Phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học

Phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách “Phương pháp giáo dục Giá trị sống và Kỹ năng sống cho học sinh trung học” được các tác giả biên soạn giúp Giáo viên trung học trong việc tổ chức thực hiện giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống trong nhà trường. Giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức các giờ dạy hay hoạt động giáo dục giá trị và kỹ năng sống một cách riêng biệt hoặc lồng ghép trong dạy học các môn học mà giáo viên đảm nhận.

Cuốn sách được viết lồng ghép giữa giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, trong đó giáo dục giá trị sống luôn là nền tảng và kỹ năng sống là công cụ và phương tiện để tiếp nhận và thể hiện giá trị sống. Chính vì vậy, khi giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục nếu trọng tâm nghiêng về Giá trị sống thì cần chỉ ra những kỹ năng sống nào cần hình thành và nếu hoạt động trọng tâm nghiêng về kỹ năng sống thì cần chỉ ra giá trị sống nào làm nền tảng cơ bản cho kỹ năng đó.

Để hoàn thành cuốn sách này, nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực, những tác giả với nhiều tài liệu bổ ích và nguồn tài liệu, hình ảnh phong phú trên mạng xã hội – nguồn lực vô cùng quan trọng đã được minh họa, tham khảo và biên soạn. Cuốn sách này chưa thể đáp ứng đầy đủ những mong mỏi của người sử dụng, nhóm tác giả trân trọng những đóng góp của độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn.

 

doc 116 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3449Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Nội – 2012
NHÓM TÁC GIẢ
GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa
TS. Đặng Hoàng Minh
ThS. Trần Văn Tính
ThS.Vũ Phương Liên
MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU
PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN đỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN TRONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG
A. GIÁ TRỊ SỐNG
I. GIÁ TRỊ, VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC
1. Thế nào là giá trị, hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị?
2. Mối quan hệ giữa giá trị với văn hóa và bản sắc
II. GIÁ TRỊ SỐNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ SỐNG
1. Giá trị sống (hay giá trị cuộc sống)
2. Định hướng giá trị sống
III. GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ GIÁ TRỊ NHÂN LOẠI
1. Các giá trị truyền thống
2. Các giá trị sống phổ quát của nhân loại
B. KỸ NĂNG SỐNG
I. MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG 
1. Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng
2. Kỹ năng sống và kỹ năng xã hội
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
1. Kết quả nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống
2. Các loại mục tiêu kỹ năng sống hướng tới
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG
1. Giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống
2. Kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH 
A. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS
I. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MẶT SINH LÝ VÀ XÃ HỘI
1. Những thay đổi về mặt sinh lý – giai đoạn tuổi dậy thì
2. Sự thay đổi về mặt xã hội
II. SỰ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Hình thành kiểu quan hệ mới của học sinh THCS
2. Hoạt động giao lưu tâm tình bè bạn
3. Đặc điểm tình cảm của học sinh THCS
III. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS
2. Sự phát triển hứng thú, động cơ và thái độ học tập của học sinh THCS
3. Đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh THCS
IV. TỰ Ý THỨC
1. Sự hình thành tự ý thức của học sinh THCS
2. Ý thức đạo đức của học sinh THCS
B. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM SNH LÝ CỦA HỌC SINH THPT
I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA HỌC SINH THPT 
1. Đặc điểm phát triển thể lực của học sinh THPT
2. Nảy sinh cảm nhận về “tính chất người lớn” của bản thân
3. Sự phát triển tự ý thức
4. Sự hình thành thế giới quan
II. ĐẶC ĐIỂM HỌC TẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
1. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THPT
2. Sự phát triển tâm lý dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập
3. Ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai
III. SỰ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM CỦA HỌC SINH THPT 
1. Sự phát triển đời sống tình cảm
2. Sự phát triển các loại tình cảm
3. Sự phát triển tình bạn, tình yêu
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
I. CÁC CÁCH TIẾP CẬN TRONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
1. Hình thành định hướng giá trị sống
2. Đồng nhất hóa các giá trị sống
3. Hình thành thói quen hành vi đạo đức
4. Quan điểm và chiến lược hình thành thái độ và giá trị của Klausmeier & Goodwin
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY CÁC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG?
1. Phương pháp mô hình mẫu
2. Phương pháp thuyết trình kết hợp với các phương pháp khác
3. Phương pháp động não
4. Phương pháp nghiên cứu tình huống
5. Phương pháp trò chơi
6. Phương pháp hoạt động nhóm
7. Phương pháp đóng vai
8. Phương pháp tưởng tượng/nội suy
9. Phương pháp bản đồ tư duy, sơ đồ hóa, mô hình hóa
10. Phương pháp trải nghiệm/thực hành
III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG
1. Xây dựng bầu không khí tâm lý thân thiện, gần gũi và cởi mở
2. Các hoạt động nhận diện giá trị sống và kỹ năng sống
3. Tổ chức thảo luận, chia sẻ các giá trị
4. Tổ chức hoạt động để học sinh thể hiện hiểu biết và cảm nhận về giá trị và kỹ năng sống một cách sáng tạo
5. Tổ chức các hoạt động thực tiễn
IV. GỢI Ý VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG
PHẦN 4: HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 
CHỦ ĐỀ 1: KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC GIÁ TRỊ CỦA BẢN THÂN
CHỦ ĐỀ 2: HÌNH THÀNH SỰ TỰ TRỌNG
CHỦ ĐỀ 3: KỸ NĂNG ĐỒNG CẢM
CHỦ ĐỀ 4: KỸ NĂNG KIÊN CƯỜNG
CHỦ ĐỀ 5: KỸ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN
CHỦ ĐỀ 6: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
CHỦ ĐỀ 7: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
CHỦ ĐỀ 8: KỸ NĂNG KIÊN ĐỊNH
CHỦ ĐỀ 9: KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS
CHỦ ĐỀ 10: KỸ NĂNG HỢP TÁC
CHỦ ĐỀ 11: KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG/ THUYẾT PHỤC
CHỦ ĐỀ 12: KỸ NĂNG THIẾT LẬP VÀ THỰC HIỆN MỤC TIÊU
CHỦ ĐỀ 13: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
CHỦ ĐỀ 14: KỸ NĂNG HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
PHẦN 5: TRÒ CHƠI, THƠ CA, THÔNG TIN HƯỚNG NGHIỆP SỬ DỤNG TRONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ & KỸ NĂNG SỐNG
A. MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG
B. GIÁ TRỊ SỐNG THỂ HIỆN TRONG THƠ CA VIỆT NAM
C. PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CẦN CHUẨN BỊ CHO NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách “Phương pháp giáo dục Giá trị sống và Kỹ năng sống cho học sinh trung học” được các tác giả biên soạn giúp Giáo viên trung học trong việc tổ chức thực hiện giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống trong nhà trường. Giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức các giờ dạy hay hoạt động giáo dục giá trị và kỹ năng sống một cách riêng biệt hoặc lồng ghép trong dạy học các môn học mà giáo viên đảm nhận.
Cuốn sách được viết lồng ghép giữa giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, trong đó giáo dục giá trị sống luôn là nền tảng và kỹ năng sống là công cụ và phương tiện để tiếp nhận và thể hiện giá trị sống. Chính vì vậy, khi giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục nếu trọng tâm nghiêng về Giá trị sống thì cần chỉ ra những kỹ năng sống nào cần hình thành và nếu hoạt động trọng tâm nghiêng về kỹ năng sống thì cần chỉ ra giá trị sống nào làm nền tảng cơ bản cho kỹ năng đó.
Để hoàn thành cuốn sách này, nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực, những tác giả với nhiều tài liệu bổ ích và nguồn tài liệu, hình ảnh phong phú trên mạng xã hội – nguồn lực vô cùng quan trọng đã được minh họa, tham khảo và biên soạn. Cuốn sách này chưa thể đáp ứng đầy đủ những mong mỏi của người sử dụng, nhóm tác giả trân trọng những đóng góp của độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Thay mặt nhóm tác giả
PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa
PHẦN 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ 
LÝ LUẬN CƠ BẢN
TRONG GIÁO DỤC 
GIÁ TRỊ SỐNG
VÀ KỸ NĂNG SỐNG
A. GIÁ TRỊ SỐNG
I. GIÁ TRỊ, VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC
1. Thế nào là giá trị, hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị?
a. Giá trị
Giá trị là khái niệm còn nhiều tranh cãi. Đã có nhiều quan điểm đưa ra khi nói về giá trị. Việc lý giải sự thống nhất và đa dạng của thế giới giá trị phụ thuộc vào cách tiếp cận của chúng ta.
 	Dưới góc độ Xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điều kiện kinh tế xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giá trị nhất định của một xã hội. 
Dưới góc độ Tâm lý học, khái niệm giá trị được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu hành vi, hoạt động của con người và dự báo sự phát triển của nhân cách. Theo quan điểm này, thế giới chủ quan của con người được xem xét như nguồn gốc của giá trị. Những mục đích của cá nhân, những cảm xúc riêng tư, ý chí và những nhu cầu, hay những định hướng của cá nhân hình thành trong xã hội đã được qui chiếu bởi những giá trị nào đó. Còn chính giá trị lại được hiểu như bất kỳ một vật nào đó có ý nghĩa, có giá trị đối với con người. Trong công trình "Về tâm lý học tồn tại' của A.Maslow đã được xuất bản ở Mỹ vào năm 1968, ông cho rằng tồn tại ba mức độ giá trị: 
Thứ nhất - đó là mức độ chung cho toàn thể mọi người. 
Thứ hai, mức độ giá trị của một nhóm người nhất định. 
Thứ ba, mức độ giá trị của các cá thể đặc thù. 
Như vậy, giá trị là tình huống chọn lựa được nảy sinh từ nhu cầu và đôi khi còn được đồng nhất với nhu cầu. Các nhu cầu hay các giá trị lại được gắn bó chặt chẽ với nhau có thứ tự và tiến triển. Giá trị là các khách thể vật chất hay tinh thần có khả năng thoả mãn những nhu cầu nào đó của con người, giai cấp, xã hội và đáp ứng những mục đích và lợi ích của họ. 
	Theo Kinh tế học, khái niệm giá trị luôn gắn liền với hàng hóa, giá cả và sản xuất hàng hóa. Phía sau nó là sức lao động, giá trị lao động của con người làm ra hàng hóa. Giá trị sức mạnh của vật chất này khống chế những vật chất khác khi trao đổi. Để bộc lộ giá trị, vật phẩm phải có ích lợi, nghĩa là có khả năng thỏa mãn nhu cầu, lòng ham muốn của con người. Do vậy mà khi phân tích, “giá trị” là vị trí tương đối của hàng hóa trong trật tự ưu tiên, vị trí của nó ngày càng cao thì giá trị của nó ngày càng lớn.
 	Dưới góc độ Triết học, có nhiều quan điểm khác nhau về giá trị. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi xem xét theo quan điểm Macxit, giá trị được coi là những hiện tượng xã hội đặc thù, mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của con người. Giá trị là sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan.
	Giá trị trong Đạo đức học luôn gắn liến với những khái niệm trung tâm như: cái thiện, cái ác, công bằng, bình đẳng, bác ái bởi vì khái niệm giá trị thuộc phạm vi đời sống đạo đức của con người, các quan hệ xã hội và quá trình hình thành các chuẩn mực, quy tắc đạo đức của xã hội.
	Tóm lại, khái niệm giá trị đều có các đặc điểm như sau:
Mức độ của một vật đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn được khát vọng của con người, là cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối quan hệ với sự vật đó.
Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, với phí tổn cần thiết để tạo ra cái lợi đó.
Mang tính khách quan – nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Được hiểu theo hai góc độ: vật chất và tinh thần. Giá trị vật chất là giá trị đo được bằng tiền bạc dưới góc độ kinh tế, còn giá trị tinh thần tạo cho con người khoái cảm, hứng thú và sảng khoái.
Mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật mang giá trị.
Là một phạm trù lịch sử vì giá trị thay đổi theo thời gian, theo sự biến động của xã hội, phụ thuộc vào tính dân tộc, tôn giáo và cộng đồng.
b. Hệ giá trị
Hệ giá trị (hay còn gọi là hệ thống giá trị) là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định, thành một tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá của con người theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị. Các hệ giá trị có vị trí độc lập tương đối và tương tác với nhau theo những thứ bậc phù hợp với quá trình thực hiện các chức năng xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể. Do vậy, hệ thống giá trị luôn mang tính lịch sử xã hội và chịu sự chế ước bởi lịch sử - xã hội. Trong hệ thống giá trị có chứa đựng các nhân tố của quá khứ, của hiện tại và có thể cả những nhân tố trong tương lai, các giá trị truyền thống, các giá trị thời đại, các giá trị có tính nhân loại, tính dân tộc, tính cộng đồng, tính giai cấp, tính lý tưởng và tính hiện thực v.v...
Thí dụ, 5 điều Bác dạy thiếu niên và nhi đồng là hệ ...  về các giá trị. Dàn dựng và biểu diễn tiểu phẩm đó (nên kết hợp cả âm nhạc, múa, hát)
Sáng tác các khẩu hiệu và áp phích hòa bình, tô màu một bức tranh với các màu bình an và các màu giận dữ, và thể hiện một cách nghệ thuật thông điệp của họ gửi đến thế giới.
Làm một mặt nạ, một bài văn hoặc các khẩu hiệu về việc tạo nên sự khác biệt và làm một cái cây bản thân.
Làm một bức tranh tượng trưng cho tình yêu thương, và một bức tranh trừu tượng đối lập với cảm giác không vui hoặc giận dữ bằng cách cắt dán, và các tấm thẻ về các phẩm chất và giá trị này. 
Sáng tác bài hát hay thơ về gia đình thế giới loài người giống như một cầu vồng, tô màu hoặc vẽ về lòng khoan dung hay giá trị khác.
11. Kỹ năng xây dựng các hành vi xã hội tích cực
Thảo luận: cảm giác của những người trong cuộc khi họ đánh nhau và làm tổn thương lẫn nhau. 
Xác định, nhận biết về các hành vi thể hiện sự tôn trọng và thiếu tôn trọng, và tham gia vào một cuộc thảo luận về cảm giác khi có những hành vi này xảy ra. 
Thảo luận: các cảm giác xuất hiện khi một người bị phân biệt đối xử; viết một bài luận cá nhân so sánh khi bị phân biệt đối xử và được chấp nhận.
Thảo luận tác động của hành động kiêu ngạo đối với người khác.
Thảo luận về mối quan hệ giữa tính khiêm tốn và tình yêu thương, sự hách dịch và thiếu tình yêu; thảo luận xem sự hách dịch có thể trở thành sự xâm phạm quyền của người khác như thế nào.
Thảo luận về nhu cầu cố gắng kiểm soát người khác, các phương pháp khác nhau mà người ta sử dụng để kiểm soát người khác, các cảm giác của người trong cuộc, và khi nào thì những hành vi đó là không thích hợp hay có tính chất xâm phạm.
Thảo luận xem người ta nói những gì để tạo ra hạnh phúc và bất hạnh, bao gồm: những gì họ thích và không thích nghe; các câu nói gây hại cho bản thân và người khác; và sự chân thành ảnh hưởng đến việc tiếp nhận như thế nào; thảo luận xem bạn thích nghe những gì từ thầy cô, thầy cô của mình.
Thảo luận các cảm giác khi con người bị cô lập; đề xuất các cách để mình được chấp nhận trong nhóm.
12. Phát triển các kỹ năng xã hội tích cực giữa con người với con người trên cơ sở của các giá trị 
Thực hành lắng nghe người khác với tình yêu thương.
Tham gia vào việc lập kế hoạch xây dựng “trường học thân thiện”; tạo ra một bầu không khí mà mọi người đều cảm thấy họ thuộc về.
Thảo luận xem chúng ta thể hiện tình yêu thương trong gia đình như thế nào; viết những lời cảm ơn những người trong gia đình vì các lý do khác nhau. 
Thảo luận sự thiếu trung thực và sự tin cậy trong các mối quan hệ, xác định các hành vi xây dựng sự tin cậy.
Thảo luận và thực hành các kỹ năng giao tiếp khi có sự hối tiếc về một hành động của mình. 
Thảo luận các tác động của áp lực (bạn cùng lứa) và những gì có thể giúp chống lại các áp lực đó.
Chấp nhận và đánh giá người khác mà vẫn không cảm thấy tồi tệ về bản thân. 
Thực hành lắng nghe với sự khiêm tốn và tự trọng.
Thảo luận: phương pháp giao tiếp nào tạo thuận lợi hoặc cản trở sự hợp tác; hãy viết ra “Các hướng dẫn giao tiếp” giúp nâng cao sự hơp tác.
Thực hành Hợp tác trong một đề án ở lớp, sử dụng và tuân theo “Các hướng dẫn giao tiếp”. 
Thảo luận những cảm giác khi người khác vô trách nhiệm và làm sao để truyền đạt mọi thông điệp “Tôi” hơn là quát mắng người khác với sự giận dữ; Xây dựng các thẻ tình huống và đóng vai, tạo ra những giải pháp tích cực, thích hợp. 
Viết những hướng dẫn về quyền hạn và Trách nhiệm của thầy cô, và các quyền hạn và trách nhiệm của học sinh cái, sau khi đã nghiên cứu Công uớc về quyền Học sinh em; thảo luận tuổi thích hợp nhất để trở thành thầy cô, trước khi một người quyết định trở thành thầy cô thì điều gì là quan trọng.
13. Xây dựng các phương pháp tích cực, hòa bình để giải quyết các bất hòa và xung đột
Học phương pháp giải quyết bất hoà/xung đột: Học các bước; thể hiện ý muốn lắng nghe; và tham gia vào các hoạt động bài tập giải quyết bất hoà.
Bài tập tình huống lắng nghe người khác, nhận biết những yếu tố ngăn cản, (đóng vai lần lượt người nói, nghe và quan sát).
Nhận diện/ ý thức về sự bắt đầu của một mối bất hoà bằng cách tìm ra mầm mống ban đầu của một mối bất hoà.
Thảo luận bất hoà được bắt đầu từ việc thiếu giao tiếp hoặc vì một sự khác biệt trong nhận thức.
Xem xét khởi điểm của các mối bất hoà và thảo luận xem thái độ yêu thương có thể thay đổi đuợc kết quả như thế nào; đóng vai kỹ năng xã hội làm giảm bớt mối bất hoà này.
Thảo luận hậu quả của việc hiểu sai lầm khái niệm về tự do; sự cho phép “làm những gì tôi muốn; khi nào tôi muốn; với bất kỳ ai tôi muốn” chỉ trong những giới hạn nào đó mà thôi. Đưa ra các lời khuyên cho những ai sử dụng khái niệm tự do một cách sai lầm; đóng vai đưa ra lời khuyên trong một tình huống cụ thể. 
Giải quyết các bất hoà bằng cách tạo ra những giải pháp cùng thắng; xem xét xem những gì có lợi cho tất cả mọi người.
14. Nâng cao lòng khoan dung, phát triển sự cảm nhận về các nền văn hóa khác
Thảo luận lòng khoan dung, mối quan hệ giữa chiến tranh và lòng không khoan thứ cực đoan, hoà bình thế giới và lòng khoan dung. Có hay không mối liên hệ giữa sự bình an cá nhân và lòng khoan dung?
Đánh giá chúng ta khác nhau như thế nào? Chúng ta có thể đồng cảm với nhau không? 
Đánh giá các nền văn hoá khác nhau; thảo luận xem những giá trị nào quan trọng đối với các nền văn hoá khác nhau; chia sẻ những gì bạn cảm nhận, đánh giá về một nền văn hoá khác với nền văn hoá của bạn. 
Thảo luận: khả năng thiếu lòng khoan dung vì thiếu tình yêu thương trong mỗi cá nhân; thảo luận nhiều cách thức phân biệt đối xử khác nhau và tại sao người ta lại có thể phân biệt đối xử.
Phát triển một thông điệp cho thế giới về lòng khoan dung; tạo ra những thông điệp cho chính bản thân mình để nâng cao lòng khoan dung đối với người khác. 
Thảo luận: tại sao lại có sự thống nhất chống kẻ thù chung như nghèo khổ và chiến tranh? Các cá nhân hãy nhận diện tính nhân văn của gia đình mình; chọn lựa vấn đề nào đó của thế giới để bình luận; hãy xác định những phản xạ giá trị khi bạn đề cập đến các vấn đề trên và đưa ra “thái độ chứa đựng các giá trị và phương hướng tích cực để giải quyết vấn đề”.
15. Thiết lập được các mối liên hệ thực tiễn của các giá trị với cộng đồng và thế giới và kỹ năng liên quan
Xác định sự khác biệt giữa thế giới hoà bình và thế giới có mâu thuẫn thông qua việc thảo luận và Bản đồ tư duy.
Suy nghĩ về nguyên nhân mà người ta bắt đầu các cuộc chiến tranh. 
Phỏng vấn người lớn về chiến tranh và các khả năng chọn lựa khác có thể có cho cuộc chiến.
Xác định những khác biệt giữa tác động của tôn trọng và thiếu tôn trọng đối với cá nhân thông qua lập Bản đồ tư duy và chia sẻ.
Đóng vai nguyên thủ quốc gia để giải quyết một số vấn đề nhất định trên thế giới học sinhn cơ sở hiểu tầm quan trọng của giá trị và xác định những giá trị nào có thể giúp bạn.
Thảo luận về các nhà lãnh đạo thế giới được biết đến vì sự khiêm tốn của họ và các sự kiện giúp hình thành các động cơ của họ. Đóng vai là những nhà khoa học và thảo luận mục đích của phát minh của họ.
Thảo luận xem điều gì sẽ xảy ra ở một cộng đồng, một quốc gia, một đất nước hay trên thế giới nếu các nhà kinh doanh và lãnh đạo chính phủ tiếp cận các nhu cầu và vấn đề trên cơ sở hợp tác; xác định xem ở đâu trên thế giới cần nhiều sự hợp tác hơn và hãy chọn một vấn đề mà nhóm quan tâm để thảo luận về việc sự hợp tác có thể giúp giải quyết các vấn đề như thế nào.
Thảo luận xem những mục đích nào có thể là mục đích chung cho các nhà Khoa học của tất cả các dân tộc. 
Lập Bản đồ tư duy về sự hợp tác và sự chống đối để thấy rõ các tác động đối với con người, kinh doanh, xã hội, và chính phủ.
Thảo luận xem các nhà khoa học có thể sử dụng giao tiếp toàn cầu để thúc đẩy sự nghiệp khoa học như thế nào? 
Thảo luận xem tại sao khi tất cả các nguồn lực được tập trung cho hạ tầng Kinh tế - Xã hội mà không phát triển tính cách (con người), thì các ưu tiên trong cuộc sống được thể hiện sai lạc và sẽ có sự xói mòn hạnh phúc; thảo luận xem các giá trị giúp con người đánh giá các ưu tiên và cho phép các biện pháp tích cực dựa trên các giá trị như thế nào.
Thảo luận xem có phải mục tiêu của Khoa học là làm cho nhân loại hạnh phúc hơn, thảo luận các cách thức mà khoa học có thể đóng góp cho hạnh phúc của nhân loại. 
Lập danh mục về hành vi tự do của cá nhân. Thảo luận xem liệu các tự do trong danh sách được lập ra trong các nhóm có vi phạm tự do của những người khác hay không?
Lập một danh sách về trách nhiệm cân bằng với các “quyền hạn”.
Nhóm của bạn muốn nhà trường, cộng đồng hay thế giới phải được như trong lý tưởng của bạn. Hãy lập một kế hoạch hành động để thực hiện một trong những mục đích mà nhóm đặt ra.
16. Xây dựng ý thức về các hậu quả của tham nhũng đối với xã hội và phát triển nhận thức và động cơ vì sự công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội
Chia sẻ các mẩu chuyện về trung thực và tham nhũng, và các tác động của trung thực và không trung thực.
Thảo luận sự trung thực và công việc kinh doanh của chính bạn; thảo luận các câu hỏi: “liệu có thể có sự trung thực không”? “Bạn có muốn đối tác của bạn trung thực không?”
Thảo luận các thay đổi có thể làm lợi cho thế giới, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đạo đức, và theo các nhóm hãy viết một số các hướng dẫn trách nhiệm cho công dân thế giới.
Viết các “quyền công dân thế giới” và so sánh nó với “các trách nhiệm”; hỏi xem liệu có trách nhiệm nào cần phải thay đổi để sao cho mỗi người có thể có các quyền của mình.
Tìm các ví dụ trên thế giới về những người thực sự đạt được các quyền, và ứng xử có trách nhiệm, và phấn đấu cho một thế giới tốt đẹp hơn; thảo luận về một người thực hiện các bổn phận với sự chính trực và ý thức về mục đích.
Thảo luận về giá trị giản dị có thể làm giảm khoảng cách giữa “người giàu” và “người nghèo” như thế nào.
Thảo luận về các kẻ thù chung của nhân loại, ví dụ như nội chiến, xung đột sắc tộc; sự nghèo khổ đói khát, và sự vi phạm các quyền con người. Lập một danh sách những vấn đề và nhu cầu quan trọng nhất của thế giới; hướng dẫn mỗi đội chọn lấy một vấn đề; đề xuất các giải pháp và trình bày trước lớp.
17. Phát triển ý thức môi trường và trách nhiệm sinh thái
Liệt kê 10 hành vi liên quan đến sinh thái mà bạn có thể làm để thể hiện sự tôn trọng môi trường.
Nghiên cứu sự giản dị giống như một điều báo trước cho sự phát triển bền vững. Khám phá các nhu cầu của hành tinh chúng ta, thảo luận về sinh thái, thảo luận các ý tưởng về sự giữ gìn hoặc bảo tồn, và xây dựng kế hoạch hành động ở trường học, ở nhà và ở cộng đồng.
Thảo luận xem giá trị về giản dị giúp chúng ta tránh được lãng phí như thế nào; thảo luận các hệ quả đối với môi trường khi sự lãng phí được giảm bớt.
Lập ra một dự án môi trường đơn giản, hiệu quả và “tính chi phí”, so sánh nó với những chi phí thông thường.

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu Gia tri song Ky nang song.doc