Những bài văn mẫu lớp 8

Những bài văn mẫu lớp 8

Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.

Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài văn mẫu lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.
Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi.
Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với Lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết Lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”. Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như Lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát.
Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của Lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về Lão Hạc và người nông dân... “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.
Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương.
Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.
Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình.
Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của Lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ...
Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc...
Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.
Quanh em có một số bạn lơ là trong học tập, em hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên các bạn 
Mb : Nêu khái quát về hiện tượng các bạn lơ là trong học tập . lí do viết bài văn nghị luận này
Tb :
Nguyên nhân :
+ Bên ngoài tác động vào : các trò chơi điện tử , những văn hóa phẩm ko tốt , hay lúc nào cũng gắn với cái máy tính
đã tiêu tốn rất nhiều thời gian cho việc học .
+ Có thể là do áp lực học quá lớn và ko thể thực hiện nó đc , bạn buông xuôi cảm thấy chán nản mệt mỏi
+ Hoặc do gia đình vất vả bạn vừa đi học vừa pải phụ giúp ba mẹ đi làm nên bạn ko có thời gian để học
+ Từ nhỏ có nhiều bạn sống trong gia đình giàu , khá giả nên mọi thứ đều đầy đủ . Bạn sinh ra lười biếng
bố mẹ lại hay đi làm suốt nên ko ai nhắc nhở bạn về việc học . Chính vì vậy đã gây nên 1 tật xấu lơ là đi việc học
Nêu về mục đích việc học
+ Việc học giúp ta có thêm vốn kiến thức , vốn hiểu biết sâu sắc
+ Học giúp ta mở mang con mắt , làm ta hiểu rõ thêm về thế giới ta đang sống
Nêu dẫn chứng
+ Nếu ko có sử sao ta hiểu hết đc về những điều hào hùng những vị anh hugf của đất nước đã sẵn sàng ngã xuống
vì độc lập tự do của nước nhà
+ Nếu ko có môn Sinh sao ta hiểu thêm về tự nhiên , làm sao ta có thể biết để đc những loài cây này chúng cũng pải
trải qa 1 quá trình tiến hóa lâu dài vất vả ....
+ Học là việc cần thiết và quan trọng cần đc đặt lên hàng đầu . Nó giúp 1 xã hội tiến xa hơn , giúp 1 đất nước lạc hậu
thành 1 đất nước phát triển . Đưa con người lên 1 thời kì mới .
....
+ Những vị anh hùng đã có công bảo vệ đất nước trog thời chiến . Và giờ đây trong thời bình chúng ta những con dân
đã được sốg đc phát triển phải biết dựa trên cái nền tảng đó để đưa đất nước lên tầm cao mới sánh ngang với các
cường quốc năm châu trên thế giới này .
+ Học cho cuộc sống của ta thêm mới mẻ .
Tác hại của việc ko học lười học
+ Hãy tưởng tượng gần hơn nếu bạn lười học
* bạn sẽ khó lòng làm đc 1 bài dù là dễ nhất
* bạn sẽ pải đối mặt với những ánh mắt của bạn bè . Họ thất vọng nhiều về bạn
* bạn sẽ thấy mình chìm trong mặc cảm và xấu hổ
* bạn sẽ ko còn như trước nữa , Sẽ có 1 bức tường ngăn cách , bức tường dày cao đó sẽ đưa bạn vào bóng tối .
* Bố mẹ bạn sẽ cảm thấy sao về con mìh . Chẳng lẽ bạn muốn nhìn vẻ u sầu đôi mắt thâm quầng vì phiền não của bố
mẹ bạn ư ? Bạn nhẫn tâm vậy sao ?
hay xa hơn
* nếu chúng ta ko học con người sẽ quay lại thời kì trước sẽ lạc hậu trở lại về quá khứ
* Máy tính , Tv , quạt ... sẽ ko còn thay vào đó chẳng có j , vẻ hoang sơ ngày trc
* Đi chợ nếu o học tính toán vậy thì làm sao có thể đi chợ
* Đi ăn nếu ko học về Sinh học thì ngy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao , ...
* Nếu ko ai học về y thì thế giới , toàn cầu sẽ có hàng trăm hàng triệu người pải ra đi pải bỏ mạng vì ko học
... nếu thêm nhiều cái nữa ^^
Lời khyên
* Hãy đứng dậy , hỡi người hùng dũng cảm của hôm nay vứt bỏ quá khứ và làm lại
* Bạn sẽ làm đc nếu bạn cố gắng thật sự cố gắng
* Bạn sẽ được mọi người yêu quý bởi bạn có cố gắng . Người ta ko nhìn vào thành tích mà pải xem về mặt quyết tâm
cố gắng của bạn ^^
* Thái độ của xã hội , bạn bè , cha mẹ sẽ lại như trc luôn vui cười bên bạn .
* Bạn có mọi người , bạn có tất cả và bạn có thể chiếm lĩnh thế giới nếu như bạn học hành thật chăm chỉ
* Bạn có thể đưa tất cả đi lên ko !? Tôi nghĩ là có . Hãy cố lên ! Bạn sẽ làm được !
Kết bài !
Nghị luận về an toàn giao thông ! 
I. Mở bài :
- Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước – cũng phải có ... riêng phần bí mật”, Thế Lữ đã nâng con mãnh thú này lên tầm vóc vũ trụ. Nó kỳ vĩ hơn cả những gì vốn kỳ vĩ nhất trong hoàn vũ. Đến câu “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”, bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ. Còn tham vọng “Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”, thì đã tỏ rõ cái oai linh của kẻ muốn thống trị cả vũ trụ này!
Ghê gớm thật! Ngay đến mặt trời cũng trở nên tầm thường, thì xem ra sự phi thường đã tới vô biên rồi vậy!
Hồi tưởng phóng chiếu đã xong : thời oanh liệt của cái tôi - hùm thiêng đạt cực điểm !
Một thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền. Một vương chủ say ngắm giang sơn. Một lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu. Một bạo chúa ngạo mạn với mặt trời. Bốn kỷ niệm kiêu hùng, bốn khoảnh khắc hoành tráng!
Bộ tứ bình hoàn tất!
Song, cả giọng điệu tráng ca hào hùng, cả bút pháp cường điệu khoa trương đặc thù của chủ nghĩa lãng mạn, cả lối tạo hình hoành tráng của hội họa sẽ trở nên chơi vơi, sáo rỗng nếu như đây không phải là chúa sơn lâm. Sự ăn nhập tuyệt vời giữa đối tượng và thi pháp đã chắp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên, dõng dạc, đường hoàng như một khúc trường ca dữ dội!
Bấy giờ, Thơ mới đang hối hả, đang ráo riết đi tìm cái tiết điệu của mình. Thì đến Nhớ rừng, tiết điệu cần tìm đã được Thế Lữ đem về. Công lớn ấy chẳng hổ danh là chúa sơn lâm! Chả thế mà Vũ Đình Liên chỉ cần trích hai câu trong bài này đã dám cả quyết: chỉ hai câu Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối / Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan cũng có sức mạnh như một tuyên ngôn bênh vực cho Thơ mới.
Dựa vào văn bản chiếu dời đô (lớp 8) hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước. 
Nước Việt Nam chúng ta là nước truyền thống đấu tranh dựng nước và cứu nước , trải qua hàng ngàn năm, nước VN đã xuất hiện những vị vua , vị tướng lỗi lạc tài ba , anh minh như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn trong bài chiếu dời đô, hịch tướng sĩ.
Một trong những vị vua tài giỏi , lỗi lạc của đất nước đó là Lí Công Uẩn , ông là người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lý ở nước ta . Ông là người thông minh, nhân ái , yêu nước thương dân , có chí lớn và lập được nhiều chiến công . Lí Công Uẩn luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc . Chính vì thế , ông nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ . Vì ông muốn đóng đô ở nơi trung tâm , mưu toan nghiệp lớn, tính kế muộn đời cho con cháu nên ông đã ban bố chiếu dời đô vào năm 1010 để “trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân ”
Việc định đô lập nước là 1 vấn đề trọng đại phần nào tới tương lai đất nước
Dời đô là khát vọng mong muốn của LCU , của nhân dân, của lịch sử dân tộc . Muốn vậy, việc dời đô là phải tìm một nơi trung tâm của trời đất , địa thế rồng cuộn hổ ngồi. LCU tâm đắc nói tới cái nơi đúng ngôi ĐBNT, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, nơi đấy không phải là Hoa Lư chật hẹp, mà là một nơi địa thế rộng,bằng , đất đai cao thoáng. Một nơi thuận lợi về tất cả mọi mặt thì nhân dân được ấm no, thanh bình, việc dời đô đã hợp với thiên thời địa lợi nhân hòa .
Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời 
Tiếp đến là vị tướng Trần Quốc Tuấn , với LCU là một vị vua anh minh, thương dân thì Trần Quốc Tuấn là một vị tướng giỏi, tài ba biết lấy những suy nghĩ, việc làm của mình để khơi dậy lòng yêu nước của các tướng sĩ . TQT tức Trần Hưng Đạo , ông là một vị tướng kiệt xuất của dân tộc biết nhìn xa trông rộng, ông đã nhận biết được âm mưu xâm lược của kẻ thù .
Trần Quốc Tuấn luôn luôn khâm phục những bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân . Ông mượn những tấm gương đó dí nói lên tình hình đất nước ta lúc bấy giờ đang bị giặc Nguyên mông lăm le xâm chiếm thì rất cần những tấm gương hi sinh vì nước để bảo vệ từng tấc đất cho nhân dân . Ông tố cáo tội ác của kẻ thù với mọi nhân dân, với triều đình ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi diều mà sỉ mắng triều đình, ông tỏ rõ chúng là thân dê chó, hổ đói . Ngày ngày nhìn sứ giặc làm nhục triều đình TQT ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa và ông sẵn sàng xẻ thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù dẫu cho thân mình phải phơi ngoài nơi cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa , ông cũng cảm thấy vui lòng .
Đứng trước tình cảnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc , TQT phê phán nghiêm khắc những lối sống hưởng lạc nhưng ông cũng tỏ rõ sự quân tâm đến các tướng sĩ , ông cho họ ăn mặc, xe cộ , thuyền .. sự quan tâm đó sẽ thắt chặt tình cảm giữa chư và tướng . Nếu các tướng sĩ không nghe theo lời thần chư thì hiểm họa trước mắt thật đau xót : “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt , đau xót biết cừng nào ”
Ông đã chọn thảo cuốn binh thư yếu lược để các tướng sĩ học theo từ bỏ lối sống xa hoa , chuyên chăm vào việc rèn luyện võ nghệ để mọi người giỏi như Bàng Mông nhà nhà đều là Hậu Nghệ để có thể chiến thắng được kẻ thù xâm lược. Thật hả hê khi chúng ta chiến thắng được quân thù , chưa đánh giặc nhưng TQT đã ca khúc khải hoàn chiến thắng “chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà đến các người trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền ”. Lời tâm sự của TQT với các tướng sĩ thật chân thành khiến các tướng sĩ một lòng khâm phục vị tướng tài vì xã tắc mà dám hi sinh , dám chiến đấu .
LCU và TQT đều yêu nước sâu sắc, thương dân , lo lắng cho vận mệnh đất nước . Tuy các ông đã mất , nhưng những điều răn dạy vẫn được con cháu đời nya phát huy, và em cũng tự hào khi được học dưới mái trường mang tên một vị vua Lê Lợi .
Người ấy sống mãi trong lòng tôi 
Trong cuộc đời của mỗi con người, có thể có 1 người nào đối với họ là quan trọng. Đối với tôi, người quan trọng và sống mãi trong lòng mình là ông nội . 
Khi tôi còn bé, tôi đã sống với ông, bố mẹ tôi đi làm xa không thể ở bên cạnh tôi được, còn bà phải lo chuyện cơm nước cho cả nhà. Tôi chỉ thoáng trong đầu óc mình về cái hình ảnh của ông thôi. Ông tôi mất lâu rồi, mất khi tôi còn lớp 2 cơ. Nhưng những thời gian ông còn sống là lúc tôi vui vẻ nhất. Ông đã cho tôi nhiều thứ mà tôi muốn có. Những khi tôi buồn ông dỗ tôi làm tôi vui vẻ trở lại. Bạn không biết đâu, có lần tôi làm ông buồn vì tôi nở bỏ nhà đi chơi. Lần đó ông buồn lắm, tôi đã lén đi chơi mà không xin phép, ông đã tìm tôi ở tất cả mọi nơi tìm đến gần chạp tối thì tôi mới về nhà. Ông đã xoa đầu, hỏi thăm tôi, rồi ông ngồi vào ghế, nhìn về phía khác, đó là ông đang giận tôi đấy, tôi đến bên cạnh ông, xin lỗi ông:
-“Cháu xin lỗi ông, cháu đã lén đi chơi mà không xin phép, cháu biết lỗi rồi ông ạ”
Rồi ông quay lại, ôm lấy tôi, tôi bật khóc, ông cũng rơm rớm nước mắt. Nhưng đến hôm sau, vẫn như bình thường, tôi thức dậy, rửa mặt, đánh răng và cười nói vui vẻ như không có gì, tôi đâu biết rằng, ông rất buồn và đau đớn lắm. Có lần, ông dẫn tôi đi chơi, tôi đã lạc mất ông, lúc đó tôi rất sợ nên rút vào con hẻm nhỏ, 1 nơi vắng bóng người qua lại và khóc. Mãi đến chạp choạng sáng hôm sau mới tìm lại được ông. Tôi đã trách ông rất nhiều:
-“Ông ơi, cháu sợ quá, tại ông mà cháu bị lạc, tại ông, tại ông này”
