Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

 Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.

 Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh thiếu niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet, điện thoại di động làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.

 Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.

 

doc 27 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 832Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MỸ HIỆP
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM
ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU
Người thực hiện: Thiệu Văn Tèo
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.
 Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh thiếu niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet, điện thoại di động làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
  Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong  những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
 Trường THCS Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Trong những năm qua, nhiều gia  đình, cha mẹ  mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc lên với với đủ loại các trò chơi như: bi A, games, chát, các hàng quán phục vụ học sinh thật phức tạpđể móc tiền học sinh. Số thanh thiếu niên đã bỏ học nhiều năm trước không có việc làm thường xuyên tụ tập, lôi kéo học sinh bỏ học tham gia hút thuốc, uống rượu, tham gia các trò chơi vô bổ, đánh nhau và nhiều tệ nạn khác, làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức, học tập của trường ngày càng tăng.
Bên cạnh đó công tác bồi dưỡng học sinh yếu hết sức cần thiết như:
 Chất lượng giáo dục của học sinh ngày một tăng lên, bên cạnh đó, hầu hết các lớp vẫn còn một vài học sinh yếu, kém, tiếp thu bài chậm gây khó khăn cho giáo viên trong khi truyền đạt kiến thức cho các em.
Việc nâng cao chất lượng học sinh, hạn chế học sinh yếu là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với mỗi giáo viên đứng lớp
 Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, là người làm công tác quản lý một trường THCS, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục đạo đức  và bồi dưỡng học sinh yếu ở  trường THCS Mỹ Hiệp” 
2. Mục đích nghiên cứu
 Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh ở trường THCS Mỹ Hiệp, Huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, đề xuất những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
 Công tác giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu ở trường THCS Mỹ Hiệp, huyện Cao lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
 Quản lý công tác giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu ở trường THCS Mỹ Hiệp, huyện cao lãnh tỉnh Đồng Tháp.
4. Giả thuyết nghiên cứu
   Việc quản lý công tác giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếuở trường THCS Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp còn có những hạn chế. Nếu thực hiện được  những biện pháp quản lý hợp lý sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng học tập cho  học sinh của nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở khoa học của quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở.
5.2. Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
5.3. Đề  xuất và lý giải biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở trường THCS Mỹ Hiệp huyện Cao Lãnh, tỉnh  Đồng Tháp.
- Người được nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh và  học sinh trường THCS Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
     Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp quan sát các hoạt động giáo dục đạo đức  của nhà trường; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thống kê, xử  lý số liệu.
8. Cấu trúc đề tài:
     Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lý giáo dục đạo đức  học sinh ở trường THCS
Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu ở trường THCS Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Chương 3. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu ở trường THCS Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ BỒI DƯỠNGHỌC SINH YẾU Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
 Ở phương Đông từ  thời cổ đại, Khổng Tử (551-479-TCN ) trong các tác phẩm: “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc Xuân Thu” rất xem trọng việc giáo dục đạo đức.
 Ở phương Tây,  nhà  triết  học Socrat  (470-399-TCN) đã cho rằng đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức.
 Aristoste (384-322-TCN) cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức. .
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức trong các nhà trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”, “Con người cần có bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính, mà nếu thiếu một đức thì không thành người”.
      Kế thừa tư tưởng của Người, có rất nhiều tác giả nước ta đã nghiên cứu về vấn đề này như: Phạm Minh Hạc, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia,  Phạm Tất Dong và nhiều tác giả khác.
1.1.3 Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2011-2012:
 1. Tiếp tục triển khai sáng tạo, có hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực". Phát huy kết quả thực hiện cuộc vận động "Hai không", đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong các trường. 
 Tăng cường các biện pháp để tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh (HS) yếu kém và HS bỏ học, tăng tỷ lệ HS khá, giỏi. Tổ chức nghiêm túc, an toàn kỳ thi thi HS giỏi cấp huyện. 
 2. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục:
 2.1. Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tiếp tục đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho HS. 
 2.2. Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.
 Tiếp tục tạo sự chuyển biến cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức rút kinh nghiệm một năm xây dựng Mô hình nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá tích cực và hiệu quả ở từng trường, toàn huyện. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên (GV), cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. 
1.2. Một số khái niệm lên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm về quản lý
 Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
1.2.1.1. Bản chất quản lý
 Đó chính là các hoạt động của chủ thể quản lý  tác động lên các đối tượng quản lý để đạt mục tiêu đã xác định.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
 Gồm 4 chức năng cơ bản: Dự báo và lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; lãnh đạo/chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá.
1.2.1.3. Các nguyên tắc quản lý
 Gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc mục tiêu; thu hút sự tham gia của tập thể; kết hợp hài hoà giữa các lợi ích; tiết kiệm và hiệu quả cao; thích ứng linh hoạt; khoa học hợp lý; phối hợp hoạt động các bên có liên quan.
1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
 Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của  hệ thống giáo dục đạt hiệu quả nhất.
1.2.3. Khái niệm về quản lý nhà trường phổ thông
 Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.
1.2.4. Khái niệm về giáo dục
 Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.
1.2.4.1. Các chức năng của giáo dục
 Gồm 3 chức năng: Chức năng  văn hoá xã hội; chức năng kinh tế - sản xuất; chức năng chính trị - xã hội
1.2.4.2. Con đường giáo dục
 Giáo dục được  thực  hiện chủ yếu qua hai con đường: Hoạt động dạy  học  trên lớp; h ... , các hoạt động ngoại khóa, , làm đồ dùng học tập, nghiên cứu khoa học...
3.2.7.3. Các bước tiến hành
 Đoàn trường xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể của từng hoạt động trong cả năm học, báo cáo với chi bộ Đảng nhà trường và Huyện đoàn để được phê duyệt thực hiện. Họp Ban chấp hành Đoàn để thống nhất kế hoạch, phân công cụ thể từng thành viên phụ trách vông việc; tổng hợp kết quả, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng, phê bình, nhắc nhở
3.2.8. Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự  rèn luyện của học sinh
3.2.8.1. Mục đích
 Biến quá trình giáo dục , học tập thành quá trình tự giáo dục để các em tự thể hiện, tự đánh, tự học tập và tự điều chỉnh trong quá trình rèn luyện..
3.2.8.2. Nội dung
 GVCN phải chọn ra được ban cán sự có năng lực, uy tín, có sức thuyết phục, có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động tập thể, hoạt động tự học, tự kiểm tra.
3.2.8.3. Các bước tiến hành
 Vận động học sinh thực hiện tốt tinh thần phê và tự phê bình để giúp bạn cùng tiến bộ. Phát động học sinh toàn trường tự giác bỏ phiếu kín phát giác những học sinh có hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm và gian lận trong học tập, thi cử nhưng chưa được phát hiện. Thực hiện đánh giá xếp loại theo đúng các tiêu chuẩn đã quy định công khai, công bằng trước tập thể học sinh hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học.
3.2.9. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh của trường
3.2.9.1. Mục đích
    Giúp cho học sinh có môi trường thuận lợi để rèn luyện nạng cao kiến thức và bồi dưỡng đạo đức. Ngăn chặn kịp thời các hành vi, thói quen, vi phạm, ảnh hưởng xấu từ bên ngoài thâm nhập vào học sinh.
3.2.9.2. Nội dung
 Thống nhất với các lực lượng giáo dục về: mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng.
3.2.9.3. Các bước tiến hành
 Mời ban đại diện hội cha mẹ học sinh tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật của nhà trường, phối hợp với địa phương, gia đình cùng giáo dục rèn luyện. Phối kết hợp với công an ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của học sinh trong và ngoài nhà trường, hàng tháng phối hợp tổ chức giáo dục lại đối với học sinh chưa ngoan, học yếu, phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu. Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè khi kết thúc năm học
3.2.10. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục , bồi dưỡng đạo đức , năng lực học tập của học sinh.
3.2.10.1. Mục đích
 Giúp cho CBQL, tổ chuyên môn, giáo viên, phụ huynh và bản thân HS thấy được những ưu điểm, nhược điểm, rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cho học sinh.
3.2.10.2. Nội dung
 Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đạo đức, học lực để HS thực hiện.
3.2.10.3. Các bước tiến hành
 Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục đạo đức, học lực cho các thành viên của nhà trường. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục. Kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt trước lớp, trước cờ hàng tuần. Tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch.
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp
 Các biện pháp trên đều có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, do vậy cần được phối kết hợp sử dụng thì mới nâng cao được chất lượng hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
 Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Mỹ Hiệp huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
 Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức và bồi dưỡng cho học sinh ở trường THCS Mỹ Hiệp, Huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp mà đề tài đã đề xuất.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
 Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với chuyên gia giáo dục, CBQL, GVCN và những giáo viên trực tiếp tham gia làm công tác giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học lực cho học sinh nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với công tác giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1: Đánh giá về tầm quan trọng và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức và bồi dưỡng cho học sinh trường THCS MỸ HIỆP
Kết quả hai mặt giáo dục học kỳ 1:
Tổng số
Học sinh
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá
T. bình
Yếu
G
K
TB
Y
Kém
769
550
192
27
0
142
295
275
53
4
Tỷ lệ
71,5
24,97
3,8
18,47
38,36
35,7
6,89
0,52
Kết quả chương trình 1+1
BẢNG PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN GIÚP ĐỠ 
HỌC SINH NĂM HỌC 2011-2012
TT
Họ và tên học sinh
Lớp
Giáo viên phụ trách
HL
HKI
HK
HKI
Ghi 
chú
1
Nguyễn Bảo Anh
6a1
Lê ngọc Thụy
TB
K
2
Đổng Thanh Nhân
6a2
Trần Kim Chi
Y
K
3
Lê Quốc Dũng
6a4
Võ thành Sáu
TB
K
4
Trần P Thanh Phong
6a4
Nguyễn Văn Trực
TB
T
5
Võ Quang Toán
6a5
Nguyễn Chí Linh
TB
T
6
Mai Quốc Bình
6a5
Nguyễn T Ngọc Tiền
Y
K
7
Võ Tấn Phát
6a5
Võ Kim Muôn
TB
K
8
Võ Phước Thạnh
6a5
Nguyễn Hồng Vinh
TB
K
9
Cao Gia Bảo
7a4
Phạm T Thúy Hằng
TB
K
10
Võ Phước Quan
7a4
Trần Thị Hiếu Hạnh
TB
K
11
Lê Minh Tiễn
8a1
Trần Thanh Tùng
TB
K
12
Võ Hoàng Phúc
8a1
Võ Thị Hường
TB
T
13
Trần Văn Thanh
8a1
Đặng TNgọc Hương
TB
K
14
Võ Trung Toán
8a1
Ngô Thị Liệu
K
T
15
Đinh Tấn Tài
8a2
Nguyễn Văn Hâu
Y
TB
16
Nguyễn Q Phú Quý
8a2
Lâm Văn Tài
TB
K
17
Nguyễn Văn Út
7a3
Hà Ngọc Dũng
BH
18
Lê Hoàng Quốc Việt
7a3
Võ Thanh Hải
TB
K
19
Võ Đông Huy
8a3
Huỳnh Thanh Tâm
Kém
TB
20
Nguyễn Tấn Khương
8a3
Nguyễn Văn Nhuận
Kém
TB
21
Nguyễn Thành Nam
9a4
Ngô Thị Ngọc Tú
Y
TB
22
Nguyễn Văn Lộc
9a4
Lê Hoàng Tấn
TB
K
23
Trần Tuấn Kiệt
9a3
Nguyễn T Tuyết Lan
TB
TB
24
Trần Khánh Duy
9a3
Nguyễn Hoàng Định
TB
TB
25
Phạm Minh Phước
9a4
Lê Hoàng Bảy
Y
K
26
Nguyễn Đ Hoàng Vinh
9a5
Trần Văn Cường
Y
TB
27
Nguyễn Hoàng Huynh
9a5
Nguyễn Trọng Nhân
TB
TB
28
Nguyễn Văn Dương
9a5
Nguyễn Phước An
Y
TB
29
Nguyễn Hữu Trọng
9a1
Võ Hồng Thắm
TB
TB
30
Nguyễn Trọng Hữu
9a4
Nguyễn Tồn Hiếu
Y
TB
31
Võ Thị Thanh Thảo
7a3
Trần Ngươn Siêu
K
K
32
Nguyễn Chí Linh
7a1
Đoàn Thị Mỹ Linh
Y
K
33
Trần Đức Phong
7a2
Bùi Thị Năm
TB
K
34
Đỗ Văn Út
9a1
Ngô Thị Ngọc Ly
Kém
TB
35
Nguyễn Đỗ Tâm
7a2
Nguyễn Văn Mười
TB
K
36
Nguyễn Thế Vĩ
7a2
Võ Thị Thoa
Y
K
37
Bùi Hồng Phúc
7a2
Thiệu Văn Tèo
TB
K
38
Trần Đức Phong
7a2
Bùi Thị Năm
TB
K
39
Bạch TrTrường Giang
8a4
Đinh Tấn Dũng
TB
TB
HL: 7 yếu tỷ lệ 17,9%
HK: 13TB tỷ lệ 33% 
Sau khi tổng hợp các kết quả trên cho thấy về cơ bản các biện pháp mà chúng tôi đề xuất  đều đã được trên 65%. Như vậy chúng ta cần thực hiện thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả cao
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn chúng tôi rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:
1.1. Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, đặc biệt là ở huyện Cao lãnh vấn đề giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu là công việc quan trọng luôn được quan tâm và nghiêm túc thực hiện, mục tiêu của trường THCS Mỹ Hiệp là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Do đó, công tác quản lý giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường đề ra.
1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức và bồi dưỡng cho học sinh trường THCS Mỹ Hiệp huyện Cao Lãnh cho thấy: Đại đa số học sinh nhà trường có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ năm học mà nhà trường đề ra, do đó còn thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế  như: nghỉ học, cúp tiết, đánh nhau, không chép bài, không trung thực trong kiểm tra, ,CBQL, giáo viên nhà trường đã có nhận thức khá cao về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức và bồi dưỡng kiến thức nâng dần chất lượng cho học sinh, đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức và bồi dưỡng cho học sinh của nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng ở trên chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh ở trường THCS Mỹ Hiệp. Các biện pháp đã được tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi. Kết quả đa số cho rằng các biện pháp chúng tôi đề xuất đều có tính khả thi và cần thiết.
2. Kiến nghị
2.2. Đối với  Phòng Giáo dục & Đào tạo
- Chỉ đạo các trường cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu . Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng vận dụng bài học vào giáo dục và bồi dưỡng đạo đức. Đối với GVCN cần bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch hoạt động chủ nhiệm
2.3. Đối với nhà trường
- Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đối với công tác giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học lực cho học sinh.
- Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục cho học sinh, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyện một cách tích cực.
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức và bồi dưỡng cho học sinh phải đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời.
 V/ NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN :
 Tổ trưởng
 Xác nhận của Hiệu Trưởng	 Chủ đề tài ký tên
 Thiệu Văn Tèo
 Nhận xét của PGD
Mục lục
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4. giả thuyết nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc đề tài
 Chương 1: Cơ sở lý luận
 Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức và bồi dưỡng học sinh yếu
 Chương 3: Biện pháp giáo dục và bồi dưỡng học sinh yếu
9 Kết luận và khuyến nghị
DANH MỤC VIẾT TẮT
THCS
ĐTN
GVCN
CBQL
TPTĐ
SGD
QG
ĐH- CĐ
THPT
HSG
GV

Tài liệu đính kèm:

  • docBIEN PHAP GIAO DUC DAO DUC VA BOI DUONG HOC SINHYEU.doc