Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp về năng lực quản lý chỉ đạo của người hiệu trưởng nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS thị trấn Tằng Loỏng - Nguyễn Thị Huệ

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp về năng lực quản lý chỉ đạo của người hiệu trưởng nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS thị trấn Tằng Loỏng - Nguyễn Thị Huệ

trường, là người hình thành và hoàn toàn sứ mệnh của nhà trường.Thực hiện việc điều hành nhà trường đạt những mong đợi cao của xã hội đối với cán bộ, giáo viên và học sinh.

 PHẦN II – NĂNG LỰC CẦN CÓ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRƯỜNG HỌC

I – Năng lực lãnh đạo trường học theo định hướng kết quả

 1. Năng lực thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng và thực hiện tầm nhìn của nhà trường.

 Là Người lãnh đạo nhà trường phải có năng lực xây dựng tâm nhìn của nhà trường (nhà trường sẽ như thế nào và có thể đạt được những gì). Để có thể hoàn thành công việc khó khăn này, Bản thân phải biết dựa vào giá trị có sẵn của nhà trường (truyền thống của nhà trường), với mục tiêu vì năng lực học tập của học sinh, vì mong đợi của cha mẹ và cộng đồng kết hợp với niềm tin và ý chí của bản thân. Tầm nhìn luôn đòi hỏi người đứng đầu nhà trưởng phải cố gắng liên tục, vượt bậc mới có thể hoàn thành. Ngoài ra, còn phải biết sử dụng năng lực giao tiếp rộng rãi để thu hút sức mạnh tổng lực của giáo viên, cha mẹ học sinh, các nhà quản lý, nhân dân và các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng và chính bản thân học sinh vào xây dựng và thực hiện tầm nhìn của nhà trường.

 Người lãnh đạo nhà trường phải tin tưởng, đánh giá cao và cam kết có tầm nhìn vượt ngoài phạm vi nhà trường, ngoài các hoạt động và kết quả hiện tại để hướng tới những gì có thể đạt được trong tương lai, cộng tác, chia sẻ vai trò lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường và cộng đồng quan tâm đến tất cả học sinh.

 2. Năng lực thực hiện nhiệm vụ: Quy hoạch nhà trường để hoàn thành mục tiêu và sứ mệnh.

 Tạo lập và thực hiện tầm nhìn đòi hỏi năng lực lập kế hoạch chiến lược ở cấp hệ thống và quy hoạch nhà trường cũng như đi diện các tổ chức có liên quan. Hiệu trưởng phải có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch nhà trường với những kiến thức và kỹ năng trong cả lĩnh vực đánh giá lẫn lĩnh vực lập kế hoạch chiến lược. Hiệu trưởng cần xác định khoảng cách giữa điều kiện trường hiện có và hiệu suất đạt được ở thời điểm hiện tại với điều kiện và những sản phẩm mong muốn nêu trong tầm nhìn ở cấp trường và ở cấp hệ thống. Người lãnh đạo trường học phải xác định được các rào cản cũng như cách thức có thể gây trở ngại cho việc đạt được tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu, đồng thời phải thu thập, tuyên truyền các dữ liệu thông tin đánh giá về kết quả thực hiện một cách hấp dẫn khiến cho các thành viên của nhà trường và các cấp, nghành nắm vững các thay đổi trong nhà trường.

 

doc 12 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp về năng lực quản lý chỉ đạo của người hiệu trưởng nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS thị trấn Tằng Loỏng - Nguyễn Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở
Chúng tôi gồm các tác giả - đồng tác giả ghi tên dưới đây
TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức vụ
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ % đóng góp tạo ra sáng kiến
Ký tên
1
Nguyễn Thị Huệ
6/8/1973
THCS Tằng Loỏng
Hiệu trưởng
ĐH Toán
100 %
Đề nghị công nhận sáng kiến: 
Giải pháp về năng lực quản lý chỉ đạo của người hiệu trưởng nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS thị trấn Tằng Loỏng
MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Tóm tắt nội dung sáng kiến:
Giải pháp về năng lực quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng 
PHẦN I : CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG
	Hiệu trưởng trường học là người lãnh đạo công tác dạy học và quản lý nhà trường, là người hình thành và hoàn toàn sứ mệnh của nhà trường.Thực hiện việc điều hành nhà trường đạt những mong đợi cao của xã hội đối với cán bộ, giáo viên và học sinh.
 PHẦN II – NĂNG LỰC CẦN CÓ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRƯỜNG HỌC
I – Năng lực lãnh đạo trường học theo định hướng kết quả
	1. Năng lực thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng và thực hiện tầm nhìn của nhà trường.
	Là Người lãnh đạo nhà trường phải có năng lực xây dựng tâm nhìn của nhà trường (nhà trường sẽ như thế nào và có thể đạt được những gì). Để có thể hoàn thành công việc khó khăn này, Bản thân phải biết dựa vào giá trị có sẵn của nhà trường (truyền thống của nhà trường), với mục tiêu vì năng lực học tập của học sinh, vì mong đợi của cha mẹ và cộng đồng kết hợp với niềm tin và ý chí của bản thân. Tầm nhìn luôn đòi hỏi người đứng đầu nhà trưởng phải cố gắng liên tục, vượt bậc mới có thể hoàn thành. Ngoài ra, còn phải biết sử dụng năng lực giao tiếp rộng rãi để thu hút sức mạnh tổng lực của giáo viên, cha mẹ học sinh, các nhà quản lý, nhân dân và các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng và chính bản thân học sinh vào xây dựng và thực hiện tầm nhìn của nhà trường.
	Người lãnh đạo nhà trường phải tin tưởng, đánh giá cao và cam kết có tầm nhìn vượt ngoài phạm vi nhà trường, ngoài các hoạt động và kết quả hiện tại để hướng tới những gì có thể đạt được trong tương lai, cộng tác, chia sẻ vai trò lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực trong nhà trường và cộng đồng quan tâm đến tất cả học sinh.
	2. Năng lực thực hiện nhiệm vụ: Quy hoạch nhà trường để hoàn thành mục tiêu và sứ mệnh.
	Tạo lập và thực hiện tầm nhìn đòi hỏi năng lực lập kế hoạch chiến lược ở cấp hệ thống và quy hoạch nhà trường cũng như đi diện các tổ chức có liên quan. Hiệu trưởng phải có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch nhà trường với những kiến thức và kỹ năng trong cả lĩnh vực đánh giá lẫn lĩnh vực lập kế hoạch chiến lược. Hiệu trưởng cần xác định khoảng cách giữa điều kiện trường hiện có và hiệu suất đạt được ở thời điểm hiện tại với điều kiện và những sản phẩm mong muốn nêu trong tầm nhìn ở cấp trường và ở cấp hệ thống. Người lãnh đạo trường học phải xác định được các rào cản cũng như cách thức có thể gây trở ngại cho việc đạt được tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu, đồng thời phải thu thập, tuyên truyền các dữ liệu thông tin đánh giá về kết quả thực hiện một cách hấp dẫn khiến cho các thành viên của nhà trường và các cấp, nghành nắm vững các thay đổi trong nhà trường.
	Việc thực hiện kết quả quy hoạch nhà trường không chỉ đòi hỏi kiến thức về quy trình lập kế hoạch, năng lực tạo lập các nhóm lập kế hoạch, kiến thức về xây dựng tổ chức và các hình thức tổ chức lựa chọn khác mà còn cần đến sự hiểu biết về vai trò, vị trí và trách nhiệm của từng cá nhân, nhóm cá nhân (bộ phận) trong các cơ cấu tổ chức khác, công việc này cũng đòi hỏi năng lực xây dựng chiến lược và năng lực biến tầm nhìn thành hành động để loại trừ hoặc khắc phục các hành rào ngăn trở việc đạt được tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu. Một khi đã xác định được các rào cản đó thì mới có khả năng tạo ra những cơ cấu tổ chức hoàn toàn mới khi đổi mới.
	3. Năng lực thực hiện nhiệm vụ: Theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu
	Trong bất kỳ tổ chức nào, cái được đem ra đánh giá chính là cái được chú trọng. Một khi các mục tiêu dài hạn và các mục đích ngắn hạn đã được xác định, Hiệu trưởng phải chỉ đạo quy trình xây dựng các tiêu chuẩn, thước đo và quy trình đánh giá. Vì kết quả học tập, tu dưỡng của học sinh là hoạt động trọng tâm của nhà trường nên các quy trình đánh giá sẽ phải bám sát các dữ liệu về kết quả rèn luyện phấn đấu của học sinh.
	Niềm tin và sự cam kết của Hiệu trưởng về việc thực hiện đánh giá một cách liên tục, toàn diện theo những tiêu chuẩn xác định và kết quả hoạt động sẽ giúp Hiệu trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ chức thực hiện tầm nhìn của nhà trường.
	4. Năng lực thực hiện nhiệm vụ: Kiến tạo và duy trì một môi trường giáo dục chất lượng mà học sinh là đối tượng ưu tiên số một và thực hiện việc ra quyết định dựa trên thông tin từ cơ sở dữ liệu.
	Để chuyển đổi trường học truyền thống hiện nay thành một nhà trường theo đinh hướng kết quả, mỗi Hiệu trưởng phải được trang bị kiến thức về quy trình ra quyết định dựa trên kết quả của giáo viên và học sinh để chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường. Hiệu trưởng phải có khả năng phân tích các thuận lợi, khó khăn, ưu thế, cơ hội, thách thức và sắp xếp tổ chức trong nhà trường để chỉ đạo thực hiện đổi mới.
	Người lãnh đạo trường học cần phải cam kết rằng việc học tập, rèn luyện của học sinh là mục đích cơ bản của nhà trường và vì vậy sẽ tiến hành những công việc cần thiết để kết quả hoạt động của học sinh và nhà trường đạt được mức độ cao. Hiệu trưởng phải cam kết tập hợp lực lượng toàn thể các thành viên của cộng đồng trường học, thường xuyên kiểm tra các hoạt động thực tế diễn ra trong nhà trường và thu thập các dữ liệu cần thiết cho việc tiến hành chỉ đạo nhà trường, Hiệu trưởng cần tin tưởng rằng giáo dục có chất lượng được chứng minh bằng thành tích học tập và kết quả rèn luyện của tất cả học sinh.
	5. Năng lực thực hiện nhiệm vụ: Chỉ đạo việc thực hiện chương trình và xây dựng kế hoạch giảng dậy
	Mặc dầu rất nhiều hoạt động sự việc hàng ngày đòi hỏi sự quan tâm của Hiệu trưởng , những Hiệu trưởng cần dành thời gian ưu tiên hơn cho các hoạt động liên quan đến dạy và học. Là người lãnh đạo việc giảng dậy trong nhà trường, Hiệu trưởng có 3 trách nhiệm:
- Chỉ đạo thực hiện phân phối chương trình của nghành và xây dựng kế hoạch giảng dậy, cá nhân của giáo viên
- Tháo gỡ các rào cản có thể gây trở ngại cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, khích lệ giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy và áp dụng các kỹ thuật dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đảm bảo việc giảng dậy đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh. Ở lĩnh vực trách nhiệm thứ 2, Hiệu trưởng cần nắm bắt và xác định được những thách thức hàng ngày trong lớp học, nhận ra những rào cản trong việc thực hiện chương trình dạy và học và phối hợp với cán bộ giáo viên để giải quyết những vấn đề này.
	Trong hướng dẫn xây dựng kế hoạch, thực hiện chương trình Hiệu trưởng thường xuyên phải tiến hành việc so sánh chương trình hiện đại với tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường. Thêm vào đó `Hiệu trưởng cần cung cấp cho giáo viên những thông tin mới nhất để chương trình đổi mới và thực tiễn giảng dạy. Để đạt mục tiêu trong tầm nhìn, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện thời gian và quy trình xây dựng kế hoạch học tập và giảng dạy thậm chí có thể đề xướng các chương trình học tập đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh của học sinh tại địa phương.( Nhất là chương trình phụ đạo học sinh yếu, Bồi dưỡng học sinh giỏi và hướng dẫn học sinh dân tộc bán trú học tập)
