Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú trong giờ học ngữ văn bằng cách giới thiệu bài mới

Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú trong giờ học ngữ văn bằng cách giới thiệu bài mới

Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của

trường trung học cơ sở (THCS): góp phần hình thành những con người có

trìnhđộ học vấn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương

yêu quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội

(CNXH), biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái,

tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là

những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu

có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là

trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một

công cụ đểtư duy và giao tiếp. Đó là cũng là những con người có ham muốn

đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tố quốc.

Môn Ngữ văn là một trong hai môn học chính trong nhà trường, thế

nhưng hiện nay học sinh có phần lơ là với việc học môn Văn. Vậy làm thế

nào giúp học sinh yêu thích môn học này thì người quyết định chính là giáo

viên trực tiếp giảng dạy phải tìm phương pháp thích hợp, đổi mới phương

pháp dạy học.

pdf 17 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 3169Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú trong giờ học ngữ văn bằng cách giới thiệu bài mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÂY HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN 
 BẰNG CÁCH GIỚI THIỆU BÀI MỚI 
I. PHẦN LÝ LUẬN CHUNG 
1. Lí do chọn đề tài: 
Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của 
trường trung học cơ sở (THCS): góp phần hình thành những con người có 
trình độ học vấn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương 
yêu quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội 
(CNXH), biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, 
tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là 
những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu 
có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là 
trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một 
công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là cũng là những con người có ham muốn 
đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tố quốc. 
Môn Ngữ văn là một trong hai môn học chính trong nhà trường, thế 
nhưng hiện nay học sinh có phần lơ là với việc học môn Văn. Vậy làm thế 
nào giúp học sinh yêu thích môn học này thì người quyết định chính là giáo 
viên trực tiếp giảng dạy phải tìm phương pháp thích hợp, đổi mới phương 
pháp dạy học. 
Từ khi thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, dạy và học Ngữ văn 
đã thực sự gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Học sinh (HS) học tập tự giác, 
chủ động, tích cực và sáng tạo. Đạt được kết quả này là do có sự đổi mới quan 
niệm dạy và học: đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy 
học. Trong số đó, đổi mới phương pháp dạy học theo qui trình hoá việc chuẩn 
bị và tiến hành dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh có 
ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi tránh tâm lí mệt mỏi, thụ động và gây những 
ấn tượng mới hợp lí tạo nên sự hứng thú, ham học và huy động tính tích cực 
tự học của học sinh ở mức tối đa, đạt hiệu quả cao nhất. 
Việc đa dạng hoá hoạt động học tập môn Ngữ văn ở trường THCS khá 
phong phú, trong đó có việc đa dạng hoá giới thiệu bài (GTB). 
GTB không phải là một vấn đề mới, song có một số giáo viên (GV) 
dường như còn xem nhẹ (có khi có — có khi không) chưa trở thành một hoạt 
động thường xuyên, hoặc quan niệm phần này chỉ dành cho phân môn Văn, 
còn tiếng Việt, Tập làm văn thường ít chú ý. Quan niệm như thế là không 
đúng. GTB có tác dụng và ý nghĩa khá lí thú. GTB gây hứng thú cho học sinh, 
không chỉ yêu cầu đối với môn Ngữ văn mà còn là yêu cầu với tất cả các môn 
(KHTN và KHXH nhân văn ). GTB tốt sẽ là một thành công không nhỏ của 
đổi mới dạy học hiện nay: hướng học sinhvào học tập chủ động, tích cực, 
hứng thú ngay từ giây phút ban đầu của bài học. Sau đây tôi xin kể một câu 
chuyện vui về GTB mới. 
SỢ KHÔNG 
Thầy Peter luôn có những ví dụ sinh động trong môn Lịch sử. Một lần, 
thầy vào lớp với vẻ mặt cực kì căng thẳng. Các học trò còn đang ngơ ngác thì 
thầy đã rút một chiếc dép lê phi thẳng về góc lớp bên phải. Cả lớp giật mình 
im thin thít. Thầy lại rút tiếp chiếu dép còn lại ném về góc trái. 
Đám “ nhất quỷ nhì ma” tái mét mặt vì sợ. Lúc đó thầy Peter mới lên 
tiếng 
- Có sợ không? 
- Dạ, thưa thầy... Sợ lắm ạ! Tất cả run cầm cập trả lời. 
- Rất tốt, tuy nhiên, chiến tranh thế giới thứ II còn đáng sợ hơn thế 
nhiều! Nào các em mở vở ta học về chiến tranh thế giới thứ II! 
Câu chuyện vui trên giúp chúng ta phần nào thấy được tác dụng của 
việc GTB trong giảng dạy nói chung và trong giờ học Ngữ văn nói riêng. Đó 
cũng là lí do khiến tôi làm "Sáng kiến kính nghiệm” này. 
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: 
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn ở trường THCS, đặc 
biệt là từ khi Bộ Giáo Dục (BGD) triển khai đổi mới Sách giáo khoa (SGK), 
đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu làm 
cách nào đó giúp học sinh yêu thích môn Ngữ văn, có hứng thú học tập bộ 
môn này. Việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu bức thiết phục 
vụ mục tiêu đào tạo con người mới, có những phẩm chất năng lực: nhanh, 
nhạy, xử lý thông minh trong mọi tình huống, đáp ứng được nhiệm vụ chính 
trị, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Để giúp học sinh (HS) hứng thú, tích cực, chủ động trong việc học Ngữ 
văn có nhiều phương pháp. Một trong những phương pháp gây hứng cho HS 
trong học tập là đổi mới cách GTB. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 
Là học sinh THCS, là thực tế học bộ môn Ngữ văn của học sinh, 
phương pháp giảng dạy của giáo viên trong nhà trường THCS, là chương 
trình Ngữ văn THCS để tìm ra phương pháp thích hợp, có tác dụng kích thích 
sự hứng thú học tập bộ môn của học sinh, nhất là nghiên cứu về vấn đề GTB 
trong giờ dạy Ngữ văn. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
Nghiên cứu tâm lí lứa tuổi HS THCS, quan sát tự nhiên (dự giờ): trưng 
cầu ý kiến học sinh, phụ huynh; giáo viên tiến hành khảo sát trên lớp qua các 
giờ thao giảng, dạy mẫu; nghiên cứu qua báo đài, các tài liệu tham khảo từ đó 
giáo viên tìm ra phương pháp thích hợp để giảng dạy cho phù hợp với từng 
đối tượng học sinh. 
II. NỘI DUNG 
1. Tác dụng của việc giới thiệu bài mới: 
GTB sẽ tạo ra một “tâm thế” nhập cuộc cho học sinh đi vào tìm hiểu và 
