, đồng thời tạo khí thế thoải mái cho tiết học sau. - Tổ chức hoạt động giáo dục GTS-KNS cho ĐV ngày đầu tuần giúp ĐV biến nhận thức thành hành động, nghĩa là không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình hiểu. Được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; các trò chơi dân gian, hội thi tài năng, các hoạt động vui chơi khác để phát huy vai trò chủ động, tích cực phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi ĐV, đạt hiệu quả giáo dục nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa học đường. - Đội viên tích cực tham gia cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh và đạt được giải C duy nhất trong huyện. Với những việc làm trên liên đội đã được Hội đồng đội huyện ghi nhận, xếp loại mạnh hạng nhất năm năm liền và được Hội đồng đội tỉnh đánh giá liên đội mạnh cấp tỉnh. C. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận - Đến thời điểm này, có thể đánh giá sự tích hợp giáo dục GTS-KNS vào các hoạt động giáo dục là rất tốt, đã đáp ứng được những yêu cầu dự án. - Tuy nhiên, không phải mọi việc đều hoàn hảo, vẫn còn một số ít PHHS cũng như ĐV chưa bắt kịp quá trình thay đổi nhận thức và hành động nên chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong cách giáo dục mới, đội viên được giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi và cái chúng ta và có những chọn lựa và quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến. Để có năng lực tâm lý xã hội này, đội viên được dạy các GTS-KNS như: ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, truyền thông và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề, lấy quyết định, ứng phó với cảm xúc và stress... các kỹ năng này có thể được dạy riêng, nhưng thường thì được lồng ghép trong giáo dục sức khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV, ma túy, bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao thông chống bạo lực, hướng nghiệp Phương pháp giáo dục là đặt trẻ trước những tình huống khó giải quyết để trẻ giải quyết theo nhóm thông qua thảo luận-động não, trò chơi, đóng vai, vẽ tranh hay hành động cụ thể. Qua đó, ĐV học bằng hành động và tự quyết định với sự góp ý của nhóm bạn. Tác động của nhóm bạn rất mạnh mẽ theo hướng tích cực hay tiêu cực. Nếu sức ép của nhóm bạn xấu có thể khiến trẻ chấp nhận làm chuyện sai trái, thì cũng có thể biến sức ép này thành tích cực để giúp cá nhân có những quyết định lành mạnh. Tuy nhiên, giáo dục GTS-KNS không dễ chút nào, vì nó nằm ngoài cách suy nghĩ và thói quen của ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả năng của trẻ để suy nghĩ và có hành động đúng. Ở tuổi vị thành niên, trẻ đã biết suy nghĩ có trách nhiệm, biết muốn điều tốt cho mình và cho người khác, biết tự định hướng cho tương lai. Người lớn không nên áp đặt ý kiến của mình mà cần khơi dậy tiềm năng của đội viên, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng tự tin của các em sẽ lớn rất nhanh nếu người lớn nhìn chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với thái độ kiên nhẫn. Do đó, giáo dục GTS-KNS chỉ thành công với nhà giáo dục “kiểu mới” khác với người thầy mệnh lệnh, bao cấp, suy nghĩ và hành động thay cho các em. Các em phải chủ động mới biến được nhận thức thành hành động. Sinh hoạt nhóm rất quan trọng trong việc giúp các em nên chủ động để tự quyết, giáo dục GTS-KNS cũng không thể thành công nếu xã hội, nhất là gia đình, không đổi cách nhìn đứa trẻ, xem nó như: “con nít, chẳng biết gì”, giáo dục theo kiểu nhục mạ, hạ thấp... Nền tảng của giáo dục GTS-KNS là ý thức về giá trị bản thân nơi các em mà đây là một điều mà xã hội ta chưa quen lắm. 2. Kiến nghị Để đạt được các mục tiêu tích hợp giáo dục GTS-KNS cho ĐV, vai trò của Hiệu trưởng tựa như một “nhạc trưởng” là cực kỳ quan trọng. Nội dung đã được ban hành. Nay muốn nó được áp dụng tốt, những “nhạc trưởng” này cần khẩn trương triển khai đúng tiến độ và thường xuyên giám sát, kiểm tra bảo đảm duy trì tốt, không để bị rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột” như không ít các phong trào khác. Trên cơ sở đó, thực hiện một sự “đột biến” về chất lượng giáo dục của ngành ta ngay từ bậc tiểu học và trung học cơ sở, rồi mở rộng ra toàn ngành, nhằm đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH 1. Ưu điểm chính .................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... 2. Tồn tại cần khắc phục .................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... 3. Kết quả thực hiện tại đơn vị .................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... 4. Hướng phát triển .................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... 4. Xếp loại A 5 ; B 5 ; C 5 ; KXL 5 ; Sao chép 5 Mỹ Hội, ngày 29 tháng 3 năm 2013. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Tài liệu đính kèm: