Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tích hợp trong môn ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tích hợp trong môn ngữ văn

I- ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế giới đang biến đổi. Một trong những sự biến đổi có tác dụng to lớn đến nhà trường là sự biến đổi về thông tin. Ước lượng tổng số kiến thức qua thông tin cứ bảy năm lại tăng lên gấp đôi. Vì thế việc dạy học trong nhà trường theo xu hướng cũ là không còn phù hợp nhất là ở bộ môn ngữ văn, kiến thức học sinh tiếp thu được lại tách rời từng mảng, không có điều kiện để bổ sung thêm nên kiến thức bị rơi vãi rất nhiều.

Những năm gần đây việc dạy học trong nhà trường đã được cải tiến theo hướng thích hợp để phù hợp với xu hướng của thời đại, tức là giúp học sinh nắm kiến thức tổng thể, tổng quát và tổng hợp. Việc giảng dạy môn ngữ văn cũng không ngoài mục tiêu đó. Nội dung chương trình môn này được cải tiến theo các phương pháp tích hợp sau:

+ Tích hợp ngang: Văn- Tiếng Việt – Tập làm văn = ngữ văn

+ Tích hợp ngang: Ngữ văn – thực tiễn cuộc sống

+ Tích hợp dọc: Lớp 3- 5 -6 -7- 8 – 9.

+ Tích hợp chéo: Ngữ văn – Sử - Địa- GDCD – Âm Nhạc.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tích hợp trong môn ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy tích hợp trong môn ngữ văn
Đặt vấn đề
Thế giới đang biến đổi. Một trong những sự biến đổi có tác dụng to lớn đến nhà trường là sự biến đổi về thông tin. Ước lượng tổng số kiến thức qua thông tin cứ bảy năm lại tăng lên gấp đôi. Vì thế việc dạy học trong nhà trường theo xu hướng cũ là không còn phù hợp nhất là ở bộ môn ngữ văn, kiến thức học sinh tiếp thu được lại tách rời từng mảng, không có điều kiện để bổ sung thêm nên kiến thức bị rơi vãi rất nhiều.
Những năm gần đây việc dạy học trong nhà trường đã được cải tiến theo hướng thích hợp để phù hợp với xu hướng của thời đại, tức là giúp học sinh nắm kiến thức tổng thể, tổng quát và tổng hợp. Việc giảng dạy môn ngữ văn cũng không ngoài mục tiêu đó. Nội dung chương trình môn này được cải tiến theo các phương pháp tích hợp sau:
+ Tích hợp ngang: Văn- Tiếng Việt – Tập làm văn = ngữ văn
+ Tích hợp ngang: Ngữ văn – thực tiễn cuộc sống
+ Tích hợp dọc: Lớp 3- 5 -6 -7- 8 – 9...
+ Tích hợp chéo: Ngữ văn – Sử - Địa- GDCD – Âm Nhạc...
Là giáo viên đứng lớp tôi nhận thấy đích cuối cùng vẫn là kết quả cần phải đạt được. Vì vậy không phải chủ yếu là số lần tích hợp, hình thức tích hợp.... mà chủ yếu là vận dụng những biện pháp dạy học tích hợp như thế nào cho giờ học nhẹ nhàng, nhuần nhuyễn mà đạt kết quả cao. chính vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày một số hướng tích hợp đã được tôi áp dụng và đạt kết quả trong quá trình giảng dạy ngữ văn 7.
II. các biện pháp áp dụng để giải quyết vấn đề đã nêu
Chương trình ngữ văn đã có ý thức tạo các dữ kiện tích hợp có sẵn để giáo viên sử dụng trong phương pháp giáo viên phải biết nhận thấy và tìm thêm các dữ kiện ở ngoài để áp dụng vào bài giảng cho phù hợp với từng kiểu văn bản trong từng bài học tiết học.
Tích hợp ngang : Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn = Ngữ văn
 	Tích hợp hàng ngang là sự thâm nhập lẫn nhau giữa ba phân môn. Đọc hiểu văn bản, tiếng việt và tập làm văn. ở tiết đọc hiểu văn bản giáo viên phải thấy được tính đặc trưng của nó có tính độc lập, tính chủ đạo là điểm xuất phát đầu tiên là trục của sự tích hợp trong một bài tạo điều kiện cho tiếng việt và tập làm văn. Còn tiết tiếng việt giáo viên có thể dựa vào ngữ liệu trong tiết đọc hiểu văn bản để hình thành khái niệm, tạo điều kiện cho học sinh hồi cố kiến thức, giúp học sinh chuẩn mực hoá kiến thức đồng thời tiếp thu một cách nhẹ nhàng. Đến tiết tập làm văn giáo viên hiểu đây là tiết để học sinh sử dụng kiến thức đã học ở 2 tiết trên vào việc tạo lập văn bản tức là giáo viên phải giúp cho học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học.
	Ví dụ: bài số 3 (SGK Ngữ văn 7 tập 1)
	Văn bản:1 Những câu hát về tình cảm gia đình
 2 những câu hát về tình yêu quê hương đât nước con người
	Ngữ pháp: Từ láy
Tập làm văn: Quá trình tạo lập văn bản
ở tiết đọc hiểu văn bản với đặc trưng là điểm xuất phát đầu tiên là trục của sự tích hợp trong bài, giáo viên cần khai thác các từ láy có tính chất biểu cảm để đi đến nội dung
Ví dụ khi khai thác câu ca dao:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Để khai thác các từ láy giáo viên có thể đặt các câu hỏi.
? Cách sử dụng từ ngữ trong bài ca dao có gì đặc biệt?
Học sinh: sử dụng các từ láy: mênh mông, bát ngát, đòng đòng
Giáo viên hướng dẫn phân tích tính chất biểu cảm của các từ láy này
+ Mênh mông bát ngát: Rất rộng có thể không nhìn thấy ranh giới (từ láy bộ phận). Kết hợp với với nghệ thuật kéo dài dòng theơ biện pháp đã đặc tả vẻ đẹp của đồng lúa. Nhìn từ đầu, từ phía nào cũng thấy đồng rộng mênh mông rộng lớn, rất đẹp, rất trù phú và mang sức sống trẻ chung phơi phới đang lên
+ Phất phơ : là lay động nhẹ (từ láy tượng hình). Đặt vào ngữ cảnh, kết hợp với nghệ thuật so sánh nó vừa tả vẻ đẹp vừa thể hiện tâm trạng cô gái. Cô gái tự hào vì mình đang tuổi thanh xuân, tươi tắn tràn trề sức sống hoà hợp trong vẻ đẹp của đồng ruộng quê hương nhưng cô không khỏi bâng khuâng lo lắng về số phận ngày mai.
Như vậy vẫn đảm bảo phương pháp dạy văn lại vừa cung cấp cho tiết Tiếng Việt, thông qua đó ta thấy được tác dụng của từ láy tạo điều kiện bước đầu cho học sinh tiếp thu kiến thức Tiếng Việt
ở tiết tiếng việt giáo viên cần dựa vào các từ láy trong các văn bản đã học để phân loại từ láy cũng như để luyện tập nhận biết các loại từ láy.
ví dụ: ngoài các tứ láy mà SGK cung cấp giáo viên có thể tích hợp thêm ở hai văn bản đã học ở tiết trước để hình thành tri thức phân loại từ láy 
Học sinh: Phát hiện từ láy trong hai bài ca dao: quanh quanh, mênh mông, bát ngát, phất phơ, đòng đòng, sau đó phân tích cấu tạo của các từ láy để hình thành tri thức phân loại từ láy.
+ Láy toàn bộ: mênh mông (láy phụ âm đầu), bát ngát (láy vần)
Khi phân tích nghĩa của từ láy cũng có thể tích hợp các láy có trong văn bản đã học.
ví dụ: Quanh quanh: có thể quanh gần hay quanh xa hơn một chút so với quanh cũng có nghĩa xung quanh theo đường tròn có sự uốn lượn
Bát ngát: rất rộng đến mênh mông có thể không thấy ranh giới (tăng nghĩa đối với rộng)
Phất phơ : Lay động nhẹ (giảm nghĩa so với phất)
Như vậy ở tiết tiếng việt vừa giúp cho HS đảm bảo nhận diện được các loại từ láy, nghĩa của từ láy vừa giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn các bài ca dao đã học để giúp học sinh vận dụng hợp lý vào tiết tập làm văn số 1.
Tương tự như vậy ở tiết tập làm văn, bài viết tập làm văn số 1 yêu cầu học sinh từ các bài ca dao về tình cảm gia đình về quê hương đất nước vận dụng vào viết bài tập làm văn trong đó sử dụng các từ láy phù hợp để tăng sức biểu cảm cho bài văn. ở tiết tạo lập văn bản việc tích hợp lý thuyết của tiết này với các tiết khác về ca dao là rất khó. Vì vậy cần trở lại bài văn xuôi của bài trước đó cùng với lý thuyết của bài và rèn luyện kỹ năng.
Ví dụ: cho HS ôn lại bố cục bài văn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” và trả lời các câu hỏi:
? Em thử tưởng tượng là văn bản này nhằm viết cho ai? (cho xã hội ta)
? Với mục đích gì? (kêu gọi mọi người hãy quan tâm đến quyền lợi của trẻ em và trách nhiệm của bố mẹ)
 Từ đó rút ra khi tạo tập văn bản phải định hướng chính xác
Tiếp đó đặt một số câu hỏi như:
? Em thấy nhà văn có nghĩ đâu viết đó hay có bố cục trước khi viết? Nếu có thì bố cục đó làm như thế nào?
Học sinh trả lời: Nhà văn có bố cục rõ rệt trước khi viết (bố cục bốn phần)
Thái độ của Thành và Thuỷ khi bố mẹ giục chia đồ chơi lần đầu
Các em thực hiện chia đồ chơi nhưng không nổi dù hai lần mẹ giục
Thành dẫn Thuỷ đi chia tay bạn và cô giáo
Hai em chia tay nhưng hai con búp bê vẫn ở bên nhau
Từ đó rút ra nhận xét : tìm ý, sắp xếp ý để bố cục rành mạch
Sau đó lại đặt một số câu hỏi như:
? Trong từng đoạn nhà văn có những cách diễn đạt khác nhau như thế nào? (tả hay kể, nhân vật đối thoại hay thuần giọng kkể, người kể ở ngôi thứ mấy...)
Từ đó rút ra cách diễn đạt trong văn bản. Cũng như vậy có thể đặt một số câu hỏi. Các em nghĩ rằng: Viết xong tác giả gửi ngay đi hay phải đọc lại và sửa đi sửa lại.
 Rút ra nhận xét: Phải kiểm tra văn bản vừa tạo lập
Như vậy ta vừa tích hợp được với văn bản trên HS vừa có cơ hội ôn lại văn bản trên vừa nắm kiến thức mới một cách dễ dàng.
Tích hợp ngang: Ngữ văn – thực tiễn cuộc sống
Gắn bài học với thực tiễn cuộc sống xã hội qua dạy học ngữ văn cũng là hướng tích hợp. Sự tích hợp này cũng rất tự nhiên vì văn học là từ cuộc sống và trở về với cuộc sống. Dạy văn là dạy từ cuộc sống, qua cuộc đời và cuộc đời.
Giáo viên cho HS khai thác cuộc sống trong văn bản từ đó mà cảm thụ thấm thía được cái chân thiện mỹ đã được thể hiện trong tác phẩm rồi hệ thống nhận thức hành động theo lẽ sống, tình đời trong đó, cái lẽ sống tình đời phù hợp với lứa tuổi
Ví dụ Khi học bài: Những câu ca dao về tình cảm gia đình giáo viên có thể đặt câu hỏi.
? Tác giả dân gian đã nhắn nhủ đến chúng ta điều gì? 
Thấm thía ơn cha nghĩa mẹ, có hiếu với cha mẹ
Qua dạy văn giáo viên cần tế nhị nhẹ nhàng, dẫn dắt học sinh liên hệ từ bài văn đến cuộc sống. 
Tích hợp dọc: lớp 3 - 4- 5 - 6 -7 - 8 - 9.......
Tích hợp dọc hay còn gọi là tích hợp đồng tâm đòi hỏi giáo viên phải biết kết hợp ôn tập cũ để biết mới họăc hiểu mới có liên hệ ôn cũ.
Biện pháp kết hợp ôn- giảng, giảng - ôn chỉ có thể thức hiện được khi giáo viên nghiên cứu toàn bộ chương trình và SGK của toàn cấp. Để trong từng tiết giáo viên biết được học sinh đã có kiến thức cũ gì có liên quan đến kiến thức sẽ học tiếp để dự báo.
Ví dụ khi học bài: Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu (SGK văn 7 tập 2)
Giáo viên cần nắm được học sinh đã học được ở lớp 6 về cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ vì vậy khi phân tích ví dụ để hình thành khái niệm giáo viên có thể cho HS nhận biết các cụm danh từ trong câu.
Ví dụ: văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
? Hãy phân tích cấu tạo của cụm danh từ?
Với câu hỏi này học sinh có điều kiện ôn lại kiến thức cũ và xác định được ngay có hai cụm danh từ:
Những tình cảm ta không có (cụm danh từ)
Những tình cảm ta sẵn có (cụm danh từ)
Và xác định được cấu tạo của cụm danh từ gồm có:
Phụ trước, danh từ trung tâm và phận phụ sau
Lúc đó ta mới cho học sinh nhận xét cấu tạo phần phụ sau. HS sẽ chỉ ra được nó được kết cấu là một cụm chủ vị
Từ đó khái quát lên phần ghi nhớ về cụm chủ vị mở rộng câu
Như vậy học sinh vừa có điều kiện hồi cố kiến thức cũ lại vừa lắm kiến thức mới nhẹ nhàng hơn. Đồng thời ở bài này giáo viên cũng dự báo trước cho các em sẽ còn một tiết tiếp theo về bài này để học sinh chuẩn bị
4 .Tích hợp chéo: Ngữ văn, Sử , Địa, Nhạc, Hoạ....
Tích hợp chéo là sự thâm nhập lẫn nhau giữa các phân môn. Cùng nhau nâng tầm hiểu biết của HS lên một tầm mới. Kiến thức ở phân môn này giúp cho cách tiếp thu kiến thức ở phân môn kia được dễ dàng hơn. Để làm được giáo viên cần nghiên cứu toàn bộ chương trình SGK về các phân môn khác của toàn cấp. Để trong từng tiết dạy giáo viên biết được học sinh đã có những kiến thức gì ở phân môn nào từ đó giúp học sinh hồi cố đồng thời làm nền để nắm bài học mới tốt hơn.
Ví dụ khi dạy bài “đức tính giản dị của Bác Hồ” ( Phạm Văn Đồng - SGK ngữ văn 7 tập hai)
Giáo viên có thể sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh Bác Hồ ở môn GDCD 7, đồng thời từ những kiến thức HS tiếp thu được ở môn GDCD làm ngữ liệu dẫn chứng bổ sung cho bài văn chứng minh : “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Như vậy HS vừa có cơ hội ôn lại kiến thức cũ để sử dụng và tiếp thu bài mới tốt hơn .
III. kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
Kết quả đạt được
Trong những năm qua là người trực tiếp đứng lớp , tôi đã nhận thấy để HS nắm được kiến thức thì xu hướng tích hợp là một yêu cầu đổi mới trong việc dạy và học ngữ văn. Để xây dựng được một hệ thống câu hỏi theo hướng tích hợp trong giờ ngữ văn đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian công sức một cách thích đáng. Với việc xây dựng được giáo án theo hướng thích hợp HS sẽ tiếp cận được với từng giờ học tốt hơn. Qua kiểm tra trắc nghiệm từng giờ học và qua các kì thi các lớp do tôi phụ trách đạt kết quả khả quan (80 – 97%)
2.Bài học thực tiễn
Trải qua thực tiễn giảng dạy cùng kinh nghiệm tiếp thu từ đồng nghiệp tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là thực sự khoa học kiến thức HS tiếp thu sẽ không bị cắt từng mảng rơi rụng mà luôn luôn được hồi cố bổ sung thống nhất liền mạch từ đó khả năng vận dụng sáng tạo trong bài làm rất lớn. Cùng với các phương pháp đổi mới khác HS sẽ không còn tình trạng thụ động ngồi nghe giảng, học thuộc lòng những điều giáo viên cung cấp. Các em sẽ chủ động tiếp cận kiến thức và được làm việc thức sự bày tỏ quan điểm của mình một các đúng đắn. Từ đó có khả năng vận dụng sáng tạo trong bài dạy của mình. Tất nhiên trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không cẩn thận sẽ tích hợp một cách khiên cưỡng làm đứt mạch bà giảng nhưng nếu giáo viên đam mê với nghề đầu tư thời gian công sức nhất định sẽ tích hợp được một cách nhuần nhuyễn nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Trên đây chỉ là một trong những khía cạnh để đổi mới phương pháp dạy học. Những ý kiến nhỏ mà tôi trình bày chắc chắn còn nhiều vấn đề cần sự tham gia đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để giờ ngữ văn đạt hiệu quả cao hơn.
Giao Tân, ngày 28 tháng 3 năm 2007
 Người viết
 Đinh Thị Ngọc

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem day tich hop trong mon Ngu Van.doc