	6. Năng lực thực hiện nhiệm vụ: Sáng tạo xác định khích lệ và chấp nhận những ý tưởng đổi mới.
	Thực hiện một tầm nhìn đòi hỏi phải chấp nhập rủi ro, sáng tạo và đổi mới Hiệu trưởng nhà trường theo định hướng kết quả, trước hết, phải là người ủng hộ đổi mới. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận các rủi ro có thể đến trong quá trình đổi mới. Hiệu trưởng phải là người tư duy, sáng tạo và cổ vũ các ý tưởng sáng tạo ở người khác. Điều đó khó khăn là ở chỗ vì quá trình phân cấp sẽ ngày càng triệt để hơn và giáo viên sẽ có thêm quyền lựu chọn các công cụ và phương pháp giảng dạy, lên lãnh đạo nhà trường phải đảm bảo rằng những lỗ lực đổi mới phải mang lại kết quả mong muốn. 
PHẦN III – NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM
	7. Năng lực thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng định hướng lấy học sinh làm trung tâm
	Nhà trường là một tổ chức đặc biêt, nơi mà học sinh là trọng điểm của mọi hoạt động. Bởi vậy, Hiệu trưởng phải là người chủ trì xây dựng và tuyên truyền định hướng lấy học sinh làm trung tâm tới các bên liên quan. Hiệu trưởng phải hiểu và tuyên truyền về những nguyên tắc trong mối quan hệ học sinh – giáo viên, giáo viên – học sinh. Vì học sinh là trung tâm của hệ thống giáo dục, nên công việc của người lớn (các tổ chức, các nhóm quan tâm, các bên liên quan) là tổ chức toàn bộ hoạt động của nhà trường xoay quanh hoạt động học tập tu dưỡng của học sinh. Hiệu trưởng phải xác định được nhu cầu hiện nay và sau này của học sinh, kể cả những nhu cầu và mong đợi của những người mà sự ủng hộ của họ là cần thiết để học sinh đạt những thành tích mong đợi. Hiệu trưởng phải là người xây dựng những hiểu biết chung về nhu cầu của học sinh, là nhân vật chủ chốt trong việc thúc đẩy cải thiện liên tục các dịch vụ đối với học sinh và các bên liên quan.
	8. Năng lực thực hiện nhiệm vụ: Tạo lập một môi trường công tác 
	Hiệu trưởng phải là người chủ chốt trong việc giữ gìn mối quan hệ đối tác với các cơ quan xã hội, cơ quan dịch vụ con người và các tổ chức cộng đồng khác cần thiết cho việc đáp ứng nhu cầu của học sinh và gia đình. Hiệu trưởng phải tin tưởng đánh giá cao vào cam kết sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình để phục vụ toàn thể học sinh và gia đình các em một cách tận tụy và có kết quả, đồng thời sẽ sử dụng các cơ quan tổ chức trong cộng đồng và hệ thống luật pháp để bảo vệ học sinh và cải thiện điều kiện, cơ hội học tập của các em.
PHẦN IV – NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
	9. Năng lực thực hiện nhiệm vụ: Tích cực bồi dưỡng và duy trì tập thể cán bộ giáo viên có chất lượng.
	Thành công của nhà trường phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ. Bởi vậy, Hiệu trưởng cần phải đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo bồi dưỡng và duy trì đội ngũ cán bộ có chất lượng – những người sẽ chia sẻ tầm nhìn của nhà trường, tận tâm với sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường và tạo ra sự đa dạng và sự sáng tạo cần thiết cho nhà trường theo định hướng kết quả.
	Để có thể thực hiện tốt việc đội ngũ cán bộ, Hiệu trưởng phải hiểu biết về văn hóa trường học, về pháp luật, chính sách của trung ương và địa phương, hiểu và  ...  và mục tiêu của nhà trường và duy trì cơ sở vật chất (nhà cửa và sân bãi). Một ngôi trường nhà trường tích cực còn phụ thuộc vào sự phục tùng kỹ luật, không có các vấn đề kỷ luật lớn ở học sinh., cũng như không có những xung quanh đột giữa những người làm việc trong nhà trường (học sinh, cán bộ, giáo viên) với những người khác. Hiệu trưởng cần phải là người am hiểu về luật pháp và chính sách liên quan tới việc thi hành kỷ luật và giải quyết các xung đột. Họ cần biết thu hút cán bộ giáo viên và học sinh tham gia và quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách và quy trình cấp trường. 
	Hiệu trưởng cần lầm rõ trách nhiệm của mọi người về hành động của họ, về việc thực hiện chính sách và quy trình của nhà trường. Khi có vấn nảy sinh, Hiệu trưởng thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến vấn đê, vận dụng các chính sách và quy trình đã được thiết lập để giải quyết vấn đề một cách công bằng và đúng lúc. Hiệu trưởng phải thông thạo việc sử dụng các kỹ năng hòa giải và giải quyết xung đột, tuyên truyền về các yêu cầu pháp lý và các mong đợi về chính sách và quy trình của nhà trường tới học sinh, cha mẹ học sinh và các bên liên quan.
	15. Năng lực thực hiện nhiệm vụ: Tạo ra một môi trường học tập an toàn và đảm bảo an ninh.
	Duy trì an toàn và đảm bảo an ninh cho mọi người trong khuôn viên nhà trường cũng là một năng lực quan trọng thược trách nhiệm của Hiệu trưởng. Khi không có các vụ việc vi phạm kỷ luật lớn trong học sinh thì vẫn còn có các yếu tố khác cần tính đến. Ví dụ như Hiệu trưởng cần đảm bảo ràng các trang thiết bị trong nhà trường luôn ở trạng thái an toàn và được sử dụng đúng chức năng.
VI – NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁC NGUỒN LỰC
	16. Năng lực thực hiện nhiệm vụ Quản lý tài chính, cở sở vật chất và trang thiết bị.
	Hiệu trưởng có trách nhiệm tiếp nhận, phân bố ngân sách và các nguồn lực để thực hiện các kế hoạch đã xây dựng nhằm đạt được tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu đã xác định. Vì trọng điểm của tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và toàn bộ hoạt động của nhà trường là việc học tập của học sinh nên mối quan hệ giữa việc phân bổ các nguồn lực tài chính chủ yếu nhằm vào các hoạt động để nâng cao kết quả học tập của học sinh. 
	Trong nhà trường định hướng theo kết quả, hiệu trưởng phải thu hút các bên quan tâm tham gia vào các quy trình và quyết định tài chính. Hiệu trưởng phải biết về các quy định, yêu cầu của các nhà tài trợ khác nhau cũng như các quy trình, quy định về quản lí ngân sách và các nguồn vốn ngoài ngân sách của trung ương và địa phương. Hiệu trưởng phải thiết lập các thủ tục tiếp nhận và giải ngân đúng đắn và tuân thủ chế độ sổ sách kế toán. Hiệu trưởng phải nắm được các quy trình kiểm toán và đảm bảo rằng các hồ sơ chứng từ kế toán cho các nguồn vốn của nhà trường được kiểm toán thường xuyên.
	17. Năng lực thực hiện nhiệm vụ:Quản lí công nghệ thông tin
	Trường học giống như các tổ chức khác, ngày càng phụ thuộc vào công nghệ thông tin để nâng cao hiệu và hiệu suất các hoạt động của mình. Học sinh ngày nay cần kiến thức và kĩ năng công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu làm việc. Công nghệ thông tin tạo cơ hội lớn lao để cải thiện việc liên lạc giữa các nhà đầu tư và vì sự phát triển chuyên môn của cán bộ giáo viên. Cuối cùng, điều này có nghĩa là hiệu trưởng phải có trình độ kiến thức về công nghệ cao và có thể vận dụng kiến thức đó vào hoạt động của nhà trường, chỉ đạo các chương trình giảng dạy và phát triển nguồn nhân lực. 
	Để trở thành nhà trường phát triển theo định hướng kết quả. Hiệu trưởng phải thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các cơ sở dữ liệu quản lí tài chính, tài sản; quản lí cán bộ giáo viên và học sinh. Sau khi có cơ sở dữ liệu, hiệu trưởng phải phân tích dữ liệu, dùng chúng vào việc đánh giá khả năng đạt mục tiêu và tầm nhìn. Hiệu trưởng cũng cần phổ biến các thông tin này cho giáo viên và học sinh để cùng theo dõi tiến độ.
