1. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
2. Yêu cầu:
- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
- Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.
3. Phương pháp thuyết minh:
3. 1. Phương pháp nêu định nghĩa:
VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
3. 2. Phương pháp liệt kê:
VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm
3. 3. Phương pháp nêu ví dụ:
VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)
ÔN TẬP LÍ THUYẾT VĂN THUYẾT MINH 1. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 2. Yêu cầu: - Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người. - Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn. * Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn. 3. Phương pháp thuyết minh: 3. 1. Phương pháp nêu định nghĩa: VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. 3. 2. Phương pháp liệt kê: VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm 3. 3. Phương pháp nêu ví dụ: VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la) 3. 4. Phương pháp dùng số liệu: VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con”. 3. 5. Phương pháp so sánh: VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất. 3. 6. Phương pháp phân loại, phân tích: VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật 4.Cách làm bài văn thuyết minh: - Bước 1: + Xác định đối tượng thuyết minh. + Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết + Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp + Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng. - Bước 2: Lập dàn ý - Bước 3: Viết bài văn thuyết minh Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam. * Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam * Thân bài: - Nêu nguồn gốc, đặc điểm của con trâu VD: Trâu là động vật thuộc phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có 2 đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350-400 kg, trâu đực 400- 500 kg - Vai trò, lợi ích của con trâu: Trong đời sống vật chất: + Là tài sản lớn của người nông dân. + Là công cụ lao động quan trọng. +Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mĩ nghệ, phân bón Trong đời sống tinh thần: + Con trâu gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ. + Con trâu có vai trò quan trọng trong lễ hội, đình đám ( hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), hội đâm trâu (Tây Nguyên)) * Kết bài: Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống hiện nay. C. Bài tập về nhà: (Dạng đề 5 hoặc 7 điểm) Viết bài văn hoàn chỉnh từ đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam. Gợi ý : ( theo dàn ý chi tiết đã xây dựng tại lớp) CÁCH LÀM MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VĂN THUYẾT MINH A. Tóm tắt kiến thức cơ bản: - Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh: * Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là: - Cấu tạo của đối tượng - Các đặc điểm của đối tượng - Tính năng hoạt động - Cách sử dụng, cách bảo quản - Lợi ích của đối tượng * Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là: - Nguồn gốc - Đặc điểm - Hình dáng - Lợi ích * Khi thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là: - Nêu một định nghĩa chung về thể thơ - Nêu các đặc điểm của thể thơ: + Số câu, chữ. + Quy luật bằng trắc. + Cách gieo vần. + Cách ngắt nhịp. + Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ. *Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là: - Vị trí địa lí. - Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng. - Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng. - Cách thưởng ngoạn đối tượng. *Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là: - Hoàn cảnh xã hội. - Thân thế và sự nghiệp. - Đánh giá xã hội về danh nhân . Lưu ý : Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết. *Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là: - Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản. - Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị. - Cách thức chế biến, thưởng thức. * Đề 1. Thuyết minh về cái phích nước. a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cái phích b. Thân bài: - Nêu cấu tạo của phích: + Vỏ phích + Ruột phích - Cách bảo quản, sử dụng. c. Kết bài: Vai trò của cái phích trong đời sống hiện nay. * Đề 3. Giới thiệu về di tích lịch sử, văn hoá của địa phương. a. Mở bài : Giới thiệu chung về di tích lịch sử, văn hoá của địa phương. b. Thân bài : - Vị trí. - Nguồn gốc. - Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng. - Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng. - Cách chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn đối tượng (nếu đối tượng thuyết minh là danh lam, thắng cảnh). c. Kết bài: Ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử, văn hoá đối với đời sống con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau . Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong khoảng một ngày Phích nước (hay bình thuỷ) được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur. Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng hay nước đá (kem). Cấu tạo ngoài gồm : Vỏ , quai xách , nắp , thân và đáy .Vỏ phích thương được làm bằng nhôm , nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu. Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong).Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Aùp miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không. Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nứoc nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng cách : - Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp. - Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. - Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm. - Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn. - Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang7 bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới để an toàn người sử dụng. Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Thuyết minh truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỉ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. (nên giới thiệu thêm p/c nghệ thuật, các tác phẩm...) Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán cho' đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ. Với tài năng xuất sắc, NC đã góp vào kho tàng VHVN những truyện ngắn tiêu biểu về dề tài, mẫu mực về cách thể hiện. Có thể nói NC là 1 trong những cây bút viết truyện ngắn xuất sắc của VN thế kỉ XX. Thuyết minh cây lúa I). Mở bài: - Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam - Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước. II). Thân bài: 1. Khái quát: - Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc. - Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng. 2. Chi tiết: ... năm vị trí cố định, giử cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Khi mặc áo dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ bên nhau. KB: Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam . - Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo Đề bài: Giới thiệu về Trường em. DÀN Ý MB: Trường em là 1 ngôi trường mới xây dựng khang trang nhất của quận CT. Đây là ngôi nhà chung của chúng em. TB: - Địa điểm trường tọa lạc tại. - Hình thành: Trường được khởi công xây dựng năm 2002 và khánh thành vào tháng 9, năm2004, đưa vào sử dụng từ năm học 2004-2005. Đây là ngôi trường khá khang trang được xây dựng theo tiêu chuẩn “chuẩn quốc gia”, tương lai trường phấn đấu trở thành Trường chất lượng cao của. - Các phần: Trường có tổng diện tích là 6572m, diện tích xây dựng phòng học là 2148m, còn lại là sân chơi và sân thể dục. Trường có đầy đủ các phòng chức năng: Phòng vi tính, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng thư viện, phòng dinh dưỡng, phòng bộ môn, hội trường, phòng truyền thống và 38 phòng học. Hiện nay trường có 45 lớp trong đó khối 6 là 18 lớp, khối 7 là 13 lớp, khối 8 là 14 lớp, chưa có khối 9 với tổng số học sinh là 1971 em. Trường em là trường có toàn bộ học sinh học theo chương trình thay sách của Bộ Giáo dục từ lớp 6, lớp 7, và lớp 8. Khối 6 được nhà trường quan tâm nhất tuyển những HS tiểu học có điểm thi từ 18 điểm trở lên đào tạo 2 lớp chuyên tiếng tiếng Anh, 2 lớp chuyên toán, 2 lớp chuyên tin học và1 lớp chuyên văn. Trường có 102 GVCBCNV, trong đó có 78 GV trực tiếp đứng lớp. - Thành tích: Tuy mới thành lập chua tới 10 năm học song bước đầu trường em đã đạt được những thành tích đáng khích lệ: Chỉ tính riêng HK I năm học 2004-2005 kết qủa đạt được về hạnh kiểm là 100% khá tốt không có HS đạo đức trung bình. Học lực đạt 31,2% giỏi, 46,8% khá, 21,1% trung bình, 1,9% yếu.Trường có HS giỏi cấp quận, cấp thành phố, giải Trần Đại Nghĩa và nhiều giải thưởng nhất nhì về các hoạt động phong trào của thầy trò trong trường như thể dục, văn nghệ Trong ngôi trường này, chúng em được sự quan tâm yêu thương của thầy cô, của các bậc phụ huynh. Chúng em đang lớn dần lên theo năm tháng cả về trí tuệ,về nhận thức lẫn thể chất. Công lao to lớn đó thuộc về thầy cô, người đang hàng ngày, hàng giờ tiếp thêm cho chúng em sức mạnh và niềm tin, chắp cách cho những ước mơ của chúng em bay cao và xa hơn để chúng em mau trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội. KL: Ngôi trường học đã thật sự là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh chúng em. Chắc chắn những kỉ niệm dưới mái trường về bạn bè, thầy cô sẽ là những kỉ niệm đẹp làm hành trang trong suốt cuộc đời của mỗi người học sinh chúng em. Đề bài: Thuyết minh về cây bút máy hoặc cây bút bi Dàn ý: MB: - Bút máy là một dụng cụ học tập không thể thiếu được của người học sinh. - Ta dùng để ghi chép lại tất cả nội dung bài học cần thiết lưu lại. TB: * Cấu tạo: + Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó. + Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần: Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt ). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật). Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ. - Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên. - Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm. * Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh * Tác dụng, cách bảo quản: - Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ. - Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi. - Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn. - Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp. - Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ. KB: -Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn. Đề bài: Giới thiệu về một con vật nuôi có ích (Con trâu) Dàn ý: MB: - Trâu là một loại động vật chủ yếu dùng vào việc kéo cày. - Trâu là người bạn của nhà nông từ xưa đến nay. TB: * Ngoại hình: Trâu đực tầm vóc lớn, câu đối, dài đòn, trước cao phía sau thấp, rất khoẻ và hiền. Trâu cái tầm vóc vừa cũng to nhưng chưa bằng con đực, rất linh hoạt và hiền lành không kém. * Các bộ phận: Trâu to lớn, khoẻ mạnh, thân hình cân đối. - Đầu: Trâu đực đầu dài và to nhưng vừa phải, trâu cái đầu thanh và dài. Da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu. Trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt to tròn, lanh lẹ, có mí mắt mỏng, lông mi dài rất dễ thương. Mũi kín, lúc nào cũng bóng ướt. Mồm rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ. Tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Đặc biệt là cặp sừng thanh, cân đối, đen, ngấn sừng đều. - Cổ và thân: Cổ trâu dài vừa phải, liền lạc, ức rộng, sâu. Lưng trâu dài thẳng nhưng cũng có con hơi cong. Các xương sườn to tròn, khít và cong đều. Mông trâu to, rộng và tròn. - Chân: Bốn chân thẳng to, gân guốc, vững chãi. Hai chân trước của trâu thẳng và cách xa nhau. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn và vừa to. Các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng và hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước hoặc hơi chồm về phía trước. - Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi muỗi. - Da trâu mỏng và bóng láng. - Lông đen mướt, thưa, cứng và sát vào da. * Khả năng làm việc: - Trâu rất khoẻ và siêng năng, cần cù, thông minh, kéo cày giúp người nông dân ngoài đồng suốt cả ngày từ sáng sớm tinh mơ. Trâu chẳng nề hà công việc nặng nhọc. * Đặc tính, cách nuôi dưỡng: - Trâu rất dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, tính nết lại hiền lành. - Hàng ngày, cho trâu uống nước sạch đầy đủ (mỗi con khoảng 30 -> 40 lit nước cho một con). - Nếu trâu làm việc ban ngày nên cho trâu ăn đủ ba bữa chính sáng, trưa và tối. Sau khi đi làm về không nên cho trâu ăn ngay mà nên cho trâu nghỉ ngơi, sau đó tắm rửa sạch sẽ, khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước có pha ít muối rồi mới cho ăn. - Mùa nắng, khi làm việc xong thì không cho trâu uống nước ngay, cho nghỉ ngơi khoảng 15 đến 20 phút rồi cho từ từ uống. - Chăm sóc trâu cũng rất dễ dàng. Nên xoa bóp vai cày của trâu sau khi kéo cày xong. Tắm rửa và cho nghỉ ngơi đều đặn. Mỗi buổi làm việc trâu cần nghỉ hai lần , mỗi lần khoảng 30 phút đến một tiếng đồng hồ. Nếu trâu làm việc liên tục 5 -> 6 ngày phải cho trâu nghỉ một ngày. - Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khoẻ giảm sút, nên cho trâu nghỉ 4 – 5 ngày và bồi dưỡng cỏ tươi, cám, cháo KB: Ngày nay, nước ta tuy có máy móc nhưng trâu vẫn là một con vật rất cần thiết cho nhà nông. Trâu vẫn là người bạn không thể thiếu của nhà nông không gì có thể thay thế. Ông cha ta đã nhận xét “Con trâu là đầu cơ nghiệp” là như thế. Đề bài: Em hãy thuyết minh Thể loại thơ lục bát mà em đã học. Dàn bài MB: Đây là một thể thơ cổ điển thuần tuý của dân tộc Việt Nam . TB: 1 – Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định) * Số câu, số tiếng: - Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng. - Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng. Một bài thơ lục bát: có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài. * Cách gieo vần: - Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài. -Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng. * Phối thanh: - Chỉ bắt buộc: các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng. - Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại). - Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc * Nhịp và đối trong thơ lục bát: - Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4 ; Nhịp 3 / 3 * Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ. 2. Trường hợp Ngoại lệ: * Lục bát biến thể: - Số chữ tăng lên: vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo. - Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc: - Gieo vần: có thể gieo vần trắc: 3 – Tác dụng của thơ lục bát: - Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt. - Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả. KB: - Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam . - Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du - Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu - Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt nam
Tài liệu đính kèm: