Ôn thi tin học trẻ năm học 2010-2011 - Đinh Hải Đường

Ôn thi tin học trẻ năm học 2010-2011 - Đinh Hải Đường

Ví dụ 2:

 Program Vidu2;

 Const PI=3.14;

 Var R,S:Real;

 Begin

 R:=10; {Bán kính đường tròn}

 S:=R*R*PI; {Diện tích hình tròn}

 Writeln(‘Dien tich hinh tron = ‘, S:0:2); { In ra màn hình }

 Readln;

 End.

4. Một số phím chức năng thường dùng

• F2: Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.

• F3: Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.

• Alt-F3: Đóng file đang soạn thảo.

• Alt-F5: Xem kết quả chạy chương trình.

• F8: Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.

• Alt-X: Thoát khỏi Turbo Pascal.

• Alt-: Dịch chuyển qua lại giữa các file đang mở.

• F10: Vào hệ thống Menu của Pascal.

 

doc 45 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1193Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi tin học trẻ năm học 2010-2011 - Đinh Hải Đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
	Theo khung chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Ngôn ngữ Lập trình Pascal là một phần quan trọng trong học phần Tin học Đại cương thuộc các khối ngành Khoa học Tự nhiên, đặc biệt là ngành Công nghệ Thông tin.
	Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh, sinh viên bước đầu làm quen với công việc lập trình, chúng tôi đã biên soạn bộ Giáo Trình Bài tập Pascal nhằm giúp cho sinh viên có một tài liệu học tập, rèn luyện tốt khả năng lập trình, tạo nền tảng vững chắc cho các môn học tiếp theo trong chương trình đào tạo Cử nhân Công nghệ Thông tin .
	Giáo trình bai gồm rất nhiều bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Các bài tập này được biên soạn dựa trên khung chương trình giảng dạy môn Tin học Đại cương. Bên cạch đó, chúng tôi cũng bổ sung một số bài tập dựa trên cơ sở một số thuật toán chuẩn với các cấu trúc dữ liệu được mở rộng nhằm nâng cao kỹ năng, phương pháp lập trình cho sinh viên.
	Nội dung của giáo trình được chia thành 10 chương. Trong mỗi chương đều có phần tóm tắt lý thuyết, phần bài tập mẫu và cuối cùng là phần bài tập tự giải để bạn đọc tự mình kiểm tra những kiến thức và kinh nghiệm đã học. Trong phần bài tập mẫu, đối với những bài tập khó hoặc có thuật toán phức tạp, chúng tôi thường nêu ra ý tưởng và giải thuật trước khi viết chương trình cài đặt.
	Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Khoa học Huế đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh nội dung giáo trình này.
	Chúng tôi hy vọng sớm nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc về nội dung, chất lượng và hình thức trình bày để giáo trình này ngày một hoàn thiện hơn.
Chương 1
CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA 
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL
	Pascal là một ngôn ngữ lập trình bậc cao do Niklaus Wirth, giáo sư điện toán trường Đại học kỹ thuật Zurich (Thụy Sĩ) đề xuất năm 1970. Ông lấy tên Pascal để kỷ niệm nhà toán học và nhà triết học người Pháp nổi tiếng Blaise Pascal.
1. Các tập tin cần thiết khi lập trình với Turbo Pascal
	Để lập trình được với Turbo Pascal, tối thiểu cần 2 file sau:
TURBO.EXE: Dùng để soạn thảo và dịch chương trình.
TURBO.TPL: Thư viện chứa các đơn vị chuẩn để chạy với TURBO.EXE.
	Ngoài ra, muốn lập trình đồ hoạ thì phải cần thêm các tập tin:
GRAPH.TPU: Thư viện đồ hoạ.
*.BGI: Các file điều khiển các loại màn hình tương ứng khi dùng đồ hoạ.
*.CHR: Các file chứa các font chữ đồ họa.
2. Các bước cơ bản khi lập một chương trình Pascal
	Bước 1: Soạn thảo chương trình.
	Bước 2: Dịch chương trình (nhấn phím F9), nếu có lỗi thì phải sửa lỗi.
	Bước 3: Chạy chương trình (nhấn phím Ctrl-F9).
3. Cấu trúc chung của một chương trình Pascal
	{ Phần tiêu đề }
	PROGRAM Tên_chương_trình;
	{ Phần khai báo }
	USES ......;
	CONST .....;
	TYPE .......;
	VAR ........;
	PROCEDURE ............;
	FUNCTION ..............;
	...............
	{ Phần thân chương trình }
	BEGIN
	 ...........
	END.
Ví dụ 1: Chương trình Pascal đơn giản nhất
	BEGIN
	Write(‘Hello World!’);
	END.
Ví dụ 2:
	Program Vidu2;
	Const PI=3.14;
	Var R,S:Real;
	Begin
	R:=10; 	{Bán kính đường tròn}
	S:=R*R*PI; 	{Diện tích hình tròn}
	Writeln(‘Dien tich hinh tron = ‘, S:0:2); { In ra màn hình }
	Readln;
	End.
4. Một số phím chức năng thường dùng
F2:	Lưu chương trình đang soạn thảo vào đĩa.
F3:	Mở file mới hoặc file đã tồn tại trên đĩa để soạn thảo.
Alt-F3:	Đóng file đang soạn thảo.
Alt-F5:	Xem kết quả chạy chương trình.
F8:	Chạy từng câu lệnh một trong chương trình.
Alt-X:	Thoát khỏi Turbo Pascal.
Alt-: Dịch chuyển qua lại giữa các file đang mở.
F10:	Vào hệ thống Menu của Pascal.
5. Các thao tác cơ bản khi soạn thảo chương trình
5.1. Các phím thông dụng
Insert: Chuyển qua lại giữa chế độ đè và chế độ chèn.
Home: Đưa con trỏ về đầu dòng.
End: Đưa con trỏ về cuối dòng.
Page Up: Đưa con trỏ lên một trang màn hình.
Page Down: Đưa con trỏ xuống một trang màn hình.
Del: Xoá ký tự ngay tại vị trí con trỏ.
Back Space (ß): Xóa ký tự bên trái con trỏ.
Ctrl-PgUp: Đưa con trỏ về đầu văn bản.
Ctrl-PgDn: Đưa con trỏ về cuối văn bản.
Ctrl-Y: Xóa dòng tại vị trí con trỏ.
5.2. Các thao tác trên khối văn bản
Chọn khối văn bản: Shift + 
Ctrl-KY: Xoá khối văn bản đang chọn
Ctrl-Insert: Đưa khối văn bản đang chọn vào Clipboard
Shift-Insert: Dán khối văn từ Clipboard xuống vị trí con trỏ.
6. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ Pascal
6.1. Từ khóa
	Từ khoá là các từ mà Pascal dành riêng để phục vụ cho mục đích của nó. (Chẳng hạn như: BEGIN, END, IF, WHILE,...)
	Chú ý: Với Turbo Pascal 7.0 trở lên, các từ khoá trong chương trình sẽ được hiển thị khác màu với các từ khác.
