Phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học toán 7

Phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học toán 7

Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng và thực hiện các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống xã hội và trong thế giới khách quan là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm. Vấn đề trên không nằm ngoài mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn lịch sử hiện nay.

 Trong tập hợp các môn nằm trong chương trình của giáo dục phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng, môn toán là một môn khoa học quan trọng, nó là cầu nối các ngành khoa học với nhau đồng thời nó có tính thực tiễn rất cao trong cuộc sống xã hội và với mỗi cá nhân.

Đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Muốn làm được điều đó người thầy giáo phải nghiên cứu khoa học giáo dục.

 Nghiên cứu khoa học là con đường tốt nhất để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và pháp triển năng lực sư phạm của người làm công tác giáo dục. Không những thế nghiên cứu khoa học còn góp phần xây dựng một nền giáo dục phát triển toàn diện cho đất nước. Như vậy, nghiên cứu khoa học giáo dục là một vấn đề rất quan trọng góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục.

 

doc 27 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1920Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học toán 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	I. Phần mở đầu
 I.1. Lý do chọn đề tài
	Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng và thực hiện các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống xã hội và trong thế giới khách quan là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm. Vấn đề trên không nằm ngoài mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn lịch sử hiện nay.
	Trong tập hợp các môn nằm trong chương trình của giáo dục phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng, môn toán là một môn khoa học quan trọng, nó là cầu nối các ngành khoa học với nhau đồng thời nó có tính thực tiễn rất cao trong cuộc sống xã hội và với mỗi cá nhân. 
Đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Muốn làm được điều đó người thầy giáo phải nghiên cứu khoa học giáo dục.
	Nghiên cứu khoa học là con đường tốt nhất để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và pháp triển năng lực sư phạm của người làm công tác giáo dục. Không những thế nghiên cứu khoa học còn góp phần xây dựng một nền giáo dục phát triển toàn diện cho đất nước. Như vậy, nghiên cứu khoa học giáo dục là một vấn đề rất quan trọng góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học giáo dục và nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục cùng với năng lực và điều kiện của bản thân cũng như để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học toán 7”.
I.2. Mục tiêu nghiên cứu
	I.2.1.Mục tiêu nghiên cứu
	- Cung cấp cho học sinh những kiến thức về các biểu thức đại số, về tập số hữu tỷ, số vô tỷ, tập hợp số thực, các phép tính về lỹ thừa, các trường hợp bằnh nhau của tam giác thường, tam giác vuông...... Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp toán học: dự đoán và chứng minh, phân tích tổng hợp...
	- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng : tính toán và sử dụng máy tính bỏ túi; thực hiện các phép biến đổi và tính giá trị các biểu thức , biết tìm x, vẽ hình, đo đạc, ước lượng. Bước đầu hình thành khả năng vận dụng kiến thức toán học vào đời sống và các môn học khác.
	- Rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp lôgíc , khả năng quan sát , dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian. Rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất của tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo. Bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt chính xác và sáng sủa ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác. Góp phần hình thành các phẩm chất khoa học cần thiết của người lao động mới
	I.2.2. Thực trạng kiến thức
	- Kiến thức toán trong chương trình toán 7 là cầu nối kiến thức toán 6 và là nền móng vững chắc cho việc tiếp thu kiến thức toán 8, 9. Thực tế giảng dạy cho thấy kiến thức toán 7 tương đối khó và lượng kiến thức nhiều so với khả năng tiếp thu của học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc. Học sinh chậm tiếp thu, thời gian tự học ở nhà hạn hẹp do phải làm thêm công việc giúp đỡ gia đình, do mất nhiều thời gian đi lại, ít có điếu kiện về phương tiện học tập, do hổng kiến thức từ lớp dưới....Vì thế học sinh cho rằng học toán thật khó, một giờ học toán thật dài , điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục
I.2.3. Phương pháp của người dạy:
	Để giờ học toán trở nên nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh người giảng dạy cần kế thừa, phát triển, khai thác những mặt tích cực trong phương pháp dạy học truyền thống đồng thời áp dụng phương pháp dạy học hiện đại thích hợp. Mà ở đó học sinh được học tập cá nhân là chính (tự học) kết hợp làm việc theo nhóm nhỏ (học tập hợp tác) dưới sự điều khiển của giáo viên. Thầy giáo tổ chức tình huống có vấn đề, hướng dẫn học sinh hoạt động theo trình độ nhận thức của họ, làm trọng tài trong thảo luận, tranh luận, chốt lại vấn đề và khẳng định kiến thức. Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn toán để từng bước năng cao chất lượng giảng dạy.
I.3. Thời gian và địa điểm
	-Thời gian thực hiện trong năm học 2009- 2010
	- Địa điểm Trường TH & THCS Đồng Lâm
I.4. Đóng góp về mặt lý luận và mặt thực tiễn 
 	I.4.1. Về mặt lý luận
Xuất phát từ mục đích của nền giáo dục Việt Nam là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng nước nhà trong thời đại mới ở thế kỷ XXI, giáo dục đã có những bước đổi mới tích cực không chỉ về nội dung mà cả về phương pháp ở tất cả các bậc học, các môn học.
Thực chất của việc dạy học là dạy tư duy cho học sinh nhằm phát triển năng lực trí tuệ cho người học. Môn Toán học là một trong những môn học ưu việt giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, đồng thời, nó còn là công cụ để nghiên cứu các ngành khoa học khác. Học tốt môn Toán học sẽ giúp người học có khả năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc có khoa học, tạo cho học sinh có một niềm tin vào các kiến thức khoa học, thúc đẩy ở các em lòng say mê, nhiệt tình trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, giúp các em có ý thức về tầm quan trọng của tri thức khoa học và đem phục vụ cho đời sống.
Chính vì vậy, phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học môn Toán nói riêng trong các môn học ở bậc THCS là vô cùng cần thiết.
I.4.2.Về mặt thực tiễn
Đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như một đòi hỏi thường xuyên, liên tục đối với ngành giáo dục nói chung và giáo viên dạy môn Toán nói riêng. Mỗi giáo viên cần nắm vững định hướng của việc đổi mới phương pháp dạy học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tự chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã thu được. 
Song thực tế cho thấy việc vận dụng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều lúng túng, máy móc thậm chí sai lệch (xem nhẹ vai trò của người thầy, bác bỏ các phương pháp dạy học truyền thống). Vì vậy ngành giáo dục đã kịp thời tiến hành đổi mới phương pháp dạy học trên 3 nội dung lớn:
- Đổi mới hoạt động của giáo viên.
- Đổi mới khâu tổ chức và phương tiện dạy học.
- Đổi mới cách thức hoạt động học tập của học sinh.
Từ dạy học theo kiểu thông báo, giải thích, minh hoạ sang dạy học tích cực giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức. Giáo viên trở thành người thiết kế tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian mới có thể thực hiện tốt bài lên lớp với vai trò làm người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Riêng đối với bộ môn Toán để thực hiện tốt vai trò trên là một điều không đơn giản. Cái khó với người giáo viên dạy Toán là khả năng phân tích, diễn giải giúp học sinh hiểu được một cách rõ ràng, nắm được một cách chắc chắn những gì mà thầy cô muốn truyền đạt. Và một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện tốt vai trò trên là người giáo viên cần xây dựng được một hệ thống câu hỏi cụ thể, lôgic, khoa học phù hợp với đối tượng học sinh. Học sinh lĩnh hội kiến thức toán trong giờ lý thuyết , giờ luyện tập hay giờ ôn tập một cách nhẹ nhàng thoải mái. Giúp học sinh tái hiện lại kiến thức cũ, tự tìm ra kiến thức mới cho mình. Không còn tâm lý học toán thật khó.
II. phần nội dung
II.1. Chương I: tổng quan
	Hệ thống câu hỏi đóng vai trò quyết định đến kết quả giờ dạy, chính vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần có sự đầu tư về thời gian, suy nghĩ cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi. Hệ thống câu hỏi phải được chọn lọc phục vụ cho việc thực hiện phương pháp dạy học đổi mới. Hệ thống câu hỏi cần phải phù hợp với đối tượng học sinh vùng miền, không quá khó nhưng cũng không nên quá dễ, các câu hỏi cần được chẻ nhỏ nhưng vẫn có những câu hỏi khó hơn một chút so với trình độ hiện tại của học sinh, kích thích học sinh tìm tòi suy nghĩ và khám phá kiến thức. 
	Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có nhu cầu ham hiểu biết hay mức độ tư duy giống nhau. Vì thế, hệ thống câu hỏi cần sử dụng câu hỏi một cách hợp lý, linh hoạt đối với từng tiết dạy cũng như từng đối tượng học sinh. Đối với giờ luyện tập, hệ thống câu hỏi thường được ra dưới dạng bài tập, phải đi từ dễ đến khó, có sự gợi ý đúng lúc, chú ý khai thác từ những bài tập có sẵn trong sách giáo khoa để đi đến những bài toán tương tự, tổng quát, tránh biến giờ luyện tập thành giờ chữa bài tập. Đối với bài lý thuyết giáo viên ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt từ kiến thức đã có gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề, giúp cho bài học sau đạt kết quả cao hơn. Giáo viên cần nâng cao chất lượng câu hỏi trong bài soạn, tránh những câu hỏi dài dòng, chung chung, sử dụng triệt để những câu hỏi trong sách giáo khoa (?1, ?2,). Cần ý thức sâu sắc rằng: giờ lí thuyết là giờ mà học sinh phải là người hoạt động tích cực để tự phát hiện và tìm ra kiến thức mới dưới sự dẫn dắt của giáo viên chứ không phải đơn thuần giáo viên thông báo, giải thích, áp đặt kiến thức cho học sinh.
	Biết phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, sử dụng linh hoạt các loại câu hỏi cho một tiết dạy sẽ làm cho hiệu quả của giờ học cao hơn. Với học sinh đại trà phổ biến vẫn là hệ thống câu hỏi có yêu cầu thấp. Nhưng không vì thế mà thiếu đi những câu hỏi nâng cao, bởi sự có mặt đúng lúc của loại câu hỏi này sẽ làm cho giờ học thêm sinh động, học sinh sẽ tìm thấy niềm vui khi tự mình giải được một bài toán khó, phát hiện ra một kiến thức mới hay được cùng làm việc với các bạn, với thầy cô. Ngược lại, nếu quá nhiều câu hỏi nâng cao, "hóc búa" sẽ làm cho giờ học trở nên quá sức, khô khan, buồn tẻ với học sinh.
II.2. Chương II: Nội dung nghiên cứu
 II.2.1 Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu là phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học toán 7
 II.2.2 Mục đích nghiên cứu
	Các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên nhất là môn toán khó đối với học sinh trung bình, yếu thậm chí cả học sinh khá. Từ thực trạng trên mục đích của đề tài này là người làm công tác giảng dạy trực tiếp phải tìm ra nguyên nhân khắc phục, từ đó nâng cao chất lượng giáp dục đại trà , pháp huy được trí tưởng tượng , óc sáng tạo của học sinh; làm cho học sinh yêu thích học toán hơn, giảm tỉ lệ học sinh yếu, hoàn thành chỉ tiêu đăng ký cá nhân và góp phần h ... nhưng lại phải liờn quan đến AC, AB?
+ lỳc này yờu cầu học sinh phải suy nghĩ.... ( tạo ra đoạn thẳng bằng 2AM). Khi tạo được đoạn 2AM đó nảy sinh tam giỏc ACD và ta dễ dàng chứng minh được: 
Bài giải
Cỏch 1:
 Trờn tia đối của tia MA lấy D sao cho
 AM = MD hay AD = 2AM 
 rACD cú: AC + DC > AD = 2AM (1) 
 ( theo bất đẳng thức trong tam giỏc )
 Xột rAMB, rMCD cú : AM = MD ( theo cỏch lấy)
 BM = MC ( AM là trung điểm của BC)
 ( do đối đỉnh)
Suy ra: rAMB = rDMC ( c- g- c)
ịAB = DC (2) ( 2 cạnh tương ứng)
Từ (1), (2) cú AB + AC > 2AM.
Cỏch 2: 
Giả sử AB + AC 2AM , trờn tia đối của tia MA lấy D sao cho AM = AD hay AD = 2 AM . Ta dễ chứng minh được rAMB = rDMC ( c- g- c)
 ịAB = DC (2) ( 2 cạnh tương ứng)
 ị DC + AC 2AM = AD , vụ lý. Vậy AB + AC 2AM là sai
 ị AB + AC > 2AM.
Vớ dụ 7: Bài luyện tập “bất đẳng thức trong tam giỏc và quy tắc cỏc điểm”
Cho hai điểm A, B nằm về hai phớa của đường thẳng d, tỡm điểm C d sao cho tổng AB + CB nhỏ nhất. 
- Cõu hỏi phõn tớch và khai thỏc kiến thức
+ Học sinh vẽ hỡnh minh họa, 1 học sinh lờn bảng vẽ hỡnh, đa số cỏc em vẽ hỡnh như trường hợp 1, giỏo viờn đặt cõu hỏi:
 	? Với hỡnh vẽ này cú nhận xột gỡ về 3 điểm A,B,C ( A,B,C khụng thẳng hàng)
 ? cú nhận xột gỡ về độ dài AB + BC ( AB + BC >AB)
? C di chuyển trờn d, vậy vị trớ điểm C cũn cú trường hợp như thế nào đối với A, B (A, B, C thẳng hàng )
+ HS vẽ hỡnh trường hợp 2, lỳc này cỏc em đó hiểu cỏch trỡnh bày bài toỏn 
Bài giải:
* Trường hợp 1: A,B,C khụng thẳng hàng ( cú vụ số điểm C ẻd ) 
Thỡ AC + CB > AB ( theo bất đẳng thức tam giỏc) 
* Trường hợp 2: A, B, C thẳng hàng
Thỡ AC + CB = AB mà AB khụng đổi 
suy ra cú duy nhất điểm C là giao của 	
AB và d thỏa món: AC + BC nhỏ nhất. 
I.3. Chương III: 
Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
 	II.3.1. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp giảng dạy toán: nêu vấn đề, tổng hợp, phân tích, suy diễn, thực nghiệm, trực quan.
- Nghiên cứu thảo luận, kiểm tra, phát hiện, giải quyết vấn đề.
- Sử dụng lý luận về đổi mới giảng dạy toán ở trường THCS .
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa toán 7 
- Dự thảo nội dung nghiên cứu.
- Xây dựng đề cương nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát thực tiễn, phương pháp thực nghiệm. Đặc biệt qua việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, qua việc trao đổi học hỏi bạn bè đồng nghiệp về những vấn đề nổi bật trong đề tài mình nghiên cứu, những sai lầm thường mắc của học sinh khi giải toán.
 	II.3.2. Kết quả nghiên cứu:
 II.3.2.1. Về phía học sinh:
	- Hệ thống câu hỏi đa dạng, phong phú, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh tiếp cận với cách tìm tòi, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tự nhiên, giúp cho việc khai thác lý thuyết cũng như bài tập trở nên sâu sắc, làm cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn, gây được hứng thú học tập và nâng cao khả năng tư duy của học sinh, góp phần làm giàu tính nhân văn trong dạy học.
	- Hệ thống câu hỏi đưa ra đúng lúc, đúng đối tượng, dưới hình thức phong phú, sinh động đã giúp giáo viên phát huy được tính tích cực của học sinh, dễ dàng tổ chức các hoạt động của học sinh (nhóm, cá nhân), từ đó thu hút được học sinh tham gia vào việc khám phá và lĩnh hội kiến thức.
	- Học sinh tiếp thu kiến thức theo hệ thống, sâu sắc. Các em đã dần hình thành cho mình phương pháp học tập, làm việc khoa học, rèn luyện được các phẩm chất đạo đức, các kỹ năng tư duy, niềm say mê, yêu thích bộ môn.
	 II.3.2.2. Về phía giáo viên: 
- Thông qua hệ thống câu hỏi giáo viên dễ dàng đánh giá, phân loại được đối tượng học sinh. Dựa vào đó giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh nhằm củng cố được kiến thức cho học sinh yếu, kém, đồng thời bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho học sinh khá, giỏi.
- Giúp cho mỗi giáo viên luôn tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, mở rộng kiến thức, học hỏi đồng nghiệp, gần gũi tìm hiểu năng lực, tâm lý học tập của học sinh. 
- Hình thành ở giáo viên phương pháp làm việc rõ dàng, chính xác khoa học. 
	Sau một thời gian áp dụng đề tài, qua thực tế các giờ dạy, tôi thấy đề tài bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khả quan. Học sinh yêu thích bộ môn Toán hơn, đồng thời kích thích trí tò mò tìm hiểu khoa học của học sinh, các em tích cực chủ động trong việc lĩnh hội các kiến thức Toán học. Chất lượng của giờ dạy được nâng cao. Đặc biệt nó được thể hiện ở kết quả học tập của các em, cụ thể như sau:
Thời gian
Số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
KS đầu năm
18
0
0
2
11,1
10
55,5
4
22,2
2
11,1
KQ cuối năm
18
1
5,6
7
38,9
10
55,5
0
0
0
0
III. Những kiến nghị
* Đối với Phòng giáo dục và ban giám hiệu nhà trường
- Tạo điều kiện cho giáo viên được đi tham quan, học tập một số tiết dạy điển hình ở những trường trong và ngoài huyện.
- Có phòng học nghe nhìn riêng để học sinh và giáo viên có điều kiện thuận lợi cho việc soạn giảng giáo án điện tử.
- Thư viện nhà trường có nhiều đầu sách tham khảo nói chung và bộ môn toán nói riêng để cho giáo viên có tài liệu tham khảo kịp thời.
	* Đối với các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường lớp.
Dạy học là một công việc sáng tạo, luôn đòi hỏi sự đổi mới không ngừng. Đó là cách vận dụng các phương pháp, các phương tiện dạy học trong một bài học sao cho khéo léo, hợp lý, lôgíc để đạt hiệu quả cao nhất. Và đó chính là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi một giáo viên đứng lớp.
Trên đây là nội dung đề tài của tôi với thực tế giảng dạy của mình và những kết quả đạt được chỉ là một nội dung công việc hết sức nhỏ bé. Tôi tha thiết kính mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình công tác, giảng dạy để tôi không ngừng phấn đấu vươn lên có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn phục vụ sự nghiệp giáo dục.
Thay cho lời kết : Một giáo viên phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi đòi hỏi người thầy phải thực sự ''nhuần nhuyễn về nội dung, tinh thông về phương pháp'' luôn đổi mới phương pháp sao cho phù hợp với giáo dục hiện nay, lấy chất lượng học sinh thực tế để chứng minh công việc của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn!
	 Hoành Bồ, ngày 10 tháng 5 năm 2010 
	 Người viết 
 Đỗ Thị Nhung
IV. tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa toán 7 (Nhà xuất bản giáo dục ) 
- Sách bài tập toán 7 (Nhà xuất bản giáo dục )
- Nâng cao và chuyên đề toán 7 (Nhà xuất bản giáo dục)
- Nâng cao và phát triển toán 7 (Nhà xuất bản giáo dục)
- Tài liệu về toán học tuổi trẻ ( Nhà xuất bản trẻ)
- Phần mềm vẽ hình GSP.
- Phần mền vẽ hình cabri2D tiếng việt
- Thiết kế bài soạn (ĐHSP Hà Nội)
- Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn toán lớp 7
- Phương pháp dạy học môn toán - tập 1,2
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS 
Phụ lục
I. Phần mở đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
I.2.Mục đớch nghiên cứu
I.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận – thực tiễn.
	I.4.1. Cơ sở lí luận 
 	I.4.2. Cơ sở thực tiễn.
II. Phần nội dung
II.1. Chương I: Tổng quan
II.2. Chương II: Nội dung nghiên cứu
II.3. Chương III: Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu.
III. Kết luận – Kiến nghị. 	 
IV. Tài liệu tham khảo, mục lục 
 V. Đánh giá của HĐKH cấp trường
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đánh giá của Hội đồng cấp PGD - ĐT
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN. Nhung 09-10.doc