Phong cách của Nguyễn Tuân qua một số tác phẩm tiêu biểu của ông

Phong cách của Nguyễn Tuân qua một số tác phẩm tiêu biểu của ông

BÀI LÀM

 Cùng với sự biến đổi, thay đổi của các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa thì văn học trong thời kì từ 1900 - 1945 phát triển cực kì mau lẹ và đã đạt được nhiều thành tựu phong phú. Tại sao ta lại khẳng định được như vậy. Giáo sư Vũ Ngọc Phan đã khẳng định: Một năm của ta có thể kể như bằng ba mươi năm của người”. Ta thử lấy hai trào lưu văn học lãng mạn và phê phán thời kì này của Việt Nam và Pháp thì ta thấy rõ được điều đó. Pháp phát triển hai trào lưu đó hơn một thế kỉ còn ta chỉ mất mười lăm năm. Bằng chứng là sự xuất hiện rất nhiều thể loại: Thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, phóng sự . và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu là thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học như ngọn roi quất vào nền văn học Việt Nam, thúc đẩy nền văn học dân tộc phát triển, xuất hiện nhiều phong cách, đa dạng, đa thanh sắc, hiện đại. Trong đó Nguyễn Tuân được xem là người mang đầy đủ những phong cách đó.

 Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội trong một gia đình nhà Nho. Ông quê ở làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ngoài tên thật, ông còn có nhiều bút danh khác: Nhất Lang, Ân Ngũ Tuyên, Thanh Hà. Đang học ở trường trung học ở Nam Định, Nguyễn Tuân bị bắt vì tham gia bãi khóa và bị đuổi học. Sau khi ra tù, ông tham gia viết báo, viết văn đặc biệt là viết truyện ngắn, ông nổi tiếng với một loạt truyện ngắn đăng trên các báo Tao đàn, Tiểu thuyết thứ bảy những năm 1938 - 1939.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phong cách của Nguyễn Tuân qua một số tác phẩm tiêu biểu của ông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ra: 
Hãy phân tích phong cách của một nhà văn mà anh(chị) yêu thích qua một hoặc một số tác phẩm của tác giả đó.
Bài làm
	Cùng với sự biến đổi, thay đổi của các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa thì văn học trong thời kì từ 1900 - 1945 phát triển cực kì mau lẹ và đã đạt được nhiều thành tựu phong phú. Tại sao ta lại khẳng định được như vậy. Giáo sư Vũ Ngọc Phan đã khẳng định: ‘Một năm của ta có thể kể như bằng ba mươi năm của người”. Ta thử lấy hai trào lưu văn học lãng mạn và phê phán thời kì này của Việt Nam và Pháp thì ta thấy rõ được điều đó. Pháp phát triển hai trào lưu đó hơn một thế kỉ còn ta chỉ mất mười lăm năm. Bằng chứng là sự xuất hiện rất nhiều thể loại: Thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, phóng sự ... và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu là thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học như ngọn roi quất vào nền văn học Việt Nam, thúc đẩy nền văn học dân tộc phát triển, xuất hiện nhiều phong cách, đa dạng, đa thanh sắc, hiện đại. Trong đó Nguyễn Tuân được xem là người mang đầy đủ những phong cách đó.
	Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội trong một gia đình nhà Nho. Ông quê ở làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ngoài tên thật, ông còn có nhiều bút danh khác: Nhất Lang, Ân Ngũ Tuyên, Thanh Hà... Đang học ở trường trung học ở Nam Định, Nguyễn Tuân bị bắt vì tham gia bãi khóa và bị đuổi học. Sau khi ra tù, ông tham gia viết báo, viết văn đặc biệt là viết truyện ngắn, ông nổi tiếng với một loạt truyện ngắn đăng trên các báo Tao đàn, Tiểu thuyết thứ bảy những năm 1938 - 1939.
	Phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng rất lớn của những tác động của tự nhiên, xã hội và những biến đổi của đất nước. Những tác phẩm của ông có thể chia làm hai thời kì lớn: Trước Cách mạng tháng Tám và sau Cách mạng tháng Tám.
 	Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một cây bút tiêu biểu cho văn xuôi lãng mạn thời kì phát triển cuối cùng. Tác phẩm Nguyễn Tuân chủ yếu xoay quanh ba đề tài : “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời” và “đời sống trụy lạc”. Nguyễn Tuân đã tìm đến “chủ nghĩa xê dịch” trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng khi viết về “chủ nghĩa xê dịch”, Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó thiết tha của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại bằng ngòi bút trìu mến và tài hoa (Một chuyến đi). Không tin tưởng vào hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn “vang bóng một thời”. Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà Nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân (như Huấn Cao trong Chữ người tử tù). Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống trụy lạc. ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có một nhân vật “tôi” hoang mang bế tắc. Trong tình trạng khủng hoảng tin thần ấy, người ta thấy đôi lúc vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khát kháo một thế giới tinh khiết, thanh cao (Chiếc lư đồng mắt cua). 
	Ngoài tập truyện ngắn xuất sắc Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân còn nổi tiếng với những tập Tùy bút như: Tùy bút I (1941), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tóc chị Hoài (1943)...
	Càng về sau Nguyễn Tuân càng u uất trước cuộc đời tù đọng và xã hội trưởng giả thành thị tầm thường, ô trọc... Nhiều tác phẩm: Xác ngọc lam. Rượu bệnh... thể hiện tâm trạng bế tắc, nổi loạn của ông.
 	Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ông cũng như nhiều nhà văn nổi tiếng khác đã quyết tâm “lột xác”, hòa mình vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân. ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời muốn phát huy cá tính sáng tạo và phong cách độc đáo của mình. Ông đã góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất. Năm 1948, trong Đại hội văn nghệ toàn quốc, ông được cử làm Tổng thư kí đầu tiên của Hội văn nghệ Việt Nam (1948 - 1958).
	Chín năm kháng chiến chống Pháp, với ông là một chuyến đi dài. Không xê dịch một cách bất cần đời như trước kia, mà đi với đồng đội, đi bộ “mình cưỡi lên mình mà trườn qua sông núi đẫm mùi thuốc súng” (Đường vui). Ông đã dự nhiều chiến dịch với bộ đội ở Tây Bắc, vào vùng sâu địch hậu Bắc Ninh để viết về chống càn. Các tác phẩm tiêu biểu như: Đường vui (1949), Tùy bút kháng chiến (1955).. thể hiện cái tình ấm áp, tin yêu của tác giả đối với cuộc đời và sự gắn bó cảm động giữa nhà văn với nhân dân.
	Trong 20 năm chống Mĩ, Nguyễn Tuân vẫn sống và viết theo con đường mà ông đã vạch ra. Ông vào Vĩnh Linh, đếm từng tấm ván trên cầu Hiền Lương để có những bài viết xúc động về tình cảnh Bắc - Nam đôi ngã. Ông ngược Sông Đà hiểm trở để đưa đến bạn đọc tập tùy bút rất hay Sông Đà. Ông trở lại tuyến lửa Quảng Bình khi giặc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc và thường xuyên có mặt ở Hà Nội với chiếc mũ sắt trên đầu khi máy bay Mĩ dội bom xuống các điểm dân cư của Thủ đô. Ông liên tiếp cho ra đời những baìo tùy bút, bút kí nóng bỏng tính thời sự và mang dấu ấn nghệ thuật độc đáo của mình. Tác phẩm chính kì này: Sông Đà, Tuyển tập Nguyễn Tuân... là tập hợp những tinh hoa trong một đời văn dài nữa thế kỉ của nhà văn xuất sắc này.
 	 Trong cả hai giai đoạn sáng tác, Nguyễn Tuân đều có những thành tựu quan trọng. Con đuờng nghệ thuật của Nguyễn Tuân từ một nhà văn lãng mạn, trở thành một công dân gắn bó với sự nghiệp cách mạng - khá tiêu biểu cho một đội ngũ đông đảo văn nghệ sĩ Việt Nam.
	 Tinh thần dân tộc là động lực mạnh mẽ bên trong nhà văn có được quá trình biến đổi thay phát triển tích cực đó, để sau năm 1945 tiếp nhận lí tưởng cách mạng.
Là một cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật của ông. Tính độc đáo của phong cách nghệ thuật thể hiện qua nhiều phương diện.
	Một là: Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết Tiếng Việt, những kiệt tác của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm..., những nhạc điệu của các lối hất ca trù hoặc dân ca dân dã mà thiết tha, những nét đẹp rất riêng của Việt Nam.
	Hai là: ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là “chủ nghĩa xê dịch”. 
	Ba là: Nguyễn Tuân là người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh.... Ông thường sử dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả nghệ thuật văn chương.
	Bốn là: Nguyễn Tuân là nhà văn biết quý trọng thật sự về nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh” và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nữa thế kỉ của mình để chứng minh quan niệm ấy.
	Ông hết sức nghiêm khắc với chính mình và trong quá trình sáng tác để có những trang văn thực sự có tính nghệ thưật mới mẻ mang dấu ấn sáng tạo riêng. Ông luôn kiên quyết với quan điểm: “Đã gọi là văn thì trước hết phải là văn”. 
	Trong tác phẩm của ông, ông thường sử dụng hết tất cả các giác quan của mình đến cao độ. 
 	Ông đã từng phát biểu: “Trong năm giác quan được đem ra làm công cụ kiểm nghiệm, cặp mắt soi xuống dòng, trang giữ vai trò cầm trịch trong việc nhận dạng và đánh giá từng bước đi cho bộ điệu của đoạn văn. Nhưng cặp mắt chưa đủ để lọc hết những bụi bặm vẫn còn bám theo cái tiếng vừa mới phát biểu của mình. Cho nên phải dùng cả hai cái tai của mình nữa. Và để phát huy tột cùng hiệu năng của tiếng nói, có khi phải dùng tới năm giác quan. Ngoài cái việc soi lắng, hình như còn phải ngửi lại, nếm lại cái lời mình mới viết ra kia, trước khi bưng ra cho người khác thưởng thức.
... Có khi lại như chính lòng bàn tay của mình phải sờ lại những góc cạnh câu viết của mình, xem lại có nên cứ gồ ghề, chân chất như thế, hay là nên gọt nó tròn trĩnh đi thì nó dễ vào lỗ tai người tiêu thụ” (Về tiếng ta).
	Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, tác giả đã sử dụng các giác quan đó thực sự đi sâu vào lòng người đọc.
	Khái quát về toàn bộ cuộc đời người lái đò trên sông Đà ông viết: “... Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ồn ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù.” hoặc “Trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở Sông Đà.”
	Ông còn cảm nhận được cái nét hung ác của những con thác này, con tác kia: “Lúc này nước Sông Đà reo như đun sôi lên một trăm độ muốn hắt tung đi một cái thuyền đang phải đóng vai một cái nắp ấm một ấm nước sôi khổng lồ”.
	Như vậy, trong quá trình chinh phục những khó khăn mà con Sông Đà hiểm trở mang lại giác quan nổi bật nhất đó là đôi mắt. Nhiều nhà văn đã lấy đôi mắt để bộc lộ được những nét tính cách đặc biệt của nhân vật, những thay đổi của nhân vật trong trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân “Đôi mắt” giúp ta thấy mồn một bóng dáng của con người cùng cảnh ngộ bần hàn đói khổ. Với Tràng nhân vật trung tâm được nhìn nhận qua nhiều qóc độ về đôi mắt. Ban đầu, đôi mắt càng tăng thêm sự thô kệch của khuôn mặt vốn hóc hác vừa “nhấp nhỉnh những ý nghĩ gì vừa lí thú, vừa dữ tợn”, khi hắn đưa một người đàn bà về (vợ Tràng) thì đôi mắt ấy lại “Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt sáng lên lấp lánh” hay sau một đêm thức dậy “hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bổng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ”.
 	Còn nhà văn Nguyễn Tuân đôi mắt đã thể hiện được tính cách mạnh mẽ, không mạnh mẽ, chính xác hay không chíng xác, già hay không già. Khi thể hiện hay làm sao để biết được một người thợ có tài chèo thuyền hay không thì: “Khi mà hàng bị nước té vào, dù chỉ là một ít có thể phủi đi ngay không thấm vào ruột sọt hàng, khi mà đã có ít nhiều bọt sóng thác tạt vào kẻ mui khum hoặc tạt dọc vào cửa thuyền, tức là thuyền vào thác không thẳng dòng, tay lái kém nhạy bén nên trệch mất đường tim dòng nước cấp bức. Tức là sự ước lượng của đôi mắt đã kém độ chính xác rồi đấy, và phải coi chừng.” Như vậy, đôi mắt với Nguyễn Tuân đó là sự khẳng định bản thân và nghị lực của mỗi nhân vật.
	Bên cạnh cách sử dụng các giác quan của nhân vật tì trong cách dựng đoạn, đặt câu của ông thường rất công phu. ở bất cứ tác phẩm nào của nghệ thuật ta cũng có thể tìm thấy những bằng chứng sinh động cách sử dụng các biện pháp tu từ: ví von, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa ... cũng như cách phối âm, phối thanh linh hoạt, sinh động.
	Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, cách sử dụng nghệ thuật hết sức đặc sắc.
 	Khi ca ngợi khả năng lao động của người những nông dân, người lái đò trên sông Đà ông viết: “Trên dòng sông Đà, ông xuôi ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ tay lái độ sáu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo. Trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở Sông Đà, đối với ông ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm than chấm câu và những đoạn xuống dòng.”
 	Khi so sánh sự khác nhau về tính chất nguy hiểm giữa đường sông với đường bộ ông đã viết: “ Ông bảo thác Sông Đà ác hơn nhiều đèo dốc đuờng số 6. Tôi hay chơi với anh em lái xe Tây Bắc từ ngày thôi chở đò, cững hay đi lại luôn bằng ô - tô vận tải của anh em. Thì tôi thấy nó như thế này. Đường ô-tô xuống đèo, đường thủy xuống thác nó khác nhau ở cái điểm ô-tô có máy phanh hãm lại mà thuyền thì không. Một cái đèo ngùng ngoằng chữ chi gấp góc vừa thuận, vừa nghịch có liên hồi đến chín mười đợt cấp sát mép vực, có bị mùa mưa rê đít xe hoặc bánh quay không cũng không khó bằng xuống thác. Lao xe xuống dốc, dùng phanh chân, phanh tay, những góc ác thì tiến lên hoặc lùi lại, một đỏ không được thì hai đỏ, xe mà mười bánh thì ba đỏ. Còn như cái thuyền mà lao xuống thác thì chả có cái phanh nào cả, chỉ có lao đi chứ không lùi lại, không lao trúng tim luồng nước thì là thuyền quay ngang mà ụp chứ không có lùi gì cả, chờ gì cả, chậm gì cả”. Cách sử dụng nghệ thuật đó ta vừa thấy rất thực, gần gũi nhưng cũng khẳng định được sự duyên dáng trong cách dùng biện pháp nghệ thuật đó. Trong cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh đó ta thấy lấp lánh một vài kinh nghiệm của người từng trãi, một cách sử dụng “đôi mắt” thuần thục trong cuộc sống mà Nguyễn Tuân gọi là “nhỡn giới”.
 	Đặc biệt khi tác giả đi sâu vào miêu tả việc bày trận của đội quân lính đá ở trận Sông Đà càng làm cho chúng ta thấy việc sử dụng các thủ pháp, các biện pháp tu từ thật sắc sảo, hoành tráng. Phép nhân hóa được tác giả tạo dựng như những đội quân hùng dũng, gan góc, đầy mưu mô nhằm lôi kéo địch thủ vào thế trận dể tiêu diệt: “Tiếng nước thác nghe như oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng” và nghệ thuật nhân hóa được đẩy lên điểm cao: “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quảng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.I Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung tít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập.”Và rồi đội quân đánh trận đó lại được tác giả lại ví như những cầu thủ bóng đá đang dàn trận địa sẵn sàng quyết giao chiến: “Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một của đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại.” 
 	Diễn tả khí thế cuộc chiến ác liệt giữa hai bên tác giả đã viết: “Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào...”
	Một nét nổi bật của Nguyễn Tuân nữa đó là kho từ vựng của Nguyễn Tuân rất phong phú và ông thoải mái sử dụng cái tài sản giàu có đó. Nhìn bờ Sông Đà ông thấy: “hoang dại như bờ tiền sử”... Ngắm trời Hà Nội trong những ngày đánh máy bay Mĩ ông thấy nó “thấp thỏm xanh ngắt một niềm cảm giác”. 
	Trong phong cách Nguyễn Tuân nổi bật lên đó là chất tài hoa tài tử. Ông không phải là người hình thức chủ nghĩa, dù ông rất coi trọng hình thức.
Trước cách mạng, nhiều lần ông tuyên bố bênh vực quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật nhưng trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của mình, ông luôn thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc, sự tôn trọng, khâm phục những văn hóa cổ truyền của quê hương. Vì thế trước Cách mạng chất tài hoa tài tử kia đã thể hiện cái “tôi” tác giả cao đạo, khinh bạc muốn “nổi loạn, chống đối xã hội phàm tục và đề cao những những người giữ được thói quen “thắp nến bạch lạp để đọc Đường thi sách thạch bản” hoặc như ông Huấn Cao trong Chữ người tử tù đã nói lên được những phẩm chất cao đẹp đó. Huấn Cao một tử tù sắp được đưa lên máy chém nhưng vẫn thể hiện khí khái của anh hùng, không chịu viết cho viên quản ngục mấy chữ mặc dù chữ của ông viết rất đẹp. Và cũng trong hoàn cảnh đó ông thấy được những nét đáng thương đối với viên quản ngục, ông đã cho chữ... Chất tài hoa đó còn thể hiện tinh tế, nhuần nhị qua các thú vui chơi như chơi lan, chơi cúc, thưởng thức phở mùa đông, cách uống trà, uống rượu... Sau Cách mạng, chất tài hoa tài tử ấy vẫn in đậm trên các trang văn của Nguyễn Tuân. Tuy nhiên trong thời kì này ông không viết trên tinh thần bất hòa với thực tại, không phủ nhận cái hôm nay để đắm say cái “vang bóng một thời”. Nhà văn quan sát kĩ lưỡng đối tượng miêu tả, tìm cho ra những gì nên thơ, nên họa. Nhờ thế ta được cùng ông lên đến tận đỉnh Phanxipăng để xem những mâm hoa đỗ quyên ngũ sắc vĩ đại, được đến đảo Cô Tô rình từ canh tư, chờ xem mặt trời mọc trên biển “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Đặc biệt ta càng kinh ngạc khi chứng kiến một Sông Đà hùng vĩ kiêu ngạo với những thác, ghềnh, lởm chởm những trận địa được bày binh bố trận sẵn sàng nuốt chững những ai muốn chinh phục nó. Đó chính là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của Nguyễn Tuân. Ông sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường, đồng bào dân tộc ít người. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng. Phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ uy nghiêm vùa tuyệt vời thơ mộng. Ông ghi lại hình ảnh “núi xa, núi gần liên miên như trùng dương, thạch trận”. Con Sông Đà “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong vùng trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo”, “... Sông Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải. áng tóc trên mảng đầu Tây Bắc trong suốt thời chiếm đóng đã nhiều lần vấn vương thứ máu cán bộ và trung kiên pha loãng từ miệng các nhánh sông và cửa suối đổ ra”. Và những người lái đò trên con sông hung dữ và thơ mộng ấy là nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác qua ghềnh... Điều đáng chú ý, thế giới nhân vật trong tùy bút của ông vẫn mang tính chủ quan nhưng không quá nặng như trước.
	Một đặc điểm nổi bật khác người phải kể đến với Nguyễn Tuân đó là tính uyên bác, ở bề rộng và chiều sâu văn hóa. Đó là kết quả của việc ông tích lũy tiềm lực tri thức trong suốt nữa thế kỉ sáng tạo nghệ thuật.
 	Gắn bó và hấp thụ tinh hoa văn học nghệ thuật của cả dân tộc và nhân loại, ông không chỉ tìm đến với Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tản Đà mà còn nghiền ngẫm về Sêkhốp, Đôtxtôiepxki, Lỗ Tấn...
 	Ông không chỉ học hỏi thấu đáo những giá trị cổ truyền như tuồng, chèo, hát ả đào mà tỏ ra am hiểu về nghệ thuật nhiếp ảnh, điện ảnh, sân khấu, mĩ thuật. Trước khi viết về cái gì, ông tìm hiểu đủ loại kiến thức cần biết về đối tượng thẩm mĩ cụ thể đó. Đọc tập tùy bút Sông Đà, người đọc sẽ ngạc nhiên và kính trọng trước sự am hiểu của ông về con người, con sông “hung bạo và trữ tình” này của Tổ quốc qua các phương diện lịch sử, địa lí, địa chất, thủy văn, vật lí, côn trùng
	Nhắc đến con người, các địa danh Tây Bắc ông kể: “... Thời Tây, Tàu ấy ông chở đò dọc tải chè mạn chè cối, tải từ Mường Lay về cho đến hết cửa rừng Hòa Bình, đổ chè lên chợ Phương Lâm. Ông đã chở quá về Bến Nứa Hà Nội..”. Không chỉ có thế ông còn hiểu về con Sông Đà như lòng bàn tay, nghe ông kể ta dường như đang được ông giảng về kiến thức địa lí Sông Đà: “Sông Đà sinh ra ở huyện Cảnh Vân lấy tên là Lí Tiên (Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì tên Trung Quốc của Sông Đà là Bả Biên Giang) mà đi qua một vùng núi ác, rồi đến gần nữa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hòa và sông Hồng. Từ biên giới Việt Trung tới ngã ban Trung Hà là 500 cây số lượn rồng lượn rắn, và tính toàn thân Sông Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước mét chảy qua hai nước Trung Quốc và Việt Nam” và “... con Sông Đà thì nhiều vực xoáy, nhiều luồng chết, nhiều đá ghềnh, nhiều sóng thác. Những năm lụt to, cổng châu Quỳnh Nhai vẫn còn cái ngấn nước. Lụt Sông Đà, xác hươu nai cùng với gỗ trò vẫy, gỗ trò hoa ầm ầm lao trên dòng trôi. Con sông đã ác như người dì ghẻ, chúa đất chia bến ngăn sông càng làm cho Sông Đà ác thêm” thế nhưng Sông Đà vào trong văn của Nguyễn Tuân thì: “Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân.”, “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội vì mỗi độ thu về.” 
	Nhắc đến những đặc tính con người, côn trùng sống trên Sông Đà thì: “Cát Sông Đà rất hay ăn da người chở đò. Hễ mặc quần hoặc đóng khố là cát chui ngay vào bẹn rồi loét da. Cứ nhìn đôi bàn chân nhau thì nhận ra ngay người lái đò Sông Đà. Cát đục thủng gan bàn chân lỗ rỗ như những vệt hà đục thủng đáy và mạn dưới các thuyền gỗ. Lái đò là yếu đôi chân, họ chạy rất kém. Họ khỏe nhất hai cánh tay.” 
 Như vậy ta có thể khẳng định rằng: 
	Sông Đà có nhiều bức tranh sinh động và nhiều hình tượng giáu sức hấp dẫn, đồng thời cũng đậm đà cảm hứng lãng mạn trong sáng cao cả. Nhiều trang viết chứa nhiều chất thơ, chất trữ tình, hướng tới chân trời rộng mở của cuộc sống mới.
	Sông Đà biểu lộ phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân. Sáng tác của ông ghi chép sự thật và thông tin thời sự chính xác, vừa dành đất cho sự liên tưởng phóng túng táo bạo, bất ngờ, vừa mang yếu tố truyện (thông qua những tranh mô tả tâm lí, khắc họa tính cách nhân vật) vừa thoải mái bàn bạc, nghị luận, triết lí. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm tuy đôi chổ kiểu cách, tỉa tót quá mức nhưng nhìn chung tinh tế, hiện đại, vừa trí tuệ lại vừa giàu cảm xúc thẩm mĩ, vừa đậm chất thơ và giàu tính tạo hình, tạo không khí.

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyen Tuan qua mot so phong cach tieu bieu.doc