Ôn tập văn miêu tả 6

Ôn tập văn miêu tả 6

Phương pháp tả người.

(tiết 1)

A/Mục tiêu cần đạt:

 -Giúp HS nắm được phương pháp tả người bố cục,hình thức của 1 đoạn văn, bài văn tả người.

 -Luyện kĩ năng quan sát và lựa chọn,trình bày những điều quan sát, lựa chon theo 1 thứ tự nhất định.

B/Chuẩn bị: -GV : Soạn bài.

 -HS : Ôn tập bài ở nhà.

C/Tiến trình hoạt động:

 1/ổn định lớp.

 2.Kiểm tra bài cũ:

 -GV kiểm tra bài tập về nhà của HS.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập văn miêu tả 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp tả người.
(tiết 1)
A/Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp HS nắm được phương pháp tả người bố cục,hình thức của 1 đoạn văn, bài văn tả người.
 -Luyện kĩ năng quan sát và lựa chọn,trình bày những điều quan sát, lựa chon theo 1 thứ tự nhất định.
B/Chuẩn bị: -GV : Soạn bài.
 -HS : Ôn tập bài ở nhà.
C/Tiến trình hoạt động: 
 1/ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 -GV kiểm tra bài tập về nhà của HS.
 3.Bài mới:
? Khi tả người cần chú ý những điều gì?
-Không lí tưởng hóa tuyệt đối các nhân vật như vậy sẽ thiếu tính chân thực, vô tình sẽ biến họ thành những cô văn công trên sân khấu.
-Chọn hình ảnh tả cho phù hợp.
VD: người phụ nữ làm nghề dạy học sẽ có trang phục, diện mạo, cử chỉ khác hẳn người phụ nữ là công nhân làm đường.
-Xác định rõ yêu cầu từng đề: Tả người nói chung thì phải làm nổi bật đặc điểm ngoại hình, tính cách; tả người trong hoạt động thì phải tập trung vào cử chỉ, động tác
-Chú ý ngôn ngữ tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, bộc lộ tình cảm đối với người được tả ngay trong quá trình làm văn( trực tiếp qua những câu bình phẩm, nhận xét, câu cảm thán; gián tiếp qua việc lựa chọn hình ảnh, từ ngữ và sắp xếp trật tự miêu tả).
* GV hướng dẫn HS làm các bài tập:
BT1:-Chọn C.
-Thầy giáo Ha-men là người thầy giáo có lòng yêu nước sâu sắc.
-Em hiểu tình cảm gì ở thầy giáo?
BT 2: 
GV hướng dẫn HS làm bài tập
VD đoạn văn: GV đoc
Mẹ kính yêu của tôi sống rất giản dị; suốt đời mẹ chỉ lo cho bố con tôi. Hôm nay 8-3 là ngày đáng ghi nhớ- ngày quốc tế phụ nữ. Mẹ tôi bỗng rực rỡ trong chiếc áo dài màu xanh mà bố mua tặng mẹ. Trông mẹ trẻ hơn mọi ngày rất nhiều. Mẹ lên xe để đến cơ quan làm việc, tà áo dài bay tha thướt phía sau. Ngoài phố, ai ai cũng nhìn theo. Tôi rất tự hào về mẹ. Giá ngày nào mẹ cũng đẹp và thanh thản như thế. Có 1 nhà văn đã nói rất hay về các mẹ, đại ý là: Không có người mẹ, không có thế gian và anh hùng. Tôi thấy nói như thế thì hay nhưng chưa gần gũi lắm. Tôi chỉ thích mẹ tôi đẹp mãi trong tà áo dài truyền thống, mỗi ngày một màu, thật đẹp
I.Nội dung kiến thức cần nhớ:
*Muốn tả người cần:
-Xác định được đối tượng cần tả( tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc).
-Quan sát, lựa chọn các chi tiết miêu tả.
-Trình bày kết quả quan sát theo 1 thứ tự.
*Bố cục:
-MB: Giới thiệu người được tả.
-TB : Miêu tả chi tiết( ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói)
-KB : thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
II.Bài tập:
BT1:
-Chọn cách hiểu đúng về nhân vật qua 1 câu văn trong tác phẩm Buổi học cuối cùng (Đô-Đê).
A.Sau khi viết lên bảng 4 chữ “Nước Pháp muôn năm”, thầy Ha-men sợ bọn Đức quá, không đứng vững được.
B Sau khi viết lên bảng 4 chữ “Nước Pháp muôn năm”, thầy Ha-men thấy yếu quá, không đứng vững được. 
C.Sau khi viết lên bảng 4 chữ “Nước Pháp muôn năm”, thầy Ha-men quá xúc động, không đứng vững được.
BT 2: Viết 1 đoạn văn miêu tả người mẹ kính yêu của em rực rỡ trong tà áo dài truyền thống nhân ngày kỉ niệm Quốc tế phụ nữ 8-3.
4.Củng cố:
 -GV hệ thống lại kiến thức bài học.
5.Hướng dẫn về nhà:
 -Học bài .
 -Làm bài tập:Tả lại một người bạn mà e yêu quí.
 -Ôn tập về văn miêu tả.
Cách mở đầu và kết luận cho một bài văn miêu tả.
(tiết 2)
A/Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp HS nắm được mô hình bố cục của 1 bài văn miêu tả thông thường gồm 3 phần rõ rệt.
 -Luyện kĩ năng viết phần mở bài và kết bì cho 1 bài văn miêu tả.
B/Chuẩn bị: -GV : Soạn bài.
 -HS : Ôn tập bài ở nhà.
C/Tiến trình hoạt động: 
 1/ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 -GV kiểm tra bài tập về nhà của HS.
? Cần chú ý điều gì về cách đặt câu, dựng đoạn trong bài văn miêu tả?
-HS nêu mô hình bố cục của bài văn miêu tả.
-GV lưu ý HS: Nếu chỉ mở bài bằng việc giới thiệu đối tượng và kết bài bằng cách nêu cảm nghĩ của người viết. Như vậy là quá đơn điệu, rập khuôn
-GV nêu 1 số ví dụ cụ thể trong bài làm văn của HS.
-GV hướng dẫn HS 1 số cách mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả.
-HS mở bài và kết bài
1. Mô hình bố cục 1 bài văn miêu tả:
* Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần miêu tả( Đối tượng gì? Có quan hệ ntn với người miêu tả? Hoàn cảnh gặp gỡ, tiếp xúc với đối tượng ấy có gì đặc biệt?)
* Thân bài:Lần lượt dừng lại hình ảnh hoặc khung cảnh được miêu tả với những nét đặc điểm chung riêng.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.
2. Cách mở bài và kết bài:
a.Mở bài: 
*Có thể mở bài bằng 1 lời thông báo ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề.
Ví dụ: Tả trăng
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi
* Có thể mở bài bằng lời giới thiệu tình huống để đối tượng miêu tả xuất hiện. Cách mở bài này thường dài dòng.
Ví dụ: Tả 1 công nhân làm đường:
“Cái Thư, bạn tôi lạ lắm kia ! Hễ sứ ngồi với nhau là Thư lại kể về mẹ nó cho tôi nghe.Chẳng lần nào là nó không mở đầu bằng câu: “Mẹ tớ, ấy biết không, là công nhân sửa đường đấy. Năm nào mẹ tớ cũng được bầu là lao động tiên tiến. Tổ mẹ tớ vá đường giỏi nhất công ti. Nếu ấy được xem mẹ tớ làm việc, ấy phải thích mê đi. Này nhé”
b.Kết bài:
*Có thể kết bài bằng 1 câu văn miêu tả.
Ví dụ: Đêm đã khuya, vầng trăng càng sáng, vằng vặc trên vòm cao mênh mông như đang thao thức cùng trời đêm.
Hay: Cánh đồng lúa vẫn rập rờn, rập rờn trong gió. Hương thơm dịu dịu tỏa ra. Lan xa. Lan xa
* Có thể kết bài bằng 1 lời mở ý hoặc để lửng ý cho người đọc tự cảm nhận.
* Cũng có thể KB bằng 1 vài lời tâm tinh trực tiếp với đối tượng được miêu tả.
Ví dụ: -Cảm ơn mùa xuân! Cảm ơn những điều kì diệu mà trời đất đã ban tặng cho thiên nhiên và con người.
 -Con yêu mẹ biết bao , mẹ ơi!...
Ví dụ: Tả cảnh sinh hoạt trường em (lễ chào cờ đầu tuần)
Trời vừa sáng, tờ lịch bay bay như muốn nói: “Cô bé ơi! Hôm nay đã là thứ hai rồi đấy! Cô ăn sáng nhanh nhanh để đến trường làm lễ chào cờ!”. Em ăn xong rồi! Thôi chào chị lịch chăm chỉ, em đi học nhé!
4.Củng cố:
 -GV hệ thống lại kiến thức bài học.
 -HS làm bài tập: Viết mở bài và kết bài cho đề bài sau: 
 Tả cảnh mùa xuân về trên quê hương em.
5.Hướng dẫn về nhà:
 -Học bài .
 -Làm bài tập:Tả lại một đêm trăng đẹp trên quê hương em.
 -Ôn tập về văn miêu tả.
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả
(tiết 3+4)
A/Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp HS củng cố kiến thức và kĩ năng viết đoạn văn miêu tả.
 -Luyện kĩ năng viết đoạn văn cho 1 bài văn miêu tả.
B/Chuẩn bị: -GV : Soạn bài.
 -HS : Ôn tập bài ở nhà.
C/Tiến trình hoạt động: 
1/ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 -GV kiểm tra bài tập về nhà của HS.
 ? Có thể mở và kết bài cho bài văn miêu tả bằng những cách nào?
 ? Cần chú ý điều gì về cách dựng đoạn trong bài văn miêu tả
3.Bài mới:
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập:
Bài tập 1:
Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu, râu ria gì mà cụt một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
( Dế Mèn phiêu lưu kí-Tô Hoài).
a. Đoạn văn trên tái hiện lại điều gì?
b.Tìm ra những đặc điểm tiêu biểu làm rõ cảnh ấy?
c.Phương thức biểu đạt của đoạn văn?
Bài tập 2 : Nếu phải viết 1 đoạn văn tả mùa thu quê hương em, em dự định chọn cái gì để viết?
Bài tập 3:Viết 1 đoạn văn ngắn tả cảnh 1 buổi trưa hè nắng gắt tại nơi em ở.
Bài tập 4: Viết 1 đoạn văn miêu tả nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu.
* HS thực hành viết đoạn văn bài tập 2 và 3.
* GV kiểm tra, nhận xét và sửa lỗi.
 Bài 1:
“Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu, râu ria gì mà cụt một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.”
( Dế Mèn phiêu lưu kí-Tô Hoài).
a.Đoạn văn tả Dế Choắt ốm yếu( dế đã được nhân hóa thành 1 nhân vật trong truyện).
b.Những đặc điểm tiêu biểu: 
Hình ảnh Dế Choắt yếu đuối:
-Gầy gò, dài lêu nghêu.
-Cánh ngắn ngủn.
-Đôi càng bè bè, nặng nề.
-Râu ria cụt 1 mẩu.
-Mặt mũi ngẩn ngơ.
Bài 2: Có thể chọn các chất liệu sau để tả:
-Trời se lạnh.
-Hồ nước trong xanh.
-Trời xanh, mây trắng.
-Gió thổi nhẹ.
-Hoa cúc nở trong các vườn nhà.
-Hương cốm thoảng qua.
Bài 3: Có thể chọn các chi tiết sau:
-Mặt trời như đang dội lửa xuống mặt đất( so sánh).
-Bầu trời cao xanh vời vợi, không 1 gợn mây
 ( nhận xét).
-Không có gió,hàng cây hai bên đường im lặng như đang đứng ngủ( so sánh).
-Ve kêu râm ran khiến người nghe sốt ruột, chỉ muốn lấy cho lũ ve 1 cốc nước lọc. Kêu nhiều thế thì khản cổ thôi ( tưởng tượng).
-Trên đường nhựa như đang bộc khói, rất vắng. Quán nước nhà chú Chiến rất đông ( nhận xét, tưởng tượng).
Bài 4:Cần nêu được các ý sau:
-Nhìn Lượm- ta thấy cái gì cũng nhỏ, cũng nhanh: từ cái xác đựng tài liệu đeo bên người, đôi chân đi nhanh nhanh, đến cái miệng huýt sáo và cả đôi má bồ quân căng mọng( nhận xét).
-Nhìn dáng vẻ của Lượm trong phút ngã xuống đồng lúa quê hương, ta có cảm giác Lượm như thiên thần đang ngủ.
-Trong không gian đầy hương lúa mới, nghe đâu đây có âm điệu buồn của làng quê đưa tiễn người chiến sĩ nhỏ ( so sánh, tưởng tượng).
-Xa xa, trên con đường trải đầy nắng vàng, Lượm vẫn còn kia, đang thoăn thoắt đi vì nhiệm vụ đưa tin vẫn đang chờ ở phía trước
( tưởng tượng)
4.Củng cố:
 -GV hệ thống lại kiến thức bài học.
5.Hướng dẫn về nhà:
 -Làm bài tập:Viết hoàn chỉnh đoạn văn theo yêu cầu BT 4.
 -Ôn tập về kĩ năng sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóatrong văn miêu tả.
Luyện tập kĩ năng sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả.
(tiết 5)
A/Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp HS củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong khi viết văn miêu tả.
 -Luyện kĩ năng viết bài văn miêu tả có sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
B/Chuẩn bị: -GV : Soạn bài.
 -HS : Ôn tập bài ở nhà.
C/Tiến trình hoạt động: 
1/ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 -GV kiểm tra bài tập về nhà của HS.
 ? Cần chú ý điều gì khi viết đoạn trong bài văn miêu tả?
3.Bài mới:
-GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài tập 1:-Cho đề văn : hãy tả 1 ngày mưa rất to tại nơi em ở.
-Để làm đề văn này, sẽ dùng các hình ảnh, sự vật sau đây. Em sẽ liên tưởng, so sánh các hình ảnh , sự vật ấy với những gì? Hãy điền vào
+Mặt trời
+ Bầu trời
+Những hàng cây
+Những dãy nhà
+Đường đi
+Xe máy, xe đạp
+Nước chảy trên đường vào cống
+Không gian mưa rơi
+Người đi đường
Bài tập 2:
-Cho các từ sau:ngang, khệnh khạng, vun vút,chậm chạp, rung rinh, bệ vệ, đùa giỡn
-Hãy lựa chọn và điền các từ đã cho vào những chỗ trống trong đoạn văn sau:
-Sau khi điền từ, đọc lại đoạn văn, cho biết:
+Đoạn văn tả cảnh gì, ở đau?
+Người viết có những tưởng tượng, so sánh, nhận xét hay ở chỗ nào?
* GV đọc đoạn văn
“ Một con sao biển đỏ thắm đang bò. Những con tôm hùm mang bộ râu dàibước trên các hòn đá. Một con cua đang bòChỗ nào cũng thấy bao nhiêu vật lạ. Đây là hoa loa kèn mở rộng cánh, dưới nước. Đàn tôm con laonhư ruồi. Bác rùa biển, có hai con cá xanh như đôi bướmphía trên mai.”
Bài tập 3:
Em hãy tả 1 phiên chợ.
*HS dựa vào dàn ý viết thành bài hoàn chỉnh.
Bài 1:-Có thể liên tưởng, so sánh các hình ảnh, sự vật sau:
+ Mặt trời đã trốn đi đâu, từ bao giờ.