	Hiệu trưởng phải đóng vai trò chất xúc tác hoặc người hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin công tác phát triển đội ngũ. Việc bản thân hiệu trưởng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nối mạng với đồng nghiệp tham gia học tập từ xa và tiếp thu kiến thức mới sẽ làm gương cho cán bộ, giáo viên noi theo. 
	Người lãnh đạo nhà trường phải tin tuởng, đánh giá cao và cam kết tiên phong gương mẫu trong việc sử dụng công nghệ thông tin và sẽ sử dụng tối đa công nghệ trong nhà trường. 
	18. Năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính
	Tổ chức nhà trường tồn tại trong một tổ chức lớn hơn- hệ thống giáo dục. Hiệu trưởng có trách nhiệm trước cơ quan quản lí cao hơn và học sinh, cũng như trước nàh trường mà mình lãnh đạo. Vì vậy, hiệu trưởng cần thực hiện tất cả nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp, hoàn thành nhiệm vụ chính xác và đúng hạn thể hiện tính giờ giấc trong công việc học hành và các cuộc tiếp đón khác; kịp thời xem xét lợi ích của các bên liên quan. Khi đã quyết định và đáp ứng các yêu cầu phục vụ một cách tích cực. 
	Hiệu trưởng như một đường ống dẫn hay đường cáp truyền tải thông tin và đến từ hệ thống nhà trường. Hiệu trưởng duy trì những thông tin chính xác, cập nhật về nhà trường, học sinh, cộng đồng, tổ chức các hoạt động trong nhà trường và trong hệ thống trường học. Hiệu trưởng cung cấp thông tin kịp thời và theo quy cách phù hợp cho cộng đồng và cho hệ thống nhà trường. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm thực hiện pháp luật và chính sách của nhà nước và địa phương và một số lĩnh vực. Hiệu trưởng phải hiểu biết kĩ lưỡng luật giáo dục, các văn bản dưới luật trong lĩnh vực giáo dục; các chính sách và quy trình khác của nhà nước mà theo đó nhà trường tổ chức các hoạt động. 
	3. Tính mới của sáng kiến :
Nhà lãnh đạo có tầm nhìn là nhà lãnh đạo có tính đổi mới, là người kết nối cả hệ thống lại với nhau. Đó là nhà lãnh đạo biết nổ lực vượt qua những giới hạn của những suy nghĩ thông thường để thực sự phục vụ lợi ích chung.Dự đoán được những sự kiện, tác động đến tương lai, và giúp người khác thành công theo những cách cơ bản. Là người luôn toát ra được sức sống, năng lượng và tinh thần lạc quan để thúc đẩy mọi người.
 Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo công tác giảng dạy. Hiệu trưởng phải là người ủng hộ sáng kiến về chương trình, phương pháp giảng dạy. Hiệu trưởng phải năng động và luôn có mặt trong trường. Hiệu trưởng phải quan tâm đến việc nâng cao đời sống của giáo viên.Tìm hiểu nguyện vọng, đề xuất trong công tác của giáo viên.Khai th¸c n¨ng lùc, niÒm say mª , tËn t×nh víi nghÒ nghiÖp cña ®éi ngò gi¸o viªn.Tạo được và giữ vững sự kính trọng và niềm tin của giáo viên nhân viên đối với Hiệu trưởng. 
Thiết lập và công bố những mục đích quan trọng cho nhà trường, nhân viên và học sinh.Dành nhiều thời gian làm việc ngoài văn phòng, tham gia các hoạt động trong trường và trong các lớp học
Định hướng công việc. Tổ chức tốt.Phân công, ủy thác công việc hợp lý, khéo léo và có kinh nghiệm. 
Nhà lãnh đạo cần phải hỗ trợ cho việc cải thiện điều kiện làm việc và phát triển chuyên môn bởi vì đó là cách để đảm bảo sự lãnh đạo thành công cho tương lai. 
Ta chỉ có thể có được những hiệu trưởng giỏi nếu như ta có những giáo viên giỏi, bỡi vì sự lãnh đạo tương lai xuất phát từ đội ngũ giáo 
C.Khả năng áp dụng:
Đề tài này có khả năng áp dụng phổ biến và nhân rộng cho các cán bộ quản lý trẻ mới được bổ nhiêm có tinh thần trách nhiệm tâm huyết, tận tụy với sự nghiệp giáo dục đang cần những kỹ năng, giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục
D.Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng giải pháp.
 Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng giải pháp trên bản thân Tôi đã tạo được và giữ vững sự kính trọng và niềm tin của giáo viên, nhân viên, học sinh.Tạo được sự đồng thuận nhất trí cao trong mọi công việc để đảm bảo giáo dục toàn diện của nhà trường trong thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên đó chỉ lâ bước khởi điểm để duy trì và phát huy là hiệu trưởng mẫu mực bản thân cần tiếp tục cố gắng học hỏi hơn nữa về mọi mặt để hoàn thiện chính mình. Hãy niềm nở và lịch thiệp. Hãy tươi cười với mọi người.Hãy cố gắng duy trì tinh thần phấn khởi của mình và của những người xung quanh.Hãy chào hỏi đồng nghiệp khi đến nơi làm việc, có cách xưng hô phù hợp để duy trì quan hệ công tác bình thường và kỷ luật lao động tốt.Hãy biểu hiện lòng chân thành với mọi người. Hãy đến với nhân viên bằng tấm lòng, chú trọng tính văn hóa, nhân văn trong quản lý. Hãy tin tưởng vào nhân viên, giáo viên. Sử dụng con người trước tiên phải tin tưởng, tôn trọng và trao quyền đầy đủ cho họ.Đối xử với mọi người một cách công bằng. Sử dụng người đúng năng lực, trình độ chuyên môn của họ. Hết sức quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng người tài, tạo điều kiện cho cấp dưới được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo điều kiện cho họ hòan thành tốt nhiệm vụ cũng chính là hòan thành tốt vai trò, chức trách của nhà quản lý.
Kết quả sau gần một năm làm Hiệu trưởng Tôi thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò của mình trong nhà trường và xã hội. Bản thân Tôi tự nhận thấy mình đã đóng góp một công sức đáng kể để thay đổi diện mạo của nhà trường. Cơ sở vật chất khang trang, chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh đảm bảo để đón nhận kiểm tra trường học đạt chuẩn quốc gia. Tích cực huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.Tổ chức công tác tuyên truyền cho cộng đồng và bản thân nhà trường. Xây dựng kế hoạch để phân phối các nguồn lực.Tạo lập uy tín niềm tin đối với phụ huynh, cấp Ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của nhà trường .Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm.Tận dụng những kinh nghiệm và trí thức của phụ huynh HS.Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương.Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và lực lượng xã hội.
Cụ thể: Đội ngũ GV đạt 25/27 GVG cấp trường; Duy trì 10 GVG cấp huyện và 03 GVG cấp tỉnh. 04 GV cốt cán cấp huyện và Tỉnh
Chất lượng học sinh đạt 359/377= 95,2 % Từ TB trở lên trong đó có 181/377 = 48% đạt khá giỏi.Duy trì tốt số lượng học sinh, đảm bảo chất lượng học sinh dân tộc bán trú ở tại trường
Học sinh giỏi khối 9 cấp huyện (8 môn cơ bản và MTBT) là 15 em, Có 27 HS đạt giải cấp huyện môn tiếng anh qua mạng ( 4 giải nhất 4 khối).Có 07 giải TDTT cấp huyện và 02 cấp tỉnh. Ngoài ra còn các môn văn hóa lớp 8, MTBT lớp 8, giải toán qua mạng các khối lớp chưa thi các cấp.
Công tác xã hội hóa huy động: 70.603.500 đồng. và các cơ quan nhà máy ủng hộ 25 triệu đồng, 01 bộ máy vi tính. 
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI HỖ TRỢ TẠO RA GIẢI PHÁP
TT
Họ và tên người hỗ trợ
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác hoặc nơi ở
Nội dung công việc hỗ trợ
Tỷ lệ % đóng góp vào việc hỗ trợ
Ký tên
Tôi cam đoan những điều khai trên là đúng sự thât.
 Tằng Loỏng, ngày 06 tháng 03 năm 2012
 NGƯỜI NỘP ĐƠN
 (ký , ghi rõ họ tên)

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien NANG LUC QUAN LY CUA NGUOI HIEU TRUONG.doc