1. Căn cứ vào chất lượng của HS của trường qua các năm
2. Căn cứ vào chương trình SGK toán 8 do BGDĐT ban hành, kiểu PPCT của BGDĐT và PPCT của Sở GDĐT.
3. Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của BGH trường THCS Quỳnh Vinh.
Phòng GD Quỳnh Lưu Trường THCS Quỳnh Vinh Dự thảo: Phân phối chương trình dạy tăng buổi THCS Môn: Toán - Lớp 8 Người soạn thảo: Phạm Lưu Nhân Đơn vị: trường THCS Quỳnh Vinh - Quỳnh Lưu Nghệ An. Những căn cứ để lập bản dự thảo: Căn cứ vào chất lượng của HS của trường qua các năm Căn cứ vào chương trình SGK toán 8 do BGDĐT ban hành, kiểu PPCT của BGDĐT và PPCT của Sở GDĐT. Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của BGH trường THCS Quỳnh Vinh. Cả năm 72 tiết Đại số 36 tiết Hình học 36 tiết Học kì I: 36 tiết 20 tiết 16 tiết Học kì II: 36 tiết 16 tiết 20 tiết A Học kì I: Bắt đầu học từ tuần thứ 2 sau khi vào học chính thức. Cụ thể: Phần Đại số: Chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức (13 tiết) Tiết 1: Ôn tập lại các kiến thức về đơn thức, đa thức đã học ở lớp 7 Tiết 2: Ôn tập phép nhân đơn thức với đa thức Tiết 3: Ôn tập phép nhân đa thức với đa thức Tiết 4: Ôn tập ba hằng đẳng thức: (A ± B)2, A2 - B2. Tiết 5: Ôn tập hai hằng đẳng thức: (A ± B)3. Tiết 6: Ôn tập hai hằng đẳng thức: A3 ± B3. Tiết 7: Kiểm tra 1 tiết các phần đã ôn trên Tiết 8: Ôn tập phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung Tiết 9: Ôn tập phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức. 1 Tiết 10: Ôn tập phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp các phương pháp Tiết 11: Ôn tập chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức. Tiết 12: Ôn tập chia hai đa thức đã sắp xếp. Tiết 13: Kiểm tra 1 tiết phần phân tích đa thức thành nhân tử. Chương II: Phân thức đại số ( 7 tiết) Tiết 14: Ôn tập về tính chất cơ bản và cách rút gọn phân thức. Tiết 15: Ôn tập về quy đồng mẫu các phân thức. Tiết 16: Ôn tập về quy đồng mẫu các phân thức. (tiếp) Tiết 17: Ôn tập về các phép cộng, trừ các phân thức. Tiết 18: Ôn tập về các phép nhân, chia các phân thức Tiết 19: Ôn tập về phép biến đổi biểu thức đại số Tiết 20: Kiểm tra 1 tiết phần phân thức đại số Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn (9 tiết) Tiết 21: Ôn tập về phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải Tiết 22: Ôn tập về các dạng phương trình đưa được về dạng phương trình bậc nhất một ẩn. Tiết 23: Ôn tập về dạng phương trình tích. Tiết 24: Ôn tập về dạng phương trình chứa ẩn ở mẫu thức Tiết 25: Luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương trình (dạng tìm hai số) Tiết 26: Luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương trình (dạng chuyển động) Tiết 27: Luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương trình (dạng toán năng suất) 2 Tiết 28: Luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương trình (các bài toán liên quan đến lí, hóa...) Tiết 29: Kiểm tra các phần đã ôn tập trong chương ChươngIV: Bất phương trình bậc nhất một ẩn (7 tiết) Tiết 30: Ôn tập về liên hệ giữ thứ tự và phép tính cộng và phép tính nhân Tiết 31: Ôn tập về bất phương trình bậc nhất một ẩn (khái niệm, cách giải, biểu diễn nghiệm...) Tiết 32: Ôn tập về phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối Tiết 33: Ôn tập về phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối (tiếp) Tiết 34, 35: Ôn tập hệ thống lại các kiến thức cơ bản nhất phần đại số 8 Tiết 36: Kiểm tra phần ôn tập chương IV Phần hình học: Chương I: Tứ giác ( 14tiết) Tiết 1 Căn bản lại các kiến thức đã học ở lớp 7 (các kiến thức cần nhớ, cách chứng minh một bài toán...) Tiết 2: Ôn tập về tứ giác, hình thang, hình thang cân (chú ý luyện cho HS cách vẽ hình) Tiết 3: Ôn tập về tứ giác, hình thang, hình thang cân (các bài toán chứng minh, tính toán...) Tiết 4: Ôn tập về đường trung bình của tam giác Tiết 5: Ôn tập về đường trung