Lúc ấy, tôi còn bé lắm nên đâu hay biết gì, tôi cứ nói rằng ông đã đùa với mình, làm mình sợ. Từ lúc đó, tôi giận ông đến gần cả tuần lễ. Có hôm, tôi bị bọn trẻ cạnh nhà ăn hiếp, tôi khóc nhiều lắm, ông đã kể chuyện cho tôi nghe làm tôi hết buồn nữa. Không biết tại sao khi nhìn ông tôi thấy vui vẻ lại ngay, có lẽ vì đó là ông tôi nên như vậy, có thể là những nếp nhăn xếp lại như đang cười với tôi. Khi ngày khai giảng, tôi vào lớp 2 vừa qua vài ngày thì ông bất chợt đi khỏi nơi này, rời bỏ tôi. Lúc đó, tôi khóc nhiều lắm, và tôi mới nhận ra rằng ông thương tôi đến nhường nào, những lần tôi trách ông là hoàn toàn sai cả, ông luôn muốn tôi vui vẻ nên không làm như vậy đâu. Những nếp nhăn dúng lại làm vẻ mặt ông tươi cười và điều đó làm tôi biết ông đã hết giận tôi rồi, tha tất cả lỗi lầm của tôi. 
Tôi rất thương ông, nhưng từ lúc đó, tôi và bố mẹ sống chung với nhau đến giờ. Nhưng những gì ông đã cho tôi, tôi vẫn còn nhớ, không những nhớ mà còn in sâu vào đầu óc của tôi nữa. Tôi sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng mong mỏi của ông dành đến tôi. Tuy ông đã mất, nhưng trong tôi ông vẫn còn sống mãi
phát biểu cảm nghĩ về nhưng dòng cảm xúc của nv tôi trông truyện ngắn tôi đi học 
A) Mở bài:
+ Giới thiệu nhà văn Thanh tinhj và truyện ngắn tôi đi học
+ Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" : vẻ đẹp đáng yêu của tuổi thơ ngây
B) Thân bài:
1) tổng
+ Giới thiệu sơ lược nội dung truyện
+ Giọng kể chuyện trưc tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc , giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn .
2)Phân tich
a) ko gian con đường đến trường đc cảm nhận có nhiều điều khác lạ (so với lúc chua đi hoc ) . Cảm giác thick thú hôm nay tôi đi học . Chất thơ trư tình lan toa mạch văn
b) Cảm giác trang trọng và đứng đắn của "tôi" : đi học là tiếp xúc với 1 thề giới lạ , khác hẳn với đi chơi thả diều
c) Cảm nhận của tôi và các cậu bé khi vừa dến truềong : không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm , khiến cho các bạn hoc sinh cùng chung cảm giác choáng ngợp
d) hình ảnh ông đoocs hiền tư và nhân hậu , nỗi sợ hãi nhỏ bé khi phải xa mẹ . Bởi thế khi nghe đến tên ko khỏi giật mình và lúng túng
e) khi vào lớp "Tôi" cảm thấy một cách tư nhiên , không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn be cùng trang lúa . Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộnh .
3) Hợp
+ những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người . giọng kể của nhà văn giúp ta dc sống cùng những ki niẹm
+ Chất thơ lan toa trong cach mieu ta , kể chuyện và khắc hoạ tâm lí đăc sác lam nên chất thơ trong trẻo --> đây la lời nhận xét sau khi đã lam các phần o trên , cảm nhan theo các trình tự o tren roi phàn cuối nay là hợp - nghia là hợp các ý dã nêu trên )
C) Kết bài :
Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoăc nêu những cảm nghĩ của nhân vật tôi trong sự liên hệ bản thân )
VD: mở bài :
" Hang năm ,cư vào cuối thu ....những kỉ niệm mơn man của buổi tuuwj trường , những câu văn ấy của thanh tịnh trên văn đàn Vn hơn 60 năm rồi! thế nhưng "tôi đi hoc " vẫn là một trong những áng văn gợi cảm , trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Vn. Ko những thế , tác phẩm con in đậm dấu ấn của thanh tịnh - một phong cách trư tình nhẹ nhàng , nhiều mơ mộng và trong sáng . Dòng cảm xuc của nhân vật tôi trong truyẹn vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của tre thơ trong buổi đầu đến lớp ."[RIGHT]Nguồn từ diễn đàn vănmẫu.com[/RIGHT] 

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI DUONG VAN 8(3).doc