Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan, học sinh yếu THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan, học sinh yếu THCS

A/ PHẦN MỞ ĐẦU:

 1/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Trong những năm gần đây, đất nước ta đã mở cửa giao lưu, hội nhập với các nước trên thế giới. Chính vì thế, nền kinh tế của nước ta trong thời kì mở cửa, giao lưu hội nhập ít nhiều cũng ảnh hưởng đấn sự phát triển chung của toàn xã hội. Sự ảnh hưởng này xuất hiện hai mặt: tích cực và tiêu cực.

 * Tích cực là mang đến cho con người Việt Nam thời kì đầy hứa hẹn cho cuôc sống con người được tiếp thu, tiếp cận những nền văn minh hiện đại, khoa học tiến bộ.

 * Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực ấy, sự phát triển của nền kinh tế thị trường kéo theo rất nhiều hệ lụy đối với con người nói chung, tầng lớp thanh thiếu niên nói riêng và cụ thể là học sinh ở trường trung học cơ sở. Nhiều em học sinh vì thiếu sự quan tâm, chăm lo của cha mẹ mà trở nên bất mãn, bất cần đời, chẳng biết nghe lời thầy cô, con đường học vấn, tương lai cũng không màng đến. Ở đây ta cũng không nên đổ lỗi hết cho ngoại cảnh, mà bản thân học sinh phải có sự cố gắng để vượt qua. Nhưng xem ra ý thức của bản thân các em chưa có nên mới dẫn đến hiện tượng ăn chơi, đua đòi, cúp tiết, bỏ học, đánh nhau, .Điều này không chỉ làm cho gia đình, giáo viên quan tâm, lo lắng mà đó là xã hội hiện nay đang rất quan tâm. Tất cả mọi người từ gia đình – nhà trường – xã hội đều phải có trách nhiệm. Tuy nhiên vì các em là lứa tuổi học sinh nên người gần gũi thường xuyên là giáo viên, mà người có thể quan tâm, sâu sắc, hiểu rõ hoàn cảnh , tâm tư nguyện vọng của từng học sinh không ai khác hơn là giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh. Chính vì thế, với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm nhiều năm người viết cũng xin nêu ra một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp để góp phần giảm tỉ lệ học sinh cá biệt , học sinh yếu cũng như góp phần làm cho hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ngày càng tốt và đạt hiệu quả hơn.

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 984Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan, học sinh yếu THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ñy ban nh©n d©n huyÖn cao l·nh
 TRƯỜNG THCS BÌNH THẠNH
 Sáng kiến kinh nghiệm
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN, HỌC SINH YẾU THCS.
 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THỊ THANH NHÀN
 TỔ CHUYÊN MÔN : Văn - GDCD - Nhạc - Họa.
 NĂM HỌC : 2011- 2012
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
 1/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Trong những năm gần đây, đất nước ta đã mở cửa giao lưu, hội nhập với các nước trên thế giới. Chính vì thế, nền kinh tế của nước ta trong thời kì mở cửa, giao lưu hội nhập ít nhiều cũng ảnh hưởng đấn sự phát triển chung của toàn xã hội. Sự ảnh hưởng này xuất hiện hai mặt: tích cực và tiêu cực.
	* Tích cực là mang đến cho con người Việt Nam thời kì đầy hứa hẹn cho cuôc sống con người được tiếp thu, tiếp cận những nền văn minh hiện đại, khoa học tiến bộ.
	* Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực ấy, sự phát triển của nền kinh tế thị trường kéo theo rất nhiều hệ lụy đối với con người nói chung, tầng lớp thanh thiếu niên nói riêng và cụ thể là học sinh ở trường trung học cơ sở. Nhiều em học sinh vì thiếu sự quan tâm, chăm lo của cha mẹ mà trở nên bất mãn, bất cần đời, chẳng biết nghe lời thầy cô, con đường học vấn, tương lai cũng không màng đến. Ở đây ta cũng không nên đổ lỗi hết cho ngoại cảnh, mà bản thân học sinh phải có sự cố gắng để vượt qua. Nhưng xem ra ý thức của bản thân các em chưa có nên mới dẫn đến hiện tượng ăn chơi, đua đòi, cúp tiết, bỏ học, đánh nhau,.Điều này không chỉ làm cho gia đình, giáo viên quan tâm, lo lắng mà đó là xã hội hiện nay đang rất quan tâm. Tất cả mọi người từ gia đình – nhà trường – xã hội đều phải có trách nhiệm. Tuy nhiên vì các em là lứa tuổi học sinh nên người gần gũi thường xuyên là giáo viên, mà người có thể quan tâm, sâu sắc, hiểu rõ hoàn cảnh , tâm tư nguyện vọng của từng học sinh không ai khác hơn là giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh. Chính vì thế, với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm nhiều năm người viết cũng xin nêu ra một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp để góp phần giảm tỉ lệ học sinh cá biệt , học sinh yếu cũng như góp phần làm cho hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ngày càng tốt và đạt hiệu quả hơn.
2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
	* Mục đích của đề tài: Tạo cơ hội cho học sinh được chứng tỏ bản thân, có tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ mọi người, hứng thú trong học tập.
	* Nhiệm vụ nghiên cứu: Đưa ra những giải pháp nhằm giảm tỉ lệ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém.
3/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 
 Lớp 7a6 là một trong những lớp của trường THCS Bình Thạnh.Với tổng số 35 học sinh, các em phần lớn là ngoan ngoãn , nghe lời thầy cô, có ý thức học tập tích cực. Trong năm học trước, lớp luôn đạt được thành tích cao trong học tập cũng như rèn luyện. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế địa phương nói chung và gia đình nói riêng, hầu hết các em còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Nếu tập thể lớp là một cơ thể sống thì giáo viên chủ nhiệm giống như linh hồn của cả lớp, là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp, mọi hành vi của học sinh. Chính vì những trách nhiệm nặng nề này mà nếu giáo viên không thực hiện tốt thì chẳng những ảnh hưởng đến kết quả công tác chủ nhiệm mà còn ảnh hưởng đến cả công tác giảng dạy.
4/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
	* Đối tượng nghiên cứu: Tầm quan trọng và các giải pháp xây dựng môi trường thân thiện – học sinh tích cực và tình đoàn kết của học sinh.
* Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường trung học cơ sở Bình Thạnh, đặc biệt là học sinh lớp 7a6 năm học 2011– 2012 .
*Nghiên cứu và thử nghiệm các giải pháp trong năm học 2011 – 2012.
B/ PHẦN NỘI DUNG:
 I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
	Như đã nêu ở trên giáo viên chủ nhiệm được xem như là bảo mẫu cho tất cả học sinh của lớp mình, chính vì thế sự ảnh hưởng của giáo viên chủ nhiệm đến học sinh của lớp mình là rất to lớn, sự ảnh hưởng này có thể từ lời nói, cách giải quyết mọi vấn đề, cách giao tiếp. Cho nên bản thân mỗi giáo viên chủ nhiệm phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
	Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, tâm lí của các em chưa có sự ổn định. Các em dễ dàng thỏa hiệp mà cũng có khi rất ngang bướng khó thuyết phục. Vì thế, người giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ tâm lí này để có cách giải quyết cho phù hợp, tránh trường hợp quá dễ dãi để học sinh xem thường, tránh trường hợp dồn ép quá mức làm cho học sinh phản ứng lại một cách tiêu cực là điều không nên.
	Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh lớp mình chủ nhiệm, tiếp xúc với học sinh trong lớp để nắm rõ hoàn cảnh của từng em, biết được mọi vấn đề liên quan đến lớp mình để có cách giải quyết hoặc đề xuất lên trên kịp thời và hiệu quả.
	Giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên nắm bắt thông tin, chủ trương của nhà trường đến lớp để phổ biến kịp thời, phản ánh lên Ban giám hiệu những thắc mắc, trăn trỡ của học sinh về những vấn đề chưa sáng tỏ.
	Đặc biệt hơn là giáo viên chủ nhiệm cần tạo ra được bầu không khí vui tươi nghiêm túc, vừa học vừa chơi bằng những sân chơi bổ ích để thúc đẩy sự nhiệt tình và xóa dần sự rụt rè ở các em nhút nhát. Từ đó tạo được mối liên hệ gần gũi, chặt chẽ giữa các thành viên trong lớp.
	Điều đáng lưu ý hơn là giáo viên chủ nhiệm cần tạo cho học sinh tâm lí tin tưởng vào bản thân mình, không nên tự ti, e ngại để các em mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động.
	Có sự liên hệ chặt chẽ giữa các lớp, các hoạt động văn nghệ, hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao để tạo sự hòa đồng giữa các học sinh trong trường.
II/ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU: 
Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, tôi thấy rằng đó là vinh dự 
và cũng là trách nhiệm lớn lao của mình. Do đó tôi luôn coi lớp chủ nhiệm là như 
gia đình và học sinh là người thân của mình .Xuất phát từ nhận thức trên, tôi luôn 
giành hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này.
 Để làm tốt công tác chủ nhiệm, theo tôi ,trước tiên người GVCN cần phải 
nắm bắt được điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường. Nghĩa là cần phải tìm hiểu 
những điều kiện địa lý nơi nhà trường đóng, tâm lý của nhân dân địa phương và 
nắm được mục đích giáo dục của trường đặt ra. Phải tìm hiểu thực tế lớp chủ nhiệm
 Có cái nhìn toàn diện về lớp mình: cần giúp đỡ em nào có hoàn cảnh khó khăn, 
cần nhiều sự quan tâm hơn tới những học sinh cá biệt, đề ra được kế hoạch tiến 
hành. 
 Hiện nay, xã hội đang xuất hiện và nảy sinh nhiều tệ nạn đang len lỏi 
vào học đường. Những tệ nạn đó ảnh hưởng lớn đến nền tảng đạo đức và thuần 
phong mĩ tục của dân tộc. Trong khi đó học sinh của chúng ta là đối tượng rất dễ 
bắt chước, rất dễ bị lôi cuốn vào những  trò mới lạ đặc biệt là những học sinh cá 
biệt. Đứng trước thực tế đó, nhiệm vụ của một người giáo viên chủ nhiệm lại càng 
nặng nề hơn bao giờ hết. Làm sao giúp các em hình thành nhân cách? thu hút được 
các em gắn bó được với trường với lớp, gắn bó với bạn bè cùng nhau vui chơi học 
tập, rèn luyện để tránh xa cái ác, cái xấu đang ở rất gần các em ? Hơn lúc nào hết, 
các em rất cần sự quan tâm giúp đỡ kịp thời để các em là những học sinh mang 
trong mình tâm hồn trong sáng , hồn nhiên , vô tư của tuổi học trò. 
 	Học sinh lớp 7A6 hầu hết ở độ tuổi mới lớn, có tâm lý phức tạp, trong khi 
đó nhiệm vụ của các em là phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng để trở thành 
những người dân có ích. Chính vì thế, nhiều khi các em có thái độ phản kháng, 
không cộng tác. Nhưng với tình cảm chân thực, thương yêu, giúp đỡ của người 
GVCN chắc chắn các em sẽ là người có đủ tài, trí làm chủ cuộc sống , làm chủ 
cuộc đời mình. 
 Năm học 2011- 2012 bản thân được nhà trường phân công làm chủ nhiệm lớp 7A6. Đây là lớp có đối tượng học sinh cá biệt rất nhiều. Phần lớn các em đều chưa ngoan,một số phụ huynh cũng quan tâm chu đáo đến con mình, bên cạnh đó cũng có một số học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em mình. Song năm ngón tay cũng có ngón dài,ngón ngắn. Bởi thế tập thể 7A6 cũng có một vài học sinh cá biệt và chậm tiến.
Bảng theo dõi chất lượng hai mặt giáo dục lớp 7A6
Hạnh kiểm:
Thời điểm
Tổng số học sinh
Xếp loại hạnh kiểm
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Tháng điểm thứ I
35
20
10
3
2
Học lực:
Thời điểm
Tổng số học sinh
Xếp loại học lực
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu,kém
Tháng điểm thứ I
35
0
15
12
8
 Trong số học sinh này có thể chia ra thành 2 nhóm:	
 + Nhóm chậm tiến về mặt học tập . 
 + Nhóm chậm tiến về đạo đức. 
 Giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch cho lớp thực hiện nhằm để cải tiến vấn đề trên bằng những giải pháp sau.
III/ GIẢI PHÁP:
 * Nhóm chậm tiến về mặt học tập:
1/ Nuôi heo đất giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên đạt thành tích tốt trong học tập.
 Hàng tuần, mỗi bạn đóng góp 500 đồng, giáo viên chủ nhiệm mỗi tháng 10.000 đồng, cuối tháng điểm hoặc mỗi học kì sẽ đập heo đất gởi tặng bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng có thái độ học tập tốt, tuy số tiền khiêm tốn – 100.000 đồng mỗi đợt – nhưng cũng giúp bạn vượt qua khó khăn, yên tâm học tập.
	Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm cũng giáo dục tình đoàn kết cho học sinh thông qua các buổi lao động, sinh hoạt tập thể
	Kết quả: 
Từ việc làm đầy ý nghĩa đó các em đã mua được những phần quà thiết thực như: Tập, viết để tặng cho các bạn khó khăn trong lớp.
2 /Đôi bạn cùng tiến:
 Lớp đưa ra kế hoạch thi đua giữa các tổ, những bạn đạt thành tích tốt trong học tập, phong trào được trao tặng “tập, viết”. Trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò cố vấn, lớp trưởng, lớp phó và thư kí điều hành buổi sinh hoạt, sau khi các tổ trưởng các lớp phó báo cáo tình hình của tổ, của lớp xong, đến phần thảo luận của các thành viên trong lớp, các em đưa ra nhiều phương pháp học tốt. + Phân công các bạn học giỏi giúp đỡ các học yếu để cùng nhau tiến bộ.
+ Đưa ra các biện pháp học bài mau thuộc, không buồn ngủ. 
+ Xếp chổ ngồi cần xen kẽ học sinh khá giỏi với học sinh yếu kém
Hàng tháng trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm tổng kết thi đua, phát thưởng cho tập thể và cá nhân đạt thành tích tốt trong tháng. Ngoài ra , nhằm khuyến khích các bạn học sinh yếu có cố gắng trong học tập, GVCN lập kế hoạch khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong tháng. Bên cạnh đó cũng đề ra những biện pháp kỉ luật nhằm giúp các em hạn chế việc chuẩn bị bài chưa tốt trước khi đến lớp: học sinh không thuộc bài sẽ viết tờ tự kiểm, giờ sinh hoạt đọc lại cho giáo viên chủ nhiệm và cả lớp nghe , giáo viên chủ nhiệm xác nhận và gởi về cho phụ huynh, bên cạnh đó phụ huynh cũng xác nhận và gởi lại cho giáo viên chủ nhiệm lưu.
3 /Tổ chức cho các em học nhóm: (học trái buổi) .
- Chọn các em khá giỏi làm nhóm trưởng, nhóm phó. Mỗi nhóm 5-6 em cùng xóm hoặc cùng ấp học hai tiết/ buổi, hai buổi/tuần cùng nhau giải bài tập của giáo viên cho về nhà làm. GVCN có kế hoạch kiểm tra việc học tập của nhóm tránh tình trạng học sinh rũ nhau rong chơi hoặc bấm điện tử
- GVCN thông báo giờ giấc học tăng tiết (vừa chính khóa vừa học nhóm) cho phụ huynh học sinh nắm để phối hợp quản lí học sinh.
4 / Hướng dẫn học sinh xây dựng góc học tập ở nhà và sắp xếp thời gian biểu cho phù hợp.
5 / Mời giáo viên bộ môn toán, anh văn tăng tiết cho lớp.
Kết quả: 
	Lớp đã nhận rất nhiều thành tích trong thi đua giữa các lớp. Học sinh giỏi, khá tăng , đặc biệt số học sinh yếu giảm rõ rệt từ 08 học sinh lúc đầu năm đến cuối học kì I còn 03 học sinh.
* Nhóm chậm tiến về mặt đạo đức:
 Như đã nói ở trên, bàn tay năm ngón cũng có ngón dài ngón ngắn, bởi thế tập thể 7a6 cũng có một vài học sinh cá biệt. Để giúp các em có những tiến bộ về đạo đức giáo viên chủ nhiệm đưa ra những biện pháp sau: 
 + Tìm hiểu nguyên nhân, sở thích, tính cách, hoàn cảnh của học sinh. Chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh như: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ?
 + Tiếp xúc, tâm tình, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh cá biệt.
 + Tạo niềm tin, xây dựng tình cảm thân thiện.
 + Động viên khen thưởng, nhắc nhở kịp thời.
 + Tiếp xúc phụ huynh học sinh bằng nhiều cách: 
 * Có thể lần đầu đến thăm gia đình không bàn chuyện học tập của học sinh.
 * Nếu bàn việc học tập của học sinh thì phải thật bình tĩnh, trao đổi ôn hòa. 
 * Không đổ trách nhiệm cho gia đình mà phải có sự kết hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội.
 * Cùng với phụ huynh học sinh tìm ra hướng tốt nhất để giúp các em tiến bộ hơn.
 + Phân công các bạn trong lớp giúp đỡ . 
 + Kết hợp với giáo viên bộ môn(văn, toán, anh văn) các đoàn thể trong nhà trường.
Kết quả:
 Sau một học kỳ, các em đều có những tiến bộ rõ rệt về đạo đức,học tập.Các em hòa nhập được với tập thể. Lớp ngày càng đoàn kết gắn bó hơn, các bạn giúp đỡ nhau trong học tập,có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và tập thể.