+Bầu trời đầy mây đen vần vũ.
+Những hàng cây như được tắm rửa trong trận mưa, nghiêng ngả đùa trong nước mưa.
+ Những dãy nhà như khuôn mặt sáng sủa sau lần rửa mặt.
+Đường đi ngập nước vì chảy không kịp. Lúc mưa to nhất, đường như một dòng sông nhỏ, nhiều em bé gấp thuyền giấy, thả xuống
+Xe máy, xe đạp không đi nhanh được, giống như từng đoàn xe lội nước.
+Người đi đường mặc áo mưa kín mít như những nhà tu hành, đi rất vội vã
+Nước chảy trên đường vào cống nghe ồ ồ như người khổng lồ đang khóc.
+ Không gian mưa rơi trắng như tấm màn mưa.
Bài 2:-HS lần lượt điền các từ : chậm chạp,bệ vệ, ngang, rung rinh, vun vút, khệnh khạng, đùa giỡn.
-Đoạn văn tả hoạt động của các loài vật dưới đáy biển.
-Người viết có có những tưởng tượng, so sánh, nhận xét rất độc đáo, tài hoa, tạo nên những chi tiết rất hay , thú vị:
+Tôm hùm mang bộ râu dài bệ vệ bước trên các hòn đá.
+ Hoa loa kèn rung rinh trong nước.
+Đàn tôm con lao vun vút được so sánh với lũ ruồi( cách so sánh của người Nga).
+Bác rùa khệnh khạng, hai con cá xanh như đôi bướm đùa giỡn( vừa nhân hóa , vừa so sánh hợp lí).
Bài 3: Có thể là 1 phiên chợ họp trên đường phố, tại làng quê, vùng ven biển hay núi caohoặc tưởng tượng theo thực tế mình biết, không vô lí quá là được.
*Dàn ý:
-MB: Nhân học bài Sông nước Cà Mau, có chợ Năm Căn, giới thiệu 1 chợ đồng bằng Hà Nội.
-TB:
+Quầy bán hoa quả tươi ngon đủ màu sắc.
+Quầy bán rau tươi non mơn mởn.
+Quầy bán cá: cá béo tròn bơi lội tung tăng.
+Quầy bán gà vịt: tiếng gà vịt cãi nhau, tiếng người mua hàng
-KB:Cảm nghĩ của em về 1 phiên chợ.
4.Củng cố:
 -GV hệ thống lại kiến thức bài học.
5.Hướng dẫn về nhà:
 -Làm bài tập:Viết hoàn chỉnh thành bài bài tập số 3..
 -Chuẩn bị bài luyện nói văn miêu tả theo các đề bài sau:
 +Miêu tả cảnh bão lụt ở quê em( xem truyền hình, đọc báo).
 +Tả 1 người thân trong gia đình mà em yêu quí nhất.
 .
Luyện nói về văn miêu tả
(tiết 6)
A/Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp HS rèn kĩ năng trình bày miệng 1 vấn đề để thông qua đó tập nói năng 1 cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.
B/Chuẩn bị: -GV : Soạn bài.
 -HS : chuẩn bị bài ở nhà theo 2 đề bài GV cho.
C/Tiến trình hoạt động: 
 1/ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 -GV kiểm tra bài tập về nhà và chuẩn bị bài luyện nói của HS.
 ? Cần chú ý điều gì về luyện nói trong bài văn miêu tả?
3.Bài mới:
-GV nhắc lại yêu cầu của giờ luyện nói.
-GV nêu 2 đề bài tập nói, đã cho HS chuẩn bị từ tiết trước.
-HS lập dàn ý ở nhà.
-GV chia lóp làm 3 nhóm, các nhóm tập nói.mỗi người nói 1 ý, ý đó được phát triển thành 1 đoạn nói.
-Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên nói trước lớp.
-Các nhóm nhận xét nhóm bạn.
-GV nhận xét và rút kinh nghiệm về kĩ năng nói cho HS.
1. Yêu cầu luyện nói:
* Tác phong: Tự nhiên, nhanh nhen, tự tin.
* Nội dung: nói đúng chủ đề theo đề bài cô giáo cho.
*Cách thể hiện:
-Phải nói theo dàn bài, tránh học thuộc lòng bài đã viết thành văn.
-Khi nói: giọng, to, rõ và truyển cảm ( lên cao, xuống thấp) có biểu cảm, thu hút người nghe.
2.Bài tập luyện: Nói về tả cảnh, tả người.
*Đề 1: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê em hoặc qua truyền hình, báo chí hoặc nghe kể lại.Em hãy miêu tả cảnh bão lụt đó.
* Ví dụ:
-MB: Giới thiệu cơn bão vừa qua là 1 nỗi kinh hoàng
-TB: 
+TP ven biển quê tôi vừa mới đây đẹp như tranh, qua 1 ngày đêm tàn phá của bão lụt đã trở nên xơ xác, tiêu điều.
+Bão đổ bộ lúc 10h tối,những mảng mây đen sì, nhà nào cũng khẩn trương đưa con cái đến vùng đất an toàn.
+Tiếng gọi nhau, tiếng bước chân.
+Gió mỗi lúc 1 mạnh , cây bật gốc, vài ngôi nhà đổ.
+Bà con và thanh niên vẫn xô ra đê cùng nhau chống trả bão lũ.
+Đoạn đê vỡ do nước quá mạnh.
+Dòng nước mạnh chảy xiết cuốn đi tất cả.
+Đội cứu hộ tích cực làm việc.
+Phi cơ lượn thả thang dây cứu người.
-KB:
+Tuy đã qua cơn bão , quê hương tôi vẫn chưa hết kinh hoàng.
+Tình cảm của cả nước đối với quê tôi quá lớn, nếu không có điều này chắc sẽ còn thiệt hại hơn.
*Đề 2: Tả người em yêu quí nhất trong gia đình.
-MB: Giới thiệu người mà em yêu quí nhất: mẹ em.
-TB:+ Một vài nét hình dáng bên ngoài của mẹ: mẹ dong dỏng cao, hơi gầy, nước da ngăm ngăm, đôi mắt hiền từ, giọng nói dịu dàng
+Những việc mẹ đã làm cho gia đình, cho mỗi người, cho em:
.Chăm sóc hàng ngày: ăn, ngủ, mặc.
.Nhắc nhở học hành.
.Tâm tình buồn, vui.
.Mẹ luôn nhường nhịn, hi sinh vì người khác.
+Đáng nhớ nhất là những đêm đông lạnh buốt: hai mẹ con và cả em Quyên nữa, chui vào chăn ấm trò chuyện. Đó là những giây phút hạnh phúc.
-KB: Cảm nghĩ sâu sắc của em về mẹ kính yêu.
4.Củng cố:
 -GV hệ thống lại kiến thức bài học, nhấn mạnh yêu cầu luyện nói.
5.Hướng dẫn về nhà:
 -Làm bài tập:Viết hoàn chỉnh thành bài bài tập số 1 và 2.
 -Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức làm văn miêu tả.
Luyện tập làm bài văn miêu tả
(tiết 7 + 8)
A/Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp HS rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét; tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết hoàn chỉnh bài văn tả người, tả cảnh .
B/Chuẩn bị: -GV : Soạn bài.
 -HS : Ôn tập các kiến thức đã học về văn miêu tả.
C/Tiến trình hoạt động: 
 1/ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ:
 -GV kiểm tra bài tập về nhà của HS.
 ? Trình bày các bước làm 1 bài văn miêu tả? 
 ? Nhiệm vụ các phần trong 1 bài văn miêu tả?
3.Bài mới:
-GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau theo nhom
Bài tập 1: 
 Hãy quan sát và ghi lại những đặc điểm lớp học của em.Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào nổi bật nhất?
Bài tập 2:
Ở trong nhà, đi ra đường, đến nhà bạn hay ngắm tranh, ta thường gặp những em bé đáng yêu. Em hãy tả để làm rõ những nét đáng yêu của em bé đó.
Bài tập 3: 
Tả lại nhân vật Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi ( Tạ Duy Anh).
* HS viết thành bài hoàn chỉnh bài tập số 2.
*GV kiểm tra, nhận xét và sửa lỗi.
Bài tập 1: 
*Đặc điểm lớp học của em:
-Lớp được quét vôi màu vàng chanh.
-Cửa lớp bằng gỗ, màu sơn xanh lá cây.
-Cửa sổ có song sắt thưa.
-Chính giữa lớp có treo ảnh Bác.
-Bên trái là 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên.
Bên phải là nội qui lớp.
-Bục giảng mới xây cao ráo.
-Bảng đen mới, màu xanh lá cây nhạt, viết phấn lên rất rõ và đẹp.
-Ba dãy bàn ghế mới, đánh vécni màu nâu thơm phức, đều chằn chặn.
-Các lẵng hoa tự tạo treo tường, mộc mạc , có duyên.
( Đặc điểm nổi bật nhất của lớp là những lẵng hoa tự tạo treo tường).
-Lớp học như ngôi nhà thứ hai thân thương của em.
Bài tập 2:
*Tả 1 em bé đáng yêu:
-Đôi mắt đen tròn, tinh nghịch-mỗi lần bé nói, đôi mắt cũng như nói theo.
-Đôi má bé căng tròn, mỗi lần chạm môi thơm thấy căng rắn đến dễ yêu.
-Đôi môi hồng và hàm răng trắng đều khi bé cười tươi.
Bé lại ra dáng người lớn mới đáng yêu chứ: Bé nhắc anh này không được nhổ bậy, chị kia ra đường không được mặc quần áo ngắn. Nhưng bé lại tự ý lấy kẹo sôcôla ăn mà chưa xin phép, lại còn luôn đòi mẹ mua đồ chơi nữa chứ
-Tất cả mọi người: hãy đem tiếng cười, tinh yêu thương, hạnh phúc đến cho bé nhé.
Bài tập 3:
*Tả nhân vật Kiều Phương:
-Kiều Phương là 1 em bé gái hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội họa hiếm thấy. Em có tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu đáng quí.( nhận xét).
-Em hình dung Kiều Phương là 1 cô bé xinh xắn, dễ thương, tóc tết thành hai bím ngộ nghĩnh, mặt đầy vết nhọ của màu vẽ ( tưởng tượng).
-Kiều Phương trong bộ quần áo giản dị, đang cầm bút say sưa vẽ tranh( tưởng tượng).
Bài tập 4:
em haõy taû caûnh khu vöôøn trong moät buoåi saùng ñeïp trôøi.
Gôïi yù:
1.môû baøi:
-khu vöôøn cuûa ai? Ôû ñaâu?roäng hay heïp
-khu vöôøn ñöôïc taû vaøo thôøi ñieåm naøo?
2. thaân baøi
-vöôøn troàng nhöõng loaïi caây gì?
-taû ñaëc ñieåm cuûa töøng loaïi caây trong khu vöôøn(caây aên quaû, hoa, rau)
-lôïi ích cuûa khu vöôøn ñoái vôùi gia ñình
3. keát baøi
-thích thuù tröôùc veû ñeïp cuûa khu vöôøn
-coù yù thöùc cuøng moïi ngöôøi chaêm soùc khu vöôøn ñeå khu vöôøn ngaøy caøng töôi ñeïp.
 4.Củng cố:
 -GV hệ thống lại kiến thức bài học, nhấn mạnh phương pháp làm bài văn miêu tả.
5.Hướng dẫn về nhà:
 -Làm bài tập:Viết hoàn chỉnh thành bài bài tập số 1 và 3.
 -Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức làm văn miêu tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔN TAP VĂN MIÊU TẢ.doc