Sáng kiến kinh nghiệm Công tác tổ chức xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm góp phần tích cực giáo dục đạo đức học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác tổ chức xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm góp phần tích cực giáo dục đạo đức học sinh

PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

 Lúc sinh thời, Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta từng viết:

 “Ngủ thì ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy, phân ra kẻ dữ, hiền;

Hiền, dữ đâu phải là tính sẳn,

 Phần nhiều do giáo dục mà nên’’

 Nửa đêm – Nhật ký trong tù (Nam trân dịch)

Con người là sản phẩm tổng hợp của các mối quan hệ xã hội. Nền giáo dục tạo nên tính cách con người, trước hết là mối quan hệ trong gia đình, việc dạy và học ở nhà trường; môi trường xã hội mà con người tham gia.Vì vậy, một con người hoàn thiện chắc chắn vai trò nhà trường tác động không ít. Tuy nhiên, trong thời gian qua sự sa sút về đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có học sinh đã làm cho xã hội băn khoăn về sự phát triển toàn diện của lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay.

Vấn đề đặt ra có phải ở nhà trường còn nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người!? Đây là vấn đề bản thân tôi, là một giáo viên chủ nhiệm có nhiều trăn trở suy nghĩ. Phải chăng đây là vấn đề tồn tại của người làm công tác giáo dục, trong đó có trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm rất lớn. Năm qua, nghiên cứu tác động của giáo viên chủ nhiệm đến học sinh lớp mình chủ nhiệm, bản thân tôi thấy rõ giáo viên chủ nhiệm ảnh hưởng rất nhiều đến sự thay đổi nhận thức, tính cách, hành vi, thái độ của học sinh.Vì vậy tôi chọn đề tài “Công tác tổ chức xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm góp phần tích cực giáo dục đạo đức học sinh”

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1052Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác tổ chức xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm góp phần tích cực giáo dục đạo đức học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG 
NỀ NẾP LỚP CHỦ NHIỆM GÓP PHẦN TÍCH CỰC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
 Lúc sinh thời, Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta từng viết: 
 “Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy, phân ra kẻ dữ, hiền;
Hiền, dữ đâu phải là tính sẳn,
 Phần nhiều do giáo dục mà nên’’
	Nửa đêm – Nhật ký trong tù (Nam trân dịch)
Con người là sản phẩm tổng hợp của các mối quan hệ xã hội. Nền giáo dục tạo nên tính cách con người, trước hết là mối quan hệ trong gia đình, việc dạy và học ở nhà trường; môi trường xã hội mà con người tham gia.Vì vậy, một con người hoàn thiện chắc chắn vai trò nhà trường tác động không ít. Tuy nhiên, trong thời gian qua sự sa sút về đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có học sinh đã làm cho xã hội băn khoăn về sự phát triển toàn diện của lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay.
Vấn đề đặt ra có phải ở nhà trường còn nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người!? Đây là vấn đề bản thân tôi, là một giáo viên chủ nhiệm có nhiều trăn trở suy nghĩ. Phải chăng đây là vấn đề tồn tại của người làm công tác giáo dục, trong đó có trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm rất lớn. Năm qua, nghiên cứu tác động của giáo viên chủ nhiệm đến học sinh lớp mình chủ nhiệm, bản thân tôi thấy rõ giáo viên chủ nhiệm ảnh hưởng rất nhiều đến sự thay đổi nhận thức, tính cách, hành vi, thái độ của học sinh.Vì vậy tôi chọn đề tài “Công tác tổ chức xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm góp phần tích cực giáo dục đạo đức học sinh”
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
 	1. Mục đích:
	Thực hiện tốt một số biện pháp khả thi, có hiệu quả về công tác chủ nhiệm. Từ đó, tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp đi vào nề nếp, trong đó phát huy được tính tích cực của học sinh và tinh thần tự quản, giúp học sinh có điều kiện vươn lên, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi.
 	2. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp tìm hiểu
- Phương pháp vấn đáp 
- Phương pháp đối chiếu so sánh
 	III. Giới hạn đề tài: 
- Đề tài này được áp dụng trong phạm vi trường THCS Mỹ Hiệp
- Đối tượng học sinh: Lớp 9a1 (Năm học 2010- 2011),
 Lớp 9a2 (Năm học 2011-2012)
 	IV. Kế hoạch thực hiện: từ tháng 15/8/2010 đến 3/2012
PHẦN B: NỘI DUNG:
 	 I. Cơ sở lí luận:
	Trong điều kiện xã hội đang phát triển, đất nước ta từng bước đi lên trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tiến bộ mạnh mẽ về khoa học và công nghệ, cuộc sống, gia đình, môi trường xã hội có nhiều thay đổi, nhu cầu vật chất, tin thần của mỗi người ngày càng cao. Tâm lý lứa tuổi học sinh Trung Học cơ sở chưa ổn định, nhân cách chưa hoàn thiện dễ ảnh hưởng những gì chưa tốt. Vì vậy, đây là lứa tuổi cần sự giúp đỡ của người lớn trong đó có thầy cô, cha mẹ và xã hội ; đây cũng là lứa tuổi bước đầu tự xây dựng cho mình những gì căn bản nhất trong đó gồm kiến thức, hiểu biết về xã hội, kỹ năng sống Nếu không muốn nói quá sớm khi trang bị cho cá em trở thành những con người vừa có “ tài ”, vừa có “ đức ”để các em trở thành người có ích cho xã hội như Bác Hồ từng dạy “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. 
	Với trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm, tôi quan tâm các em nhiều hơn, dành nhiều tình cảm thương yêu nhất đối với các em để công tác chủ nhiệm thành công.
 	II. Cở sở thực tiễn:
 Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Mỹ Hiệp bản thân tôi nhận thấy rằng: 
 Đa số học sinh rất ngoan, có ý thức kỷ luật cao, lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ. Trong các hoạt động phong trào nhà trường, các em tham gia nhiệt tình, sôi nổi như: sưu tầm trang sử hồng đội ta, vòng tay bè bạn, làm báo tường, văn nghệ. Phần lớn các em rất chăm học, sẳn sàng giúp đỡ các bạn học yếu, có tinh thần đoàn kết rất cao. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số học sinh chưa ngoan như: chọc phá các bạn trong lớp, giởn không cho bạn ghi bài, rủ bạn trốn học chơi game, chơi bida, la cà hàng quán không chịu về nhà khi tan học.Kỹ năng sống các em còn ít nên cũng ảnh hưởng phần nào nề nếp của lớp như: nói chuyện trong giờ học, vô lễ với giáo viên, gây gỗ đánh nhau làm mất đoàn kếtMột số học sinh con gia đình khó khăn, cha mẹ ít quan tâm hoặc cha mẹ li hôn cũng ảnh hưởng đến đạo đức của học sinh.
III. Thực trạng và những mâu thuẫn:
 	1. Những thuận lợi:
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu, giáo viên bộ môn và được sự ủng hộ thống nhất của cha mẹ học sinh, đa số học sinh trong lớp đều ngoan, biết chia sẽ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, hàng tháng các em tự đánh giá hạnh kiểm của mình và của bạn rõ ràng cụ thể, không cảm tính, 100% học sinh trong lớp tích cực thảo luận và ký cam kết thực hiện. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng triển khai kế hoạch công tác. 
Giáo viên bộ môn không mất thời gian giáo dục học sinh chưa ngoan trong tiết dạy. Học sinh trong lớp học tập tích cực và có ý thức xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
 	 2. Những khó khăn :
	Bậc trung học cơ sở (nhất là khối 8, khối 9) có tâm sinh lý lứa tuổi chưa ổn định, nên khi làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi suy nghĩ cân nhắc thật kỹ khi quyết định một vấn đề do các em nảy sinh.
	Do hoàn cảnh gia đình học sinh nghèo hoặc cha mẹ lo làm ăn ở xa nên giáo viên chủ nhiệm rất khó khăn phối hợp giáo dục.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
 	1. Công tác xây dựng – tổ chức lớp:
 	1.1 Công việc đầu tiên khi mới nhận lớp chủ nhiệm:
 - Nắm đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm đầu năm: Lớp 9a2 (2011-2012) sĩ số học sinh trong lớp 36/16 nữ (có 01 học sinh bỏ học Ngô Văn Thống Em Lí do gia đình quá khó khăn mặt dù giáo viên chủ nhiệm có đến vận động), giáo viên chủ nhiệm phân loại học sinh ngoan và chưa ngoan hoặc phân loại theo học lực và hạnh kiểm như sau để tiện giáo dục các em hơn.
2 MẶT GIÁO DỤC
TSHS
Nữ
XẾP LOẠI
G
Nữ
K
Nữ
TB
Nữ
Y
Nữ
Kém
Nữ
HỌC LỰC
35
16
4
2
12
12
19
2
0
0
0
0
HẠNH KIỂM
35
16
24
16
10
0
1
0
0
0
- Trong số học sinh chưa ngoan là những học sinh cá biệt của lớp như:
+Huỳnh Văn Phúc: thường xuyên mất trật tự trong giờ học, vô lễ với giáo viên.
+ Nguyễn Ngọc Sơn: Cha em tới trường với cái dao vào báo là em dùng dao nầy rượt chém cha.
+ Lê Quốc Dinh: Họp cha mẹ học sinh, mẹ em mách với giáo viên chủ nhiệm là: năm học 2010- 2011 có học sinh nào thách thức đánh bạn là em đánh liền, bản tính hung hản, không trung thực.
 	- Làm công tác tư tưởng học sinh: Cho học sinh nắm vững các văn bản qui định về nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường; qui định về khen thưởng và kỷ luật; nội qui nhà trường và cách xếp loại 2 mặt giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm thông báo hộp thư điện tử của lớp địa chỉ trang web của trường để các em cùng cha mẹ học sinh lên xem điểm, xem lịch thi, xem thông báo của lớp, kế hoạch trong tuần hoặc các em có thể bày tỏ suy nghĩ, ý kiến với giáo viên chủ nhiệm. 
	- Bầu Cán sự lớp: đây là khâu vô cùng quan trọng trong việc tổ chức lớp học, cán sự lớp là những học sinh có học lực khá, giỏi và có nhiều uy tín đối với các bạn trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho các em trong lớp bầu chọn cán sự lớp một cách dân chủ, khách quan. Sau đó, tôi mời ban cán sự lớp họp ngay sau bầu xong để bồi dưỡng nhiệm vụ.
	- Ở lứa tuổi trung học cơ sở, tâm sinh lý của các em có nhiều biến đổi nên việc sắp xếp chỗ ngồi cho các em phải cân nhắc kỹ như: không xếp nam, nữ ngồi xen nhau hoặc hai học sinh yếu ngồi gần nhauChính vì lẽ đó, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm nhiều hơn nữa để làm sao lớp đi vào nề nếp hơn, học tập tiến bộ hơn như: xây dựng đôi bạn cùng tiến trong học tập (một bạn khá, giỏi ngồi gần bạn yếu hoặc bạn nói chuyện ngồi gần bạn không nói chuyện ).
1.2 Tiếp xúc với lớp chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh ngay đầu năm (cho học sinh viết sơ yếu lí lịch, nơi cư ngụ của học sinh, vẽ sơ đồ từ nhà đến trường, số điện thoại, ghi cụ thể có anh em học cùng trường).Giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc với học sinh và phân loại học sinh. Đối với những học sinh chưa ngoan, giáo viên chủ nhiệm đề ra kế hoạch để tìm hiểu và giáo dục riêng. Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm cần nắm số lượng học sinh nợ học phí năm học trước như : Huỳnh Văn Phúc, Nguyễn Ngọc Sơn,.. Số học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo trong lớp 11/35 học sinh, học sinh ngoài xã 9/35, các em trong độ tuổi 17 : 01 học sinh; tuổi 16 : 01 học sinh; tuổi 15 : 33 học sinh. Tôi cùng với lớp chủ nhiệm thực hiện các buổi lao động do nhà trường phân công, cùng với lớp làm báo tường, tập dợt văn nghệ qua đó có nhiều vấn đề phát sinh chưa tốt ở các em tôi có biện pháp giúp đỡ các em. Từ đó như rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh thân thiện hơn, tạo cho các em có niềm tin đối với giáo viên chủ nhiệm, sẳn sàng trao đổi những khó khăn hoặc khi học sinh làm gì sai trái, học sinh dễ dàng bày tỏ với giáo viên chủ nhiệm.
 	1.3 Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm:
	Tiết sinh hoạt lớp thông thường là nắm lại tình hình học tập của lớp trong tuần, nhằm đánh giá những việc làm được và chưa được để đưa ra phương hướng tuần tiếp theo. Học sinh thường cảm thấy khô khan, nhàm chán một số học sinh rất lo lắng, mệt mỏi (đối với học sinh chưa ngoan). Để cải thiện những tâm lý đó của học sinh, bản thân tôi áp dụng chuyên đề công tác chủ nhiệm do Bộ giáo dục và nhà trường tập huấn để thay đổi cách tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm sao cho sinh động hơn như: cho các em sắm vai, giải quyết tình huống để giáo dục kỹ năng sống cho các em, xây dựng ước mơ hoài bảo (các em nêu định hướng nghề nghiệp của bản thân mình), hướng nghiệp cho các em. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm lồng ghép vào chương tình sinh hoạt những nội dung khác khoảng vài phút như: phân công một số học sinh giỏi các môn văn hóa trong lớp trình bày tham luận về cách học có hiệu quả Mục đích tổ chức tiết sinh hoạt lớp vui vẻ, thân thiện, học sinh tự tin, mạnh dạn phát biểu theo trình tự chương trình sinh hoạt lớp hàng tuần (bảng biểu số 1)
	* Trong phát biểu của học sinh có những ý kiến về học sinh chưa ngoan bị lớp phê bình thì chắc chắn có vấn đề nảy sinh cần giải quyết thì giáo viên chủ nhiệm chú ý: 
	- Giáo viên chủ nhiệm không đôi co với học sinh, chịu khó lắng nghe các em trình bày ý kiến, không tỏ thái độ giận dữ trước học sinh khi các em làm sai.
	- Giáo viên chủ nhiệm phải biết lúc nào phải nghiêm khắc, lúc nào phải dịu dàng và tha thứ học sinh.
	- Hàng ngày giáo viên chủ nhiệm ghi nhận hết các ý kiến của học sinh vào sổ nhật ký để phân loại trường hợp nào nói trước lớp (khen hoặc rút kinh nghiệm), hoặc trường hợp nào mời giáo dục riêng ( mục đích giáo viên chủ nhiệm giữ uy tín cho học sinh).
	* Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng công tác lãnh đạo cho ban cán sự lớp để nắm rõ tình hình học tập của học sinh.
 * Giáo viên chủ nhiệm cùng với ban cán sự lớp soạn thảo kế hoạch thi đua cụ thể về hạnh kiểm và đưa ra cho lớ ...  làm công tác chủ nhiệm bản thân nhận thấy mình chưa hoàn thành trách nhiệm.Chính vì thế trong quá trình làm chủ nhiệm tôi có những quan điểm như sau:
-Giáo dục đạo đức HS không phải một ngày, một buổi là có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, cho nên để đảm nhận công việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp.Như vậy, giáo viên chủ nhiệm phải đề ra được kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái của người thầy, người cô.
- Là người gần gủi với học sinh, sẳn sàng chia sẻ những suy nghĩ, những tâm tư, luôn giữ bí mật những gì học sinh tâm sự bày tỏ (nếu không muốn nhân rộng)
- Giáo viên chủ nhiệm chân thành với học sinh vừa là người thầy, vừa là mẹ, là anh, làchị của học sinh.
- Quan hệ tốt với giáo viên bộ môn với giáo viên khác trong nhà trường để họ chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm những gì tìm hiểu và giữ mối quan hệ thân thiết với gia đình học sinh của lớp.
- Bình tĩnh kiên trì, sẳn sàng nghe học sinh nói không sợ mất thời gian, đặt vị trí của mình vào vị trí của học sinh để giải quyết vấn đề, không làm tổn thương học sinh khi các em có lỗi, luôn thể hiện sự công bằng bình đẳng giới, không phân biệt học sinh giàu, nghèo, học sinh giỏi, dở nhất là học sinh ngoan và chưa ngoan. 
 	5. Một số tình huống giáo dục học sinh trong lớp có hiệu quả cao:
Đầu năm học 2011-2012, được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9a2. Đến ngày nhận lớp và tiếp xúc với các em, tôi cũng nhận ra rằng đúng là các em chưa ngoan, nề nếp đầu năm học không có vào lớp nói chuyện, thường xuyên đổi chỗ ngồi trong giờ học, vô lễ với thầy cô, điều nổi cộm là các em nam nhận xét các bạn nữ về những điều thiếu tế nhị, đôi khi xúc phạm các bạn nữ, không chép bài, không ghi bài. 
 Khi tôi nhận được thông báo của các bạn nữ về tình hình các bạn nam trong lớp.Tôi quyết định giáo dục các em bằng cách: Qua ngày hôm sau tôi đến lớp thông báo mời những các em đó đến văn phòng để trao đổi, phân tích và giải thích cho các em hiểu và các em đã nhận được lỗi của mình. 
 Tôi nghĩ, chắc lớp 9a2 này sẽ không còn học sinh chưa ngoan nữa! Nhưng đến giờ sinh hoạt lớp, nhiều học sinh phát biểu và ý kiến về em Huỳnh Văn Phúc rất nhiều là vào lớp thường xuyên mất trật tự, đổi chỗ ngồi, đi lung tung trong giờ học Sau khi học sinh ý kiến xong tôi mời em Phúc phát biểu nhưng không ngờ em trả lời với tôi bằng giọng điệu hết sức nóng nảy và vô lễ:
	- Em có nói chuyện hồi nào mà các bạn nói em vậy, Cô nghe lời các bạn rồi rầy em.Em không cần ai nhắc nhở và dạy em, bản thân em như thế nào thì tự em biết.
 Khi nghe em Phúc phát biểu như thế, tôi rất bất ngờ về thái độ của em đối với giáo viên chủ nhiệm. Các em học sinh trong lớp rất bức xúc về thái độ và ứng xử của Phúc thì lúc đó Trường ( lớp trưởng) ý kiến.
	- Cô ơi! Bây giờ lớp mình không thèm quan tâm đến bạn ấy nữa, bạn Phúc có tốt xấu gì kệ bạn.
 Khi tôi nghe các em nói xong trong lòng tôi rất buồn và thương các em nhiều lắm! Tôi nghĩ! Phúc chưa được ai dạy bảo cặn kẽ về cách xưng hô, ứng xử trước người lớn và tập thể nên em mới thể hiện thái độ bất cần người quan tâm! 
 Bằng tấm lòng chân thành và xem các em trong lớp như người thân của mình và đặt vị trí của mình vào vị trí của Phúc lúc đó nên tôi thể hiện trước lớp với giọng nói rất dụi dàng và ân cần :
	- Bạn Phúc có ý nghĩ như vậy là không đúng với Cô và với lớp! Còn lớp không quan tâm đến bạn là sai, Cô nghĩ rằng sau ngày hôm nay bạn Phúc sẽ có suy nghĩ và nhìn nhận tích cực hơn về thái độ của mình trước lớp và trước Cô.
	Sau đó tôi tiếp tục nói với Phúc
	- Riêng bạn Phúc Cô sẽ cho em về nhà suy nghĩ lại thái độ và hành động của em đối với Cô.
 Lúc này, cả lớp im lặng và tôi tiếp tục chuyển sang nội dung khác để sinh hoạt lớp.
 Một tuần học đã trôi qua, lại đến tiết sinh hoạt lớp. Đầu giờ tiết sinh hoạt lớp hát tập thể để tạo không khí vui vẻ! Tự dưng Phúc đi lên bàn tôi và đưa hai tay cho tôi tờ giấy với giọng rất hối hận:
	- Thưa Cô, em xin lỗi về chuyện đã qua và xin hứa cố gắng thay đổi để tốt hơn. Cô ơi! Cô nói với các bạn đừng buồn em nữa nhe, em biết lỗi của em rồi.
 Đây là đoạn văn mà em Phúc gửi cho tôi sau vài ngày suy nghĩ:
 “Kính gởi: Cô chủ nhiệm lớp 9a2.
 Em tên là Huỳnh Văn Phúc. Hôm nay, em viết tờ tự kiểm nhằm kiểm điểm lại mình. Em thấy những ngày vừa qua em đã có lỗi với Cô và cha mẹ, em đã phụ lòng tin của Cô cho em, em mong Cô tha thứ cho em một lần nữa. Cô ơi, em biết là em sai rất nhiều. Em xin hứa với Cô là em không bao giờ nói chuyện, đi lại lung tung, vô lễ với Cô cũng như với những người lớn khác. 
 Cô ơi, em không muốn phụ lòng tin yêu của Cô nữa, em thành thật xin lỗi Cô!’’
	(Huỳnh Văn Phúc )
	Sau khi đọc xong đoạn văn của Phúc, tôi rất vui là em đã nhận ra được lỗi của mình.
	Với tấm lòng vị tha, nhân ái của người thầy , người cô sẽ giúp học sinh của mình vượt qua những khó khăn, cụ thể là các em biết thể hiện thái độ nhẹ nhàng, biết hối hận để sửa sai. 
	Đối với giáo viên chủ nhiệm cũng vậy phải hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, đừng vội trách móc các em khi các em có vi phạm vấn đề gì đó dù lớn hay nhỏ. Không đôi co, không phân giải lúc các em “ ngông lên”, từ từ xoa dịu để các em thấy rõ hơn về lỗi mình vi phạm. 
	Đối với công tác chủ nhiệm đây không phải là việc làm dễ. Tại sao có những lớp giáo viên chủ nhiệm học sinh tích cực, có những lớp thì không? Theo tôi nghĩ giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đến các em nhiều hơn trong lời nói, cách xưng hô với người lớn, thầy cô, bạn bè( ví dụ: lắng nghe và nhìn xem các em có dùng từ: thưa ông, thưa bà, thưa thầy, biết nói lời cám ơn, biết xin lỗi hoặc nhận và đưa vật gì đó cho người lớn). Đây là những kỹ năng sống đơn giản nhất hằng ngày mà các em thường gặp. Nhờ sự quan tâm nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm chắc chắn các em trong lớp được cảm hóa và có sự chuyển biến về suy nghĩ và hành vi như trường hợp em Phúc. Em đã ngoan hơn và được lớp nhận xét : “ thưa Cô, bạn Phúc đã có tiến bộ nhiều về ý thức và được nhiều thầy Cô khen ngợi’’ .
V. Hiệu quả áp dụng: 
 	1. Năm học 2010- 2011 lớp 9a1
	Tổng số: 39 học sinh	
 -Kết quả học tập cuối năm lớp 9: 
+Học sinh giỏi 14; Khá 16 học sinh; Trung bình: 9 học sinh; yếu không.
+ 100% học sinh được xét tốt nghiệp.
+ 100% học sinh đóng học phí đầy đủ.
 -Lớp tham gia đầy đủ và đạt được nhiều giải thưởng, các danh hiệu trong các phong trào, cuộc thi do trường tổ chức, cụ thể:
+ Thi Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Giải I;
+ Thi Viết báo tường chào mừng ngày 20/11 – Giải II;
+ Thi Vở sạch chữ đẹp – Giải II;
+ Thực hiện Mô hình Trang sử hồng Đội ta - Giải II;
+ Thi Thuyết trình Năm điều Bác Hồ dạy – Giải KK;
+ Thi Hát dân ca Ba miền – Giải I;
 -Học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa:
+ 2 bạn giỏi Vật lí – Giải III và Giải KK;
+ 1 bạn giỏi Sinh học – Giải III;
+ 1 bạn giỏi Tiếng Anh – (giải II)
 -Học sinh giỏi cấp huyện (các kì thi khác):
+ Giải KK và giải II Giải toán bằng máy tính Casio.
+ Giải II Giải toán qua mạng Internet .
+ Giải III Olympic Tiếng Anh.
Đầu năm lớp bỏ học 1/39 học sinh. Vào lớp 10: 26/26 học sinh
 	2.Năm học 2011- 2012 lớp 9a2
 	2.1 Nề nếp: 
- So với năm học 2010- 2011 thì các em lớp 9a2 có nhiều tiến bộ vượt bật về ý thức, hành vi và nề nếp trong lớp như : đi học đều, thực hiện tốt đồng phục, không có học sinh vào lớp trể, thực hiện tốt 10 phút đầu giờ, không còn mất trật tự trong giờ học. 
- Cha mẹ học sinh rất tin tưởng trong năm học này các em không còn nghe những lời trách móc của nhiều thầy cô giáo.
 	2.2 Hai mặt giáo dục học kì 1 năm học 2011- 2012:
2 MẶTGIÁO DỤC
TSHS
Nữ
XẾP LOẠI
G
Nữ
K
Nữ
TB
Nữ
Y
Nữ
Kém
Nữ
HỌC LỰC
35
16
3
1
12
12
13
2
5
0
0
0
HẠNH KIỂM
35
16
22
16
13
0
0
0
0
0
	Trong năm học này 2011- 2012 tính đến cuối học kỳ 1 số học sinh cá biệt như em:
. Huỳnh Văn Phúc: được gia đình khen có tiến bộ trong học tập, về nhà có học bài và làm bài tập, vào lớp viết bài đầy đủ, thuộc bài
. Nguyễn Ngọc Sơn: ngoan và lễ phép hơn, biết nghe lời dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ.
. Lê Quốc Dinh: Tính tình thay đổi không còn nóng nảy, biết trung thực, nhiệt tình trong nhiệm vụ của lớp.
Qua một thời gian giáo dục Phúc,Dinh, Sơn tôi nhận thấy các em học sinh này tiến bộ rõ rệt về ý thức học tập, đạo đức tác phong, nhiệt tình trong lao động các em đã được cảm hóa và dần dần rèn luyện trở thành người học sinh ngoan biết vâng lời cha mẹ, thầy cô. Niềm vui lớn nhất của cha mẹ các em là con mình có nhiều tiến bộ trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức.
C. KẾT LUẬN:
 I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
	Với sự nhiệt tâm của giáo viên chủ nhiệm chắc chắc sẽ xây dựng được một tập thể đi lên, tình cảm của giáo viên chủ nhiệm dành cho học sinh sẽ là những ấn tượng đi suốt cuộc đời của các em hôm nay và mãi mãi về sau. Vì thế, tôi luôn cố gắng tìm hiểu uốn nắn để các em dần dần điều chỉnh nhận thức hành vi, thái độ, để các em bước chân vào ngưỡng cửa Trung Học Phổ Thông, mai sau vào đời thành một công dân tốt.
 	 II. Khả năng áp dụng : 
 Kế hoạch có tính chất liên tục, đơn giản, dễ thực hiện, kết quả khả quan.
 Tăng tình đoàn kết trong tập thể và khả năng tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Mọi giáo viên chủ nhiệm đều có thể thực hiện được đối với nhiều đối tượng học sinh khác nhau.
 	III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
	Từ những kinh nghiệm của bản thân và sự cố gắng tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm quí báu của đồng nghiệp, nên tôi đã thực hiện có hiệu quả về công tác chủ nhiệm và mong muốn chia sẻ với quí Thầy Cô, mục đích xây dựng nề nếp học tập lớp tốt hơn. Người giáo viên chủ nhiệm tốt góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. Sự quan tâm thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm chính là một yêu cầu vô cùng cần thiết để từ đó còn hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh, nhằm xây dựng Trường Trung Học Cơ Sở ngày càng có nhiều tiến bộ trong công tác giáo dục nhận thức và quản lý học sinh nên người, tạo tiền đề vững cho học sinh bước vào ngưỡng cửaTrung học phổ thông vững vàng.
 	IV: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
	Đối với Phòng Giáo Dục:
 - Hàng năm mở nhiều chuyên đề về công tác chủ nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm học tập.
 - Tổ chức thi xử lý tình huống sư phạm dành cho giáo viên chủ nhiệm.
	 Đối với nhà trường:
 - Tổ chức nhiều hoạt động giáo dục cho học sinh tham gia.
 - Xây dựng lớp Giáo dục lại có nội dung phong phú, vui tươi, thực hiện có bài bản.
	Giáo viên thực hiện
	Nguyễn Thanh Trúc 
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.
.
.
.
..
....
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU
................

Tài liệu đính kèm:

  • docCONG TAC TO CHUC XAY DUNG NE NEP LOP CHU NHIEMGOP PHAN TICH CUC GIAO DUC DAO DUC HOC SINH.doc