Trong hoàn cảnh kinh tế thời đại hiện nay, thời mở cửa thì việc giáo dục học sinh của mình đặc biệt là những học sinh chậm tiến là một trách nhiệm khó khăn, phức tạp không chỉ riêng cho nghành giáo dục mà đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm và có trách nhiệm. Tóm lại nghề “trồng người”là một quá trình đào tạo lâu dài của người thầy, của gia đình và của xã hội .
IV /PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	* Phương pháp phân tích: Tìm hiểu tình hình hoạt động và học tập của học sinh để có kế hoạch phù hợp.
	* Phương pháp tổng hợp: Tổng kết các hoạt động.
 V/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 Từ những kinh nghiệm của bản thân cùng với sự cố gắng tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm quí báu của quí đồng nghiệp nên trong năm học này, lớp chủ nhiệm của tôi là lớp 7A6 đã có những tiến bộ rõ rệt về đạo đức cũng như kết quả học tập.
Bảng 1: xếp loại hạnh kiểm.
Lớp
TSHS
Kết quả xếp loại hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
Yếu
Tháng điểm thứ 1
35
2 0
10
3
2
Cuối Học kì 1
35
 30
4
 1
 Bảng 2 : kết quả học tập.
Lớp
TSHS
Kết quả xếp loại học tập
Giỏi
Khá
TB
Yếu-Kém
Tháng điểm thứ 1
35
0
15
12
8
Cuối Học kì 1
35
 3 
20
 10
3
Với kết quả trên, tôi nhận thấy mình đã góp được một phần nhỏ bé vào việc hình thành nhân cách và kết quả học tập của học sinh. Nếu thực sự yêu học trò mình, thực sự yêu nghề mình thì không việc gì là không làm được. 
VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm ngoài sự nhiệt tình và trách nhiệm của người giáo viên, học sinh cũng cần ý thức được trách nhiệm của bản thân không ngừng cố gắng vươn lên trong học tập và các phong trào của trường, lớp.
Xây dựng kế hoạch tốt, định hướng đúng cho kế hoạch chủ nhiệm thì tôi tin chắc rằng phong trào của lớp sẽ đạt được kết quả tốt .
 Muốn có được lớp học tốt, trước tiên giáo viên phải thực hiện rõ trách nhiệm lớn lao của người giáo viên chủ nhiệm, xem mình là thước đo, là nơi cung cấp kiến thức, nhân cách cho học sinh cần có tình yêu thương học sinh vô bờ bến luôn phải gần gũi, tìm hiểu động viên chia sẽ với học sinh những vui, buồn để không ngừng phát huy mặt tích cực và uống nắn kịp thời của học sinh. Tạo cho các em tính tự tin trong quá trình học tập và rèn luyện. Từ những thực tế trong cuộc sống tính cương quyết nhất quán của giáo viên chủ nhiệm cũng cần thể hiện nghiêm túc ở mọi nơi đặc biệt là trong nhà trường, biết đưa ra những ý tưởng sáng suốt để xử lí tình huống, giáo viên chủ nhiệm cần phải lắng nghe những ý kiến của học sinh, giáo dục các em có lòng nhân ái, vị tha, đoàn kết và thiết lập mối quan hệ bạn bè tốt. Giáo dục cho học sinh biết chống lại những việc làm sai trái, giáo viên chủ nhiệm sẽ là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Có như thế mới tạo được môi trường thuận lợi cho việc dạy và học. 
C / PHẦN KẾT LUẬN:
	Để có được tập thể lớp vững mạnh về học tập cũng như phong trào , vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng, chúng ta cần tạo được tình đoàn kết trong lớp thông qua các hoạt động. Đề ra các phương pháp học tập tốt để các em thực hiện. Trên đây là một số kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện và hoàn thành tốt. Tin rằng với lòng nhiệt tình sẵn có của giáo viên chủ nhiệm sẽ đưa các em đến bến bờ tươi đẹp vì đây là nền tảng để các em vươn xa.
Với tầm nhìn còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp từ quý đồng nghiệp để bản thân có nhiều kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn nữa trong những năm học sau .
 Bình Thạnh, ngày 14 tháng 3 năm 2012
 Người viết 
 Võ Thị Thanh Nhàn
 Ý KIẾN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỦA NHÀ TRƯỜNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 MỤC LỤC
A/ PHẦN MỞ ĐẦU.
1/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
3/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 
4/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
B/ PHẦN NỘI DUNG.
 I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN.
II/ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU. 
III/ GIẢI PHÁP.
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
V/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
C / PHẦN KẾT LUẬN.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAI PHAP GOP PHAN NANG CAO HIEU QUA GIAO DUC HOC SINHCHUA NGOAN HOC SINH YEU THCS.doc