bình của hình thang Tiết 6: Ôn tập về dựng hình bằng thước và compa Tiết 7: Ôn tập về dựng hình bằng thước và compa (tiếp) Tiết 8: Ôn tập các kiến thức về đối xứng trục Tiết 9: Ôn tập các kiến thức về hình bình hành Tiết 10: Ôn tập các kiến thức về đối xứng tâm Tiết 11: Ôn tập các kiến thức về hình chữ nhật 3 Tiết 12: Ôn tập các kiến thức về đường thẳng song song Tiết 13: Ôn tập các kiến thức về hình thoi, hình vuông Tiết 14: Kiểm tra các kiến thức đã ôn trong chương Chương II: Đa giác - Diện tích đa giác(4 tiết) Tiết 15: Ôn tập về khái niệm đa giác, đa giác đều (cách vẽ, tổng các góc, số cạch, đỉnh đường chéo... của đa giác đều) Tiết 16: Ôn tập về diện tích tam giác, diện tích hình chữ nhật Tiết 17: Ôn tập về diện tích hình thang, hình thoi Tiết 18: Ôn tập về diện tích đa giác Chương III: Tam giác đồng dạng (12 tiết) Tiết 19: Ôn tập các kiến thức về đinh lý Talet, định lí Talet đảo, và các hệ quả của định lý. Tiết 20: Ôn tập kiến thức về tính chất đường phân giác của tam giác Tiết 21: Ôn tập về khái niệm tam giác đồng dạng (khái niệm, cách vẽ hình, tỉ số đồng dạng...) Tiết 22: Ôn tập trường hợp đồng dạng thứ nhất Tiết 23: Ôn tập trường hợp đồng dạng thứ hai Tiết 24: Ôn tập trường hợp đồng dạng thứ ba Tiết 25: Ôn tập trường hợp đồng dạng của tam giác vuông Tiết 26: Ôn tập các trường hợp đồng dạng của tam giác (dạng toán tính toán) Tiết 27: Ôn tập các trường hợp đồng dạng của tam giác (dạng toán chứng minh đồng dạng) Tiết 28: Ôn tập các trường hợp đồng dạng của tam giác (dạng toán vận dụng đồng dạng vào các bài toán khác) Tiết 29: Kiểm tra các kiến thức trong chương đã ôn 4 Tiết 30: Nói chuyện về ứng dụng của tam giác đồng dạng trong thực tế cuộc sống, kể sơ lược tiểu sử một số nhà bác học trong lĩnh vực toán học trên thế giới và ở Việt Nam. (GV tự sưu tầm) Chương IV: Hình lăng trụ đứng - Hình chóp đều (6 tiết) Tiết 31: Ôn tập về hình hộp chữ nhật Tiết 32: Ôn tập về hình lăng trụ đứng Tiết 33: Ôn tập về hình chóp đều, hình chóp cụt đều Tiết 34: Kiểm tra các kiến thức đã ôn Tiết 35: Ôn tập cuối năm phần hình học Tiết 36: Ôn tập cuối năm phần hình học (tiếp) Gợi ý thực hiện Từ các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp học để lựa chọn các giải pháp thích hợp nhằm giúp đối tượng HS đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng sự cố gắng “vừa sức” với đối tượng HS đó. Thực hiện dạy phù hợp với các đối tượng HS sẽ giữ được ổn định lâu dài, tạo cho HS tự tin và hứng thú học tập, góp phần rất quan trọng để nâng dần chất lượng GD. Đòi hỏi HS ít nhất cũng phải đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học Ôn tập nhằm hệ thống hóa các kiến thức đã học, hoàn thiện kỹ năng giải bài tập, qua ôn tập bổ khuyết cho những phát hiện thiếu sót về kiến thức, kỹ năng về suy luận toán học thiếu căn cứ logic hoặc chưa hợp lí, nhờ đó tạo cho từng HS vững tin vào năng lực bản thân có thể đạt kết quả tốt trong các kỳ kiểm tra, thi cử. Việc ôn tập toán cần đạt tới hiểu bản chất và vận dụng được các nội dung đã học, khi ôn tập không nên chú ý đến việc tìm những thủ thuật ghi nhớ được nhiều, dĩ nhiên, nhớ là cơ sở cho việc giải các bài toán, nhưng không đủ, bởi vì việc nắm vững các cách giải các dạng bài toán cơ bản cho thấy có nhiều khả năng đạt kết quả tốt hơn trong kiểm tra, thi cử. GV giảng dạy áp dụng linh hoạt chương trình phù hợp với đặc điểm đối tượng HS. Chú ý: Nên bám sát các kiến thức chương trình SGK mà Bộ GD ấn hành. Kết: Trên đây là dự thảo PPCT dạy tăng buổi cho HS, môn toán 8 đối với trường THCS Quỳnh Vinh, bản dự thảo này còn sơ khai mong các đồng chí đồng nghiệp nghiên cứu thêm và bổ cứu để được hoàn thiện hơn, giúp cho bản dự thảo này có thể áp dụng một cách tốt nhất đối với HS của trường chúng ta nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD của trường. Tôi xin cản ơn! Quỳnh vinh, ngày 14/9/2010
Tài liệu đính kèm: