Phân phối chương trình Tin học lớp 9

Phân phối chương trình Tin học lớp 9

1. Định hướng về phương pháp dạy học

 - Cần kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống có tính đến đặc điểm riêng của bộ môn, đồng thời cần áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực sau vào giảng dạy Tin học:

o Dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

o Dạy học hợp tác;

o Dạy học theo quan điểm hoạt động.

 - Cần có máy tính và phần mềm để dạy và học Tin học. Máy tính cá nhân liên tục được nâng cấp về tốc độ xử lý, về dung lượng bộ nhớ, phần mềm cũng liên tục được phát triển, do đó sách giáo khoa không nên quá phụ thuộc vào một loại máy tính cũng như phần mềm nào đó và cần tăng cường kết hợp giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành.

 Bài thực hành được dạy ở phòng máy, học sinh học kiến thức mới kết hợp với thực hành ngay trên máy tính. Máy tính là giáo cụ trực quan - học sinh làm quen ngay với menu, biểu tượng trên màn hình. Máy tính còn là phương tiện học tập - học sinh dùng máy tính kiểm nghiệm ngay kiến thức vừa học được.

2. Định hướng về đánh giá kết quả học tập của học sinh

 -Tin học liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng máy tính và cách tìm tòi hướng giải quyết vấn đề theo phương pháp công nghệ cho nên ngoài kiểm tra viết cần chú ý:

o Đánh giá học sinh qua thực hành: kĩ năng dùng máy tính và các phần mềm.

o Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề: tìm hướng giải quyết và biết chọn lựa công cụ thích hợp

o Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm.

o Đánh giá qua đối thoại

- Do đặc thù của môn Tin học nên việc kiểm tra đánh giá bao gồm cả lí thuyết và thực hành, hình thức có thể là tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan.

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân phối chương trình Tin học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC LỚP 9
(35 tuần x 2 tiết/tuần = 70 tiết/năm)
I. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM CƠ SỞ TRONG NNLT VÀ NGÔN NGỮ PASCAL: 7 (5, 0, 2, 0)
TT
NỘI DUNG
LT
TH
ÔT+LT
KT
§1
KHÁI NIỆM VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
1
§2
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL
1
§3
CHƯƠNG TRÌNH TURBO PASCAL
1
§4
CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH PASCAL
2
BÀI TẬP
2
CHƯƠNG II. CHƯƠNG TRÌNH TURBO PASCAL ĐƠN GIẢN: 14 (6, 4, 2, 2)
TT
NỘI DUNG
LT
TH
ÔT+LT
KT
§5
BIẾN
1
§6
CÁC KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
1
§7
PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN
2
§8
NHẬP VÀ XUẤT DỮ LIỆU
2
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
4
BÀI TẬP – ÔN TẬP
2
KIỂM TRA 1 TIẾT (trên máy)
2
CHƯƠNG III. TỔ CHỨC RẼ NHÁNH VÀ LẶP: 14 (4, 4, 4, 2)
TT
NỘI DUNG
LT
TH
ÔT+LT
KT
§9
CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
2
§10
CÁC CÂU LỆNH LẶP 
2
BÀI THỰC HÀNH 2
4
BÀI TẬP – ÔN TẬP 
4
KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (trên máy)
2
CHƯƠNG IV. KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC: 18 (6, 12, 0, 0)
TT
NỘI DUNG
LT
TH
ÔT+LT
KT
§11
KIỂU MẢNG 
2
§12
KIỂU DỮ LIỆU XÂU
2
§13
KIỂU BẢN GHI
2
BÀI THỰC HÀNH 3
4
BÀI THỰC HÀNH 4
4
BÀI THỰC HÀNH 5
4
CHƯƠNG V. TỆP VÀ XỬ LÝ TỆP: 5 (2, 0, 1, 2)
TT
NỘI DUNG
LT
TH
ÔT+LT
KT
KIỂU FILE
2
BÀI TẬP
1
KIỂM TRA 1 TIẾT (trên máy)
2
CHƯƠNG VI. KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC: 7 (3, 4, 0, 0)
TT
NỘI DUNG
LT
TH
ÔT+LT
KT
§14
CHƯƠNG TRÌNH CON
1
§15
CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG THỦ TỤC
1
§16
CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG HÀM
1
BÀI THỰC HÀNH 6
2
BÀI THỰC HÀNH 7
2
CHƯƠNG VII. ĐỒ HOẠ: 5 (1, 1, 1, 2)
TT
NỘI DUNG
LT
TH
ÔT+LT
KT
§17
MỘT SỐ YẾU TỐ ĐỒ HOẠ
1
THỰC HÀNH
1
ÔN TẬP
1
KIỂM TRA 1 HỌC KỲ 2 (trên máy)
2
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN : 
1. Định hướng về phương pháp dạy học
 	- Cần kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống có tính đến đặc điểm riêng của bộ môn, đồng thời cần áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực sau vào giảng dạy Tin học:
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề;
Dạy học hợp tác;
Dạy học theo quan điểm hoạt động. 
 	- Cần có máy tính và phần mềm để dạy và học Tin học. Máy tính cá nhân liên tục được nâng cấp về tốc độ xử lý, về dung lượng bộ nhớ, phần mềm cũng liên tục được phát triển, do đó sách giáo khoa không nên quá phụ thuộc vào một loại máy tính cũng như phần mềm nào đó và cần tăng cường kết hợp giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành.
 	 Bài thực hành được dạy ở phòng máy, học sinh học kiến thức mới kết hợp với thực hành ngay trên máy tính. Máy tính là giáo cụ trực quan - học sinh làm quen ngay với menu, biểu tượng trên màn hình. Máy tính còn là phương tiện học tập - học sinh dùng máy tính kiểm nghiệm ngay kiến thức vừa học được. 
2. Định hướng về đánh giá kết quả học tập của học sinh
 -Tin học liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng máy tính và cách tìm tòi hướng giải quyết vấn đề theo phương pháp công nghệ cho nên ngoài kiểm tra viết cần chú ý:
Đánh giá học sinh qua thực hành: kĩ năng dùng máy tính và các phần mềm.
Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề: tìm hướng giải quyết và biết chọn lựa công cụ thích hợp 
Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm.
Đánh giá qua đối thoại
- Do đặc thù của môn Tin học nên việc kiểm tra đánh giá bao gồm cả lí thuyết và thực hành, hình thức có thể là tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. 
 3.Vận dụng đặc điểm nhà trường, địa phương, các loại đối tượng học sinh 
 	- Xuất phát từ tình hình thực tế của giáo dục nước ta và đặc trưng của môn học nên việc tổ chức dạy học và phương pháp dạy học cần phải thực hiện một cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để vừa đảm bảo được yêu cầu phổ cập cũng như nâng cao, nếu có điều kiện. 
 	Nếu có đủ máy tính, bài thực hành được dạy ở phòng máy, mỗi học sinh một máy. Trường hợp không có đủ cho mỗi học sinh một máy hoặc do yêu cầu của bài học thì có thể cho học sinh học và thực hành theo nhóm. Nếu có điều kiện nên bố trí một số giờ cho học sinh đi tham quan các cơ sở công nghệ thông tin. 
	- Giáo viên cần cho học sinh thực hành các đề tài thiết thực liên quan đến học tập của bản thân và cuộc sống xã hội của địa phương.
 	- Những trường có điều kiện nên khuyến khích học sinh lựa chọn các chủ đề tự chọn về Tin học.
 	- Bên cạnh những kiến thức đã được xây dựng cho từng cấp học, dưới đây là một số nội dung có thể lựa chọn để dạy trong các chủ đề tự chọn:
 	Đồ hoạ
Thiết kế nhờ máy tính
Phần mềm trình chiếu
Soạn thảo văn bản
Chế bản điện tử
Excel
Thuật toán 
Lập trình
Cơ sở dữ liệu
Đa phương tiện
Internet
Thiết kế trang Web
Âm nhạc
Robot
Và các phần mềm khác.
C. CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
Mạng máy tính và Internet
1. Khái niệm mạng máy tính và Internet
Kiến thức
Biết khái niệm mạng máy tính
Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội.
Biết Internet là mạng thông tin toàn cầu.
Biết những lợi ích của Internet .
- Giới thiệu mạng máy tính của trường hoặc tham quan một cơ sở sử dụng mạng máy tính có kết nối Internet.
2. Tìm kiếm thông tin trên Internet
Kiến thức
Biết chức năng của một trình duyệt Web
Biết một số cách tìm kiếm thông dụng thông tin trên Internet 
Biết cách lưu trữ thông tin tìm kiếm được.
Kỹ năng 
Sử dụng được trình duyệt Web
Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin.
Ghi được những thông tin lấy từ Internet.
- Có thể sử dụng trình duyệt IE
- Có thể giới thiệu một số công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo,...
- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu
 3. Thư điện tử 
Kiến thức
Biết lợi ích của thư điện tử
Biết cách tạo và đăng nhập vào hộp thư điện tử.
Biết cách gửi và nhận thư
Kĩ năng
Tạo được một hộp thư điện tử.
Gửi được thư và nhận thư trả lời.
- Có thể tạo hộp thư qua Yahoo
- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu
4. Tạo trang Web đơn giản
Kiến thức Biết các thao tác chủ yếu để tạo một trang Web .
Kĩ năng Tạo được một trang Web đơn giản bằng cách sử dụng mẫu có sẵn.
- Tạo trang Web đơn giản theo mẫu có sẵn
- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu
5. Phần mềm trình chiếu
Kiến thức Biết cách tạo một tệp mới theo kiểu mẫu có sẵn. Biết mở một tệp chứa một trình diễn có sẵn 
Biết tạo màu cho văn bản. Biết tạo một số hiệu ứng.
Kĩ năng
Tạo được một phiên trình diễn gồm một vài slide đơn giản 
Tạo được một vài hiệu ứng cho phiên trình diễn 
- Có thể sử dụng phần mềm PowerPoint có sẵn trong MS Office.
- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu
6. Đa phương tiện 
Kiến thức
Biết xu hướng của công nghệ đa phương tiện hiện nay 
Biết các thành phần của sản phẩm đa phương tiện (văn bản, hình ảnh, âm thanh, hoạt hình). 
Biết cách thực hiện để có được một sản phẩm đa phương tiện.
Kỹ năng
Sử dụng được phần mềm công cụ và các tư liệu để tạo một sản phẩm đa phương tiện .
- Có thể sử dụng phần mềm công cụ như Authoware, Snagit.
- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu
7. Bảo vệ dữ liệu, phòng chống virút 
Kiến thức: Biết khái niệm vi rút máy tính. Biết được một số tình huống nhiễm và lây lan vi rút máy tính và các sự cố dẫn đến tổn thất dữ liệu. Biết một số cách thông dụng bảo vệ dữ liệu.
Kĩ năng
Sử dụng được một số phần mềm phòng chống vi rút.
Thực hiện được sao lưu dữ liệu.
- Không giải thích sâu về các cơ chế hoạt động của vi rút. Chỉ nêu lí do tại sao lại gọi các chương trình này là vi rút máy tính.
- Thực hành bảo vệ các dữ liệu cá nhân bằng những biện pháp thông thường (mật khẩu, sao lưu,).
8. Tin học và xã hội
Kiến thức Biết các lợi ích của CNTT . Biết mặt hạn chế của CNTT. Biết một số vấn đề pháp lí và đạo đức trong xã hội tin học hoá
Thái độ: Có thái độ đúng đắn sử dụng thông tin theo qui định 
Có ý thức ứng dụng Tin học trong học tập và cuộc sống 
- Có thể nêu một số điều Luật và Nghị định về ứngdụng CNTT
Lưu ý:
Giáo viên tìm thêm ví dụ, bài tập để dạy. Có thể sử dụng các tài liệu giáo khoa của Bộ và Sở GD-ĐT ban hành trước đây.
Việc phân tiết của các nội dung có nhiều tiết tổ chuyên môn thảo luận và sắp xếp sao cho hợp lý. Các tiết thực hành trên máy nhà trường có thể dịch chuyển 1 hoặc 2 tuần để tránh căng thẳng tại phòng máy vào cùng một thời điểm.
Về kiểm tra đánh giá: thực hiện lấy số cột điểm như các môn học 2tiết/tuần. Các tiết kiểm tra 1 tiết, học kỳ 1 và 2 theo phân phối chương trình. Sau mỗi bài thực hành phải có đánh giá kết quả. Bài thực hành tiết 28-29 yêu cầu học sinh làm tường trình, giáo viên chấm lấy điểm 1 tiết thực hành học kỳ 1. Bài thực hành tiết 44-45 yêu cầu học sinh làm tường trình, giáo viên chấm lấy điểm 1 tiết thực hành học kỳ 2. Kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút giáo viên tự bố trí để đảm bảo đánh giá đủ số lượng điểm do Bộ quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docPPCT 9 2006.doc