6.2. Tên (định danh)
	Định danh là một dãy ký tự dùng để đặt tên cho các hằng, biến, kiểu, tên chương trình con... Khi đặt tên, ta phải chú ý một số điểm sau:
Không được đặt trùng tên với từ khoá
Ký tự đầu tiên của tên không được bắt đầu bởi các ký tự đặc biệt hoặc chữ số.
Không được đặt tên với ký tự space,các phép toán.
Ví dụ: Các tên viết như sau là sai
	1XYZ	Sai vì bắt đầu bằng chữ số.
	#LONG	Sai vì bắt đầu bằng ký tự đặc biệt.
	FOR	Sai vì trùng với từ khoá.
	KY TU 	Sai vì có khoảng trắng (space).
	LAP-TRINH	Sai vì dấu trừ (-) là phép toán.
6.3. Dấu chấm phẩy (;)
	Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách giữa các câu lệnh. Không nên hiểu dấu chấm phẩy là dấu kết thúc câu lệnh.
Ví dụ:
	FOR i:=1 TO 10 DO Write(i);
	Trong câu lệnh trên, lệnh Write(i) được thực hiện 10 lần. Nếu hiểu dấu chấm phẩy là kết thúc câu lệnh thì lệnh Write(i) chỉ thực hiện 1 lần.
6.4. Lời giải thích
	Các lời bàn luận, lời chú thích có thể đưa vào bất kỳ chỗ nào trong chương trình để cho người đọc dể hiểu mà không làm ảnh hưởng đến các phần khác trong chương trình. Lời giải thích được đặt giữa hai dấu ngoạc { và } hoặc giữa cụm dấu (* và *).
Ví dụ:
	Var a,b,c:Real; {Khai báo biến}
	Delta := b*b – 4*a*c; (* Tính delta để giải phương trình bậc 2 *)
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG I
1. Khởi động Turbo Pascal.
2. Nhập vào đoạn chương trình sau:
	Uses Crt;
	Begin
	Writeln(‘***********************************************************’);
	Writeln(‘* CHUONG TRINH PASCAL DAU TIEN CUA TOI *’);
	Writeln(‘* Oi! Tuyet voi!... *);
	Writeln(‘***********************************************************’);
	Readln;
	End.
3. Dịch và chạy chương trình trên.
4. Lưu chương trình vào đĩa với tên BAI1.PAS.
5. Thoát khỏi Pascal.
6. Khởi động lại Turbo Pascal.
7. Mở file BAI1.PAS.
8. Chèn thêm vào dòng: CLRSCR; vào sau dòng BEGIN
9. Dịch và chạy thử chương trình.
10. Lưu chương trình vào đĩa.
11. Thoát khỏi Pascal.
12. Viết chương trình in ra màn hình các hình sau:
 * ******** *******
 *** ** ** ** **
 ** ** ** ** **
 ** ** ******** * *
 ********* ** ** **
 ** ** ** ** ** **
 ** ** ******** ********
Chương 2
CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN
KHAI BÁO HẰNG, BIẾN, KIỂU, BIỂU THỨC VÀ CÂU LỆNH
I. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN
1. Kiểu logic
	- Từ khóa: BOOLEAN
	- miền giá trị: (TRUE, FALSE). 
	- Các phép toán: phép so sánh (=, ) và các phép toán logic: AND, OR, XOR, NOT.
	Trong Pascal, khi so sánh các giá trị boolean ta tuân theo qui tắc: FALSE < TRUE.
	Giả sử A và B là hai giá trị kiểu Boolean. Kết quả của các phép toán được thể hiện qua bảng dưới đây:
A
B
A AND B
A OR B
A XOR B
NOT A
TRUE
TRUE
TRUE
TRUE
FALSE
FALSE
TRUE
FALSE
FALSE
TRUE
TRUE
FALSE
FALSE
TRUE
FALSE
TRUE
TRUE
TRUE
FALSE
FALSE
FALSE
FALSE
FALSE
TRUE
2. Kiểu số nguyên
2.1. Các kiểu số nguyên
Tên kiểu
Phạm vi
Dung lượng
Shortint
-128 ® 127
1 byte
Byte
0 ® 255
1 byte
Integer
-32768 ® 32767
2 byte
Word
0 ® 65535
2 byte
LongInt
-2147483648 ® 2147483647
4 byte
2.2. Các phép toán trên kiểu số nguyên
2.2.1. Các phép toán số học: 
	+, -, *, / (phép chia cho ra kết quả là số thực).
	Phép chia lấy phần nguyên: DIV (Ví dụ : 34 DIV 5 = 6).
	Phép chia lấy số dư: MOD (Ví dụ: 34 MOD 5 = 4).
2.2.2. Các phép toán xử lý bit: 
	Trên các kiểu ShortInt, Integer, Byte, Word có các phép toán: 
NOT, AND, OR, XOR.
A
B
A AND B
A OR B
A XOR B
NOT A
1
1
1
1
0
0
1
0
0
1
1
0
0
1
0
1
1
1
0
0
0
0
0
1
SHL (phép dịch trái): a SHL n Û a ´ 2n
SHR (phép dịch phải): a SHR n Û a DIV 2n
3. Kiểu số thực
3.1. Các kiểu số thực
:
Tên kiểu
Phạm vi
Dung lượng
Single
1.5´10-45 ® 3.4´10+38
4 byte
Real
2.9´10-39 ® 1.7´10+38
6 byte
Double
5.0´10-324 ® 1.7´10+308
8 byte
Extended
3.4´10-4932 ® 1.1´10+4932
10 byte
Chú ý: Các kiểu số thực Single, Double và Extended yêu cầu phải sử dụng chung với bộ đồng xử lý số hoặc phải biên dich chương trình với chỉ thị {$N+} để liên kết bộ giả lập số.
3.2. Các phép toán trên kiểu số thực: 	+, -, *, /
Chú ý: Trên kiểu số thực không tồn tại các phép toán DIV và MOD.
3.3. Các hàm số học sử dụng cho kiểu số nguyên và số thực:
	SQR(x):	Trả về x2
	SQRT(x):	Trả về căn bậc hai của x (x³0)
	ABS(x):	Trả về |x|
	SIN(x):	Trả về sin(x) theo radian
	COS(x):	Trả về cos(x) theo radian
	ARCTAN(x):	Trả về arctang(x) theo radian
	LN(x):	Trả về ln(x)
	EXP(x):	Trả về ex
	TRUNC(x):	Trả về số nguyên gần với x nhất nhưng bé hơn x.
	INT(x):	Trả về phần nguyên của x
	FRAC(x):	Trả về phần thập phân của x
	ROUND(x):	Làm tròn số nguyên x
	PRED(n):	Trả về giá trị đứng trước n
	SUCC(n):	Trả về giá trị đứng sau n
	ODD(n): 	Cho giá trị TRUE nếu n là số lẻ.
	INC(n):	Tăng n thêm 1 đơn vị (n:=n+1).
	DEC(n):	Giảm n đi 1 đơn vị (n:=n-1).
4. Kiểu ký tự
	- Từ khoá: CHAR. 
	- Kích thước: 1 byte. 
	- Để biểu diễn một ký tự, ta có thể sử dụng một trong số các cách sau đây:
Đặt ký tự trong cặp dấu nháy đơn. Ví dụ 'A', '0'.
Dùng hàm CHR(n) (trong đó n là mã ASCII của ký tự cần biểu diễn). Ví dụ CHR(65) biễu diễn ký tự 'A'.
Dùng ký hiệu #n (trong đó n là mã ASCII của ký tự cần biểu diễn). Ví dụ #65.
	- Các phép toán: =, >, >=, . 
* Các hàm trên kiểu ký tự:
- UPCASE(ch): Trả về ký tự in hoa tương ứng với ký tự ch. Ví dụ: UPCASE('a') = 'A'.
- ORD(ch): Trả về số thứ tự trong bảng mã ASCII của ký tự ch. Ví dụ ORD('A')=65.
- CHR(n): Trả về ký tự tương ứng trong bảng mã ASCII có số thứ tự là n. Ví dụ: CHR(65)='A'.
- PRED(ch): cho ký tự đứng trước ký tự ch. Ví dụ: PRED('B')='A'.
- SUCC(ch): cho ký tự đứng sau ký tự ch. Ví dụ: SUCC('A')='B'.
II. KHAI BÁO HẰNG
- Hằng là một đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt chương trình. 
- Cú pháp:
	CONST	 = ;
 hoặc:
	CONST	: = ;
Ví dụ:
	CONST	Max = 100;
	Name = 'Tran Van Hung';
	Continue = FALSE;
	Logic = ODD(5);	{Logic =TRUE}
Chú ý: Chỉ các hàm chuẩn dưới đây mới được cho phép sử dụng trong một biểu thức hằng:
	ABS	CHR	HI	LO	LENGTH	ODD	ORD
	PTR	ROUND	PRED	SUCC	SIZEOF	SWAP	TRUNC
III. KHAI BÁO BIẾN
- Biến là một đại lượng mà giá trị của nó có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. 
- Cú pháp:
	VAR [,,...]  ...  truy nhập thông qua con trỏ file. Mỗi khi một phần tử nào đó được ghi vào hay đọc từ file, con trỏ của file này được tự động chuyển đến phần tử tiếp theo.
Các biến kiểu file không được phép có mặt trong phép gán hoặc trong các biểu thức.
II. CÁC THỦ TỤC VÀ HÀM CHUẨN
2.1. Các thủ tục chuẩn
2.1.1. Gán tên file
	Cú pháp: Assign(F, Filename);
	Chức năng: Gán một file trên đĩa có tên là Filename cho biến file F, mọi truy xuất trên file cụ thể được thực hiện thông qua biến file này.
Chú ý:
	Filename bao gồm cả tên ổ đĩa và đường dẫn nếu file không nằm trong ổ đĩa, thư mục hiện thời.
2.1.2. Mở file mới
	Cú pháp: Rewrite(F);
	Chức năng: Tạo file mới có tên đã gán cho biến file F. Nếu file đã có trên đĩa thì mọi dữ liệu trên đó sẽ bị xoá và con trỏ file trỏ ở vị trí đầu tiên của file.
2.1.3. Mở file đã có trên đĩa
	Cú pháp: Reset(F);
	Chức năng: Mở file có tên đã gán cho biến file F. Nếu file chưa có trên đĩa thì chương trình sẽ dừng vì gặp lỗi xuất/nhập.
Chú ý: Kiểm tra khi mở file
{$I+}: Mở việc kiểm tra. Khi gặp lỗi Vào/ra chương trình sẽ báo lỗi và dừng lại
{$I-}: Không kiểm tra Vào/ra, chương trình không dừng lại nhưng treo các thủ tục Vào/ra khác cho đến khi hàm IOresult (hàm chuẩn của PASCAL). Hàm trả về giá trị true nếu việc mở file xảy ra tốt đẹp.
Ví dụ:
Procedure MoFile;
Var	ok:Boolean;
St:String;
F:Text;
Begin
Repeat
Write(‘Nhập tên tệp: ‘);readln(st);
Assign(F,st);
{$I-} (*Chuyển việc kiểm tra vào ra cho người dùng*)
Reset(F);
Ok:=IOResult;
{$I+}
if not OK then writeln(‘Không mở được ‘);
Until OK;
End;
2.1.4. Đọc dữ liệu từ file
	Cú pháp: Read(F, x);
	Chức năng: Đọc một phần tử dữ liệu từ file F ở vị trí con trỏ file và gán cho các biến x. 
2.1.5. Ghi dữ liệu lên file
	Cú pháp: Write(F, Value);
	Chức năng: Ghi giá trị Value vào file F tại vị trí hiện thời của con trỏ file.
2.1.6. Di chuyển con trỏ file
	Cú pháp: Seek(F, n);
	Chức năng: Di chuyển con trỏ file đến phần tử thứ n (phần tử đầu tiên có thứ tự là 0).
2.1.7. Đóng file
	Cú pháp: Close(F);
	Chức năng: Cập nhật mọi sửa đổi trên file F và kết thúc mọi thao tác trên file này.
2.1.8. Xoá file
	Cú pháp: Erase(F);
	Chức năng: Xoá file trên đĩa có tên gán đã được gán cho biến file F (file cần xoá là file đang đóng).
2.1.9. Đổi tên file
	Cú pháp: Rename(F, NewFile);
	Chức năng: Đổi tên của file đang gán cho biến file F thành tên file mới là NewFile.
2.2. Các hàm chuẩn
2.2.1. Hàm trả về vị trí con trỏ file
	Cú pháp: Filepos(F);
Chú ý: Con trỏ ở đầu file tương ứng vị trí 0.
2.2.2. Hàm kiểm tra cuối file
	Cú pháp: EOF(F);
	Chức năng: Hàm trả về giá trị True nếu con trỏ file đang ở cuối file, ngược lại hàm trả về giá trị False.
2.2.3. Hàm trả về kích thước của file
	Cú pháp: FileSize(F);
	Chức năng: Hàm trả về số lượng phần tử có trong file.
III. FILE VĂN BẢN (TEXT FILE)
	Thành phần cơ bản là ký tự, song có thể được cấu trúc thành các dòng, mỗi dòng được kết thúc bởi CR và LF, CR có mã ASCII là 13 và LF có mã 10. Cuối file sẽ có dấu kết thúc file Ctrl-Z có mã là 26. 
	Do các dòng có độ dài thay đổi nên không tính trước được vị trí của một dòng trong file. Vì vậy file dạng Text chỉ có thể đệoc xử lý một cách tuần tự.
3.1. Khai báo
	Var	: Text;
3.2. Các thủ tục và hàm chỉ tác động trên file dạng text
3.2.1. Thủ tục Append
	Cú pháp: Append(F);
	Chức năng: Mở file đã tồn tại để bổ sung nội dung vào cuối file.
3.2.2. Thủ tục Readln
	Cú pháp: Readln(F,x);
	Chức năng: Đọc một dòng từ vị trí con trỏ file và gán cho biến x. Thực hiện xong, con trỏ file sẽ chuyển về đầu dòng tiếp theo. Biến x có thể nhận các kiểu: Char, String hoặc kiểu số. 
3.2.3. Thủ tục Writeln
	Cú pháp: Writeln(F, x);
	Chức năng: Ghi giá trị x vào file ở vị trí con trỏ file. Kết thúc thủ tục, con trỏ file sẽ chuyển về đầu dòng sau.
Chú ý:
	Máy in được xem là một file dạng text, và biến được mở sẵn trong Unit Printer cho file này là LST. Vì vậy để in một dòng St ra máy in ta có thể dùng lệnh Writeln(LST,St).
3.2.4. Thủ tục Flush
	Cú pháp: Flush(F);
	Chức năng: Cập nhật nội dung của file có tên gán cho biến file F mà không cần dùng thủ tục Close và vẫn có thể thao tác trên file.
3.2.5. Thủ tục SetTextBuf
	Cú pháp: SetTextBuf(F, x);
	Chức năng: Thay đổi vùng nhớ đệm dành cho file dạng text với kích thước cho bởi biến x. Mặc định vùng nhớ này là 128 byte.
Chú ý:
	Thủ tục này phải được gọi trước các thủ tục mở file: Reset, Rewrite, Append.
3.2.6. Hàm EOLn
	Cú pháp: EOLn(F);
	Chức năng: Hàm trả về giá trị True nếu con trỏ đang ở cuối một dòng, ngược lại hàm trả về giá trị False.
Chú ý:
Các thủ tục và hàm không sử dụng được đối với file dạng text: Seek, FilePos, FileSize.
Sau đây là các thao tác cơ bản khi xuất nhập file:
Ghi dữ liệu vào file
Đọc dữ liệu từ file
ASSIGN(f,FileName);
REWRITE(f);
...
WRITE(f,value);
...
CLOSE(f);
ASSIGN(f,FileName);
RESET(f);
...
While Not EOF(f) Do
 Begin
 READ(f,x);
 ...
 End;
...
CLOSE(f);
IV. FILE KHÔNG ĐỊNH KIỂU (FILE VẬT LÝ)
4.1. Khái niệm
	File không định kiểu là file không xác định kiểu của mỗi thành phần trong file, mà được hiểu là một dãy byte, mỗi phần tử có kích thước k byte, quy định bởi người lập trình. File không định kiểu tương hợp với mọi kiểu file.
4.2. Khai báo
	Var	: File;
4.3. Các thủ tục và hàm có thể thao tác trên file không đinh kiểu
4.3.1. Mở file
	Mở file chưa có trên đĩa: Rewrite(F, k);
	Mở file đã có trên đĩa: Reset(F, k);
	Giá trị k mô tả số lượng byte sẽ được đọc ghi trong một thao tác. Kích thước của file phải là bội số của k.
4.3.2. Xuất/ nhập dữ liệu
	Cú pháp:	BlockRead(F, x, n [,Kq]);
	BlockWrite(F, x, n [,Kq]);
	Chức năng:
	- Đọc/ Ghi n “bản ghi”. Mỗi “bản ghi” được hiểu là một phần tử k byte.
	- x chứa nội dung đọc/ghi
	- Kq là số lương”bản ghi” được thực hiện.
Chú ý:
	File không định kiểu thường được dùng trong các thao tác sao chép với tốc độ cao.
BÀI TẬP CHƯƠNG
Bài tập 8.1: Tạo một file SINHVIEN.DAT để lưu thông tin của một lớp sinh viên. Mỗi sinh viên cần những thông tin sau: Họ tên, Ngày sinh, Quê quán, Điểm trung bình, Xếp loại (trường xếp loại do chương trình tự tính lấy dựa vào điểm trung bình như sau: nếu điểm trung bình < 5 thì xếp loại ‘D’, nếu 5 <= điểm trung bình < 6.5 thì xếp loai ‘C’, nếu 6.5 <= điểm trung bình < 8 thì xếp loại ‘B’, trường hợp còn lại xếp loại ‘A’).
Bài tập 8.2: In toàn bộ nội dung của file SINHVIEN.DAT ra màn hình, nếu có, ngược lại thì thông báo “File khong ton tai”.
Bài tập 8.3: In danh sách tất cả sinh viên có thông tin lưu trong file SINHVIEN.DAT xếp loại khá (‘B’) trở lên.
Bài tập 8.4: Thông tin về điểm của sinh viên có họ tên là Bhoten, ngày sinh là Bngay và quê quán là Bquequan bị sai lệch. Hãy sữa điểm và xếp loại của sinh viên này với dữ liệu nhập từ bàn phím.
Bài tập 8.5: In ra màn hình toàn bộ nội dung của một file văn bản, tên file được được nhập từ bàn phím khi thực hiện chương trình.
Bài tập 8.6: Đếm số dòng, số ký tự trắng xúât hiện trong một file văn bản đã có trên đĩa, tên file được nhập từ bàn phím khi chạy chương trình.
Bài tập 8.7: Sao chép nội dung của file SINHVIEN.DAT vào file văn bản SINHVIEN.TXT sao cho mỗi sinh viên lưu trong một dòng.
MỤC LỤC
CÁC LỆNH TRONG PASCAL
SYSTEM 
write(): in ra màn hình liền sau kí tự cuối. 
writeln(): in xuống một hàng. 
read(): đọc biến. 
readln(' '): đọc biến và xuống dòng 
Uses CRT 
clrscr : xoá toàn bộ màn hình. 
textcolor() : in chữ màu. 
textbackground() : tô màu cho màn hình. 
sound() : tạo âm thanh. 
delay() : làm trễ. 
nosound : tắt âm thanh. 
windows(x1,y1,x2,y2) : thay đổi cửa sổ màn hình. 
highvideo : tăng độ sáng màn hình. 
lowvideo : giảm độ sáng màn hình. 
normvideo : màn hình trở lại chế độ sáng bình thường. 
gotoxy(x,y) : đưa con trỏ đến vị trí x,y trên màn hình. 
deline : xoá một dòng đang chứa con trỏ. 
clreol : xoá các ký tự từ vị trí con trỏ đến cuối mà không di chuyển vị trí con trỏ. 
insline : chèn thêm một dòng vào vị trí của con trỏ hiện hành. 
exit : thoát khỏi chương trình. 
textmode(co40) : tạo kiểu chữ lớn. 
randomize : khởi tạo chế độ ngẫu nhiên. 
move(var 1,var 2,n) : sao chép trong bộ nhớ một khối n byte từ biến Var 1 sang biến Var 2. 
halt : Ngưng thực hiện chương trình và trở về hệ điều hành. 
Abs(n) : Giá trị tuyệt đối. 
Arctan(x) : cho kết quả là hàm Arctan(x). 
Cos(x) : cho kết quả là cos(x). 
Exp(x) : hàm số mũ cơ số tự nhiên ex. 
Frac(x) : cho kết quả là phần thập phân của số x. 
int(x) : cho kết quả là phần nguyên của số thập phân x. 
ln(x) : Hàm logarit cơ số tự nhiên. 
sin(x) : cho kết quả là sin(x), với x tính bằng Radian. 
Sqr(x) : bình phương của số x. 
Sqrt(x) : cho kết quả là căn bậc hai của x. 
pred(x) : cho kết quả là số nguyên đứng trước số nguyên x. 
Suuc(x) : cho kết quả là số nguyên đứng sau số nguyên x. 
odd(x) : cho kết quả là true nếu x số lẻ, ngược lại là false. 
chr(x) : trả về một kí tự có vị trí là x trong bảng mã ASCII. 
Ord(x) : trả về một số thứ tự của kí tự x. 
round(n) : Làm tròn số thực n. 
Random(n) : cho một số ngẫu nhiên trong phạm vi n. 
upcase(n) : đổi kí tự chữ thường sang chữ hoa. 
assign(f,) : tạo file. 
rewrite(f) : sống**append(f) : chèn thêm dữ liệu cho file. 
close(f) : tắt file. 
erase(f) : xóa. 
rename() : chết. 
length(s) : cho kết quả là chiều dài của xâu. 
copy(s,a,b) : copy xâu. 
insert(,s,a) : chèn thêm cho xâu. 
delete(s:string,a:integer,b:integer) : xóa b ký tự từ vị trí a trong xâu s 
Unit GRAPH 
initgraph(a,b,) : khởi tạo chế độ đồ hoạ. 
closegraph; : tắt chế độ đồ hoạ. 
setcolor(x) : chọn màu. 
outtext() : in ra màn hình tại góc trên bên trái. 
outtextxy(x,y,); : in ra màn hình tại toạ độ màn hình. 
rectangle(x1,y1,x2,y2): vẽ hình chữ nhật. 
line(x1,y1,x2,y2) : vẽ đoạn thẳng. 
moveto(x,y) : lấy điểm xuất phát để vẽ đoạn thẳng. 
lineto(x,y) : lấy điểm kết thúc để vẽ doạn thảng. 
circle(x,y,n) : vẽ đường tròn. 
ellipse(x,y,o1,o2,a,b): vẽ hình elip. 
floodfill(a,b,n) : tô màu cho hình. 
getfillpattern(x) : tạo biến để tô. 
setfillpattern(x,a) : chọn màu để tô. 
cleardevice; : xoá toàn bộ màn hình. 
settextstyle(n,a,b) : chọn kiểu chữ. 
bar(a,b,c,d) : vẽ thanh. 
bar3d(a,b,c,d,n,h) : vẽ hộp. 
arc(a,b,c,d,e) : vẽ cung tròn. 
setbkcolor(n) : tô màu nền. 
putpixel(x,y,n) : vẽ điểm. 
setfillstyle(a,b) : tạo nền cho màn hình. 
setlinestyle(a,b,c) : chọn kiểu đoạn thẳng. 
getmem(p,1) : chuyển biến để nhớ dữ liệu. 
getimage(x1,y1,x2,y2,p): nhớ các hình vẽ trên vùng cửa sổ xác định. 
putimage(x,y,p,n) : in ra màn hình các hình vừa nhớ. ... 
Unit DOS 
getdate(y,m,d,t): lấy các dữ liệu về ngày trong bộ nhớ. 
gettime(h,m,s,hund): lấy các dữ liệu về giờ trong bộ nhớ. 
findnext(x): tìm kiếm tiếp. 
Findfirst($20,dirinfo): tìm kiếm. ...

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao trinh on thi tin hoc tre khong chuyen nam hoc 2010 2011.doc