Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy bài Nước Đại Việt ta cho học sinh yếu và kém

Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy bài Nước Đại Việt ta cho học sinh yếu và kém

A/ Lí do chọn đề tài .

 Năm học 2007 -2008 tôi được phân công dạy hai lớp 8B và 8C .Đây là 2 lớp học mà đa số là con em nông thôn , nhà nghèo , đông con ,ít có điều kiện chăm sóc con cái học tập chu đáo .Bản thân các em là học sinh học yếu ,kém lại nhác học , ngoài học trên lớp còn phải phụ giúp gia đình ,thậm chí có em phải đi mò cua , bắt giam để kiếm thêm tiền . Cuộc sống lam lũ vất vả ,thiếu thốn đã phần nào ảnh hưởng đến việc học của các em .Theo kết quả khảo sát đầu năm của trường năm học 2007-2008 lớp 8B chỉ có

5/ 38 em đủ điểm trung bình trở lên ( đạt 13%) lớp 8C có 8 / 38 em đủ điểm trung bình trở lên ( đạt 21%) . Đó là một khó khăn mà tôi phải đối mặt .

 Để giải quyết vấn đề chất lượng đại trà yếu kém như trên là không phải dễ và càng không thể làm trong ngày một ngày hai được .Bởi nó là hệ quả của nhiều nhân tố chứ không phải chỉ do cuộc sống nghèo đói .Tuy nhiên ,lí luận dạy học đã chỉ ra rằng

: “ Không có học sinh tồi mà chỉ có người thầy chưa có phương pháp dạy phù hợp mà thôi ”. Và tôi tin rằng nếu bản thân mỗi chúng ta luôn tìm tòi sáng tạo ,đổi mới phương pháp trong mỗi bài học sao cho phù hợp với đối tượng ,biết khêu gợi và phát huy những khả năng tiềm tàng của học sinh thì chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ được cải thiện .

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách dạy bài Nước Đại Việt ta cho học sinh yếu và kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng Giáo Dục huyện Nghi Lộc 
 Trường THCS Nghí Xá 
 Sáng kiến kinh nghiệm 
 Cách dạy bài Nước Đại Việt ta 
 Cho học sinh yếu và kém 
 Người thực hiện : Trần Thị Thanh Loan
A/ Lí do chọn đề tài .
 Năm học 2007 -2008 tôi được phân công dạy hai lớp 8B và 8C .Đây là 2 lớp học mà đa số là con em nông thôn , nhà nghèo , đông con ,ít có điều kiện chăm sóc con cái học tập chu đáo .Bản thân các em là học sinh học yếu ,kém lại nhác học , ngoài học trên lớp còn phải phụ giúp gia đình ,thậm chí có em phải đi mò cua , bắt giam để kiếm thêm tiền . Cuộc sống lam lũ vất vả ,thiếu thốn đã phần nào ảnh hưởng đến việc học của các em .Theo kết quả khảo sát đầu năm của trường năm học 2007-2008 lớp 8B chỉ có
5/ 38 em đủ điểm trung bình trở lên ( đạt 13%) lớp 8C có 8 / 38 em đủ điểm trung bình trở lên ( đạt 21%) . Đó là một khó khăn mà tôi phải đối mặt .
 Để giải quyết vấn đề chất lượng đại trà yếu kém như trên là không phải dễ và càng không thể làm trong ngày một ngày hai được .Bởi nó là hệ quả của nhiều nhân tố chứ không phải chỉ do cuộc sống nghèo đói .Tuy nhiên ,lí luận dạy học đã chỉ ra rằng 
: “ Không có học sinh tồi mà chỉ có người thầy chưa có phương pháp dạy phù hợp mà thôi ”. Và tôi tin rằng nếu bản thân mỗi chúng ta luôn tìm tòi sáng tạo ,đổi mới phương pháp trong mỗi bài học sao cho phù hợp với đối tượng ,biết khêu gợi và phát huy những khả năng tiềm tàng của học sinh thì chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ được cải thiện .
 Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy bài Nước Đại Việt ta ( Ngữ văn 8 Tập II ) là một bài học khó .Một áng thiên cổ hùng văn , chứa đựng nhiều giá trị : văn hóa , lịch sử , văn chương nghệ thuật  Trong đó có những vấn đề ngay cả đối với học sinh khá cũng khó có thể nhận thức được chứ chưa nói gì đến học sinh trung bình và yếu ,kém .
 Hiện nay tôi chưa thấy có tài liệu hướng dẫn chuyên môn nào đề cập đến cách dạy học cụ thể cho bài học Nước Đại Việt ta áp dụng cho đối tượng yếu , kém .các tài liệu hướng dẫn chuyên môn và tham khảo phần lớn các tác giả đều hướng dếnddoois tương học sinh trung bình ,khá, giỏi .Nghĩa là thiết kế tài liệu theo hướng nâng cao khó áp dụng cho một lớp học có quá nhiều học sinh yếu và kém .
B/ Cơ sở khoa học 
 1/ Dạy học văn phải phù hợp với đối tượng ( Phương pháp dạy học van của Phan Trọng Luận ) 
 2/ Chương trình nặng ,chúng ta cần giảm tải , nhưng giảm tải không có nghĩa là cắt bỏ chương trình mà là giãn chương trình ,nghĩa là tăng lượng thời gian cho một đơn vị kiến thức bài học ( Quan điểm dạy học của giáo sư Văn Như Cương ) 
 Xuất phát từ những vẫn đề trên đây ,bản thân tôi thiết nghĩ cần phải có một hướng đi cụ thể cho phù hợp với tình hình lớp học của mình với hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng học sinh yếu và kém của vùng nông thôn Nghi xá từ một tiết học cụ thể bài : Nước Đại Việt ta 
 B/ Nội dung đề tài 
Một số vấn đề cơ bản chúng ta cần nắm vững trước khi dạy bài Nước Đại Việt ta 
1/ Về tác giả Nguyễn Trãi 
 Nguyễn Trãi ( 1380-1442) con của Nguyễn Phi Khanh đỗ tiến sĩ đời Trần làm quan dưới triều Hồ ,cháu ngoại của Trần Nguyên Đán ( một quí tộc đời Trần) .Quê gốc ở huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương ,sau dời về huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây . Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh năm 1400 và cùng tham dự chính quyền nhà Hồ .Khi giặc Minh sang xâm lược (1407),nhà hồ thất bại ,Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt sang Trung Quốc cùng với triều đình nhà Hồ .Nguyễn Trãi nghe lời cha dặn ,ở lại lo trả thù nhà ,đền nợ nước .
 Ông đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi và có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh thế kỉ XV .
 Nhưng rồi ông đã bị họa tru di tam tộc vào năm 1442 mãi đến năm 1464 ( 22 năm sau nỗi oan khốc ) ông mới được vua Lê Thánh Tông rửa oan .
 Nguyễn Trãi đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú , với những tác phẩm lớn như : Bình Ngô Đại Cáo ,ức Trai Thi Tập , Quôc Âm Thi Tập , Quân Trung Tự Mệnh .
 Ông là người Việt nam đầu tiên được tổ chức giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới 
2/ Về văn bản Nước Đại Việt ta
a/ Hoàn cảnh ra đời :
 Sau hai mươi năm bị gịắc Minh đô hộ (1407-1427) đất nước ta trở lại độc lập .Năm 1428 Lê lợi chính thức lên ngôi hoàng đế ,khôi phục tên nước Đại Việt mở đầu triều đại Lê ( sử gọi là Lê sơ hay Hậu Lê ) để phân biệt với Tiền Lê của Lê Đại Hành ) . Ngay sau đó ,Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô Đại Cáo .Đây là một bài văn chính luận tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta để bá cáo cho toàn dân được biết sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh đã hoàn toàn thắng lợi , đất nước hoàn toàn sạch bóng quân thù . Tác phẩm được viết bằng chữ Hán theo lỗi văn biền ngẫu . và đoạn trích Nước Đại Việt ta trích tác phẩm này . 
b/ Khái quát nội dung bài Cáo .: 
 Bài cáo gồm 4 phần . 
 Phần đầu nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến .Đó là tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với độc lập dân tộc “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo ” .
 phần hai của bài cáo đã vạch trần ,tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược , phần này là bản cáo trạng đanh thép ,tố cáo giặc Minh ở các điểm : âm mưu cướp nước ,chủ trương cai trị phản nhân đạo , hành động tàn sát tàn bạo , đồng thời nêu bật nỗi thống khổ ,khốn cùng của nhân dân ta dưới dưới ách thống trị của kẻ thù .
 Phần thứ ba là đoạn dài nhất của bài cáo ,có ý nghĩa như bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn .Phần này tổng kết lại quá trình khởi nghĩa , và còn ca ngợi lòng nhân đạo ,yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta .
 Phần cuối của bài cáo đã tuyên bố trịnh trọng về việc kết thúc chiến tranh ,khẳng định nền độc lập ,hòa bình vững bền của đất nước ,thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc 
c/ Về vị trí đoạn trích Nước Đại Việt ta .
 Đoạn trích Nước Đại Việt ta thuộc phần đầu của bài cáo ,nêu lên luận đề chính nghĩa với hai nội dung chính : Nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt .
d/ Một số nét nội dung và nghệ thuật cơ bản của đoạn trích Nước Đại Việt ta .
 d1 / Nội dung : 
 d1.1 Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi .
 Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện rõ qua hai câu đầu 
 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân .
 Quân điếu phạt trước lo trừ trừ bạo . 
Nhân nghĩa vốn là một khái niệm đạo đức của nho giáo nói về cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau . Theo Nguyễn Trãi mục đích của nhân nghĩa là để yên dân .Yên dân ở đây có thể hiểu là làm cho dân được ấm no hạnh phúc . Muốn làm được điều đó đòi hỏi phải có nhiều nhân tố ,nhưng trước tiên là lo trừ bạo .bạo ở đây có thể hiểu là bạo ngược ,trái với nhân nghĩa .Đặt trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ thì dân ở đây là dân Đại Việt .Bạo ở đây hàm ý chỉ bọn giặc Minh . Muốn đem lại ấm no cho dân Đại Việt thì trước tiên Quân điếu phạt ( thương dân mà đánh kẻ có tội ) phải trừ bạo giặc Minh xâm lước .
 Như vậy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã gắn liền với tư tưởng yêu nước chống xâm lược .Tư tưởng ấy vừa kế thừa tư tưởng của nho giáo vừa mở rộng vừa cụ thể hóa trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc chứ không chỉ chung chung là quan hệ giữa người với người .Ta chống xâm lược là thực hành nhân nghĩa .Quân Minh xâm lược là kẻ bạo ngược .Tác giả bóc trần luận điệu nhân nghĩa xảo trá bịp bợm của bọn giặc Minh là phục Trần phạt Hồ .
d/ 1.2 Khẳng định nền độc lập chủ quyền của dân tộc 
 Để khẳng định nền độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt đã có từ lâu ,tác giả đã dựa vào nhiều yếu tố :
 Như nước Đại Việt ta từ trước .
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu đời . 
 Núi sông bờ cõi đã chia .
 Phong tục Bắc Nam cũng khác 
 Từ Triệu ,Đinh ,Lí ,Trần bao đời nay xây nền độc lập 
 Cùng Hán ,Đường , Tống, Nguyên , mỗi bên xưng đế một phương 
 Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau 
 Song hào kiệt đời nào cũng có 
Người phương Bắc bao phen xâm lược nước ta .Để thực hiện âm mưu đó chúng không những muốn xóa bỏ bờ cõi nước ta mà còn muốn xóa đi cả một nền văn hóa lâu đời của dân tộc ta .Những thủ đoạn của chúng vô cùng thâm độc .Nguyễn Trãi thật cao taykhi đã dùng chính những cái mà quân thù muốn xóa bỏ để khẳng định sự tồn tại hiển nhiên ,khách quan nền độc lập của dân tộc Đại Việt .
 So với bài Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt ( được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ) thì ý thức về độc lập dân tộc vừa có yếu tố kế thừa vùa có yếu tố phát triển .ở bài Sông núi nước Nam Lí Thươnhg Kiệt đã khẳng định nền độc lập của dân tộc dựa trên các yếu tố : lãnh thổ riêng, nền chính trị độc lập và yếu tố thần linh ( sách trời ) đến đoạn trích này bên cạn nhắc lại hai yếu tố lãnh thổ và nền chính trị thì Nguyễn trãi còn bổ sung thêm nhiều yếu tố khác : văn hóa , phong tục , lịch sử ,hào kiệt 
 Đến đây ta có thể khẳng định rằng ý thức dân tộc đã phát triển đến trình độ cao . Đánh giá về điều này TS phạm tuấn Vũ cho rằng : “ Đoạn này như một định nghĩa rất tiêu biểu về quốc gia phong kiến được đánh giá là cống hiến có nghĩa thế giới ,khiến cho các thế hệ sau thán phục ,tự hào .Đây là thành tựu đột xuất của lịch sử tư tưởng Việt nam thời ấy ..”( Phạm Tuấn vũ – Giá trị văn chương của Bình Ngô Đại Cáo )
 Sự tồn tại của quốc gia dân tộc trở thành một chân lí khách quan không thể nào khác được .Những kẻ nào đi ngược lại điều đó thì hiển nhiên sẽ chuốc lấy thất bại . điều đó đã được chứng minh bằng những chứng cứ lịch sử rành rành .
 Lưu Cung tham công nên thất bại 
 Triệu tiết thích lướn phải tiêu vong
 Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
 Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
 Việc xưa xem xét
 Chứng có còn ghi
 Tình yêu nước và ý thức độc lập là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài của lịch sử .sau khi giành được độc lập Bác trong lời tuyên ngôn độc lập đọc trước quảng trường Ba Đình có đoạn viết “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập”Sau khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến bác lại khẳng định “ Chúng ta thà hi sinh chứi không chịu mất nước ,không chịu làm nô lệ “Rồi đế quốc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc một lần nữa Bác lại khẳng định “ Dù có phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập “.Đó là lời hịch của non sông là lời đồng vọng từ lịch sử . rồì tất cả các quốc gia hùng mạnh đều thất bại .Lịch sử 
có thể khác nhau , cách phát biểu có thể khác nhau song tất cả đều khẳng định một chân lí : Đất nước Việt Nam là một dân tộc ,dân tộc Việt Nam là một.Sông có thể cạn ,núi có thể mòn ,song chân lí ấy không bao giờ thay đổi ” rồi nhân dân ta làm nên lịch sử bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu khiến cho nhân loại phải thán phục ,kính nể .
 Lí Thường Kiệt ,Nguyễn Trãi hay Hồ Chí Minh ở những thơiuf điểm khác nhau , ý thức hệ cũng khác nhau song cca svij đều có chung một lí tưởng độc lập dân  ... luận điểm .
Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A/ Trước khi thực hiện bài dạy 
Yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau :
 1/ Dựa vào SGK ngữ văn 7 hãy giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi ?
 2/ Dựa vào phần chú thích SGK ngữ văn 8 em hãy cho biết :
a/ hoàn cảnh ra đời của văn bản Bình Ngô Đại cáo ? Đoạn trích Nước Đại Việt ta được trích từ phần nào của bài Cáo ? 
b/ Văn bản Bình Ngô Đại cáo thuộc thể loại gì ? 
c/ Có từ ngữ nào trong phần chú thích mà em chưa hiểu ý nghĩa của nó ?
d/ Thử giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong nhan đề Bình ngô Đại cáo ?( tra cứu bảng các yếu tố Hán Việt ở cuối SGK để giải thích )
B / Khi thực hiện bài dạy trên lớp 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 Hoạt động 2 : Giới thiệu bài học 
 Sau khi nhà Hồ lên ngôi không lâu ( 7 năm ) thì giặc Minh sang xâm lược .Nhà Hồ thất bại .Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa ở Lam Sơn Thanh Hóa .sau hơn 20 năm chiến đấu gian khổ thì dành được độc lập .Nguyễn Trãi là người có công lớn trong việc giúp Lê lợi đuổi giặc Minh .Sau khi sạch bóng quân thù thừa lện vua ,Nguyễn Trãi viết Bình ngô Đại cáo ban bố khắp thiên hạ việc dệp giặc Minh đã hoàn thành .hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phần đầu nội dung của bài Cáo .
 Hoạt động 3 : Tìm hiểu chung 
Cho Hs tìm hiểu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi : Văn bản Nước Đại Việt ta : hoàn cảnh ra đời , yheer loại , giải thích sơ lược nhan đề Bình Ngô Đại cáo và một số từ khó trong văn bản ( phần này chỉ giới thiệu sơ lược có tính chất là khẳng định các nội dung mà các em đã tìm hiểu ở nhà ) 
Hoạt động 4: Đọc – hiểu văn bản 
1/ Tìm hiểu đại ý chung của văn bản Nước Đại Việt ta: ( theo gợi ý của câu hởi SGK)
Như đã phân tích ở trên đay là một câu khó ,nêu sự dụng nguyên văn câu hỏi ở SGK thì sẽ tốn rất nhiều thời gian gợi ý .Trong khi đây chỉ là một nội dung nhỏ của tiết học . Tuy nhiên nếu bỏ qua mà đi ngay vào nội dung chính của bài học thì học sinh sẽ rơi vào trình trạng thấy cây mà không thấy rừng .Chính vì vậy tôi mạnh dạn thay bằng một câu hỏi khác có nội dung tương tự nhưng dễ hơn đối với học sinh yếu . 
 Câu hỏi : trong đoạn trích này tác giả nêu lên hai nội dung lớn : một là nêu lên tư tưởng nhân nghĩa hai là khẳng định nền độc lập của quốc gia Đại Việt đã có từ lâu ,vậy trong các dẫn chứng sau dẫn chứng nào nêu lên nội dung thứ nhất dẫn , chứng nào nêu lên nội dung thứ hai 
 a/ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo .
 b/ Như nước Đại Việt ta từ trước .
HS chọn (a) cho nội dung một ,chọn (b) cho nội dung hai .
 Kết luận : Phần mở đầu tác giả đã nêu lên hai nội dung lớn đó là : tư tưởng nhân nghĩa và khẳng định nền độc lập chủ quyền của Đại Việt . Các phần sau đó ( kể cả phần được in trong SGK và phần bị lược bỏ ) đều xoay quanh hai nội dung này . Mặc dù có phần áp đặt nhưng mục đích chính là giúp HS nhìn thấy tổng thể nội dung bài học 
2/ Tìm hiểu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ( theo gợi ý của của câu hỏi 2SGK )
Tôi chủ trương chẻ câu hỏi 2 ở SGK thành nhiều câu hỏi nhỏ để giúp HS dễ nhận thức về nội dung này . ,cụ thể là : Dựa vào chú thích (1) em hãy giải thích khái niệm nhân nghĩa ? Với Nguyễn Trãi nhân nghĩa là để làm gì ? Để thực hiện tư tưởng ấy thì trước tiên phải là gì? Đặt trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ thì người dân mà tác giả muốn nói tới là ai ? kẻ bạo ngược là kẻ nào ?
 HS dễ dàng nhận thấy : Nhân nghĩa là khái niệm đạo đức trong nho giáo là noí về đạo lí cách ứng xử tình thương giữa con người với nhau .. Mục đích nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là để yên dân ( làm cho dân được ấm no hạnh phúc ) . Để thực hiện điều đó trước tiên phải lo trừ bạo . .Đặt trong hoàn cảnh lịch sử lúc bây giờ thì người dân tác giả muốn nói đến là dân Đại Việt ,kẻ bạo ngược là giặc Minh xâm lược .Muốn đem lại ấm no cho dân Đại Việt thì trước tiên phải trừ bạo giặc Minh 
3/ Khẳng định nền độc lập chủ quyền của dân tộc ( theo gợi ý của câu 3 SGK )
 Cho HS đọc đoạn 
 Như nước Đại Việt ta từ trước 
 .
 Song hào kiệt đời nào cùng có 
HS thảo luận vấn đề : 
 Để khẳng định nền độc lập của quốc gia Đại Việt tác giả đã dựa vào những yếu tố nào ? So với bài “ Sông núi nước Nam ” của Lí Thường Kiệt có yếu tố nào kế thừa ? có yếu tố nào mới ?( GV chiếu cả đoạn trích trên và bài Sông núi nước Nam để HS dễ so sánh ) lưu ý trước khi thảo luận phải cho HS đọc uốn nắn cách đọc .
 HS có thể trả lời : Để khẳng định nền độc lập của dân tộc ,Nguyễn Trãi đã dựa vào nhiều yếu tố : văn hóa ,phong tục ,địa lí , lịch sử hào kiệt .So với bài Sông núi nước Nam có những yếu tố được kế thừa : địa lí ( sông núi ) riêng ,chính trị ( vua ) riêng ,có yếu tố mới : văn hóa , phong tục , lịch sử , hào kiệt .
 Kết luận : ý thức về độc lập dân tộc đã phát triển đầy đủ toàn diện 
 Trong đoạn mở đầu này tác giả đã nêu lên nhiều thất bại của quân thù ,đó là thất bại nào ? Việc nêu lên những thất bại ấy để làm gì ?
 HS có thể trả lời : Lưu Cung thất bại , Triệu Tiết tiêu vong , Toa Đô bắt sống , Ô Mã bị giết .. Các chứng cứ này nêu lên để khẳng định : nền độc lập của Đại Việt là không thể xóa bỏ 
 Trong lướp học đương nhiên không phải tất cả Hs đều yếu mà còn có đối tượng trung bình và trung bình khá , vì thế ta cần lồng ghép một vài câu nâng cao như : Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài Nước Đại Việt ta ?
 HS chỉ cần nói được : chúng ta tự hào ( GV cần gợi ý để các em trả lời theo cảm nghĩ của mình )
4/ Tìm hiểu vài nét nghệ thuật lập luận của tác giả 
 Đối với đối tượng HS trung bình và yếu ,ta không chỉ chọn hai nét nghệ thuâth cơ bản : Sự dụng các câu văn biền ngẫu và nhiều chứng cứ tiêu biểu . Đây là hai nét nghệ thuật vừa rất cơ bản và vừa dễ nhận biết .Các giá trị nghệ thuật khác dành cho những buổi phụ đạo buổi chiều .
 Biện pháp tiến hành : chiếu trích đoạn Nước Đại Việt ta cho hs quan sát sau đó nêu câu hỏi : Cách sự dụng câu văn ở đây có đặc điểm gì giống với các một số câu văn trong bài “ Chiếu dời đô ” “ Hịch tướng Sĩ ? việc sự dụng câu văn như vậy có tác dụng gì?
 HS có thể trả lời : tác giả sự dụng câu văn biền ngẫu đã tạo nên nhịp điệu cho lời văn .Các câu văn sóng đôi như vậy cũng hàm ý đặt nước ta ngang hàng với các triều đại phng kiến phương bắc .
 Em hãy chỉ ra các chứng cứ mà tác giả đã sự dụng trong đoạn trích ?
 Hs có thể dựa vào kết quả của 3 mục đẻ trả lời 
Chứng cứ đưa ra rất tiêu biểu và phong phú . 
Hoạt động 5: Tổng kết ( theo ghi nhớ SGK ) 
Dự kiến các nội dung trên đây sẽ được tiến hành trong vòng 30 phút .Phần thời gian còn lại cho HS làm bài tập .Mục đích của phần luyện tập là vừa củng cos nội dung bài học vừa giúp HS rèn luyện kĩ năng viết .
 Hoạt động 6: Luyện tập 
Câu hỏi :Trên cơ sở so sánh với bài “ Sông núi nước Nam ”hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta ?
Cho hs làm bài tập trong vòng 10 phút , phần thời gian còn lại GV chữa bài . ( lưu ý cả nội dung và kĩ năng viết )
Về nội dung : HS chỉ cần nêu được : so với bài Sông núi nước Nam ý thức về độc lập có những yếu tố kế thừa : lãnh thổ riêng , chính trị riêng , vùa có yếu tố phát triển : văn hóa , phong tục ,lịch sử,hào kiệt .ý thức dân tộc đã phát triễn toàn diện và đầy đủ .
Về kĩ năng : Cần nhấn mạn trình bày mạch lạc ,rõ ràng ,câu văn ít lỗi chính tả .
C/ Sau khi thực hiện bài dạy trên lớp : 
 Sau khi chữa bài cho vài ab em yếu kém ,yêu cầu cả lớp về nhà làm lại bài của mình ,chú ý phải khắc phục những lỗ đã sửa ,đầu tiết học hôm sau kiểm tra lại 
 Đối với hs TB và TB khá thì yêu cầu làm câu hỏi phụ : Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản Nước Đại Việt ta ? sự tồn tại của quốc gia Đại Việt _ Việt Nam đến thế kĩ XX tiếp tục chứng minh bằng những chiến thắng nào ? 
III/ So sánh kết quả thục hiện sáng kiến kinh nghiệm 
1/ Trước khi thực hiện cách dạy mới 
Trước đây tôi quá lệ thuộc vào hệ thống câu hỏi SGK .Đồng thời cũng giống như một số anh anh chị em trẻ khác ,sợ thiếu nên cố gắng hướng học sinh tìm hiểu tất cả nội dung theo hướng dẫn chuên môn và những gì mà mình nhận thức được .Nội dung kiến thức vừa nặng vùa có những vấn đề khó nên học sinh cảm thấy ngợp ,tâm lí rất e ngại khi học môn Ngữ Văn .Và gần như chỉ có khoảng năm năm, sáu hs trong lớp theo kịp nội dung bài học .Các hs yếu khác chỉ hiểu loáng thoáng mà thôi .Thời gian dành cho việc rèn luyện kĩ năng và hướng dẫn học ở nhà là không có  Có lẽ cũng vì thế mà chất lượng cũng không lấy gì làm khả quan . kết quả khảo sát hai lớp 8avà 8b năm học 2007-2008 như sau :
 Lớp 8b 
 Lớp 8c 
Khá TB Yếu kém 
Khá TB yếu kém 
 10 % 70% 20%
3% 15% 62% 20%
2/ Sau khi áp dụng cách dạy mới 
 Quá trình áp dụng cách dạy mới tôi nhận thấy tiết học nhẹ nhàng ,học sinh hiểu bài hơn và các em thấy tự tin ,hứng thú hơn khi tiếp thu bài .HS thảo luận sôi nổi .Kĩ năng là văn của các em bước đầu cũng được cải thiện , trình bày lưu loát và mạch lạc hơn .Kết quả năm học 2008-2009 được phản ánh như sau : 
 Lớp 8b 
 Lớp 8c 
Khá 
 TB Yếu Kém 
Khá TB Yếu kém 
 	13%
 36,8% 50,2% 
13% 52,6% 26,6 % 7,8% 
 C / Kết Luận 
Để dạy bài Nước Đại Việt ta áp dụng cho đối tượng trung bình và yếu có hiệu quả cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau :
 GV chủ động nắm chắc những giạ trị nội dung và nghệ thuật của văn bản ,trên cơ sở đối chiếu những tài liệu đáng tin cậy để làm chỗ dựa cho nhận thức của mình . Tiếp cận trích đoạn Nước Đại Việt ta trên tinh thần phải nắm được nội dung của toàn bài ,nắm được một số thông tin về tác giả Nguyễn Trãi ,thể loại Cáo ,hoàn cảnh ra đời bài Bình Ngô Đại cáo .. và cảm nhận nó với tư cách là một văn bản văn chương nghệ thuật chứ không đơn thuần là một văn bản chính luận 
 Trên cở sở hiểu được khả năng nhận thức của HS mà GV chủ động hướng dẫn hs tìm hiểu một vài giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản nhất ,tiêu biểu nhất ., không nhất thiết phải dạy hết tất cả nội dung và nghệ thuật của văn bản , Bởi vì một văn bản lớn như Nước Đại Việt ta việc giúp HS trung bình và yếu cắt nghĩa và cảm nhận hết những giá trị nội dung và nghệ thuật của nó trong vòng 45 phút là quá khó .
 Ngoài giúp HS nắm được nội dung bài học thì cần dành thời gian để rèn luyện kĩ năng nói và đặc biệt là kĩ năng viết ,kĩ năng sống . 
 Những câu hỏi ở SGK và các tài liệu hướng dẫn chỉ là tài liệu tham khảo không nên quá lệ thuộc vào chúng .Nên kết hợp cả câu hỏi ở SGK và các câu hỏi của GV để HS dễ tiếp cận nội dung bài học hơn .
 Phát huy tính tự học ở nhà của HS trên cơ sở định hướng gợi mở của GV .Luôn luôn giám sát và động viên khích lệ sự tiến bộ của các em cho dù đó chỉ là sự tiến bộ rất nhỏ .
 Dành một lượng kiến thức phù hợp cho đối tượng khá .
 * *
 *
Trên đây là một cách dạy học bài Nước Đại Việt ta áp dụng cho đối tượng HS trung bình và yếu từ một tiết học cụ thể ,xin được cùng trao đổi với đồng nghiệp 
 Nghi Trung ngày 10-04 -2011
 Giáo viên 
 Trần Thị Thanh Loan 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(3).doc