Ôn tập Văn 8 - Gv: Trần Văn Thắng

Ôn tập Văn 8 - Gv: Trần Văn Thắng

BUỔI 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

I. Tình hình xã hội và văn hoá:

1. Tình hình xã hội:

_ Sang thế kỉ XX, sau thất bại của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp ra sức củng cố địa vị thống trị trên đất nước ta và bắt tay khai thác về kinh tế.

_ Lúc này, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nhân dân ( chủ yếu là nông dân ) với giai cấp địa chủ phong kiến càng thêm sâu sắc, quyết liệt.

_ Bọn thống trị tăng cường bóc lột và thẳng tay đàn áp cách mạng nhưng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không hệ bị lụi tắt mà vẫn lúc âm ỉ, lúc sôi sục bùng cháy. Đặc biệt là từ 1930, Đảng Cộng sản ra đời và giương cao lá cờ lãnh đạo cách mạng, các cao trào cách mạng dồn dập nối tiếp với khí thế ngày càng mạnh mẽ và quy mô ngày càng rộng lớn, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

_ Sau hai cuộc khai thác thuộc địa ( trước và sau đại chiến thứ nhất 1914-1918 ), xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc:

+ Đô thị mở rộng, các thị trấn mọc lên khắp nơi.

+ Nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội mới xuất hiện: tư sản, tiểu tư sản thành thị ( tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, học sinh, nhà văn, nhà báo, nhà giáo,.), dân nghèo thành thị, công nhân,.

2. Tình hình văn hoá:

_ Văn hoá Việt Nam dần dần thoát ra ngoài ảnh hưởng chi phối của văn hoá Trung Hoa phong kiến suốt hàng chục thế kỉ, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hoá phương Tây, chủ yếu là văn hoá Pháp.

_ Lớp trí thức “Tây học” ngày càng đông đảo, tập trung ở thành thị nhanh chóng thay thế lớp nho học để đóng vai trò trung tâm của đời sống văn hoấ.

_ Một cuộc vận động văn hoá mới đã dấy lên, chống lễ giáo phong tục phong kiến hủ lậu, đòi giải phóng cá nhân.

_ Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh. Chữ quốc ngữ dần thay thế hẳn chữ hán, chữ Nôm trong hầu hết các lĩnh vực văn hoá và đời sống.

 

doc 48 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Văn 8 - Gv: Trần Văn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1:	Khái quát về văn học việt nam
từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945
I. Tình hình xã hội và văn hoá:
1. Tình hình xã hội:
_ Sang thế kỉ XX, sau thất bại của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp ra sức củng cố địa vị thống trị trên đất nước ta và bắt tay khai thác về kinh tế.
_ Lúc này, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nhân dân ( chủ yếu là nông dân ) với giai cấp địa chủ phong kiến càng thêm sâu sắc, quyết liệt.
_ Bọn thống trị tăng cường bóc lột và thẳng tay đàn áp cách mạng nhưng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không hệ bị lụi tắt mà vẫn lúc âm ỉ, lúc sôi sục bùng cháy. Đặc biệt là từ 1930, Đảng Cộng sản ra đời và giương cao lá cờ lãnh đạo cách mạng, các cao trào cách mạng dồn dập nối tiếp với khí thế ngày càng mạnh mẽ và quy mô ngày càng rộng lớn, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
_ Sau hai cuộc khai thác thuộc địa ( trước và sau đại chiến thứ nhất 1914-1918 ), xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc:
+ Đô thị mở rộng, các thị trấn mọc lên khắp nơi.
+ Nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội mới xuất hiện: tư sản, tiểu tư sản thành thị ( tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, học sinh, nhà văn, nhà báo, nhà giáo,...), dân nghèo thành thị, công nhân,...
2. Tình hình văn hoá:
_ Văn hoá Việt Nam dần dần thoát ra ngoài ảnh hưởng chi phối của văn hoá Trung Hoa phong kiến suốt hàng chục thế kỉ, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hoá phương Tây, chủ yếu là văn hoá Pháp.
_ Lớp trí thức “Tây học” ngày càng đông đảo, tập trung ở thành thị nhanh chóng thay thế lớp nho học để đóng vai trò trung tâm của đời sống văn hoấ.
_ Một cuộc vận động văn hoá mới đã dấy lên, chống lễ giáo phong tục phong kiến hủ lậu, đòi giải phóng cá nhân.
_ Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh. Chữ quốc ngữ dần thay thế hẳn chữ hán, chữ Nôm trong hầu hết các lĩnh vực văn hoá và đời sống.
II. Tình hình văn học:
1. Mấy nét về quá trình phát triển:
 Văn học thời kì này chia làm 3 chặng:
_ Chặng thứ nhất: Hai thập kỉ đầu thế kỉ.
_ Chặng thứ hai: Những năm hai mươi.
_ Chặng thứ ba: Từ đầu những năm ba mươi đến Cách mạng tháng Tám 1945.
a. Chặng thứ nhất:
_ Hoạt động văn học sôi nổi và có nhiều thành tựu đặc sắc của các nhà nho yêu nước có tư tưởng canh tân, tập hợp chung quanh các phong trào Duy tân, Đông du, Đông Kinh nghĩa thục ( tiêu biểu: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế,...).
_ Phong trào sáng tác thơ văn yêu nước, cổ động cách mạng gồm nhiều thể loại, văn xuôi và văn vần viết bằng chữ quốc ngữ và bằng chữ Hán, sáng tác ở trong nước và ở ngoài nước bí mật gửi về, đã góp phần thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng đầu thế kỉ.
_ Một hiện tượng đáng chú ý là sự hình thành của tiểu thuyết mới viết bằng chữ quốc ngữ ở Nam Kì. Tuy nhiên, phần lớn tiểu thuyết còn vụng về, non nớt.
b. Chặng thứ hai:
_ Nền quốc văn mới có nhiều thành tựu có giá trị:
+ Về văn xuôi: Có cả một phong trào tiểu thuyết ở nam Kì, tiêu biểu là Hồ Biểu Chánh. ở ngoài Bắc, tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách, truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học là những sáng tác nổi trội hơn cả.
+ Về thơ ca: Nổi bật lên tên tuổi của Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, một hồn thơ phóng khoáng đầy lãng mạn. Cùng với Tản Đà là á Nam Trần Tuấn Khải, người đã sử dụng rộng rãi các điệu thơ ca dân gian để diễn tả tâm sự thương nước lo đời kín đáo mà thiết tha.
+ Thể loại kịch nói du nhập từ phương Tây bắt đầu xuất hiện trong văn học và sân khấu Việt Nam.
_ Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đang hoạt động cách mạng trên đất Pháp đã sáng tác nhiều truyện ngắn, bài báo châm biếm, phóng sự, kịch,...bằng tiếng Pháp, có tính chiến đấu cao và bút pháp điêu luyện, hiện đại.
c. Chặng thứ ba:
 Văn học phát triển mạnh mẽ, có thể gọi là bùng nổ, đạt nhiều thành tựu phong phú, đặc sắc ở mọi khu vực, thể loại.
_ Truyện ngắn và tiểu thuyết phong phú chưa từng có, vừa mới mẻ vừa già dặn về nghệ thuật.
+ Về tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng đã mở đầu cho phong trào tiểu thuyết mới. Sau đó là những tiểu thuyết có giá trị cao của Vũ Trọng Phụng ( “Giông tố”, “Số đỏ” ), Ngô Tất Tố (“Tắt đèn”), Nam Cao ( “Sống mòn”)...
+ Về truyện ngắn: ngoài Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao – những bậc thầy về truyện ngắn – còn có một loạt những cây bút có tài như Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Tô Hoài, Bùi Hiển,...
+ Về phóng sự: đáng chú ý nhất là Tam Lang, Vũ Trọng Phọng, Ngô Tất Tố.
+ Về tuỳ bút: Nổi bật là tên tuổi Nguyễn Tuân – một cây bút rất mực tài hoa, độc đáo.
_ Thơ ca thật sự đổi mới với phong trào “Thơ mới” (ra quân rầm rộ năm 1932) gắn liền với các tên tuổi: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên...
+ Thơ ca cách mạng nổi bật là các tên tuổi: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Sóng Hồng,...
_ Kịch nói tiếp tục phát triển với hình thức mới mẻ hơn trước, các tác giả đáng chú ý: Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng.
-> ở thể loại này chưa có những sáng tác có chất lượng cao.
_ Phê bình văn học cũng phát triển với một số công trình có nhiều giá trị ( “Thi nhân Việt Nam” – Hoài Thanh, “Nhà văn hiện đại” – Vũ Ngọc Phan ).
2. Đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945:
a. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.
_ Đô thị phát triển, lớp công chúng văn học mới ra đời và ngày càng đông đảo, ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, báo chí và xuất bản phát triển,...tất cả những điều đó đã thúc đẩy văn học phải nhanh chóng đổi mới để hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu tinh thần và thị hiếu thẩm mĩ mới của xã hội. Sự đổi mới diễn ra trên nhiều phương diện, mọi thể loại văn học.
+ Sự ra đời của nền văn xuôi quốc ngữ. Truyện ngắn, tiểu thuyết thời kì này, đặc biệt là từ sau 1930, được viết theo lối mới, khác với lối viết truyện trong văn học cổ, do học tập lối viết truyện của phương Tây.
+ Thơ đổi mới sâu sắc với sự ra đời của phong trào “Thơ mới”, được coi là “một cuộc cách mệnh trong thơ ca”. Những quy tắc gò bó, lối diễn đạt ước lệ, công thức bị phá bỏ, cảm xúc được phơi bày cởi mở, tự nhiên, chân thành hơn.
+ Phóng sự, kịch nói, phê bình văn học ra đời cũng là biểu hiện của sự đổi mới văn học theo hướng hiện đại hoá.
_ Hiện đại hoá văn học là một quá trình.ở hai chặng đầu, văn học đã chuyển biến mạnh theo hướng hiện đại hoá nhưng sự níu kéo của cái cũ còn nặng. Chỉ đến chặng thứ ba, sự đổi mới văn học mới thật toàn diện và sâu sắc, để từ đây, có thể coi văn học Việt Nam đã thật sự là một nền văn học mang tính hiện đại, bắt nhịp với văn học của thế giới hiện đại.
b. Văn học hình thành hai khu vực ( hợp pháp và bất hợp pháp ) với nhiều trào lưu cùng phát triển.
* Khu vực hợp pháp:
 Văn học lại phân hoá thành các trào lưu mà nổi bật là hai trào lưu chính:
_ Trào lưu lãng mạn: 
+ Nói lên tiếng mói của cá nhân giàu cảm xúc và khát vọng, bất hoà với thực tại, ngột ngạt, muốn thoát khỏi thực tại đó bằng mộng tưởng và bằng việc đi sâu vào thế giới nội tâm. Văn học lãng mạn thường ca ngợi tình yêu đắm say, vẻ đẹp của thiên nhiên, của “ngày xưa” và thường đượm buồn. Tuy các cây bút lãng mạn chưa có ý thức cách mạng và tinh thần chiến đấu giải phóng dân tộc cũng như còn có những hạn chế rõ rệt về tư tưởng, nhưng nhiều sáng tác của họ vẫn đậm đà tính dân tộc và có nhiều yếu tố lành mạnh, tiến bộ đáng quý. Văn học lãng mạn có đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới để hiện đại hoá văn học, đặc biệt là về thơ ca.
+ Tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn trước 1930 là thơ Tản Đà, tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách; sau 1930 là “Thơ mới” của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,... và văn xuôi của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân,...
_ Trào lưu hiện thực:
+ Các nhà văn hướng ngòi bút vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội và đi sâu phản ánh tình cảnh thống khổ của các tầng lớp quần chúngbị áp bức bóc lột đương thời.
+ Các sáng tác có tính chân thực cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Văn học có nhiều thành tựu đặc sắc ở các thể loại văn xuôi ( truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tứ, Tô Hoài, Nam Cao; phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố...), nhưng cũng có những sáng tác giá trị ở thể thơ trào phúng ( thơ Tú Mỡ, Đỗ Phồn ).
* Khu vực bất hợp pháp:
_ Đó là các sáng tác thơ ca của các chiến sĩ trong nhà tù, hoạt động một cách bí mật, bị đặt ra ngoài pháp luật và ngoài đời sống văn học bình thường.
_ Thơ văn cách mạng ra đời và phát triên trong hoàn cảnh luôn bị đàn áp, khủng bố, thiếu cả những điều kiện vật chất tối thiểu. Tuy vậy, nó vẫn phát triển mạnh mẽ, liên tục, ngày càng phong phú và có chất lượng nghệ thuật cao.
_ Thơ văn đã nói lên một cách thống thiết, xúc động tấm lòng yêu nước thương dân nồng nàn, niềm căm thù sôi sục lũ giặc cướp nước và bọn bán nước, đã toát lên khí phách hào hùng của các chiến sĩ cách mạng thuộc nhiều thế hệ nửa đầu thế kỉ.
c. Văn học phát triển với nhịp độ đặc biệt khẩn trương, đạt được thành tựu phong phú.
_ Văn xuôi quốc ngữ: Chỉ trên dưới ba mươi năm, đã phát triển từ chỗ hầu như chưa có gì đến chỗ có cả một nền văn xuôi phong phú, khá hoàn chỉnh vớia mọi thể loại ( truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tuỳ bút,...), có trình độ nghệ thuật ngay càng cao, trong đó có cả những kiệt tác.
_ Về thơ, sự ra đời của phong trào “Thơ mới” (1932) đã mở ra “một thời đại trong thi ca” và làm xuất hiện một loạt nhà thơ có tài năng và có bản sắc. Thơ ca cũng là thể loại phát triển mạnh trong khu vực văn học bất hợp pháp, nhất là mảng thơ trong tù của các chiến sĩ cách mạng ( nổi bật là Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu ).
+ Những thể loại mới được du nhập như phóng sự, tuỳ bút, phê bình văn học, kịch nói cũng có những thành tựu đặc sắc.
Tóm lại:
_ Phát triển trong hoàn cảnh chế độ thuộc địa tàn bạo, lạc hậu, văn học Việt Nam thời kì này không tránh được những hạn chế nhiều mặt. Đó là chưa kể có những mảng sáng tác rõ ràng là tiêu cực, độc hại. Dù vậy, phần có giá trị thật sự của thời kì văn học này, - một thời kì phát triển mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử văn học dân tộc – vẫn phong phú.
_ Nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ, phong phú đặc biệt đó của văn học, xét đến cùng, chính là do nó đã khơi nguồn từ sức sống tinh thần mãnh liệt của dân tộc. Sức sống ấy được thể hiện trước hết ở công cuộc đấu tranh cách mạng ngày càng dang cao; nhưng sự phát triển mạnh mẽ, rực rỡ của văn học thời kì này cũng chính là một phương diện biểu hiện của sức sống bất diệt ấy.
Xây dựng đoạn văn trong văn bản
Bài tập 1:
 Đoạn văn sau đây có trình tự sắp xếp lộn xộn:
 (1) Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột. (2) Gia cảnh đã đến bước đường  ...  _ Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho!
 ( Nguyễn Đình Thi )
_ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
 ( Thế Lữ ) _ Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. 
 ( Tô Hoài )
4. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. Cho ví dụ minh hoạ.
5. Thế nào là câu phủ định? Câu phủ định thường dùng để làm gì? Khi nào câu phủ định dùng để khẳng định? 
6. a. Thế nào là hành động nói? Căn cứ để xác định hành động nói?
 b. Hành động nói được chia thành mấy nhóm ( kể tên )? Câu “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột” thuộc nhóm hành động nói nào?
 c. Chỉ ra sự khác nhau về hành động nói giữa hai câu:
_ Em hãy học bài đi!
_ Em đang học bài à?
7. a. Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Cách xác định vai xã hội trong hội thoại?
 b. Người tham gia hội thoại cần chú ý những gì để cuộc hội thoại thân mật, lịch sự? Những dấu hiệu nào thường dùng khi hội thoại để thể hiện hết một lượt lời?
8. Vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu? Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích gì? Cách sắp xếp trật tự từ trong câu nào dưới đây gợi ấn tượng về sức sống của những mầm măng?
 A.Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. 
 B. Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa. 
 C.Tua tủa, dưới gốc tre, những mầm măng.
 D. Những mầm măng tua tủa dưới gốc tre.
I. nội dung ôn tập.
II. đáp án câu hỏi và bài tập vận dụng:
1.a. 
* Đ ặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn:
_ Đặc điểm hình thức:
+ Trong câu có từ nghi vấn (ai, gì, sao, đâu, à, ư, nhỉ, chưa,...) hoặc có ngữ điệu nghi vấn.
+ Câu nghi vấn khi viết thường có dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu.
_ Chức năng:
 Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi và yêu cầu trả lời, ngoài ra còn có các chức năng khác.
* Nối 1 với c.
 Nối 2 với b.
 Nối 3 với a.
b. Những câu nghi vấn trong bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Ông đồ” ( Vũ Đình Liên):
* Những câu nghi vấn trong bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ):
_ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Dấu hiệu:
+ Trong câu có từ ngữ nghi vấn: nào đâu.
+ Cuối câu có dấu hỏi chấm.
_ Đâu nhưng ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
 Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Dấu hiệu:
+ Trong câu có từ nghi vấn: đâu.
+ Cuối câu có dấu hỏi chấm.
_ Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
 Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Dấu hiệu:
+ Trong câu có từ nghi vấn: đâu.
+ Cuối câu có dấu hỏi chấm.
_ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
 Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Dấu hiệu:
+ Trong câu có từ nghi vấn: đâu.
+ Cuối câu có dấu hỏi chấm.
_ Thời oanh liệt nay còn đâu?
Dấu hiệu:
+ Trong câu có từ nghi vấn: đâu.
+ Cuối câu có dấu hỏi chấm.
* Những câu nghi vấn trong bài thơ “ Ông đồ” ( Vũ Đình Liên):
_ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
Dấu hiệu:
+ Trong câu có từ nghi vấn: đâu.
+ Cuối câu có dấu hỏi chấm.
_ Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?
Dấu hiệu:
+ Trong câu có từ nghi vấn: đâu.
+ Cuối câu có dấu hỏi chấm.
2. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến:
_ Đặc điểm hình thức:
+ Trong câu có từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, thôi, đi nào,...
+ Khi viết, cầu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than. Khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì câu cầu khiến có thể dùng dấu chấm.
_ Chức năng:
 Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
Ví dụ:
 Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền!
 ( Cây bút thần )
-> Dùng để ra lệnh.
3.
a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán:
* Đặc điểm hình thức:
_ Câu cảm thán có những từ ngữ cảm thán: than ôi, ôi, hỡi ôi, trời, thay, xiết bao, biết chừng nào,...
_ Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
* Chức năng:
 Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói ( viết ).
b.
_ Câu “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!” bộc lộ cảm xúc tự hào.
_ Câu “ Ha ha!” bộc lộ cảm xúc vui mừng.
_ Câu “ Than ôi!” bộc lộ cảm xúc tiến nuối.
_ Câu “Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm!” bộc lộ cảm xúc hối hận.
4. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật:
* Đặc điểm hình thức:
_ Câu trần thuật không có đặc điểm về hình thức thể hiện ở các từ ngữ đặc trưng của các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
_ Khi viết, câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm, cũng có khi là dấu chấm lửng.
* Chức năng:
 Ngoài chức năng chính là kể, thông báo, miêu tả,... câu trần thuật có thể dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc – những chức năng vốn là của các kiểu câu khác.
 Khi dùng với chức năng khác thì câu trần thuật dùng dấu chấm than hoặc dấu chấm hỏi.
Ví dụ:
_ Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.
 ( Lí Lan )
-> Câu trần thuật dùng để kể.
_ Con là một đứa trẻ nhạy cảm.
 ( Lí Lan )
-> Câu trần thuật dùng để nhận xét.
_ Trên các triền núi láng giềng, nắng hanh như rây bột nghệ, và đá núi lượn như xô bồ những con sóng đời đời không chịu tan.
 ( Nguyễn Tuân )
-> Câu trần thuật dùng để miêu tả.
_ Anh cho em tất.
 ( Khánh Hoài )
-> Câu trần thuật dùng để thông báo.
_ Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con.
 ( Thạch Sanh )
-> Câu trần thuật dùng để giới thiệu.
_ Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được.
 ( Con Rồng, cháu Tiên )
-> Câu trần thuật dùng để giải thích.
_ Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
 ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh )
-> Câu trần thuật dùng để hứa hẹn.
5.
_ Câu phủ định là câu về cấu tạo hình thức có chứa từ ngữ phủ định. Các từ phủ định trong câu phủ định là:
+ không, chưa, chẳng, chả,...
+ không phải, chẳng phải, chưa phải là,...
+ đâu, đâu có, đâu có phải, làm gì có..., có...đâu, thế nào được...
_ Câu phủ định thường dùng để:
+ Thông báo, xác nhận sự vật, sự việc không có hoặc không xảy ra ( Câu phủ định miêu tả ).
+ Phản bác một ý kiến, nhận định nào đó (Câu phủ định bác bỏ ).
_ Câu có chứa từ phủ định có thể dùng để khẳng định. Đó là khi:
+ Câu có hai từ phủ định: không ... không...
+ Câu có một từ phủ định và từ “sao”: không...sao?
6.
a. Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói hoặc viết ra. Khi xác định hành động nói, cần dựa vào hoàn cảnh giao tiếp.
b. Hành động nói được chia thành 5 nhóm:
_ Hành động trình bày: kể, tả, khẳng định, dự báo,...
_ Hành động hỏi.
_ Hành động điều khiển: mời, yêu cầu, ra lệnh, khuyên...
_ Hành động hứa hẹn: hứa, bảo đảm, đe doạ.
_ Hành động bộc lộ cảm xúc: cảm ơn, xin lỗi, than phiền.
c. Sự khác nhau về hành động nói giữa hai câu:
_ Câu “ Em hãy học bài đi!” thực hiện hành động nói điều khiển.
_ Câu “Em đang học bài à?” thực hiện hành động nói hỏi.
7. 
a. _ Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại với người hội thoại.
 _ Vai xã hội được xác định bằng những quan hệ giữa những người tham gia hội thoại:
+ Quan hệ ngang hàng hay trên – dưới xét theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình, chức vụ xã hội...
+ Quan hệ thâm sơ xét theo mức độ tình cảm.
b. _ Để lịch sự và hội thoại tiếp diễn bình thường, những người tham gia hội thoại cần chú ý:
+ Tôn trọng lượt lời nói của nhau, tránh ngắt lời người khác.
+ Biết bắt lời người hỏi, nói cho kịp thời để tránh có những khoảng im lặng kéo dài.
 _ Người nói cần sử dụng các dấu hiệu khi nói hết để người hội thoại biết mà bắt cho kịp lời. Đó là các dấu hiệu:
+ Các từ ngữ dứt câu: à, ư, nhỉ, nhé.
+ Ngữ điệu.
+ Im lặng.
8. 
* Phải lựa chọn trật tự từ trong câu, vì:
* Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích:
_ Thể hiện rthứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động... ( thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói...).
_ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
_ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
_ Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
_ Trong chuỗi liệt kê, trật tự từ nhằm thể hiện quan hệ tăng dần hoặc giảm dần của các đặc điểm, tính chất.
* Chọn đáp án A.
GV: trần văn thắng HS:.......................................... .......Lớp:............................................
**************************************************************************
ôn tập tiếng việt cuối năm
I. nội dung ôn tập:
_ Các kiểu câu: Câu nghi vấn, Câu cầu khiến, Câu cảm thán, Câu trần thuật, Câu phủ định.
_ Hành động nói.
_ Hội thoại.
_ Lựa chọn trật tự từ trong câu.
_ Chữa lỗi diễn đạt ( lỗi lô gíc ).
II. câu hỏi và bài tập vận dụng:
1. a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn. Nối thông tin ở cột A với cột B cho hợp lí để làm rõ những trường hợp chính của câu nghi vấn.
A. Kiểu câu nghi vấn
B. Hình thức biểu thị
1. Câu nghi vấn có lựa chọn
a. có...không, (có) đúng không, phải chăng, à
2. Câu nghi vấn không có lựa chọn
b. ai, gì, đâu, sao, bao giờ, người nào, chỗ nào
3. Câu nghi vấn giả thiết
c. hay, có hay không...
 b. Tìm những câu nghi vấn trong bài thơ “Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Ông đồ” ( Vũ Đình Liên). Chỉ rõ dấu hiệu nghi vấn trong mỗi câu.
2. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. Cho ví dụ minh hoạ.
3. a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. Cho ví dụ minh hoạ.
 b. Những câu cảm thán dưới đây bộc lộ cảm xúc gì?
_ Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
 ( Tố Hữu )
_ Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! ( Nguyễn Đình Thi )
_ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
 ( Thế Lữ )
_ Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. ( Tô Hoài )
4. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. Cho ví dụ minh hoạ.
5. Thế nào là câu phủ định? Câu phủ định thường dùng để làm gì? Khi nào câu phủ định dùng để khẳng định? 
6. a. Thế nào là hành động nói? Căn cứ để xác định hành động nói?
 b. Hành động nói được chia thành mấy nhóm ( kể tên )? Câu “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột” thuộc nhóm hành động nói nào?
 c. Chỉ ra sự khác nhau về hành động nói giữa hai câu:
_ Em hãy học bài đi!
_ Em đang học bài à?
7. a. Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Cách xác định vai xã hội trong hội thoại?
 b. Người tham gia hội thoại cần chú ý những gì để cuộc hội thoại thân mật, lịch sự? Những dấu hiệu nào thường dùng khi hội thoại để thể hiện hết một lượt lời?
8. Vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu? Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích gì? Cách sắp xếp trật tự từ trong câu nào dưới đây gợi ấn tượng về sức sống của những mầm măng?
 A. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. C. Tua tủa, dưới gốc tre, những mầm măng.
 B. Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa. D. Những mầm măng tua tủa dưới gốc tre.

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap van 8.doc