Một số sự kiện lịch sử về Đoàn, Đội

Một số sự kiện lịch sử về Đoàn, Đội

 Ngày 6 tháng 3 năm 1926:Trong “Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức Bác Hồ kính yêu sau này) đã thông báo ở mục 3 là Bác đã: “Tổ chức một tổ thiếu nhi (7) lựa chọn trong con em nông dân và công nhân ”Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931: Đã xuất hiện Đội Đồng tử quân tham gia đấu tranh lập chính quyền Xô Viết ở Nghệ Tĩnh.Ngày 15-5-1941:Tại Nà Mạ (Xuân Hòa – Hà Quảng – Cao Bằng) Tổ chức thiếu niên đầu tiên của đội được thành lập gồm 5 đội viên, do Kim Đồng là tổ trưởng.

Sau ngày 19-8-1945:Tại thủ đô Hà Nội, hàng loạt Đội thiếu niên, nhi đồng cứu quốc ra đời. Nổi tiếng là các Đội: Hoàng Văn Thụ, Mai Hắc Đế.

Ngày 19-5-1956:Diễu hành lớn của thiếu nhi toàn thành Hà Nội đến Phủ chủ tịch mừng ngày sinh lần thứ 56 của Bác Hồ được tổ chức lần đầu tiên ở nước ta.

Tháng 2-1948:Bác Hồ gửi thư hướng dẫn thiếu nhi nước ta làm công tác Trần Quốc Toản. Từ đấy, công tác Trần Quốc Toản ra đời và trở thành một phong trào rộng lớn, lâu dài.

Tháng 3-1951: Đội thiếu nhi cứu quốc đổi tên thành Đội thiếu nhi Tháng Tám.

Trung thu năm 1954:Sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Bác Hồ viết thư khen ngợi thiếu niên nhi đồng cả nước.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số sự kiện lịch sử về Đoàn, Đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số sự kiện lịch sử về Đoàn, Đội.
 Ngày 6 tháng 3 năm 1926:Trong “Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức Bác Hồ kính yêu sau này) đã thông báo ở mục 3 là Bác đã: “Tổ chức một tổ thiếu nhi (7) lựa chọn trong con em nông dân và công nhân”Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931: Đã xuất hiện Đội Đồng tử quân tham gia đấu tranh lập chính quyền Xô Viết ở Nghệ Tĩnh.Ngày 15-5-1941:Tại Nà Mạ (Xuân Hòa – Hà Quảng – Cao Bằng) Tổ chức thiếu niên đầu tiên của đội được thành lập gồm 5 đội viên, do Kim Đồng là tổ trưởng.
Sau ngày 19-8-1945:Tại thủ đô Hà Nội, hàng loạt Đội thiếu niên, nhi đồng cứu quốc ra đời. Nổi tiếng là các Đội: Hoàng Văn Thụ, Mai Hắc Đế.
Ngày 19-5-1956:Diễu hành lớn của thiếu nhi toàn thành Hà Nội đến Phủ chủ tịch mừng ngày sinh lần thứ 56 của Bác Hồ được tổ chức lần đầu tiên ở nước ta.
Tháng 2-1948:Bác Hồ gửi thư hướng dẫn thiếu nhi nước ta làm công tác Trần Quốc Toản. Từ đấy, công tác Trần Quốc Toản ra đời và trở thành một phong trào rộng lớn, lâu dài.
Tháng 3-1951: Đội thiếu nhi cứu quốc đổi tên thành Đội thiếu nhi Tháng Tám.
Trung thu năm 1954:Sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Bác Hồ viết thư khen ngợi thiếu niên nhi đồng cả nước.
Ngày 4-11-1956:Sau Đại hội Đoàn lần thứ II, Đội đổi tên là Đội thiếu niên tiền phong.
Năm 1958:Mở đầu phong trào “Kế hoạch nhỏ” và “Hợp tác xã măng non”.
Ngày 15-5-1959:Đội TNTP nhận là cờ của BCH Trung ương Đảng thêu hàng chữ: “Vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và thống nhất Tổ quốc – Sẵn sàng!”
 Ngày 19-3-1961:Các em ở lứa tuổi nhi đồng được tổ chức riêng vào Đội Nhi đồng tháng 8.
Ngày 15-5-1961:Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Đội TNTP, Bác Hồ gửi thư dặn các cháu 5 điều:
Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. 
Học tập tốt, lao động tốt. 
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. 
Giữ gìn vệ sinh thật tốt. 
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. 
Ngày 24-3-1963:Mở đầu phong trào “Nghìn việc tốt” thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Sáng kiến này được phát động từ xã tam Sơn, Tiên Sơn, Hà Bắc từ năm 1961.
Ngày 15-5-1966:Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lập Đội, thay mặt Trung ương Đảng và Bác Hồ, Bác Tôn Đức Thắng đã trao tặng Đội là cờ theu dòng chữ;
“Vâng lời Bác dạy
Làm nghìn việc tốt
Chống Mỹ cứu nước
Thiếu niên sẵn sàng!”
Tháng 5-1969:Bác Hồ gửi thư khen hợp tác xã măng non Phú Mãn (Hà Bắc) về thành tích chăm sóc trâu, bò béo, khỏe.
Ngày 1-6-1969:Bác Hồ gặp mặt các cháu thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch. Đây là lần gặp các cháu cuối cùng trước ngày Bác đi xa.
 Ngày 30-1-1970:Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết nghị cho Đoàn TNCS, Đội TNTP và Đội nhi đồng được mang tên Bác Hồ vĩ đại.
Tháng 6-1976:Đội mang khẩu hiệu mới: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng!”
Tháng 12-1976:Theo sáng kiến của thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, thiếu nhi cả nước phát động phong trào “Thu lượm 4 triệu ki-lô-gam giấy loại và lao động tiết kiệm lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên Đội”.
Tháng 7-1977: Đoàn đại biểu toàn quốc của Đội đi dự “Đại hội liên hoan thiếu nhi thế giới lần thứ nhất” tại Mát-xcơ-va (Liên Xô).
Ngày 28-7-1978:Họp mặt toàn quốc lần thứ I các chiến sĩ làm công tác Trần Quốc Toản tại Hà Nội.
Ngày 31-12-1978:Hoàn thành đoàn xe lửa mang tên Đội.
Ngày 14-11-1979:Quốc hội Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
 Ngày 20-11-1980:Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV khai mạc, ra quyết định thành lập “Hội đồng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh” (gọi tắt là: Hội đồng Đội).Từ ngày 21 đến ngày 23-8-1981:Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ nhất đã tiến hành tại Thủ đô Hà Nội.
Năm học 1983-1984: Phát động cuộc hành quân theo bước những người anh hùng.
Từ ngày 2 đến ngày 11-7-1984:Họp mặt “các chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội.
Từ ngày 21 đến ngày 29-6-1985:
  Họp mặt “Cháu ngoan Bác Hồ - chiến sĩ nhỏ Giải phóng quân” năm 1985 tại thành phố Hồ Chí Minh.Phát động đợt hành quân “Theo chân Bác” 1985 – 1986 với từng đợt cho từng năm và kết thúc vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ (19 tháng 5 năm 1990).
 Từ ngày 1-7 đến 9-7-1986:Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức ở Hà Nội và Hải Phòng với 270 đại biểu cháu ngoan Bác Hồ.
Từ ngày 30-6 đến ngày 4-7-1990:Nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Bác Hồ, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ lần thứ 3 được tổ chức ở Hà Nội và Nghệ An với 189 đại biểu cháu ngoan Bác Hồ.
Từ ngày 27-6 đến 1-7-1992: Cuộc họp mặt “Thiếu nhi nghèo vượt khó” được tổ chức ở Hà Nội và Thanh Hóa với 175 đại biểu thiếu nhi. Từ cuộc họp mặt này Quỹ thiếu nhi nghèo vượt khó ra đời nhằm giúp các bạn nghèo vượt khó học giỏi, công tác Đội tốt.
Từ ngày 2-7 đến 7-7-1993:Cuộc họp mặt thiếu nhi các dân tộc được tổ chức ở Hà Nội và Hải Phòng với 170 em đại diện cho 44 dân tộc về dự.
Những truyền thống vẻ vang của Đoàn và tuổi trẻ VN
Suốt 75 năm cống hiến và trưởng thành dưới ngọn cờ của Đảng quang vinh và Bác Hồ kính yêu, tổ chức Đoàn và tuổi trẻ nước ta đã xây đắp nên những truyền thống vẻ vang.
Đó là:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, với chế độ XHCN.
Truyền thống quý báu này đã tạo nên động lực vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử được thể hiện trong hành động cách mạng, nhất là ở những bước ngoặt của lịch sử. 
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tuyệt đại bộ phận thanh niên ta luôn siết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng lãnh đạo, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu”, thế hệ trẻ nước ta luôn nêu cao tinh thần hăng hái sẵn sàng xung phong đến những nơi Tổ quốc cần, dù đó là biên cương hay hải đảo, dù công việc đó là mới mẻ hay khó khăn.
+ Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn và Hội; đoàn kết gắn bó với nhân dân; thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là vào những thời điểm phải đối mặt với kẻ thù hay thiên tai. 
Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế luôn hòa quyện với nhau, thông cảm và đồng tâm hợp lực vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại.
+ Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý và quân sự say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của Đảng. 
Học ở nhà trường, học trong cuộc sống, học để làm người có ích cho xã hội luôn được các thế hệ thanh niên ta phấn đấu, thực hiện ngày càng tốt hơn.
Phát huy những truyền thống quý báu nêu trên, các thế hệ đoàn viên, hội viên, thanh niên, đội viên thiếu niên và nhi đồng ở nước ta đã tiếp bước theo nhau góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách đạt nhiều thắng lợi hết sức to lớn, những kỳ tích vẻ vang trong thế kỷ XX làm cho Tổ quốc XHCN của chúng ta có vị thế xứng đáng trong cộng đồng quốc tế, vững bước tiến vào thế kỷ XXI.
Cờ - Huy hiệu - Đoàn ca
Lá cờ Đoàn
Huy hiệu Đoàn
Cờ Đoàn: 
Nền đỏ 
Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba (2/3) chiều dài. 
Ở giữa có hình huy hiệu Đoàn. 
Đường kính huy hiệu bằng hai phần năm (2/5) chiều rộng cờ. 
Huy hiệu Đoàn:
Ý nghĩa: Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bài hát Đoàn: 
Năm 1953, Bác Hồ đi chiến dịch Đông Khê, Bác có đến thăm đơn vị thanh niên xung phong làm đường và Bác căn dặn thanh niên “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí cũng làm nên”. Bài thơ ấy đăng trên báo Cứu quốc và nhạc sĩ Hoàng Hòa – khi ấy đang công tác trong vùng địch hậu ở Thái Bình, đã đem phổ nhạc. 
Tháng 7/1954, tại Hội nghị cán bộ Đoàn toàn quốc, bài hát lần đầu tiên được giới thiệu và ngay lập tức đã trở nên phổ biến. Bài hát đã đi theo đoàn quân tiếp quản Thủ đô và lan truyền qua nhiều thế hệ thanh niên. 
Bài ca “Thanh niên làm theo lời Bác” được đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 6 ( 15-18/10/1992) quyết định chọn là bài ca chính thức của Đoàn. 
Nhạc sĩ Hoàng Hòa từng là Bí thư tỉnh đoàn Hưng Yên, Bí thư Thành đoàn Hải Phòng, thường vụ Trung ương Đoàn khóa III, IV, phụ trách thanh niên sinh viên. Ông đã về hưu tại Hà Nội. 
Bài hát Đoàn
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương 
Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương 
Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương 
Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam 
Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam 
Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh 
Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 
Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su Doan Doi.doc