A.Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hệ thống hoá lại kiến thức đã học về Truyện Kiều, đặc biệt là nắm được các bút pháp khắc hoạ nhân vật của Nguyễn Du thông qua các đoạn trích đã học.
- Biết phát hiện bút pháp xây dựng nhân vật đa dạng của tác giả.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn thơ.
B.Nội dung:
I.Ôn tập:
Thông qua cácđoạn trích đã học trong Truyện Kiều ta thấy được phần nào nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du, đó là:
- Tả chân dung nhân vật bằng bút pháp ước lệ ( Đoạn trích chị em Thuý Kiều)
- Có khi tác giả miêu tả tâm trạng nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại và bút pháp tả cảnh ngụ tình (Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Có khi khắc hoạ tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ đối thoại (Kiều báo ân báo oán)
- Có khi khắc hoạ chân dung nhân vật bằng bút pháp tả thực (Mã Giám Sinh mua Kiều)
• Trong ngôn ngữ miêu tả nhân vật Nguyễn Du rất tinh tế:
- Đối với nhân vật chính diện: Chị em Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải.Nguyễn Du luôn dùng ngôn ngữ trang trọng ( sử dụng nhiều từ Hán - Việt,ẩn dụ, điển cố)
- Khi tả nhân vật phản diện (Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến.) thì tác giả luôn dùng ngôn ngữ dân dã, đời thường.
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA NGUYỄN DU QUA CÁC ĐOẠN TRÍCH ĐÃ HỌC TRONG TRUYỆN KIỀU A.Mục tiêu: Giúp học sinh: Hệ thống hoá lại kiến thức đã học về Truyện Kiều, đặc biệt là nắm được các bút pháp khắc hoạ nhân vật của Nguyễn Du thông qua các đoạn trích đã học. Biết phát hiện bút pháp xây dựng nhân vật đa dạng của tác giả. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn thơ. B.Nội dung: I.Ôn tập: Thông qua cácđoạn trích đã học trong Truyện Kiều ta thấy được phần nào nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du, đó là: Tả chân dung nhân vật bằng bút pháp ước lệ ( Đoạn trích chị em Thuý Kiều) Có khi tác giả miêu tả tâm trạng nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại và bút pháp tả cảnh ngụ tình (Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích) Có khi khắc hoạ tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ đối thoại (Kiều báo ân báo oán) Có khi khắc hoạ chân dung nhân vật bằng bút pháp tả thực (Mã Giám Sinh mua Kiều) Trong ngôn ngữ miêu tả nhân vật Nguyễn Du rất tinh tế: Đối với nhân vật chính diện: Chị em Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải...Nguyễn Du luôn dùng ngôn ngữ trang trọng ( sử dụng nhiều từ Hán - Việt,ẩn dụ, điển cố) Khi tả nhân vật phản diện (Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến...) thì tác giả luôn dùng ngôn ngữ dân dã, đời thường. II.Luyện tập: 1.Đề ra: Qua các đoạn trích và những hiểu biết của em về Truyện Kiều, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du 2. Gợi ý: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Tài nghệ miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du Thân bài: Miêu tả ngoại hình: Sử dụng bút pháp ước lệ: + Chị em Thuý Kiều là: Mai cốt cách, tuyết tinh thần + Kim Trọng là: Tuyết in sắc ngựa câu dòn Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời + Từ Hải - Người anh hùng cái thế ta lại bắt gặp: Râu hùm hàm én mày ngài vai năm tấc rộng thân mười thước cao Ngược lại, ở những nhân vật phản diện, bút pháp của Nguyễn Du lại thực tế sinh động đến trần trụi: + Mã Giám Sinh - một con buôn, một gã trai lơ,hắn cần vẻ ngoài chải chuốt diêm dúa: Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao + Sở Khanh - kẻ bạc tình nổi tiếng lầu xanh, tác giả đã khoác cho nó hình dung chải chuốt áo khăn dịu dàng để đi quyến rủ những “cánh phù dung” + Tú bà - mụ gái làng chơi đã về già hết duyên Thoắt trông nhờn nhợt màu da Ăn gì to lớn đẩy đà làm sao Còn Hoạn Thư, được Nguyễn Du biến thành một pho tượng bệ vệ quăng phịch xuống cái giường thất bảo + Hồ Tôn Hiến....Không ai lại không biết đến cái mạt “ngây” ra của hắn... Vừa tả vừa dự báo cho cuộc đời của nhân vật: + Thuý Vân: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da + Thuý Kiều: Hoa ghen, liễu hờn... Tả tính cách: Thuý Vân thì “hoa cười ngọc thốt đoan trang” ( thốt là thỉnh thoảng mới nói, lúc cần mới nói, nói đúng nơi đúng lúc) + Sở Khanh “hình dung chải chuốt áo khăn dịu dàng”; Mã Giám Sinh “ mày râu nhẵn nhụi”...theo cái nhẵn nhụi , chải chuốt đến trơn tuột đó, nó cũng tuột đi hết tất cả cái tính cách của đấng trượng phu. Tả hành động: + Hành động mờ ám của Sở Khanh: “Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào” + Từ Hải: Con người luôn xuất hiện đột ngột bất ngờ: “bỗng đâu có khách biên đình sang chơi” Lấy thêm những dẫn chứng trong truyên kiều để phân tích và thấy được bút pháp tả người tài tình của tác giả Nguyễn du. kết bài: Nét bút của Nguyễn du, nghệ thuật khác hoạ nhân vật tài tình của Nguyễn Du sẽ làm cho Truyện Kiều sống mãi
Tài liệu đính kèm: