Sáng kiến kinh nghiệm Dạy thơ mới

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy thơ mới

A.PHẦN MỞ ĐẦU.

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

 1.Về mặt lí luận.

 Dạy học Thơ mới là một hoạt động đòi hỏi sự nỗ lực sáng tạo không ngừng của giáo viên và học sinh.Từ muôn đời nay thơ nói chung - thơ mới nói riêng vẫn luôn đòi hỏi sự tri âm,tri kỷ,đòi hỏi sự tiếp nhận vừa dựa trên những kinh nghiệm,tri thức cụ thể vừa dựa trên những khám phá mang tính trực giác.Vì vây dạy học thơ mới có vị trí rất quan trọng để khơi gợi năng lực văn trong mỗi học sinh.

 2.Về mặt thực tiễn.

 Thơ mới là một thể thơ hay nhưng khó.Học sinh rất hào hứng khi đọc-hiểu tác phẩm tuy nhiên sự tiếp nhận còn nhiều lúng túng,cách lí giải chưa thật thấu đáo.Do đó việc dạy học thơ mới theo đặc trưng thể loại là một việc làm cần thiết giúp người học có cách cảm thụ thơ hiệu quả nhất.Đó là lí do

II.PHẠM VI ĐỀ TÀI.

 Phạm vi nghiên cứu của thể loại Thơ mới rất rộng.Vì vậy để đạt được kết quả cao ,phạm vi đề tài được tập trung,tôi chỉ giới hạn nói về công việc giảng dạy thơ mới ở nhà trường phổ thông

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy thơ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHầN Mở ĐầU.
I. Lí do chọn đề tài.
 1.Về mặt lí luận.
 Dạy học Thơ mới là một hoạt động đòi hỏi sự nỗ lực sáng tạo không ngừng của giáo viên và học sinh.Từ muôn đời nay thơ nói chung - thơ mới nói riêng vẫn luôn đòi hỏi sự tri âm,tri kỷ,đòi hỏi sự tiếp nhận vừa dựa trên những kinh nghiệm,tri thức cụ thể vừa dựa trên những khám phá mang tính trực giác.Vì vây dạy học thơ mới có vị trí rất quan trọng để khơi gợi năng lực văn trong mỗi học sinh.
 2.Về mặt thực tiễn.
 Thơ mới là một thể thơ hay nhưng khó.Học sinh rất hào hứng khi đọc-hiểu tác phẩm tuy nhiên sự tiếp nhận còn nhiều lúng túng,cách lí giải chưa thật thấu đáo.Do đó việc dạy học thơ mới theo đặc trưng thể loại là một việc làm cần thiết giúp người học có cách cảm thụ thơ hiệu quả nhất.Đó là lí do 
II..Phạm vi đề tài.
 Phạm vi nghiên cứu của thể loại Thơ mới rất rộng.Vì vậy để đạt được kết quả cao ,phạm vi đề tài được tập trung,tôi chỉ giới hạn nói về công việc giảng dạy thơ mới ở nhà trường phổ thông
III.Đối tượng.
 Đối tượng về đề tài nghiên cứu
 Giảng dạy thơ mới theo đặc trưng thể loại
 Đối tượng đề tài hướng tới
 Học sinh THCS đặc biệt là học sinh lớp 8,9.
IV.Mục đích.
 Đề tài này giúp cho công việc dạy vãn của giáo viên có hiệu quả cao hơn .Giúp cho học sinh cảm nhận và tiếp thu những giá trị của dân tộc .Ngoài ra ,giúp các em bảo vệ và duy trì những thành quả mà người xưa để lại 
- Đề tài này giúp giờ dạy học thơ mới của giáo viên đạt hiệu quả cao hơn.
- Hình thành cho người học phương pháp cảm thụ thơ mới
-.Khảo sát thực trạng cảm thụ thơ mới của học sinh lớp8-9
-.Thực nghiệm nhằm khẳng định hiệu quả của việc dạy học thơ mới theo đặc trưng thể loại.
Phần 2: nội dung của đề tài.
 I. Nội dung A.
 1,,cơ sở lý luận khoa học.
 Thơ mới trước hết là tên gọi của một phong trào thơ diễn ra tong khoảng thời gian từ năm 1932 đến 1945 . Khi dùng từ “Thơ mới” với nghĩa này ,người ta thường viết hoa chữ “Thơ” . Trong những văn cảnh khác, “thơ mới” cũng được dùng để mệnh danh cho một tác giả ,một tập thơ ,một bài thơ cụ thể (dĩ nhiên với điều kiện nhà thơ,tập thơ,bài thơ ấy là của phong trào Thơ mới).Lúc này ,chữ “thơ” không cần thiết phải viết hoa.Ví dụ : Các nhà thơ mới đã đổi mới hệ thống thi pháp của thơ trữ tình tiếng Việt ; Nguyễn Bính là một nhà thơ mới đích thực; “Tràng giang” là một bài thơ mới tiêu biểu,
 Tên gọi “Thơ mới” của phong trào Thơ mới là một tên gọi ước định . Phan Khôi là người đầu tiên tạm dùng “Thơ mới” đê chỉ loại thơ mà ông muốn đề xướng với mục đích “ đem ý thật có trong tâm khảm ra bằng những câu có vần mà không phải bó buộc bởi những niêm luật gì hết” . Loại “Thơ mới” này dĩ nhiên là khác biệt và đối lập với “Thơ cũ”- một khái niệm cũng lần đầu xuất hiện theo logic của tư duy phân loại ,dùng để chỉ lối thơ làm theo hình thức luật Đường khuôn sáo xuất hiện đầy rẫy trên báo chí thời đó. Ban đầu, những người làm “Thơ mới” nhất loạt tấn công vào tính quy phạm cứng nhắc của “thơ cũ” và viết những câu thơ đầy chất văn xuôi không hạn định số câu , không bắt buộc phải đối thanh ,đối ý, không cần đến niêm ,luật,Do tiêu điểm của cuộc chiến nằm ở đó mà chính họ và cả những người chống đối họ từng có lúc nghĩ rằng thơ mới là thơ tự do (hiểu theo nghĩa là thơ được viết theo thể thức tự do). Nhưng thơ mới không phải là một thể thơ mới mà la một loại hình thơ mới có thể sử dụng (hay chấp nhận)nhiều thể cũ – mới khác nhau nhằm chở được tâm tình mới của con người thời đại .Tất nhiên ,cũ- mới chỉ là những khái niệm rất tương đối ,bởi không có gì là “thuần tuý” trong hành động sáng tạo của các nhà thơ .Một số thể thức được du nhập từ thơ phương Tây( trước hết là thơ Pháp) không chối bỏ mà khéo hoà hợp với những thể thức đã có từ nền thơ truyền thống ,và ngược lại ,những thể thơ truyền thống khi được sử dụng lại cũng đã được cải biến để có một khuôn mặt khác trước.
 Như vậy , mặc dù thơ mới từng có lúc bị giải thích một cách phiến diện ,khiến không ít người nghi ngờ tính hữu lí của nó,nhưng thơ mới không phải là một khái niệm rỗng. Hoàn toàn có thể dùng nó để vạch ra sự khu biệt giữa hai thời đại thi ca.Ngay từ năm 1942 , trong “Thi nhân Việt Nam”,Hoài Thanh đã chỉ ra cái mới cơ bản của thơ mới ở phần tinh thần.Ông cho rằng tinh thần của thời đại thơ mới nằm ở chữ “tôi”. Với phong trào Thơ mới , quả là “cái tôi” cá nhân đã lên tiếng đòi quyền sống ,sau nhiều thế kỷ bị “cái ta” đè nén . Nhà phê bình đã viết : “ Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân . Chỉ có đoàn thể : lớn thì quốc gia ,nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân ,cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình , trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. Sự trỗi dậy của “cái tôi” cá nhân có một ý nghĩa văn hoá lớn lao trong đời sống của nhân loại văn minh . Đối với văn học nói chung và thi ca nói riêng , nó có tác dụng khích lệ các nhà thơ bày tỏ mình một cách thành thực ,dám dùng quan điểm cá nhân ,lập trường cá nhân để giao tiếp với cuộc đời và đánh giá thế giới ,tạo ra tính đa thanh của cả một nền thơ . Nhìn chung ,vào thời điểm phong trào Thơ mới đang làm cuộc cách mạng thi ca ,luận điểm nhấn mạnh vào cái mới của thơ mới ở phương diện “tinh thần” như trên được xem là luận điểm đáng kể nhất . Chính nó đã góp phần khẳng định ý nghĩa đích thực cần được thừa nhận của danh hiệu Thơ mới mà người đề xướng phong trào là Phan Khôi lúc đầu chỉ định “tạm dùng” . Tuy vậy. Cho đến nay ,hai chữ “Thơ mới” đã mang một hàm nghĩa rộng hơn ,chỉ một phong trào ,một trào lưu thơ ca đã đi vào lịch sử văn học như một cuộc cách mạng về thi pháp , đưa thơ Việt Nam bước qua giai đoạn cổ điển để tiến vào quỹ đạo hiện đại. 
 2,.Đối tượng phục vụ cho quá trình nghiên cứu
 Để nghiên cứu đè tàì này một cách sâu rộng ,người giáo viên cần phải có một số tài liệu đắc lực để bổ trợ cho công việc giảng dạy.
Công nghệ dạy văn-NXB Đại học quốc gia HN-2000.
Rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 8,9.10-NXB Đại học quốc gia TPHCM-2006.
Aristone,Nghệ thuật thơ ca,HN-1994.
3,Nội dung và phương pháp nghiên cứu
 1.Hoàn cảnh ra đời.
 Trải qua một lịch sử đầy thăng trầm,chìm nổi,đến nay thơ mới dấ được thống nhất nhìn nhận là cuộc cách mạng thi ca lớn trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX.Thơ mới không đơn giản là tiếng nói riêng của một giai cấp(giai cấp tư sản)như có một thời người ta thường quy kết một cách khiên cưỡng để tiện cho việc phủ định..Thơ mơí đích thực là một sản phẩm của văn hoá dân tộc , “nằm trong văn mạch dân tộc” , kết quả của quá trình nền văn hoá Việt Nam truyền thống phải duy tân để vượt lên mình , khẳng định mình trong cuộc tiếp xúc Đông- Tây , cuộc Âu hoá có tính đặc thù của thế giới hiện đại . Dĩ nhiên , thành tựu của thơ mới chỉ là một phần chứ không phải toàn bộ thành tựu của nền văn hoá dân tộc trong cuộc chạy nước rút đến hiện đại , nhưng nó là một cái gì rất đáng tự hào , thể hiện nội lực thâm hậu , sức sống mạnh mẽ của văn hoá Việt Nam trong những bước thử thách ngặt nghèo . Nếu không hiểu như thế , ta sẽ không cắt nghĩa đựoc tại sao phong trào Thơ mới lại gây được thanh thế to lớn đến vậy trong một thời và ảnh hưởng của nó không chỉ giới hạn trong vòng thời gian từ năm 1932 đến 1945 , tức là thời gian nó hoàn thành sứ mệnh của một cuộc cách mạng nghệ thuật.
 Từ khi đế quốc Pháp đen quân sang xâm lược nước ta và thiết lập chế độ thực dân ,lịch sử Việt Nam có thêm những trang bi hùng và cũng đứng trước một viễn cảnh phát triển mới . Chế độ phong kiến vốn mục ruỗng giờ đây tan rã theo một xu thế không cưỡng được .Công cuộc bình định của thực dân rồi cũng dần hoàn tất sau khi chúng đã đàn áp được các phong trào cứu nước theo đưòng lối của các sĩ phu Cần vương và các nhà nho Duy tân. Nền kinh tế tư bản từng bước hình thành với sự phát triển của thương nghiệp , công nghiệp , giao thông ,bưu điện. Các đô thị cũ biến thành đô thị Âu hoá và các đô thị mới mọc lên mà ở đó tầng lớp thị dân ngày càng trở nên đông đảo . Nền giáo dục thay đổi với sự xuất hiện của các trường học Pháp – Việt , cho ra lò một tầng lớp trí thức Tây học sẵn lòng tiếp nhận văn hoá phương Tây nhưng vẫn nặng lòng với nền văn hoá truyền thống ( chỉ có một bộ phận nhỏ mất gốc ,trở thành những ông Tây An Nam từng là đối tượng chế giễu của Nam Xương trong một vở kịch nói ). Chính tầng lớp trí thức có cách nhìn đời mới , cách sống mới , nhịp rung cảm mới trên cơ sở tôn trọng quyền sống của con người cá nhân này sẽ là chủ thể của một phong trào thi ca mới nhất định phải được khởi xướng .
 Một đất nước đứng trước sự lựa chọn tồn tại hay không tồn tại , một nền văn hoá đứng trước yêu cầu duy tân, một thế hệ thi sĩ mới đứng trước đòi hỏi phải tìm được lối thoát cho hồn thơ của mình ,những điều thúc bách ấy cộng hưởng với nhau , đưa đến sự phát triển đột biến của thơ mà thanh tựu là thành tựu chung của tất cả . Dĩ nhiên , sự phát triển đột biến ấy là kết quả của một quá trình tích tụ , hội tụ đủ các điều kiện cần thiết . ở trên đã đề cập phần nào các điều kiện chính trị ,kinh tế , một chút điều kiện văn hoá và điều kiện “ nhân sự” .Cần phải nói thêm về ý nghĩa của cuộc cải cách văn tự đưa đến vị trí thống ngự của chữ quốc ngữ , sự xuất hiện dồn dập của báo chí tiếng Việt ở khắp ba kì , sự truyền bá rộng rãi các hình thức sinh hoạt văn hoá ,văn nghệ mới như diễn kịch , chiếu phim , sự xuất hiện dồn dập của báo chí tiếng Việt ở khắp ba kì ; sự truyền bá rộng rãi các hình thức sinh hoạt văn hoá , văn nghệ mới như diễn kịch ,chiếu phim , sự ra đời của Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương , sự thành công bước đầu của cuộc cải cách văn học diễn ra trên địa hạt văn xuôi và kịch nói ( cần lưu ý rằng những tác phẳm văn xuôi tiếng Việt và kịch nói đã xuất hiện trước bài thơ mới đầu tiên hàng chục năm ) , sự có mặt của thi sĩ Tản Đà với các bài thơ mang tình điệu lãng mạn không còn giống xưa , sự thí nghiệm một hình thức thơ khác lạ do Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện để dịch thơ ngụ ngôn của La Phông- ten,Cũng cần nói đến việc từ bỏ “trận tuyến văn chương” của các nhà khoa bảng có uy vọng lớn trong xã hội vốn chưa bao giờ nhìn nhận tính mục đích tự thân của hành động sáng tác văn chương ,bỏ lại thi đàn cho “cái tầm thường mênh mông , cái trống rỗng đồ sộ” (chữ dùng của Hoài Thanh) ngự trị Chính đột phá khẩu phần của cuộc cách mạng thi ca được xác định tại điểm này.
 2. Lịch sử phát triển của Thơ mới
 Giai đoạn 1: Giai đoạnđầu tiên của phong trào Thơ mới gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại “thơ cũ” . Giai đoạn này kéo dài đến khoảng năm 1936-1937. Rất nhiều người lên tiếng hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Khôi , đăng đàn diễn thuyết và cho in những bài thơ mới . Hăng hái nhất phải kể đến Lưu Trọng Lư , Nguyễn Thị Kiêm (có bút danh là Nguyễn Thị Manh Manh) cùng một số người khác như Vũ Đình Liên , Trương Tửu ,Họ chê thơ Đường luật gò bó , đầy những trần ngôn ,sáo ngữ ,đầy những hình ảnh ,thi tứ ,cảm xúc vay mượn . H ...  cắn vào ngươi”
 “Kẻ uống tình yêu dập cả môi....”
 “ta bấu răng vào da thịt của đời 
 Ngoàm sự sống để làm em đói khát”
 Trong thơ Xuân Diệu có một niềm đắm say thiên nhiên,đắm say ngoại giới và một khao khát giao cảm với đời
 Lúc sống nhà thơ đã đem từng mảnh hồn gửi gắm cho trăng sao,với cuộc đời ấm cúng:
 Tôi vẫn có hồn tôi trong gió ấy
Vì xưa kia ngồi nghỉ dưới trăng sao
Từng mảnh biếc hồn tôi trăng đã lấy
Gió đem luôn đi tận tháng năm nào
Lòng tôi đã trẩn thơ cùng bãi vắng
Thì muôn sau bãi vắng ấy lòng tôi
Từ mấy kỷ mờ chân trên cát trắng
 Nhưng sóng lên còn nhắc ngực bồi hồi
 Trong tập thơ thơ của Xuân Diệu có một số bài yêu đời(Nụ cười xuân,Lạc quan...)Càng về sau Xuân Diệu càng rơi vào một nỗi buồn tê tái cô đớn(Sầu,ngã ba,lời kỹ nữ...)
III.Dạy học thơ mới theo đặc trưng thể loại
 1.Đi tìm cảm hứng sáng tạo của nhân vật trữ tình
 Khi nói tới cảm hứng ta hiểu rằng không thể dạy người học tạo cảm hứng.Vì cảm hứng là của người đi trước,của nghệ sỹ,của người sáng tác chứ không phải của học sinh.Chẳng hạn từ đâu mà có cảm hứng của nhà thơ?tại sao chỉ người ấy mới có cảm hứng thơ như thế?
 Xuân Diệu cớ sao lại có cảm hứng khi nói:
 Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước,và cây,và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm,cho dẫ dầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
-Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
Khẳng định thái độ sống chủ động,tích cực của Xuân Diệu trước thời gian,trước cuộc đời.Cái gì đã khiến Xuân Diệu và chỉ Xuân Diệu mới có được cái cảm hứng ấy khiến nó đã thành thơ?
 Và đây nữa những dòng thơ đầy cảm hứng:
 Lòng quê dờn dợn vời con nước
 Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
 (Huy Cận)
 Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
 Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới-mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng 
 (Xuân Diệu)
 Vậy bây giờ cho học sinh làm lại cảm hứng của nhà thơ bằng cách nào?Có một phương pháp thực thi ở chỗ này:cho học sinh nói lên,chia sẽ với nhau nhữnh ấn tượng chợt đến với các em khi lần đầu đọc bài thơ.Thay vì thầy giáo đứng ra giảng giải đã đành,cũng không giao việc cộc lốc: “hãy cho biết ấn tượng của trò...”ta hãy cho các em làm công việc khá đơn giản như sau:
Mời các em đọc lại bài thơ lần đầu tiên
Mời các em nghĩ thầm đến bài thơ đó
Mời các em tưởng tượng mình là nhà thơ và nói lên những ý nghĩ của nhà thơ khi đặt bút làm bài thơ đó
Ta sẽ lấy ví dụ để minh hoạ cho dễ hiểu phương pháp thực thi này.
*Ví dụ 1: Bài thơ “Nhớ Rừng”Của Thế Lữ
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
 Đâu những ngày mưa chuyển động bốn phương ngàn
 Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
 Đâu những bìn minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
 Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
 Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
 Than ôi/
 Thời oanh liệt nay còn đâu”
Trong bài thơ Nhớ Rừng nhà thơ Thế Lữ đã miêu tả hình ảnh con hổ bị giam hãm trong vườn bách thú.Tác giả đã nói lên những nỗi nhớ,những kỉ niệm về chốn rừng sâu sau một thời tung hoành.Từ đó,Các em sẽ tưởng tượng mình là nhà thơ và nói lên những phát hiện mới mẻ của mình về cuộc đời và thiên nhiên;những phát hiện mới mẻ về tuổi trẻ và tình yêu;cách cảm thụ về thời gian....Tất nhiên cần phải chỉ ra được mối liên hệ logic giữa các phần,các đoạn,đặc biệt phải làm rõ sự chi phối lẫn nhau giữa quan niệm sống,cách nhìn đời và cảm xúc thời gian.
 *Ví dụ 2: Bài thơ “Đây mùa thu tới”.
 Rặng liễu điu hiu đứng chịu tang
 Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
 Đây mùa thu tới-mùa thu tới
 Với áo mơ phai dệt lá vàng
.........................................
 Mây vẩn từng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
 ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
 Tựa cửa nhìn xa,nghĩ ngợi gì.
 Âm hưởng chung của bài thơ là vừa diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng,thầm vui khi thu về;đồng thời bộc lộ nỗi buồn man mác trước sự đổi thay của đất trời,của cái đẹp chợt đến đã vội tàn.
 Hướng dẫn người học phát hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?Cảm nhận chung của bài thơ là sự xa cách trống vắng,một bầu không khí thu buồn.Thu đến với liễu liễu tàn phai.Thu đến với vườn hoa,hoa tàn úa,thu đến với đất trời đất trời phôi pha.Thu đến với người,người bỗng bâng khuâng sầu nhớ.Thu làm đổi thay,dịch chuyển,khiến cả lòng người thôi không còn bình yên.Tuy nhiên thơ của Xuân Diệu không buồn đến mức bi đát.Ngay cả khi rặng liễu đúng chịu tang,đìu hiu rơi lệ cả ngàn hàng,thì lệ và sự tang tóc thì lệ và sự tang tóc đó vẫn chỉ là chút mặc niệm thoáng qua để trả lại cho không khí thơ vẻ tinh khiết,diệu vợi của nó.Thu của Xuân Diệu là thu của tâm hồn tràn sức sống.Tâm hồn dễ dàng hoà nhập với đất trời thu ngay lúc thu vừa “khởi sự”
2.Dựa vào cái tôi cá nhân.
 Trước kia,người làm thơ ít khi tuyên bố mình là thi nhân,nếu có thì hai chữ này chưa hàm ý một giá trị độc lập.Người ta làm thơ nhưng đó là ông sư làm thơ,bậc tài tử làm thơ,nho sỹ làm thơ...Tản Đà có lẽ là nhà thơ đầu tiên có ý thức coi văn chương là một nghề.Chả thế mà ông đã đem thơ ra bán chợ văn và thậm chí đã đem thơ văn lên bán chợ trời.Hiểu được đẳc trưng đó của thơ mới người học sẽ dễ dàng tiếp cận tác phẩm.
 *Ví dụ tìm hiểu cái tôi cá nhân trong bài thơ vội vàng(Xuân Diệu):
 Vội vàng là bài thơ vừa tiêu biểu,thể hiện rất rõ ý thức cá nhân của “cái tôi” thơ mới,vừa mang đậm bản sắc riêng của hồn thơ Xuân Diệu.
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết,nghĩa là xuân cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ trật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
Thời gian trôi rất nhanh,và theo đà trôi của nó,mọi biểu hiện của sự sống(trước hết là đời người và tuổi trẻ)đều không tránh được viễn cảnh héo úa,rơi rụng,phai tàn.Đó là cảm nhận chung nhất của Xuân Diệu về thời gian thể hiện qua bài thơ.Tác giả đã nhìn thời gian từ góc độ của một “cái tôi”cá nhân ham sống,ham khẳng định mình,không muốn bỏ phí thanh sắc đẹp đẽ của trần gian nhưng lại ý thức được cái chật của lượng trời.cái ngắn của mùa xuân,cái nhanh của thời tuổi trẻ 
 4.Kết quả
 Sau quá trình áp dụng đề tài nghiên cứu trong việc giảng dạy phần thơ mới nói chung và đề tài này nói riêng cho học sinh lớp 8.9.tôi đã thu được kết quả khá khả quan.Hầu hết các em đều yêu thích về thể loại văn học này.vì thế đã tạo rất nhiều thuận lợi cho quá trình giảng dạy của mình.Từ đó ,đã mang đến cho tôi một số kết quả sau;
 +Hình thức kiểm tra học sinh :
 -Vấn đáp
 -Trắc nghiệm
 -Viết kiểu văn bản nghị luận và biểu cảm
 +Thời gian áp dụng(Trong quá trình học ở HKI)
 +Đối tượng
 -Học sinh lớp8;123 em
 -Giỏi:30em=20%
 -Khá;69em=60%
 -Trung bình.25=20%
-Học sinh lớp 9;126 em
 +Giỏi;30 em=20%
 +Khá:75em=60%
 +Trung bình:21 em=20%
 5.giải pháp mới.
 Để dạt được hiệu quả trong quá trình giảng dạy về đề tài này,tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: 
 1.Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Dạy học theo đặc trưng thể loại có vai trò rất quan trọng ,để giáo viên từng bước hình thành, kế hoạch tổ chức quá trình chiếm lĩnh văn học cho học sinh.
Đối với thơ mới việc dạy học theo đặc trưng thể loại sẽ giúp cho người học phát huy tính tích cực,tự giác,chủ động và tư duy sáng tạo của mình.
 2.Phương pháp quan sát:
Quan sát cách học thơ mới của học sinh.
Quan sát cách dạy thơ mới của giáo viên.
 3.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Tìm hiểu thực trạng việc cảm thụ thơ mới của học sinh
 -Khảo sát thực trạng cảm thụ thơ mới của học sinh lớp8-9
 .-Thực nghiệm nhằm khẳng định hiệu quả của việc dạy học thơ mới theo đặc trưng thể loại.
 -áp dụng triêt để phương pháp dạy học thơ mới theo đặc trưng thể loại
-Đưa ra nhiều hình thức kiểm tra.
-Tiếp tục tham khảo một cách nghiêm túc các công trình đã nghiên cứu vè nghệ thuật cũng như nội dung của phong trào thơ mới
Cần giao lưu học hỏi kinh nghiệmvới các nhà giáo lâu lăm đã từng giảng dạy về thể loại thơ mới
Cần cho các em ứng dụng trong thực tế đi tham quan các bảo tàng , của các nhà thơ nổi tiếng của Việt nam
B. NộI DUNG B(ứng dụng thực tiễn vào công tác giáo dục)
III.quá trình áp dụng.
 Bất cứ một đề tài nào muốn thành công,cần có một quá trình nghiên cứu lâu dài.Quá trình đó được áp dụng vào thực tế giảng dạy,đặc biệt là giảng dạy theo phương pháp mới.
-Là môt giáo viên trẻ,với nhiệt huyết và trách nhiệm của mình,tôi luôn có ý thức khắc sâu cho học sinh những kiến thức cần thiết thông qua mỗi giờ giảng-đặc biệt là khả năng chiếm lĩnh thơ mớicủa các em.Từ đó giúp các em hiểu và yêu thích thể loại văn học này hơn.
IV.hiệu quả khi áp dụng
 Đề tài này đến với các em,được các em đón nhận một cách hào hứng.Các em sẽ được trang bị thêm kiến thức về cách học thơ mới theo đặc trưng thể loại thơ qua mỗi giờ giảng của giáo viên.Từ đó các em có hứng thú,say mê và tích cừc xây dựng bài.
V.bài học kinh nghiệm.
 Từ thực tế giảng dạy về đề tài này,tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
-Việc học của các em cũng có thể coi như một quá trình sản xuất,sản xuất những sản phẩm tinh thần.Bởi vậy trong quá trinh giảng dạy,giáo viên cần phát hiện những ý kiến sáng tạo của cúa các em.Bổ sung,uốn nắn những cách làm sai,từ đó giúp các em trau dồi kiến thức tốt hơn.
-Khả năng tư duy khái quát của các em còn hạn chế,do đó giáo viên không nên đưa vào bài quá nhiều kiến thức mà mình có.
-Giải nghĩa ngay cho học sinh những điều chưa rõ trong tác phẩm,tránh cách suy diễn lạc hướng.
VIII.Kiến nghị.
 Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy,tôi có một số kiến nghị sau:
Cung cấp đầy đủ thiết bị,đồ dùng dạy và học cho giáo viên và học sinh.
Bổ sung thêm sách tham khảo về thơ mới cho thư viện trường.
Tạo điều kiện cho học sinh được mựơn sách.
 Phần3.kết luận
Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần nắm vững về thể loại của thơ mới .vì thơ mới là một thể thơ cũng khó nghiên cứư,vì vậy là người giáo viên cần tìm ra con đường chính xác nhất ,ngắn nhất để dẫn dắt các em tiếp cận với dòng văn học lãng mạn(hay còn gọi là thơ mới).Để từ đó giúp các em yêu thích học bộ môn này hơn.Giúp các em cảm nhận được cái hay của dòng văn học lãng mạn này.Từ đó, giúp các em biết trân trọng cuộc sống xung quanh mình
 Xin trân thành cảm ơn
 Tam Dưong.ngày 19 tháng o5 năm2010
 Nhóm thực hiện
 1, đinh lữ quỳnh giang
 2,NGuyễn thị thanh hường
* tài liệu tham khảo.
Công nghệ dạy văn-NXB Đại học quốc gia HN-2000.
Rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 10-NXB Đại học quốc gia TPHCM-2006.
Aristone,Nghệ thuật thơ ca,HN-1994.
Làm văn trong nà trường-Tạ Đức Hiền
Văn học Việt Nam hiện đại-Nhà XB Hà Nội năm1998

Tài liệu đính kèm:

  • docskknday tho moi.doc