chiếm lĩnh nội dung, kiến thức của bài học. Khái niệm “tâm thế” trong giờ 
học Ngữ văn có thế hiểu như một khái niệm của khoa học tâm lí - đó là việc 
xác định những tình huống dạy học, sự tác động tâm lí tạo ra tiền đề nhận 
thức và có tính sư phạm để học sinh hướng chú ý tích cực vào mục đích học 
tập. Có nhiều cách tạo ra tâm thế để góp phần nâng cao chất lượng giờ học 
Ngữ văn. 
Với đặc trưng của bộ môn Ngữ văn vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, 
việc đa dạng hoá GTB rất có ý nghĩa. 
Lời giới thiệu bài càng hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo càng có khả năng 
nhanh chóng xác định tâm thế sư phạm cho học sinh tập trung chú ý và hứng 
thú cá nhân vào bài học. Lời giới thiệu bài rời rạc hoặc hình thức, qua loa 
chiếu lệ dẫn đến tình trạng khi giờ học đã bắt đầu nhưng học sinh có thể vẫn 
thờ ơ, lãnh đạm hoàn toàn ở ngoài thế giới của tiết học. 
Về phía giáo viên, nếu không có lời giới thiệu bài hoặc lời giới thiệu 
bài đơn điệu thì khó mà có được cảm xúc, cảm hứng để đi vào bài dạy. Lời 
giới thiệu bài tốt sẽ là khúc dạo đầu đầy phấn chấn. Những giây phút không 
nhiều này sẽ bộc lộ sự sẵn sàng giúp đỡ và cảm tình giữa giáo viên và học 
sinh, tạo nên một không gian rộng mở, say sưa ru mình vào kho tàng kiến 
thức, vào bài học Ngữ văn. GTB là yếu tố xúc tác, cầu nối tinh thần quan 
trọng giữa thầy và trò, giữa bài học và người học. Có thể thấy sơ đồ tác động 
của GTB như sau: 
HS 
GTB bài học 
 GV 
2. Phương pháp giới thiệu bài: 
2.1 GTB cần đặt trong các mối quan hệ tương tác lẫn nhau: quan hệ 
thầy — trò; quan hệ trò — trò; quan hệ trò — thầy... Sau mỗi tiết học, mỗi 
năm học, giáo viên tự đánh giá hiệu quả của GTB nhằm rút kinh nghiệm, điều 
chỉnh cách GTB. GV không nên “quên” hoặc hình thức, hoặc lặp đi lặp lại 
một kiểu giới thiệu cứng nhắc, cần phải linh hoạt, đa dạng và sáng tạo. 
2.2 Yêu cầu của việc giới thiệu bài: 
- Yêu cầu khái quát: 
+ GTB phải chú ý đến một số nhân tố ngữ cảnh liên quan tới nội dung 
bài học, hướng ngoạiệ 
 Đối tượng giao tiếp: HS THCS. 
 Hoàn cảnh giao tiếp: nhà trường. 
Đây là hai nhân tố ngữ cảnh giúp giáo viên định hướng nội dung và 
phương pháp dạy học để lựa chọn GTB sao cho phù hợp nhất. 
- Xác định nội dung bài học — hướng nội 
 Xác định đề tài của bài học: bài học viết về vấn đề gì? cơ sở để 
xác định đề tài của bài học? (dựa vào tên bài học). 
 Xác định chủ đề: xác định ý đồ của bài học hay định hướng tới 
của bài học. 
Giáo viên phải có sự hiểu biết sâu sắc và tổng thể vấn đề sắp được dạy. 
- Yêu cầu cụ thể: 
+ Yêu cầu đặt ra với lời giới thiệu bài (còn gọi là lời vào bài) của giáo 
viên dựa trên căn cứ và kết qua nghiên cứu khoa học cơ bản kết hợp với kỳ 
năng sư phạm vững vàng. 
+ Sức hấp dẫn của lời vào bài đôi khi còn phụ thuộc những yếu tố chủ 
quan và khách quan nhất định. 
 Yếu tố chủ quan là trình độ hiếu biết chuyên môn, chất giọng và 
khá năng diễn đạt kiến thức, kĩ năng sư phạm. 
 Yếu tố khách quan đó là vấn đề lựa chọn dung lượng kiến thức 
và phương pháp diễn đạt phù hợp. 
2.3 Nhiệm vụ của việc giới thiệu bài: 
GTB có nhiệm vụ giới thiệu nội dung khái quát của bài học và định 
hướng giải quyết, phạm vi giải quyết bài học. Do đó: 
Về nội dung: lời giới thiệu bài cần ngắn gọn, súc tích nhưng cốt nêu 
được vấn đề tức định hướng, xác định được rõ ràng đối tượng cho bài học. 
Lời giới thiệu bài quá dài dòng dễ gây phân tán sự chú ý hoặc học sinh khó 
xác định trọng tâm và phương hướng nhận thức 
Về hình thức: tùy từng đặc điểm bài học có thể linh hoạt, sáng tạo thực 
hiện các kiểu GTB. 
Điều cần lưu ý là GTB diễn ra ở cả ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập 
làm văn. GTB phải chú ý đến tính tích hợp và tích cực. GTB có liên quan mật 
thiết tới mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. 
3. Các cách giới thiệu bài cụ thể: 
GTB khá phong phú, có thế nói có bao nhiêu bài học là có bấy nhiêu 
cách dẫn vào bài: 
Nhìn một cách đại thể, GTB có hai cách: Trực tiếp 
Gián tiếp 
Nhìn một cách cụ thế, GTB có một số cách như sau: 
(1) Nêu xuất xứ: giáo viên có thể dựa vào phần chú thích trong sách 
giáo khoa, bên cạnh nghiên cứu kĩ bài học, tài liệu tham khảo, giáo viên cần 
triệt để khai thác mục “những điều cần lưu ý” trong sách giáo viên. 
(2) GTB bằng lời kể sáng tạo. 
(3) GTB bắt đầu từ một vài nhận định tiêu biểu, các ý kiến tranh luận 
hoặc những cảm nhận chủ quan. 
(4) GTB bằng một vài so sánh tương đồng hay đối lập với nội dung bài 
học. 
(5) GTB bằng cách dùng thủ pháp đòn bẩy. 
(6) GTB bằng cách kể một câu chuyện có liên quan tới nội dung bài 
học. 
(7) GTB bằng cách nêu câu hỏi tình huống có vấn đề. 
(8) GTB bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. 
(9) Nghe, xem băng, đĩa, tranh ảnh, tư liệu (tích hợp với bộ môn khác 
nhất là môn khoa học xã hội nhân văn). 
(10) GTB bằng cách trò chơi giải ô chữ. 
(11) GTB bằng sơ đồ, biểu mẫu. 
(12) GTB bằng cách kết hợp kiểm tra bài cũ. 
(13) GTB theo hướng tích hợp (ngang — dọc). 
(14) GTB nhiều lúc có thể để học sinh tự nói về những điều cảm nhận 
được sau khi đã học và chuẩn bị ở nhà. 
(15) GTB bằng cách có thể kết hợp nhiều cách khác nhau. 
(16)Trong mỗi cách GTB lại có nhiều hình thức giới thiệu khác nhau. 
4. Các ví dụ cụ thể về cách giới thiệu bài: 
4.1 Phần Văn bản: 
VD 1: GTB “Tiếng nói văn nghệ” — Nguyễn Đình Thi — NV9 — 
Tập 2 dựa vào chú thích — những điều cần lưu ý: 
Nguyễn Đình Thi (1924 — 2003) là một nghệ sĩ đa tài: văn, thơ, nhạc, 
lí luận phê bình đồng thời là nhà quản lí lãnh đạo văn nghệ Việt Nam  ... a bài thơ: “ Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm". Sau này, Xuân Diệu 
có bài “Đây mùa thu tới”, Lưu Trọng Lư với "Tiếng thu". Nhỏ nhẹ, khiêm 
nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước, quê hương với bài 
“Sang Thu”... 
VD 12: “Cảnh ngày xuân” - NV9 - Tập 1: 
(Kết hợp kiểm tra bài cũ với giới thiệu bài mới) 
Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”. 
HS trả lời: 
GV giới thiệu: 
Nếu như ở “Chị em Thuý Kiều” ta thấy được tài năng nghệ thuật miêu 
tả người của Nguyễn Du: sử dụng bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên 
để gợi tả vẻ đẹp của con người, bài học hôm nay sẽ giúp ta thấy được nghệ 
thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. 
VD13: “Thánh Gióng”- NV6 - Tập 1 
Đầu những năm 70, thế kỉ 20, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu 
nước đang sôi sục khắp hai miền Nam, Bắc Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu làm 
sống lại hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua đoạn thơ: 
“Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng 
Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân 
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa 
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân” 
Truyền thuyết “Thánh Gióng” là một trong những truyện cổ hay, dẹp 
nhất, bài ca chiến thẳng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam 
xưa. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu truyện “Thánh Gióng ". 
VD14: “Đập đá ở Côn Lôn" - Ngữ văn 8 - tập 1 
Như chúng ta đã biết, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là những nhà 
nho yêu nước, tiếp thu tư tưởng mới, quyết tâm đem hết tài sức của mình thực 
hiện khát vọng xoay chuyển đất trời, đánh đuổi giặc thù, chấn hưng đất nước, 
dấy lên phong trào Cách mạng sôi nổi ở Việt Nam trong mấy chục năm đầu 
thế kỉ 20. Cả hai cụ đều từng bị kẻ thù bắt, tù đày nhiều năm các cụ hay làm 
thơ để bày tỏ chí khí của mình. Sau vụ chống thuế ở Trung Kì, tháng 4 - 1908. 
Phan Chu Trinh bị Thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Ở đây, ông đã làm ra 
bài thơ này (tích hợp bài trước với bài sau). 
VD15: Khi dạy một văn bản phổ nhạc như "Đồng chí' của Chính Hữu, 
"Con cò” - Chế Lan Viên, “ Viếng Lăng Bác” - Viễn Phương, Mùa xuân nho 
nhỏ” - Thanh Hải, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" - Nguyễn 
Khoa Điềm (Ngữ văn lớp 9 - Tập 1 & 2), “Ông đồ” - Vũ Đình Liên (NV8 - 
T2)...Giáo viên có thể hát bài thơ được phổ nhạc - hỏi học sinh tên bài hát, tác 
giả sau đó, sau đó dẫn vào bài. 
VD 16: Bài Đồng chí - Chính Hữu: 
Bài hát “Tình đồng chí" do Minh Quốc sáng tác 1949, bài hát được phổ 
từ bài thơ “Đồng chí" của Chính Hữu - 1948. Bài thơ, bài hát được chiến sĩ ta 
rất yêu thích. Đến hôm nay bài thơ - bài hát vẫn được các thế hệ yêu thích. 
4.2. Phần Tập làm văn: 
VD 1: GTB “Chương trình địa phương phần TLV - Giới thiệu một số 
lịch sử, (danh lam thắng cảnh của Bạc Liêu" (NV8 — Tập 2) 
Bạc Liêu nằm ở vùng cực Nam của Tổ quốc, Bạc Liêu đẹp, không chỉ 
đẹp về còn người mà còn đẹp về tự nhiên, lịch sử, văn hoá... 
“Ai về vườn nhãn Bạc Liêu 
 Cho tôi nhắn gửi đôi điều vấn vương 
Rằng vùng ven biển thân thương 
 Nhớ người đi mở đất góp công xây đời” 
Hoặc: 
“Sông dài nước chảy chia đôi 
Ai về xứ Bạc cùng tôi thì về”. 
Ai đã một lần đến Bạc Liêu, sẽ thấy Bạc Liêu - một mảnh đất với 
những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mông. Những giồng cát nổi lên dọc theo 
bờ biển, nơi có những vườn nhãn rộng hơn 70ha, những dòng kênh rạch 
chằng chịt chở nặng phù sa, hai bên bờ trải dài ngút ngàn những cây dừa nước 
xanh, những sân chim, những di tích nổi tiếng..., quê hương của bài Dạ cổ 
Hoài Lang... 
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và giới thiệu một số di tích, 
danh lam thắng cảnh của Bạc Liêu chúng ta (giáo viên kết hợp cho xem 
tranh). 
VD2: Bài “Đối thoại - độc thoại” trong văn Tự sự - N V9 -Tập 1. 
Nói đến tự sự không thể không nói đến nhân vật. Nhân vật là yếu tố 
trung tâm của tác phẩm tự sự. Để khắc họa nhân vật, nhà văn thường chú ý 
miêu tả những phương diện nào? (chân dung, ngoại hình, ngôn ngữ, hoạt 
động, tính cách...). Ngôn ngữ là phương tiện nghệ thuật để nhà văn khắc họa 
tính cách, phẩm chất nhân vật. Qua ngôn ngữ ta hiểu được nhân vật (VD: 
ngôn ngữ Mã Giám Sinh, Kiều, Kim Trọng, Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân 
Tiên...). Ngôn ngữ nhân vật bao gồm: ngôn ngữ đối thoại, độc thoại. Đối 
thoại, độc thoại là gì? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong hài học hôm nay... 
VD3: Bài “ Tìm hiểu chung về văn Tự sự” - NV6 - Tậpl. 
Giáo viên đặt câu hỏi: 
Em hãy cho biết khái niệm văn tự sự là gì? Văn tự sự khác với văn 
miêu tả trong tình huống nào người ta dùng đến văn tự sự? 
Sau khi học sinh trả lời - giáo viên dẫn vào bài. 
VD4: Có một câu chuyện về GTB: “Tìm hiểu chung về văn chứng 
minh" như sau: Thầy giáo bước vào lớp, học sinh chào, giáo viên gọi em D 
lên và nói: “Hồi nãy, lúc ra chơi, em mở sổ điểm của thầy và cho điểm vào 
đấy”. Học sinh D mặt tái mét và nói là “em không có mở sổ điểm của thầy”. 
Thầy nói: “em hãy nêu những bằng chứng chứng tỏ em không làm việc đó”. 
D nói: "Ra chơi em đi cùng hai bạn ở sân trường". Sau đó giáo viên vào bài: 
như vậy bạn D vừa chứng minh mình không mở sổ điểm của thầy. Vậy chứng 
minh là gì? mục đích và phương pháp chứng minh như thế nào? Chúng ta đi 
tìm hiểu... 
4.3 Phần Tiếng Việt: 
VD1: Bài “Câu nghi vấn” - Ngữ văn 8 - Tập 2 
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn thơ “Nào đâu....còn đâu” trong bài thơ 
"Nhớ rừng” của Thế Lữ. 
Học sinh xác định câu nào là câu nghi vấn? Các câu nghi vấn trong 
đoạn thơ này có phải được dùng để hỏi không? 
Học sinh trả lời: các câu nghi vấn trong đoạn thơ không phải được dùng 
đế hỏi mà dùng để phủ định bộc lộ cảm xúc...Như vậy, tùy theo tình huống, 
hoàn cảnh giao tiếp mà ta dùng câu nghi vấn cho phù hợp. 
VD 2: Bài “Từ láy” - Ngữ văn 7 - Tập 1, vào bài bằng cách dùng sơ đồ. 
Giáo viên vẽ sơ đồ: 
Cấu tạo từ 
Từ đơn Từ phức 
Từ ghép Từ láy 
Giáo viên ghi ô thứ nhất, hỏi học sinh: từ tiếng Việt có cấu tạo như thế 
nào? học sinh trả lời gồm (từ đơn - từ phức) giáo viên hỏi tiếp: từ phức gồm 
những loại từ nào? Học sinh trả lời: (từ ghép và từ láy). Giáo viên: vậy, tiết 
trước ta đã học về từ ghép. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về từ láy 
(về các loại từ láy và nghĩa của từ láy). 
VD 3: Khi dạy bài “Thành ngữ” – Ngữ văn 7 - Tập 1 
Giáo viên có thể giới thiệu bài bằng cách giải ô chữ. Giáo viên đưa ra 
một số ý nghĩa (khái niệm)- học sinh tìm cụm từ có nghĩa tương đương, số 
lượng chữ cái đúng với ô chữ, để điền vào ô hàng ngang: 
1. Nói sang chuyện khác để khỏi trả lời về một chuyện mà mình khộng 
muốn nói ra. (13) 
2. Chê kẻ vô ơn. (11) 
3. Thường dùng khi đem biếu ai một vật gì sẵn có trong nhà chứ không 
phải mua về (12). 
4. Tả cảnh sống khổ cực (10). 
5. Chê người chậm chạp (10). 
6. Nửa chữ cũng là thầy (9). 
7. Chê người bướng bỉnh (13). 
8. Nói người ít học, chóng quên, không còn nhớ gì (14). 
Sau khi HS điền xong sẽ được ô chữ như sau: 
 Đ Á N H T R Ố N G L Ã N G 
 Ă N C H Á O Đ Á B Á T 
C Â Y N H À L Á V Ư Ờ N 
 Ă N B Ờ N Ằ M B Ụ I 
C H Ậ M N H Ư R Ù A 
 B Á N T Ự V I S Ư 
 C Ứ N G Đ Ầ U C Ứ N G C Ổ 
 C H Ữ T H Ầ Y T R Ả T H Ầ Y 
Sau khi học sinh giải xong hàng ngang, các em tìm ô chữ hàng dọc 
(THÀNH NGỮ). Giáo viên vào bài: Vậy thành ngữ là gì? sử dụng thành 
ngữ như thế nào? Tác dụng ra sao? Chúng ta đi tìm hiểu trong bài học hôm 
nay. 
Như vậy, qua cách giới thiệu bài. học sinh đã nắm được một số thành 
ngữ và cách giới thiệu này HS rất hứng thú. 
VD4: GTB “Ôn tập về dấu câu” (dấu phẩy) 
NV6 - Tập 2, GV kể cho HS một câu chuyện như sau: 
BẢNG Ở NHÀ HÀNG 
Có một nhà hàng thường đông khách, vì vậy việc nấu nướng phải thuê 
rất nhiều người và phải được chuyên môn hoá công việc. Một hôm, trên bảng 
phân công làm món thịt chim bồ câu, người đầu bểp đã ghi như sau: 
(GV ghi sẵn ra bảng phụ) 
Cô Lan cắt tiết anh Hùng nhổ lông cô Ngọc luộc trứng anh Sơn mổ 
bụng cô Đào lột da anh Hải rửa chim cô Lài bóp mềm cô Thắm băm nhừ 
cô Tuyết xào giòn. 
GV cho HS phát hiện lỗi sai trong bảng trên, HS tìm, GV điền vào 
bảng. Sau đó GV nói: 
Như vậy, vì không đặt dấu phẩy nên bảng trên gây cười. Vậy chúng ta 
cần phải đặt dấu câu cho đúng, dù là dấu phẩy. Vậy bài học hôm nay sẽ giúp 
các em tìm hiểu công dụng của dấu phẩy và chữa một số lỗi thường gặp. 
VD5: GTB bằng cách tích hợp các bài học trước kết hợp kiểm tra bài 
cũ. 
Bài “ Từ trái nghĩa” NV7 - Tập 1 
GV cho HS tìm từ đồng nghĩa với từ “đẹp”, sau khi HS tìm được từ 
“xinh”. GV hỏi tiếp: em tìm từ có nghĩa trái ngược với các từ trên. HS tìm 
được từ “xấu”, GV nói như vậy từ “xấu” có nghĩa trái ngược với từ “đẹp”, 
“xinh”. Người ta gọi là từ trái nghĩa. Vậy từ trái nghĩa là gì? Sử dụng từ 
trái nghĩa như thế nào ? Chúng ta đi vào bài học hôm nay. Qua thực tế 
giảng dạy mấy năm gần đây, tôi thấy kết quả học ngữ văn của HS tiến hộ rõ 
rệt. So với các năm học trước, kết quả bộ môn chỉ đạt từ 85 - 90% từ trung 
bình trở lên. Sau đây là số liệu thống kê cụ thể được lây từ kết quá học kì I 
năm học 2005 – 2006. 
Giỏi Khá T. Bình Yếu Kém T.B trở lên 
Lớp 
Sĩ 
số sl % sl % sl % sl % sl % sl % 
6/3 46 5 10.9 29 63 10 21.7 2 4.3 / / 44 95.7 
6/6 46 2 4.3 28 58.3 16 37.8 / / / / 46 100 
9/2 45 18 40.0 
s 
27 60.0 
t 
2 / 45 100 
III.Phạm vi áp dụng: 
 Môn Ngữ văn chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong học tập và trong đời 
sống. “ Văn học là nhân học” để giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm văn học 
một cách trọn vẹn, có hiệu quả thì việc giới thiệu bài mới là vô cùng quan 
trọng. Qua phần giới thiệu nội dung trên, phạm vi áp dụng cho giờ học ngữ 
văn có hiệu quả, có thể sử dụng cho tất cả các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 . 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Tóm lại, GV lựa chọn biện pháp và hình thức dẫn dắt HS vào bài mới 
sao cho thật nhẹ nhàng, hấp dẫn, không cầu kì hoặc kéo dài thời gian. Mỗi 
GV, tuỳ theo từng điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng HS cụ thể mà lựa chọn 
và xác định lời dẫn nhập cần thiết, hợp lí nhất. 
 Đa dạng hoá cách GTB năm, ba phút nhưng chắc chắn sẽ làm cho giờ 
dạy học Ngữ văn thêm sinh động, rực rỡ sắc màu hơn. Các em HS sẽ thích 
học hơn và say mê đi vào khám phá bầu trời Ngữ văn. GTB tạo nên những 
cảm xúc thẩm mĩ đầu tiên nơi người học (kể cả người dạy) và duy trì xuyên 
suốt trong cả giờ học Ngữ văn. 
Bài “Sáng kiến kinh nghiệm” này là những suy nghĩ, những trăn trở, 
của người viết và góp nhặt các kinh nghiệm của các đồng nghiệp, của các nhà 
nghiên cứu, các tài liệu tham khảo... để làm sao nâng cao chất lượng dạy học 
Ngữ văn, giúp HS cảm thấy hứng thú hơn khi học phân môn này, giúp các em 
nhận thấy được lợi ích của việc học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. 
 Trên đây, chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ, tôi xin chia sẻ cùng đồng 
nghiệp. Rất mong sự góp ý của các thầy cô. 
 Xin chân thành cảm ơn. 
Bạc Liêu, ngày 30 tháng 5 năm 2012 
 Trần văn Húa 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfSKKN NGU VAN.pdf