Sáng kiến kinh nghiệm “Dạy chương trình ngữ văn địa phương lớp 8 phần văn- Tập làm văn”

Sáng kiến kinh nghiệm “Dạy chương trình ngữ văn địa phương lớp 8 phần văn- Tập làm văn”

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

I.Lý do chọn đề tài:

 Trong chương trình sách giáo khoa mới lớp 6,7,7 đều có chương trình ngữ

văn địa phương. Đây là mọtt vấn đề mới để học sinh từng địa phương có điều kiện tìm hiểu, mở rộng tầm hiểu biết về vấn đề địa phương có liên quan đến chương trình Ngữ văn. Song cũng là vấn đề khó, đang là sự bức xúc đối với giáo viên đứng lớp, bởi tài liệu văn học địa phương rất hạn chế. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài : “Dạy chương trình ngữ văn địa phương lớp 8 phần Văn – Tập làm văn” để tìm hiểu, nghiên cứu.

II. Mục đích:

 - Nhằm giúp giáo viên và học sinh lớp 6, 7, 8 có tài liệu tham khảo để dạy chương trình ngữ văn địa phương.

 -Bổ sung kiến thức dang học cho học sinh bằng nội dung ngữ văn địa phương, thay đổi hình thức học tập nhằm cho học sinh tích cực, chủ động và hứng thú với tiết học.

 -Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý, tự hào về nền văn hoá địa phương.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 863Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Dạy chương trình ngữ văn địa phương lớp 8 phần văn- Tập làm văn”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo hải dương
Sáng kiến kinh nghiệm
“Dạy chương trình ngữ văn địa phương lớp 8 
phần văn- tập làm văn”
Năm học 2008 – 2009
Phòng giáo dục huyện chí linh
Trường trung học cơ sở phả lại
Sáng kiến kinh nghiệm
“Dạy chương trình ngữ văn địa phương lớp 8
phần văn- tập làm văn”
Tên tác giả: Cao Thị Huệ Liễu
Đánh giá của nhà trường
( Nhận xét, xếp loại, ký tên, đóng dấu)
........
.........
............
.......
PHần I : Đặt vấn đề
I.Lý do chọn đề tài:
	Trong chương trình sách giáo khoa mới lớp 6,7,7 đều có chương trình ngữ
văn địa phương. Đây là mọtt vấn đề mới để học sinh từng địa phương có điều kiện tìm hiểu, mở rộng tầm hiểu biết về vấn đề địa phương có liên quan đến chương trình Ngữ văn. Song cũng là vấn đề khó, đang là sự bức xúc đối với giáo viên đứng lớp, bởi tài liệu văn học địa phương rất hạn chế. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài : “Dạy chương trình ngữ văn địa phương lớp 8 phần Văn – Tập làm văn” để tìm hiểu, nghiên cứu.
II. Mục đích:
	- Nhằm giúp giáo viên và học sinh lớp 6, 7, 8 có tài liệu tham khảo để dạy chương trình ngữ văn địa phương.
	-Bổ sung kiến thức dang học cho học sinh bằng nội dung ngữ văn địa phương, thay đổi hình thức học tập nhằm cho học sinh tích cực, chủ động và hứng thú với tiết học.
	-Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý, tự hào về nền văn hoá địa phương.
III. Giới hạn:
	Có thống kê số tiết htuộc chương trình địa phương như sau:
Lớp 6: 5 tiết trong đó có 1 tiết chương trình Tiếng Việt (tiết 87) và 4 tiết chương trình Văn – Tập làm văn (tiết 69, 70, 139, 140)
Lớp 7: 6 tiết, trong đó có 3 tiết chương trình Tiếng Việt và 3 tiết chương trình Văn – Tập làm văn.
Lớp 8: 4 tiết, trong đó có 3 tiết chương trình chương trình Văn – Tập làm văn và 1 tiết chương trình Tiếng Việt.
Nội dung chương trình ngữ văn địa phương lớp 6,7,8 tích hợp với chương
trình học của học sinh gồm: Văn học dân gian và thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Với điều kiện tài liệu không có nên rất khó khăn cho học sinh, giáo viên trong việc tìm hiểu, sưu tầm tài liệu. Hơn nữa chương trình ngữ văn địa phương phần Tiếng Việt không khó về nội dung dạy. Vì vậy trong đề tài này, tôi xin trình bày vấn đề về chương trinh ngữ văn địa phương phần Văn- Tập làm văn lớp 8.
IV. Cơ sở lý luận:
Mục tiêu từng tiết học trên cơ sở khoa học của chương trình ngữ văn địa phương do Bộ giáo dục quy định trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 8.
Đề tài xuất phát từ mục tiêu và yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, tự bồi dưỡng, thay đổi hình thức học tập, tránh hình thức học thông thường là sưu tầm tài liệu, tìm hiểu giá trị của tài liệu đó sẽ gây cho học sinh sự nặng nề, nhàm chán trong các tiết Ngữ văn địa phương.
V. Cơ sở thực tiễn:
Thực trạng dạy học hiện nay, phần Văn – Tập làm văn địa phương đang là vấn đề hết sức băn khoăn, bức xúc của giáo viên đang đứng lớp. Những tài liệu của phần Văn học địa phương còn ít, học sinh không nắm được những tinh hoa văn hoá của địa phương mình hoặc nắm bắt một cách lơ mơ.
Phần II : Giải quyết vấn đề
I. Chia nội dung các tiết Văn - Tập làm văn:
Mục tiêu của phần Ngữ văn địa phương phần Văn – Tập làm văn lớp 8 như sau :
Tiết 52,92 sưu tầm các truyện, các sinh hoạt văn hoá dân gian nói về 
sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích địa phương. Liên hệ với văn bản thuyết minh làm phong phú thêm nhận thức cho học sinh về các vấn đề địa phương.
Tiết 121 tổ chức cuộc thi với nội dung của phần tìm hiểu trên thuộc địa bàn huyện và tỉnh
 Cách chia trên nhằm giúp học sinh vừa tìm hiểu nắm bắt được tinh hoa, văn hoá địa phương mình sinh sống vừa thấy được tinh hoa văn hoá trong địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời nội dung tiết học phù hợp với lượng thời gian quy định, tránh tình trạng học sinh không tìm hiểu được nhiều tài liệu của địa phương mình thì ngồi chơi trong khi địa bàn huyện, tỉnh mình có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, danh nhân nổi tiếng mà không biêt.
 Trong phạm vi đề tài này tôi xin trình bày nội dung chương trình ngữ văn địa phương thuộc địa bàn tỉnh. Để có thể tổ chức được cuộc thi tìm hiểu chương trình ngữ văn địa phương yêu cầu giáo viên phụ trách các lớp học sinh tìm hiểu cụ thể về các vấn đề: danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, danh nhân địa phương.
II. Chương trình ngữ văn lớp 8: Tiết 121:
 Mục tiêu :
Tìm hiểu kho tàng văn học dân gian địa phương nói về sản vật, di tích lịch sử, thắng cảnh, danh nhân, sự tích địa phương.
Rèn luyện kĩ năng thuyết minh về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử địa phương.
Bồi dưỡng lòng yêu mến, tự hào về truyền thống quê hương, địa phương.
 Phương pháp:
Sưu tầm thống kê phân loại.
Hình thức tổ chức:
Kết hợp thi với phần bổ sung kiến thức ngoại khóa văn học của giáo viên.
Phạm vi tổ chức: Tổ chức cho một lớp hoặc cả khối.
Chuẩn bị:
Trang trí
Học sinh mang sổ tay văn học để ghi tài liệu.
6. Chương trình nội dung cụ thể:
Lời dẫn:
	Hải Dương là một tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và trong địa bàn kinh tế trọng điểm của cả nước phía Bắc. Vị trí địa lí ấy thuận lợi cho sự phát triển; đất đai phì nhiêu, lao động dồi dào, có hệ thống giao thông thuận lợi, Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô Hà Nội với đất cảng Hải Phòng và vùng mỏ Quảng Ninh. Nhân dân Hải Dương giàu truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất. Đất Hải Dương là một vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử, có nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, nhiều danh lam thắng cảnh, những công trình văn hoá. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ có dịp được “du lịch” đến với những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hải Dương anh hùng qua cuộc thi : “ Hải Dương quê em”.
Phần 1: “ Nhân vật- sự kiện”. Đây là phần thi nhằm kiểm tra kiến thức Ngữ văn địa phương mà các em được cung cấp ở lớp 6.
Phần 2: Phần thi “ Hải Dương - mùa lễ hội” - đây là phần thi nhằm cung cấp những hiểu biết, những kiến thức về danh lam thắng cảnh của địa phương.
Mỗi phần đều có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi trả lời đúng được 10 điểm.
Phần 3: Phần thi năng khiếu “ Bạn ơi ! Hãy đến thăm quê hương tôi !”. Đây là phần thi đánh giá kĩ năng thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, một cảnh quan của quê hương.
Điểm cho phần thi là 10 điểm.
Phần 1: PHầN thi tìm hiểu “ Nhân vật- Sự kiện”
Các đội dành quyền trả lời bằng cách nhấn chuông nhanh.
	Mỗi câu hỏi có 3 dữ kiện, đó là các dữ kiện về cuộc đời, sự nghiệp hoặc tài năng của nhân vật. Thông nqua chuỗi các sự kiện đó, các em nhận ra các danh nhân của đất Hải Dương. Nừu trả lời được ở dữ kiện thứ nhất đạt 10 điểm; trả lời ở dứ kiện thứ hai được 7 điểm; trả lời ở dứ kiện thứ ba được 4 điểm.
Câu 1: Ông là ai?
*Quê nội ở Hà Nam nhưng lại gắn bó với đất và người Hải Dương.
*Quê ngoại ở Chí Linh
*Ông là một tướng tài và được ca ngợi là: “ Tâm thượng quang khuê thảo”
	Đáp án: Nguyễn Trãi.
	Lời dẫn: 
Nguyễn Trãi hiệu là ức Trai sinh năm 1380. Quê nội ở Nhị Khê, Thường Tín- Hà Tây. Thân phụ là Nguyễn ứng Long. Ông là sĩ phu yêu nước. Yết kiến Lê Lợi với tập “ Binh ngô sách”. Sau thắng lợi, ông thay mặt Lê Lợi viết “ Bình Ngô đại cáo”- một áng thiên cổ hùng văn. Hiện nay còn đền thở ông ở Côn Sơn- Chí Linh , một di tích lịch sử nổi tiếng của Hải Dương. Nơi đây cũng còn lưu giữ những dấu tích, những bài thơ hay của Nguyễn Trãi- vị anh hùng dân tộc vĩ đại.
	Câu 2: Ông là ai?
	*Thi đậu Trạng nguyên khoa Giáp Thìn, năm Hưng Long thứ 12, 1304 đời Trần Anh Tông.
	*Người làng Long Động, huyện Chí Linh ( nay là Nam Sách ).
	Đáp án: Mạc Đĩnh Chi.
	Lời dẫn: 
	Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên khi 24 tuổi, tướng mạo xấu xí, vua có ý chê, ông bèn dâng bài phú “Ngọc tỉnh liên“ ( sen giếng ngọc ) khiến nhà vua thán phục. Ông hai lần đi sứ phương Bắc, phải ở đó đến 10 năm, ông đã làm quan qua 3 đời vua. Ông cũng nổi tiếng là người thanh liêm. Chuyện kể rằng: khi làm quan được vài năm thì mẹ mất, ông xin về chịu tang trong cảnh nghèo túng. Biết chuyện, nhà vua muốn giúp ông một ít tiền nhưng chưa biết làm cách nào để ông nhận cho. Một đại thần đề xuất là đêm lẻn vào nhà để tiền lại. Vua làm theo, bỏ vào nhà ông 10 quan tiền. Sáng hôm sau ông thức dậy thấy món tiền đó. Nhân một hôm được vào chầu, ông liền đem chuyện dó thưa với vua rồi nói: “ Thần làm quan đã có lộc nước. Nay tự nhiên thấy tiền, thần xin nộp vào kho để chi dùng vào việc công”. Vua nói: “Như vậy, là trời Phật thưởng khanh thôi, hãy nhận đi, của đến nhà ta là của ta rồi đó”. Mạc Đĩnh Chi hiểu ngay rằng “ của ta ” là của vua ban, vừa có ý ám chỉ là của mình nên bái tạ vua.
	Các em còn biét chuyện gì về vị “ lưỡng quốc trạng nguyên ” tài giỏi này? ( câu hỏi này dành cho khán giả. Học sinh có thể kể câu chuyện đã được cung cấp ở lớp 6 ).
	Câu 3: Ông là ai?
	* Là một trong hai gia tướng của Trần Hưng Đạo.
	* Là người làng Hạ Bì, Gia Lộc.
	* Là người có biệt tài bơi lặn, sức khoẻ hơn người.
	Đáp án: Yết Kiêu.
	Lời dẫn: 
	Yết Kiêu và Dã Tượng là hai tướng tài của nhà Trần. Trong một trận thuỷ chiến với quân Nguyên, ông đã ngụp lặn dưới nước, dùng dùi sắt đục thủng thuyền giặc, đánh đắm nhiều thuyền. Chính quyền của Ô Mã Nhi đã bị Yết Kiêu đục thủng, giúp cho tướng Đỗ Hành bắt sống.
	Có chuyện rằng: trong một chiến dịch, Yết Kiêu được giao nhiệm vụ giữ thuyền ở bãi, còn Dã Tượng thì theo Hưng Đại Vương. Lúc quân ta bị thua, thuỷ quân tan vỡ, Đại vương ngỏ ý muốn rút lui bằng đường núi. Dã Tượng nói “ Yết Kiêu chưa thấy chúa công lại, tất khôn dời tuyền đi nơi khác”. Quả nhiên bãi chỉ có một mình thuyền của Yết Kiêu đỗ ở đấy. Nhờ có thuyền đi mà quân Nguyên không đuổi kịp , Hưng Đạo Vương đến được Vạn Kiếp kịp hội tụ các lộ, rồi chia quân đi các nơi để diệt địch.
Câu 4: Ông là ai?
*Là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
*Tác phẩm của ông được đánh giá là “Thiên cổ hùng văn”.
*Là người thuộc huyện Thanh Miện.
Đáp án: Nguyền Dữ.
Lời dẫn: 
Nguyễn Dữ là người làng Đỗ Lâm – Phạm kha – Thanh Miện. Ông cũng là người bạn thân của Phùng Khắc Khoan được thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm yêu quý. Nguyễn Dữ nổi tiếng với “Truyền kĩ mạn lục”, một quyển sách dựa vào cốt truyện xưa nhưng thực ra chỉ kể lại, ông đã khéo léo bộc lộ thái độ yêu và ghét, cảm thông và lên án.của mình với xã hội ông đang sống. Ví dụ: Truyện “Người con gái Nam Xương” (Giáo viên kể tóm tắt)
Câu 5: Ông là ai?
*Người được ca ngợi là danh khôi Nhị giáp tiêu trần giám. Sứ mệnh thập toàn tĩnh Bắc y (tên dứng trên cả hai giáp, nêu gương khoa bảng đời trần. Sứ mệnh ven toàn trổ tài y học nơi đất Bắc).
*Người có câu nói: “Người Nam dùng thuốc Nam”.
*Đền thờ ông Cẩm Sơn – Cẩm Giàng.
Đáp án: Danh y Tuệ Tĩnh.
Lời dẫn: 
Đại danh y, tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh. Quê ở làng Phú Nghĩa - Cẩm Vũ - Cẩm Giàng, sinh đầu thế kỷ 14. Ông đỗ thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về tu ở chùa Cẩm Sơn, làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Năm 55 tuổi ông bị bắt đi cống cho nhà Minh. Nhưng ông luôn tâm niệm tôn chỉ của người thầy thuốc “Cứu nhân độ thế”. Cảm phục một nhân cách lớn, một tài năng y học lỗi lạc, vua quan nhà Minh đã ca ngợi ông là “Hoa Đà tái thế”.
Phần 2: Phần thi “hải dương - mùa xuân lễ hội”
Các đội cùng trả lời bằng cách giơ bảng ghi đáp án
Lời dẫn: 
	Thủa xưa dân gian quan niệm rằng, ngoài thế giới trần gian còn có một thế giới khác nữa, thế giới của thân linh có quan hệ với thế giới thực tại. Người nào ở trần gian sống nhân đức thì được sống lâu và khi chết được lên thiên đàng, và ngược lại, kẻ nào ăn ở thất đực thì chết sẽ bị đầy xuống địa ngục, bị quỷ sứ hành hạ. Các hình thức tín ngưỡng dân gian sau khi kết hợp với các tôn giáo, hoà đồng phát triển, đáp ứng yêu cầu tâm linh của mỗi người. Những hình thức thờ cúng ở nhà họ, ở đình làng, ở miếu, điệnđã phát triển ở mọi vùng quê. Mảnh đát Hải Dương, một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có lễ hội. Nhưng đông vui, nhộn nhịp hơn cả là mùa xuân. Chúng ta hãy đến với những lễ hội truyền thống của quê hương Chí Linh qua 5 câu hỏi sau:
	Câu 1: Hội đền Kiếp Bạc tổ chức để tưởng nhớ ai ?
A. Trần Hưng Đạo	B. Nguyễn Trãi	C. Chu Văn An
	Đáp án: A	
	Lời dẫn:
	Đền Kiếp Bạc thờ đức Thánh Trần, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hàng năm cứ vào ngày giỗ ông (20/8 ), nhân dân xã Hưng Đạo mở hội để tưởng nhớ công ơn Người. Ngày hội là ngày huý kỵ nên không có các trò bách hỷ nhưng nhân dân đến lễ rất đông. Đền thờ dựa lưng vào núi Dược Sơn có câu ca:
Dược lĩnh hoa thơm cỏ lạ thường
Biết chăng, chăng biết thuốc thần tiên.
	Trước mặt đền là Lục Đầu Giang, còn có bãi cát rộng gọi là bãi Kiếm. Chuyện xưa kể lại rằng : sau khi đánh thắng giặc Nguyên- Mông đem lại thái bình cho đất nước, Hưng Đạo Vương về nghỉ tại Vạn Kiếp. Một hôm, ông cùng gia nhân dùng thuyền nhỏ đi dạo trên sông Lục Đầu. Khi thuyền quay về gần núi Dược Sơn, ông cho thuyền dừng lại rút kiếm ra và nói: “ Thanh gươm này đã gắn bó với ta gần cả đời. Trong cuộc chinh chiến, nó dính bao máu giặc Thát, đã chém đầu tên Phạm Nhan. Nay ta muốn nhờ dòng sông Lục Đầu gột rửa sạch những vết nhơ trên đó”. Nói rồi ông ném thanh gươm xuống dòng sông. Tương truyền, tại khúc sông đó, sau này hình thành một bãi bồi chạy dài rất giống hình lưỡi kiếm, dân gian gọi đó là bãi Kiếm.
	Trước cổng đền Kiếp Bạc có năm chữ to: “ Trần Hưng Đạo vương từ”. Hai trụ có câu đói của Thám Hoa Vũ Phạm Hàm:
Vạn Kiếp núi cao hơn kiếm toả
Lục Đầu nước chảy tiếng thu vang
	Trong đền, gian chính thờ Trần Hưng Đạo, thân phụ và thân mẫu của Người. Lại có cả bàn thờ con trai, con gái, con rể và hai tướng là Yết Kiêu, Dã Tượng.
	Ngày hội, trên bến, dưới sông, người dự hội đông vui, chen chúc, khói hương nghi ngút. Người ta thả hàng nghìn khúc chuối, trên cắm nến, hương hoa, vàng mã,...trôi theo dòng nước cùng những lời khấn nguyện và mong ước về sự an gia, lạc nghiệp, con cái hiếu nghĩa, học hành thông minh, sáng sủa,..
Câu 2: Hội đền Côn Sơn chính thức mở vào tháng nào?
A. Tháng giêng	B. Tháng hai	C. Tháng tám
	Đáp án: A và C
	Lời dẫn:
	Hội đền Côn Sơn huyện Chí Linh được mở từ ngày 16 – 22 tháng giêng và từ ngày 16 – 20 tháng 8, chính hội là ngày 18, ngày 16 – 8 là ngày giỗ của Nguyễn Trãi và dòng họ ba đời của ông. Năm Đại Bảo thứ 3 (1442), vua Lê Thái Tông đi thăm quân ở Chí Linh ghé thăm Côn Sơn, thăm Nguyễn Trãi. Lúc trở về, vợ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu. Giữa đường, không may bị cảm chết ở Lệ Chi Viên tỉnh Hà Bắc, bọn quan lại ghen ghét Nguyễn Trãi đã cho rằng ông mưu sát vua, vì vậy khép ông vào tội chết, phải chu di tam tộc. Để che đậy tội ác, chúng đã dựng lên câu chuyện 
“ Rắn báo oán ”.
Câu 3: Đền Quát là đền thờ ai?
A. Dã Tượng	B. Cao Bá Quát	C. Yết Kiêu
	Đáp án: C
	Lời dẫn:
	Đền Quát là đền thờ Yết Kiêu, tại tả ngạn sông Đáy, thôn Hạ Bì- Yết Kiêu- Gia Lộc. Lễ hội được tổ chức vào 15 tháng giêng. Đây là một lễ hội đặc biệt gồm có hai phần:
Lễ hội tại đình: Từ 10/1 mở cửa đền. Ngày 11/ 01 mỗi giáp chọn một con lợn cũng thành hoàng. Cúng xong thì chia làm 5 phần theo thứ bậc khác nhau. Ngày 12/ 1- 14/1 những người có phẩm hàm trong làng đăng cai làm cỗ, cứ 6 người một mâm, từng người thay nhau làm. Ngày 15 thi cỗ của những người có tài làm cỗ thực hiện.
Lễ hội dưới sông: Đây là phần lễ hội đọc đáo và hấp dẫn. Hội diễn ra trong 3 ngày từ 16 - 18/1. Sáng 16, tượng Yết Kiêu cùng phu nhân được rước ra bờ sông, đặt trên bờ cao, nhìn ra sông nước để ngài “ duyệt ”. Con cháu thao diễn thuyền chiến. Các hà chài đêu phải lễ trươc tượng thành hoàng để cầu mong ngài phù hộ cho công việc đánh cá trong năm may mắn.
Câu 4: Một cảnh quan sinh thái đang được tỉnh quan tâm, đầu tư là cảnh quan nào? ở đâu?
Môi trường sinh thái rừng đồi Chí Linh
Cảnh quan Gò Cò- Thanh Miện.
	Đáp án: B
Lời dẫn: 
Đảo cò Chi Lăng Nam nổi lên giữa vực nước mênh mông chừng 15 ha. Hòn đảo không rộng lắm nhưng lại là nơi cư trú của một đại gia đình nhà Cò và Vạc. Vào những ngày mùa lạnh, chiều tối hàng ngàn, hàng vạn con cò nối nhau thành từng đàn hình chữ V, chữ T,.. nháo nhác trên bầu trời quê tìm về tổ ấm. Cò vè cũng là lúc Vạc xám chân dài, cổ lêu nghêu rủ nhau đi ăn đêm. Cảnh giao ca trong âm thanh nhộn nhịp vang động cả xóm vực ấy, từ lâu đã thành một phần trong cuộc sống của con người nơi đây. Theo truyền thuyết thì ngôi chùa với vị sư già nằm trên khu vực đảo cò hiện nay, sau trận vỡ đê lớn đã bị nhấn chìm và đảo cò nổi lên. Vào tháng ba hàng năm, nhân dân thôn An Dương lại mở hội. Ngôi chùa này được xây dựng lại nằm phía Bắc của đảo cò, trước mặt là cây đa cổ thụ mà rễ của nó đã tạo thành nhánh cây ăn sâu xuống đất. Cảnh đảo cò Chi Lăng Nam là một khung cảnh đẹp: có cây đa cổ thụ, có mái chủa linh thiêng, có hồ nước trong xanh, có đảo cò nhộn nhịp đông đúc. Đây là nơi được xây dựng thành trung tâm giáo dục môi trường của Hải Dương.
Phần 3: Phần thi năng khiếu:
 “Bạn ơi! Hãy đến thăm quê hương chúng tôi ”
Các đội bôc thăm thứ tự trả lời, lần lượt lên trình bày phần nội dung chuẩn bị cho mình, miêu tả một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh, cho du khách thập phương.
Yêu cầu: Bài giới thiệu làm nổi bật được đặc điểm về vị trí địa lý, giá trị du lịch, giá trị kinh tế, của địa phương; có đặc điểm của bài giới thiệu thuyết minh.
Phần III. Kết luận
I.Kết luận về đề tài
Nội dung của đề tài đã đáp ứng được yêu cầu, bức xúc của giáo viên đứng lớp về chương trình Ngữ văn địa phương.
Thực hiện như đề tài này, chương trình Ngữ Văn lớp 6, 7, 8 có sự thừa kế và phát triển cả về nội dung, hình thức, kĩ năng và phương pháp; đảm bảo được nguyên tắc tích hợp và tích cực trong dạy học Ngữ văn.
Qua hình thức là một cuộc thi, một sân chơi trí tuệ,kết hoẹp với những hình ảnh trực quan sinh động, học sinh hứng thú hơn. Thông qua hình thức này, học sinh chủ động tiếp cận kiến thức hơn, tránh được không khí nặng nề, gò bó khi ngồi ghi chép tài liệu.
Việc trả lời câu hỏi của học sinh là hình thức tích cực để đánh giá mức độ nhận thức của các em. Điều quan trọng là sau khi học sinh trả lời, giáo viên có phần cung cấp những kiến thức địa phương. Học sinh ghi chép làm tài liệu. Sau giờ học, có thể cho học sinh làm bài thu hoạch nhằm kiểm tra việc ghi chép, nắm bắt chương trình Ngữ văn địa phương vừa học.
Đây là những tiết học cuối năm, trong không khí nóng nực của ngày hè, trong cái uể oải sau gần 9 tháng học, hình thức học tập như trên sẽ hâm nóng không khí học văn, khơi dậy niềm say mê văn học, đem lại hiệu quả học tập cao.
Nếu không có điều kiện tổ chức các cuộc thi như đề tài đã trình bày, qua nội dung bài viết này, giáo viên cũng có những tư liệu cần thiết để cung cấp cho học sinh.
II. Kiến nghị:
Đối với giáo viên:
Tích cực tìm hiểu, sưu tầm tài liệu từ thư viện, các ban quản lý di tích lịch sử, từ những người cao tuổi.
Thực sự tâm huyết với nghề nghiệp.
Đối với nhà trường:
Động viên khích lệ giáo viên trong hoạt động chuyên môn.
Tạo điều kiện vè thời gian và kinh phí cho giáo viên tổ chức các cuộc thi, sân chơi trí tuệ nhằm giúp học sinh học tập tốt hơn.
	Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài “ Dạy chương trình Ngữ văn địa phương lớp 8 phần Văn- Tập làm văn ”. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn bè, đồng nghiệp để nội dung bài viết phong phú, hấp dẫn hơn. 
	Tôi xin trân trọng cảm ơn !
	Phả Lại, tháng 3 / 2011
	Người viết
	 Cao Thị Huệ Liễu
Tài liệu tham khảo
Hải Hưng quê hương tôi.
	Phạm Văn Thọ, Lê Truyền, Phạm Kế, Nxb Thanh Niên- 1996
Báo Hải Dương cuối tuần số 186 ( từ ngày 15 đến 21/3/2004 )
Làng văn Hải Dương ( 1994- 1999 ), Ban chỉ đạo nếp sống văn hoá tỉnh Hải Dương- 1999, XN in Hải Dương.
Côn Sơn- Sự tích và truyền thuyết.
	Ban quản lý di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc năm 2000, XN in Hải Dương.
Kiếp Bạc- Sự tích và truyền thuyết.
	Ban quản lý di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc năm 2000, XN in Hải Dương.

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem day van.doc