Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp dạy kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp dạy kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có hiệu quả

I/ Lí do chọn đề tài:

 1. Lý luận:

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển. Đất nước đã và đang bước vào thời kì hậu hội nhập nền kinh tế thế giới- nền kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bảo thì vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết là đòi hỏi con người Việt Nam phải có đủ đức, đủ tài, phải có tri thức, phải nhạy bén, thông minh và sáng tạo mới có thể đưa nước nhà sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác đã dạy. Hơn thế nữa khi chúng ta nhận thức được chiến lược phát triển của Đảng và Nhà Nước ta trong thời đại mới: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “ Dạy học phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh”, thì vai trò của ngành giáo dục ngày càng quan trọng. Và thực hiện theo tinh thần nghị quyết số 40/NQ/2000/QH và chỉ thị 14/CT-Ttg của chính phủ về việc thay đổi nội dung, chương trình thay sách giáo khoa. Đồng thời thực hiện theo chỉ thị số 4899/CT-BGD &ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của nganh giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục và luật giáo dục sữa đổi năm 2005. Tôi nhận thấy muốn đạt được thành tựu là đào tạo những con người tài đức cho đất nước thì điều tiên quyết là giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học ho phù hợp đối với từng đối tượng học sinh; dạy học phải phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng, phát huy năng lực thực hành của học sinh; hình thành thói quen tốt khi làm bài là phải làm cho hoàn chỉnh; gặp tình huống khó khăn trong đời sống xã hội là phải giải quyết cho có kết quả tốt; đào tạo các em có cái nhìn sâu sắc hơn sự tiến bộ của xã hội, chính vì nhận thức được tầm quan trọng ấy, ngoài việc hoàn thành trách nhiệm của người giáo viên, tôi rất xem trọng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học sao cho có hiệu quả.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1182Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp dạy kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A: PHẦN MỞ ĐẦU.
************
I/ Lí do chọn đề tài:
 1. Lý luận:
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển. Đất nước đã và đang bước vào thời kì hậu hội nhập nền kinh tế thế giới- nền kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bảo thì vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết là đòi hỏi con người Việt Nam phải có đủ đức, đủ tài, phải có tri thức, phải nhạy bén, thông minh và sáng tạo mới có thể đưa nước nhà sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác đã dạy. Hơn thế nữa khi chúng ta nhận thức được chiến lược phát triển của Đảng và Nhà Nước ta trong thời đại mới: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “ Dạy học phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh”, thì vai trò của ngành giáo dục ngày càng quan trọng. Và thực hiện theo tinh thần nghị quyết số 40/NQ/2000/QH và chỉ thị 14/CT-Ttg của chính phủ về việc thay đổi nội dung, chương trình thay sách giáo khoa. Đồng thời thực hiện theo chỉ thị số 4899/CT-BGD &ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của nganh giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục và luật giáo dục sữa đổi năm 2005. Tôi nhận thấy muốn đạt được thành tựu là đào tạo những con người tài đức cho đất nước thì điều tiên quyết là giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học ho phù hợp đối với từng đối tượng học sinh; dạy học phải phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng, phát huy năng lực thực hành của học sinh; hình thành thói quen tốt khi làm bài là phải làm cho hoàn chỉnh; gặp tình huống khó khăn trong đời sống xã hội là phải giải quyết cho có kết quả tốt; đào tạo các em có cái nhìn sâu sắc hơn sự tiến bộ của xã hội,chính vì nhận thức được tầm quan trọng ấy, ngoài việc hoàn thành trách nhiệm của người giáo viên, tôi rất xem trọng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học sao cho có hiệu quả. 
2. Thực tiễn :
Môn Ngữ văn THCS gồm có 3 phân môn: VĂN BẢN- TIẾNG VIỆT- TẬP LÀM VĂN. Trong đó, phân môn TẬP LÀM VĂN là phân môn gần như khó nhất đối với cả giáo viên và học sinh. Bởi vì quan niệm của giáo viên dạy Ngữ văn thường rất thích dạy phần Văn Bản hơn, phần Tiếng Việt có khi khô khan, công thức và phân môn Tập Làm Văn lại vô cùng rắc rối. Học sinh cũng vậy, hầu hết các em đều yêu thích và đam mê các tiết học phần Văn bản hơn Tập Làm Văn. Thế cho nên trong 6 kiểu Tập Làm Văn được dạy ở THCS từ lớp 6 đên lớp 9: “Văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ” là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với giáo viên dạy Ngữ văn. Trong số 6 kiểu bài Tập Làm Văn ấy, kiểu bài nghị luận là khó nhất, học sinh học cũng ngán ngạy nhất, các em cũng khó biết cách vận dụng nhất. Chính vì thế, trong bốn kiểu bài nghị luận được dạy ở học kì II lớp 9 là Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí; Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; Nghị luận về một tác phẩm truyện, đoạn trích tôi tâm đắc nhất là kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Vì vậy: “ Giải pháp dạy kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có hiệu quả” là đề tài mà tôi mong muốn cùng đồng nghiệp chia sẽ.
II/ Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
1. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề:
1. Tìm ra những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng học sinh chưa hiểu, chưa biết cách làm bài văn nghị luận, đặc biệt là Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống để hạn chế học sinh bỏ học, giúp học sinh có ý thức học tập, luôn ngoan ngoãn, chịu khó, yêu thích môn học Tập Làm Văn, yêu thích văn nghị luận. 
2. Phân tích các nguyên nhân cơ bản, tìm ra các tác nhân liên đới để giúp các em học tốt. Từ đó giúp học sinh viết được bài văn Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống một cách hoàn chỉnh làm tiền đề tốt cho quá trình các em học sinh sẽ nghiên cứu tiếp kiểu bài này ở THPT.
3. Nghiên cứu tìm ra biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh và giúp học sinh học tốt hơn, hướng đến đào tạo học sinh giỏi của trường.
 2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương phápoïc Gaùo Gioâhhh điều tra, nghiên cứu quá trình giáo dục.
- Phương phápoïc Gaùo Gioâhhh thống kê.
- Phương phápoïc Gaùo Gioâhhh quan sát.
- Phương phápoïc Gaùo Gioâhhh đối chiếu so sánh.
- Phương phápoïc Gaùo Gioâhhh tổng kết.
III/ Giới hạn của đề tài:	
- Trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu mang tính khái quát chung, những số liệu chưa cụ thể vào học sinh chung của cả cộng đồng.
- Đây là chương trình đầu tiên trao đổi kinh nghiệm về “ Giải pháp dạy kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” để lớp học sinh động và học có chất lượng đầu tiên của nhà trường.
Đề tài bản thân tôi thực hiện được giới hạn trong phạm vi chương trình Ngữ văn THCS cùng đối tượng nghiên cứu là: Giáo viên trường THCS Gáo Giồng, Học sinh trường THCS Gáo Giồng.
IV/ Kế hoạch thực hiện:
- Bắt đầu năm học tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về việc khắc phục tình trạng học sinh học tập thụ động, học sinh chưa yêu thích học và thưc hành kiểu bài nghị luận.
- Tích cực phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn của trường.
	- Thực hiện bắt đầu từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 02 năm 2012 (năm học 2011-2012).
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Định hướng đổi mới giáo dục đã được xác định và trải qua 12 năm đổi mới chương trình sách giáo khoa đã được những thành tựu nổi bậc. Theo đó, các cấp học đều đổi mới nội dung chương trình, thay sách giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng nền giáo dục phục vụ cho công cuộc Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài (Nghị Quyết 41/2001/QH10 về thực hiện Phổ cập Trung học Cơ Sở ngày 09/12/2000) giai đoạn từ 2001-2010. Đặc biệt quá trình giáo dục phải đảm bảo thực hiện tốt bốn không; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Đồng thời năm học 2010-2011 vừa qua giáo viên dạy Ngữ văn được tập huấn tương đối kĩ về vấn đề các Phương pháp, Kỹ thuật dạy và học tích cực, đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh thì vấn đề đổi mới dạy học Tập Làm Văn sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
II. Cơ sở thực tiễn:
 Trong quá trình giáo dục, không phải bất kì đơn vị nào có cơ sở vật chất tốt, có đội ngũ giáo viên mạnh thì chắc chắn học sinh sẽ học tốt, học giỏi. Thực tế, ngoài yếu tố cơ sở vật chất, thầy cô giáo để thực hiện được 2 không - bốn nội dung và đảm bảo học sinh đến lớp đầy đủ, lớp học sinh động, học sinh yêu thích học Ngữ văn, không ngán ngạy học và thực hành Tập Làm Văn, yêu thích văn Nghị luận thì vấn đề tìm ra giải pháp giúp học sinh học tốt kiểu bài Nghị luận sự việc hiện tượng đời sống mang tính cấp thiết mạnh mẽ hơn nhiều.
III.Thực trạng và những mâu thuẫn nghiên cứu:
 - Trường THCS Gáo Giồng là một trường vùng sâu của Huyện Cao Lãnh, mặt bằng dân trí còn thấp, bộ phận gia đình chưa quan tâm đến việc học của các em và đặc biệt hơn là hiện nay có một số học sinh có quan niệm theo gia đình là thích học các môn tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa,...hơn các môn Xã hội : Văn, Sử, Địa,...Vì vậy, các em cũng xem học môn Ngữ Văn là để đủ điều kiện mà thôi, các em ít quan tâm, bộ phận học sinh lơ đãng không chu đáu khi chuẩn bị bài trước ở nhà, một bộ phận không nhỏ các em chưa hiểu cách hành văn Nghị luận là như thế nào, lại thêm các đầu sách tham khảo ở thư viện qúa ít cho phân môn Tập Làm Văn trong khi Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống đòi hỏi các em luôn phải hiểu được cách làm bài, cách hành văn trên cơ sở vận dụng kiến thức tổng hợp từ sách giáo khoa và phải luôn cặp nhật kiến thức từ đời sống xã hội...
- Dầu vậy, trên thực tế khi dạy lớp tôi đã kinh qua 6 năm thực dạy kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống nên ít nhiều đã tích lũy được một số kinh nghiệm khi giảng dạy kiểu bài này đối với nhiều đối tượng hoc sinh.Vả lại đây là kiểu bài nghị luận tương đối gần gũi với các em vì đối tượng cần nghị luận chính là những vấn đề, những sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội mà các em đã và đang chứng kiến, nên dung lượng kiến thức khi hành văn là vô cùng phong phú. Yêu cầu của kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống không qúa khắt khe như 3 kiểu bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, Nghị luận về một đọan thơ (bài thơ), Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích). Bộ phận lớn học sinh yêu thích kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống nhiều hơn 3 kiểu bài nêu trên nên trong quá trình hướng dẫn tìm hiểu, dạy cách hành văn, các em tích cực phát huy khả năng hiểu biết và sáng tạo của mình. Do vậy, các tiết dạy về tìm hiểu, dạy cách làm bài văn Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống đều mang lại hiệu quả rất cao. 
Tuy nhiên để dạy kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có kết quả cao hơn nữa, tôi đã thực hiện nghiên cứu đối tượng học sinh đầu năm học 2011-2012 như sau:
TT
 Lớp
TS HS
Số HS chưa biết cách làm kiểu bài Nghị luận
Tỉ lệ
Ghi chú
1
9a1
31
30
96,7%
2
9a2
30
 18
60%
IV. Các biện pháp thực giải quyết:
Trước thực trạng và những những mâu thuẫn trên, để có giải pháp thực hiện tốt vấn đề dạy kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có hiệu quả như mong muốn, tôi đã áp dụng một số giải pháp như sau:
1. Giúp học sinh nhận diện đúng kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống so với kiểu bài Nghị luận khác:
Phân phối chương trình của ngữ văn THCS , lớp 9 học kì II các em học sinh được tiếp xúc ngay với kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Kiểu bài này chương trình phân bố dạy trong 4 tiết: 1 tiết tìm hiểu về kiểu bài Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống, 2 tiết về cách làm kiểu bài Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống, 1 tiết vận dụng vào tiết học chương trình địa phương. Sau 4 tiết thực học và vận dụng, học sinh đi ngay vào viết bài viết số 5: kiểu bài Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống. Thực tế cho thấy, chỉ trong 4 tiết học ngắn ngủi rồi yêu cầu học sinh vận dụng sao cho hoàn chỉnh kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cũng là một khó khăn đối với các em. Nhận thức được tình hình đó nên trong những năm thực dạy Ngữ văn 9, bản thân tôi luôn đặc cao yêu cầu đầu tiên là làm sao phải giúp học sinh nhận diện đúng kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Thực tế, văn nghị luận các em đã được làm quen từ năm học lớp 7, đến lớp 9 các em được học nâng cao hơn vấn đề nghị luận. Do vậy, tôi giúp học sinh nhận diện được kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống theo các bước như sau:
+ Khâu đầu tiên: tôi cùng học sinh hiểu từ hàn lâm “ Nghị luận” là như thế nào?
+ Khâu thứ 2: tôi cần nhắc lại một số kiến thức đã học ở lớp 7 như: thế nào là luận điểm, thế nào là luận cứ, lập luận phân tích, lập luận chứng minh, lập luận giải thích cho học sinh gợi nhớ kiến thức của mìn ...  đến riêng, hoặc bằng phép đối lập, hoặc bằng cách đi thẳng trực tiếp vào đề để các em học hỏi.
Ví dụ như đề 1: về hiện tượng học sinh học qua loa, đối phó.
- Đoạn văn mẫu Mở bài đi trực tiếp là:
“Hiện nay, tình trạng học sinh học qua loa đối phó là phổ biến, chính cách học sai ấy là hậu quả dẫn đến các em không hiểu bài, kết quả học tập chưa cao. Vậy, chúng ta có những suy nghĩ, nhận định gì về hiện tượng ấy?”
- Đoạn văn mẫu Mở bài theo kiểu đối lập là:
“ Ngành giáo dục đã và đang phát động phong trào học thực chất, thi thực chất đang được sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình của giáo viên và học sinh. Ấy thế mà hiện nay tình trạng học qua loa đối phó cũng rất phổ biến trong học sinh, khiến cho kết quả học tập của các bạn chưa cao. Vậy, chúng ta phải nhìn nhận và giải quyết thực trạng này như thế nào?”
Với 2 đoạn văn mẫu tôi thực hành trên lớp, học sinh dễ hiểu và tự xác định đúng hướng Mở bài tùy thuộc vào sở trường của từng em, phần này học sinh làm tốt khi tôi thực dạy.
Tương tự các phần còn lại: 4 ý trong Thân bài tôi cũng hình thành 4 đoạn văn mẫu, đoạn Kết bài cũng hình thành đoạn văn mẫu cho học sinh. Chẳng những thế, trong khi thực dạy tôi còn tranh thủ thời gian luyện tập tại lớp: cho học sinh thực hành đoạn văn Mở bài, Kết bài, hoặc một đoạn văn bất kì trong phần Thân bài để các em có điều kiện vận dụng kiến thức ngay, sau đó 1 hoặc 2 em đọc trước lớp để các học sinh còn lại nhận xét, sửa chửa .Cuối cùng, tôi sửa chửa và khẳng định lại, giáo dục học sinh làm bài theo tất cả các bước nêu trên đúng trình tự là bài viết hoàn chỉnh.
Trong quá trình viết bài tôi giáo dục học sinh viết đúng nội dung, tránh thiếu sót, viết theo trật tự, hành văn cho mạch lạc, sáng tạo và ý kiến, nhận định về một sự việc, hiện tượng đời sống phải rõ ràng, đúng đắn. Viết xong học sinh phải dành ít nhất 5 phút để đọc lại để sửa chữa lỗi chính tả, ngữ pháp của câu đồng thời có thể bổ sung ý nếu còn thiếu sót trong quá trình viết.
Giải pháp này có thể lướt qua, nhưng bản thân tôi thì rất xem trọng nên tôi không thể thực hiện xuề xòa, ngược lại tôi rất chú trọng. Vì thế, học sinh tôi dạy các em viết bài đều hoàn chỉnh, đạt yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng đề ra.
Học sinh học tập trên lớp
V.Hiệu quả áp dụng:
Trên thực tế khi dạy học, với sự nhiệt huyết, bản thân đã áp dụng tổng thể 4 giải pháp nêu trên để hướng dẫn học sinh học tập. Chính vì thế, trong năm học qua, bản thân tôi đã có một số thành tích nhất định như sau:
-Về chất lượng chuyên môn: 95% học sinh xếp loại khá giỏi, 5% học sinh xếp loại TB, không có học sinh yếu kém .
- Về kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi: bản thân luôn vận dụng 4 giải pháp trên vào việc hướng dẫn học sinh thi học sinh giỏi vòng tỉnh. Bởi vì trong 3 năm học: 2009-2012: đề thi học sinh giỏi vòng Tỉnh có 2 câu/20 điểm thì kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: chiếm 1 câu: có khi 5 điểm, 6 điểm có cả năm 8 điểm; câu còn lại 15,14,12 điểm là Nghị luận văn học. Nắm được phương hướng cho đề thi học sinh giỏi ấy, bản thân tôi càng chú tâm nhiều hơn khi dạy bồi dưỡng học sinh kĩ kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Vì vậy, trong nhiều năm học liên tiếp: tôi đều có học sinh giỏi vòng huyện, vòng Tỉnh.
Năm
Học sinh giỏi cấp Huyện
Học sinh giỏi cấp Tỉnh
2005-2006
03
02
2006-2007
Không bồi dưỡng
Không bồi dưỡng
2008-2009
03
01
2009-2010
02
01
2010-2011
02
01
2011-2012
01
01 Đang dự thi
 Học sinh giỏi vòng tỉnh nhận thưởng
Về kết quả làm bài của học sinh năm học 2011- 2012 : bài viết số 5 cũng là bài văn khảo sát cho quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến: “ Giải pháp dạy kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có hiệu quả” rất thành công như sau:
TT
 Lớp
TS HS
Số HS biết cách làm kiểu bài Nghị luận
Tỉ lệ
1
9a1
31
31 (16 HS đạt 8-> 10 điểm; 10 HS đạt từ điểm 6,5-> 7,8; 5 HS đạt từ điểm 5,5-> 6,4)
100%
2
9a2
30
30 (24 HS đạt 8-> 10 điểm; 6 HS đạt từ điểm 7-> 7,8)
100%
Kết quả thực dạy của bộ môn rất khả quan nên tôi càng tâm đắc hơn với các giải pháp dạy kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống đã tích lũy.
C. KẾT LUẬN:
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
Trước khi nghiên cứu đề tài GIẢI PHÁP DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ HIỆU QUẢ, khi lên lớp tôi rất mất thời gian khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiểu bài này, gặp khó khăn rất nhiều khi học sinh không biết nhận diện được đề văn, tìm ý, sắp xếp ý về sự việc, hiện tượng đời sống, không biết hành văn nghị luận. Nhưng từ khi bắt đầu nghiên cứu, áp dụng các giải pháp dạy kiểu bài Nghị luân về một sự việc, hiện tượng đời sống đã nêu ra mang lại ý nghĩa thiết thực trong công tác dạy học tại trường, giúp tiết dạy sôi động hơn, học sinh hứng thú học tập hơn, giáo viên đỡ mệt nhọc hơn, nhất là các em thực hành tốt bài văn Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống làm tôi vô cùng mĩ mãn. 
II. Khả năng áp dụng:	
Tôi nghĩ rằng với sự đầu tư nghiên cứu và những kinh nghiệm, những giải pháp đưa ra, tôi đã áp dụng thành công thì tất cả GV cùng môn cũng sẽ áp dụng thành công tại các trường bạn kể cả GV dạy Ngữ văn ở THCS và THPT.
III.Bài học kinh nghiệm:
Văn học là nhân học trên cơ sở giáo viên rèn cho học sinh các kĩ năng nghe nói đọc viết từ việc tiếp nhận văn học. Vì vậy, bản thân khi thực dạy luôn hướng dẫn học sinh là:các em phải tìm và hiểu được tâm tư tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng mà các văn nghệ sĩ đã gởi gắm vào trong tác phẩm của mình. Song song đó, bản thân tôi phải giúp học sinh hiểu và tự rút ra được ý nghĩa giáo dục của văn học đối với bản thân các em học sinh, để các em vận dụng vào đời sống có hiệu quả. Các em sẽ yêu cái đẹp, cái thân thiện, ghét cái xấu, cái ác, đấu tranh, hành động, sáng tạo để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Thông qua tác phẩm các em học sinh hoàn thiện phẩm chất của mình trong quá trình lĩnh hội văn chương. Thế cho nên, để đạt được mục tiêu rèn tốt các kĩ năng nghe – nói - đọc - viết và hướng đến đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước đủ đức đủ tài, tôi không ngừng trao dồi nghiên cứu kiến thức, kỹ năng sư phạm, nhất là phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Do vậy, khi bản thân có được kinh nghiệm dạy kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có hiệu quả đã phần nào góp phần vào sự thành công trong công tác giảng dạy của mình. Tuy thế, trong khả năng hạn hẹp của mình, kinh nghiệm dạy kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cũng ắt sẽ còn không ít thiếu sót, rất mong chân tình chia sẽ từ quí đồng nghiệp để chúng ta có phương pháp kiểu bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống được tốt hơn.
IV. Đề xuất kiến nghị:
 	Trong tầm hiểu biết của cá nhân tôi xin có một số kiến nghị như sau:
 - Ngành giáo dục cần phải triển khai sâu rộng, kiểm tra sâu sát cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, quán triệt sâu rộng trong lực lượng cán bộ giáo viên, nhân viên sống cao đẹp, sống đúng với lí tưởng vì sự nghiệp giáo dục, vì sự nghiệp trồng người; kêu gọi họ rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, đánh thức ở họ lương tâm nghề nghiệp, sống có kỹ cương, tình thương, trách nhiệm. Đặc biệt quán triệt họ tuyệt đối không có hành vi đánh đập, nhục mạ học sinh khi các em học sinh chưa ngoan trong quá trình học tập. Nếu có trường hợp vi phạm tuyệt đối sẽ bị xử lí nghiêm tuỳ theo mức độ vi phạm.
 	- Ngành giáo dục cần triển khai và kiểm tra thường xuyên công tác đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh, tăng cường tổ chức thi GVG trong toàn ngành để kịp thời đề ra hướng khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.
 	- Ngành giáo dục cũng phải có ngay kế hoạch thăm dò thống kê ý kiến của học sinh, của giáo viên, của nhà trường khi giáo viên dạy Ngữ văn có biểu hiện chưa nhiệt tình trong qúa trình dạy học, chưa quan tâm, còn chậm đổi mới pương pháp dạy học để mắm được nguyên nhân, thông tin phản hồi chính xác, sau đó ngành có hướng khắc phục, giúp giáo viên kịp thời chấn chỉnh những mặt thiếu xót của mình hiệu quả.
 - Ngành giáo dục thiết nghĩ cũng cần thành lập Ban Đại Diện Cha Mẹ học sinh của phòng giáo dục, từ Ban Đại Diện Cha Mẹ học sinh của toàn thể các trường trong huyện của tất cả các cấp học. Phòng Giáo Dục và Đào Tạo quản lí và họp Ban Đại Diện Cha Mẹ học sinh của phòng theo từng quý để có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa ba môi trường giáo dục nhà trường-gia đình-xã hội. Thông qua đó ngành giáo dục cũng ghi nhận được những ý kiến phản hồi của các Cha Mẹ học sinh của từng trường để có biện pháp chỉ đạo các trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Và có những chỉ đạo, biện pháp khả thi dẫn dắt giáo viên và học sinh tham gia dạy học đích thực, chất lượng thực, thành tích thực.
- Ngành giáo dục tổ chức những buổi trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm dạy tốt, dạy giỏi của các GV đã có thành tích GVG vòng huyện, vòng tỉnh để cùng nhau học hỏi.
- Nhà trường cần tổ chức dự giờ, tổ chức chuyên đề thường xuyên hành tháng về vấn đề đổi mới dạy học Ngữ văn để giáo viên có điều kiện trao dồi phương pháp dạy học của mình hoặc liên hệ dự giờ trường bạn để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời nhà trường cũng cần hình thành và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ Văn Thơ để thu hút các em tham gia sáng tác, để các em có cơ hội phát huy tài năng thơ văn của mình, thu hút các em yêu thích môn Ngữ văn. Nếu có điều kiện, nhà trường cần trang bị thêm phòng chức năng cho bộ môn Ngữ văn để khi vào đấy GV và HS dễ thả hồn văn chương hơn khi học tập và nghiên cứu. 
- Giáo viên bộ môn Ngữ văn cần trao dồi nghiên cứu tích cực về đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nắm vững chương trình nội dung sách giáo khoa, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học tùy theo từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là giáo viên phải đặc nhiệt tâm của mình vào giảng dạy thì không khó gì học sinh lại không yêu thích và học tốt môn mình phụ trách.
Tôi chân thành đóng góp một phần vào công tác đổi mới phương pháp dạy học ở phần giải pháp dạy tốt kiểu bài văn Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và phong trào tham gia nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm do ngành tổ chức. Tôi mong muốn sự góp ý chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về đề tài của tôi được áp dụng ngày một tốt hơn.
 Người viết sáng kiến
 Nguyễn Thị Thêm
MỤC LỤC
**********
TT
Nội dung
Trang
Phần mở đầu
1
Lý do chọn đề tài
1
Lý luận
1
Thực tiễn
1
Mục đích và phương pháp nghiên cứu
2
Giới hạn của đề tài
2
Kế hoạch thực hiện
2
 B. Phần nội dung
3
Cơ sở lý luận
3
Cơ sở thực tiễn
3
Thực trạng và những mâu thuẫn
3
Các biện pháp giải quyết
4
Hiệu quả áp dụng
12
 C. Kết luận
15
Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
15
Khả năng áp dụng
15
Bài học kinh nghiệm
15
Đề xuất, kiến nghị
15

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai phap day kieu bai Nghi luan ve mot su viechien tuong doi song co hieu qua.doc