Một số hình ảnh động ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn hình học 8 - 9

Một số hình ảnh động ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn hình học 8 - 9

Năm học 2008-2009 là năm Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một yêu cầu đặt ra với giáo viên dạy lớp.

Năm học qua nhà trường có quan tâm đầu tư trang thiết bị và khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, hơn nữa bản thân mỗi giáo viên cũng không ngừng nâng cao kiến thức tin học và tập huấn các lớp về công nghệ thông tin do nghành tổ chức nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Về tổ bộ môn toán của nhà trường cũng không ngừng thi đua dạy học bằng giáo án điện tử theo hướng đổi mới phương pháp nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập của học sinh, giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, học sinh chưa thực sự phát huy tối đa sự hứng thú và tò mò của mình nếu chỉ sử dụng phần trình diễn Microsoft PowerPoint nhất là phân môn hình học. Học sinh có cảm giác bộ môn hình học quá trừu tượng và xa rời thực tế, thiếu tính trực quan, sinh động. Vì thế, việc cho học sinh nắm kiến thức cơ bản của bài là khó khăn, hơn nữa việc bồi dưỡng cho học sinh giỏi để hình thành một tri thức hình học càng khó khăn hơn.

 

doc 13 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số hình ảnh động ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn hình học 8 - 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục Chợ Mới
Trường THCS Long Điền A
–˜™—
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Một số hình ảnh động ứng dụng công nghệ thông tin trong phân môn hình học 8-9.
Người thực hiện: LÊ VĂN ĐON
Đơn vị: THCS Long Điền A
Năm học: 2008-2009
MỤC LỤC
I) Đặt vấn đề.
II) Nội dung và biện pháp giải quyết.
	1) Lí luận chung.
	2) Minh hoạ 1 số tiết giảng dạy có hình ảnh động ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn hình học 8-9.
	3) Những kết quả đạt được.
	4) Phạm vi tác dụng.
	5) Nguyên nhân những thành công và tồn tại.
III) Những bài học kinh nghiệm.
	1) Giáo viên dạy lớp.
	2) Tổ bộ môn toán.
	3) Hội đồng bộ môn toán.
	4) Ban giám hiệu nhà trường.
IV) Kết luận.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÂN MÔN HÌNH HỌC 8-9.
@4?
Đặt vấn đề:
Năm học 2008-2009 là năm Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một yêu cầu đặt ra với giáo viên dạy lớp.
Năm học qua nhà trường có quan tâm đầu tư trang thiết bị và khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, hơn nữa bản thân mỗi giáo viên cũng không ngừng nâng cao kiến thức tin học và tập huấn các lớp về công nghệ thông tin do nghành tổ chức nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Về tổ bộ môn toán của nhà trường cũng không ngừng thi đua dạy học bằng giáo án điện tử theo hướng đổi mới phương pháp nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập của học sinh, giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, học sinh chưa thực sự phát huy tối đa sự hứng thú và tò mò của mình nếu chỉ sử dụng phần trình diễn Microsoft PowerPoint nhất là phân môn hình học. Học sinh có cảm giác bộ môn hình học quá trừu tượng và xa rời thực tế, thiếu tính trực quan, sinh động. Vì thế, việc cho học sinh nắm kiến thức cơ bản của bài là khó khăn, hơn nữa việc bồi dưỡng cho học sinh giỏi để hình thành một tri thức hình học càng khó khăn hơn.
I) Nội dung và biện pháp giải quyết:
1) Lí luận chung: 
Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo viên có điều kiện rất lớn trong giảng dạy, trong cùng một thời điểm các em được kết hợp học bằng tay (ghi chép), học bằng tai (nghe giảng, thuyết minh từ các hình ảnh minh hoạ), học bằng mắt (nhìn kênh hình, kênh chữ, các hình ảnh, đoạn phim minh hoạ) nhờ đó khả năng tiếp thu bài cũng cao hơn.
Trong bài viết này, tôi không bàn đến làm thế nào để soạn một tiết dạy bằng công nghệ thông tin mà tôi xin đưa ra một số hình ảnh động được tạo từ phần mềm vẽ hình học the Geomter’s Sketchpad dùng trong các tiết dạy công nghệ thông tin của môn hình học 8-9 rất có hiệu quả. Nó là công cụ đắc lực góp phần làm tăng tính sinh động, trực quan cho tiết dạy trong phân môn hình học8-9.
2) Một số hình ảnh động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn hình học 8-9:
Khi soạn giáo án điện tử bằng phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint, ta có thể thực hiện các phép liên kết đến các tập tin của phần mềm vẽ hình học the Geomter’s Sketchpad để thực hiện các thao tác và các bước trình diễn cho phù hợp. Do đó, khi soạn giáo án điện tử, để thấy hình ảnh động nào giáo viên chỉ việc liên kết đến tập tin đó và cho chuyển động trên nền của màn hình trình diễn Microsoft PowerPoint. Để thấy rõ các hình ảnh động này, mời các quí thầy cô điều chỉnh kiểu nhìn của máy tính mình sử dụng như sau: Từ màn hình desktop nhấp phải chuột chọn properties để mở cửa sổ Display properties và chọn tab settings rồi điều chỉnh mục Screen resolution cho phù hợp (chẳng hạn 1440 by 900 pixels).
Trong bộ môn hình học 8, tiết 18, bài 10: “ Đường thẳng song song với đường thẳng cho trước”. Đây là bài dạy rất khó cho giáo viên dạy lớp vì mang nặng đến lí thuyết quỹ tích mà yêu cầu này còn mới lạ đối với các em học sinh hơn nữa giáo viên không có điều kiện về cách thức truyền đạt để học sinh hiểu và hình dung cũng như không đủ các hình ảnh minh hoạ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài dạy này là rất cần thiết và phù hợp. 
Giáo viên sử dụng phần mềm the Geomter’s Sketchpad để tạo các hình ảnh về quỹ tích các điểm cách đều đoạn thẳng cho trước, giáo viên có thể cho học sinh xem hình ảnh minh hoạ nói lên tính chất trên: Ta liên kết đến tập tin lop 8/tinh chat và nhấn nút để thấy hình ảnh chuyển động theo đúng tính chất.
Ở ?3 của bài 10, ta có thể cho học sinh giải và xem hình ảnh minh hoạ bằng cách liên kết đến tập tin lop 8/cau hoi 3 và nhấn nut: 
Ta có thể vận dụng cho học sinh giải BT68/102/SGK và dự đoán quỹ tích của điểm C khi điểm B di chuyển trên đường thẳng d. Nhấn nut để thấy điểm C di chuyển bởi hình vẽ của tập tin ở lop 8/bai tap 68
Đối với BT69/103/SGK, giáo viên cho học sinh tham gia học nhóm để ghép câu, với từng câu ghép giáo viên kiểm tra tính đúng sai bằng các hình minh hoạ của các tập tin sau: lop 8/duong tron, lop 8/trung truc, lop 8/phan giac, lop 8/2 duong thang,
Ở tiết luyện tập của bài 10 (tiết 19), đối với BT70/103/SGK ta có thể hướng dẫn học sinh giải và khẳng định tính đúng sai bằng hình minh hoạ quỹ tích sau:
Nhấn nút để thấy tia song song với tia Ox và cách Ox một khoảng 1cm, mở tập tin lop 8/bai tap 70.
Đối với BT71/103/SGK (tiết 19), học sinh tìm quỹ tích ở câu c và xem hình minh hoạ hình vẽ sau:
Nhấn nút để thấy quỹ tích mà điểm O di chuyển, mở tập tin lop 8/bai tap 71.
Trong hình học 9, ở bài 3: “ Liên hệ giữa day và khoảng cách từ tâm đến day”. Trước khi cho học sinh phát biểu định lí 2, giáo viên cho học sinh xem hình minh hoạ:
Nhấn nút để thấy di chuyển điểm A và có sự so sánh OH và OK. Mở tập tin lop 9/kc bkinh.
Ở bài 4: “ Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn”. Trước khi vào bài mới giáo viên cho học sinh dự đoán các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, sau đó cho hoạ sinh xem hình ảnh minh hoạ các vị trí tương đối trên như sau:
Nhấn nút để thấy sự di chuyển. Mở tập tin lop 9/kc dt-dtron. Ta có thể cho học sinh xem hình ảnh này ở phần củng cố bài học để thấy thêm giao điểm của đường thẳng và đường tròn và hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính đường tròn. Ở bài tập 19/110/SGK, giáo viên cho học sinh dự đoán quỹ tích và sau đó cho học sinh kiểm tra lại kết quả bằng cách cho các em xem hình ảnh động sau bằng cách mở tập tin: lop 9/bt19 và nhấn nút để thấy quỹ tích.
Ở bài 7-8: “ Vị trí tương đối của hai đường tròn”. Chúng ta có thể giới thiệu các vị trí tương đối của hai đường tròn rồi cho học sinh xem hình ảnh minh hoạ: 
Nhấn nút để thấy vị trí tương đối của hai đường tròn. Ta có thể cho học sinh xem hính ảnh này ở phần củng cố bài học để thấy thêm số giao điểm của hai đường tròn và hệ thức giữa OO’ với R và r. Mở tập tin lop 9/kc2 dtron
Ở tiết luyện tập, với BT38/123/SGK, sau khi điền vào ô trống giáo viên cho học sinh kiểm tra bằng hình vẽ sau:
Câu a: 
Mở tập tin lop 9/bt38a và nhấn nút để thấy di chuyển.
Câu b: 
Mở tập tin lop 9/bt38b và nhấn nút để thấy di chuyển.
Ở bài 6: “ Cung chứa góc” (tập 2). Đây cũng là một bài khó, ta có thể cho học sinh thấy quỹ tích các điểm M thoã mãn góc AMB có số đo là là hai cung chứa góc dựng trên đoạn AB bằng hình ảnh sau:
Nhấn nút để thấy 2 cung chứa góc dựng trên đoạn AB.Mở tập tin lop 9/cung chua goc.
Ngoài ra ta còn cho học sinh thấy quỹ tích các điểm nhìn đoạn AB dưới một góc vuông là đường tròn đường khính AB bằng hình vẽ sau:
Nhấn nút để thấy tạo thành đường tròn. Mở tập tin lop 9/qtdtron.
Đối với BT44, 45/86/SGK, giáo viên cho học sinh giải và kiểm tra tính đúng đắn bằng các hình ảnh sau:
Mở tập tin lop 9/b44 và nhấn nút để thấy hai cung chứa góc 1350.
Mở tập tin lop 9/bt45 và nhấn nút để thấy đường tròn đường kính AB
Ở tiết luyện tập, sau khi cho học sinh giải các BT48, 50/87/SGK (tập 2), ta cho học sinh xem hình minh hoạ của các bài toán như sau:
Mở tập tin lop 9/bt48 và nhấn nút để thấy đường tròn đường kính AB.
Mở tập tin lop 9/bt50 và nhấn nút để thấy cung mà điểm I di chuyển.
Đối với BT98/105/SGK, sau khi giải và dự đoán được quỹ tích của điểm M giáo viên cho học sinh xem hình ảnh sau:
Nhấn nút để thấy quỹ tích điểm M là đường tròn đường kính AO. Mở tập tin lop 9/bt98.
Ở các bài hình trụ, hình nón, hình nón cụt, giáo viên xuất phát từ các hình của hình học phẳng như: hình chữ nhật, hình tam giác vuông, hình thang vuông, nửa hình tròn để tạo nên các vật thể trong hình học không gian như hình trụ, hình nón, hình nón cụt, hình cầu bằng cách quay một vòng quanh trục cố định. 
Để thấy được cách hình thành các vật thể trong không gian nhấn nút . Mở các tập tin: lop 9/hinh tru, lop 9/hình non, lop 9/hinh non cut, lop 9/hinh cau.
Đối với BT18/117/SGK, giáo viên có thể cho học sinh dự đoán kết quả sau khi hình sau quay quanh BC:
Sau đó giáo viên cho học sinh xem kết quả bằng cách nhấn nút của tập tin lop 9/bt18.
	3) Những kết quả đạt được:
Khi được học các tiết dạy thông tin học sinh thường rất tích cực học tập, hơn nữa khi được tiếp cận các bài toán quỹ tích học sinh hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn bài giải. Học sinh thấy được việc xác định quỹ tích là một yêu cầu thực tế, trực quan chứ không phải là một lí thuyết trừu tượng, xa lạ với các em. Qua đó, giúp các em bắt đầu làm quen với bài toán quỹ tích và cũng là tiền đề để bồi dưỡng học sinh giỏi của bộ môn toán. Từ đó, học sinh có điều kiện để hứng thú học tập, số lượt học sinh tham gia bài nhiều hơn, số lượt học sinh dự đoán kết quả của bài toán quỹ tích nhiều hơn, đây là điều giáo viên không thể làm được ở các tiết dạy thông thường nếu không nói đến học sinh khó hiểu bài toán. 
Khi học các hình là vật thể trong không gian giúp học sinh có cái nhìn trực quan hơn về các vật thể trong không gian, thấy được mối liên hệ từ hình học phẳng đến hình học không gian và các vật thể hình không gian được hình thành từ các hình ở hình học phẳng. Các em thường xuyên tranh luận và dự đoán kết quả vật thể tạo được khi quay một hình quanh một trục của nó chứ không còn thụ động tiếp thu từ cách diễn đạt của giáo viên.
	Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
kém
28,40%
35,80%
30,86%
4,94$
0%
4) Phạm vi tác dụng:
Việc tạo các hình ảnh động từ phần mềm vẽ hình học the Geomter’s Sketchpad giáo viên có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng học sinh khối 8, 9 ở các địa phương khác nhau bởi tính trực quan sinh động của nó. Từ đó, học sinh có điều kiện hứng thú học tập đối với bộ môn nhằm phục vụ cho mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
Mặt khác, đây cũng là cơ sở để học sinh cảm thấy thích thú đối với bộ môn hình học đồng thời giáo viên có thể mở rộng thêm các bài toán quỹ tích ở trường trung học cở sở với mục đích bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi toán.
5) Nguyên nhân những thành công và tồn tại: 
III) Những bài học kinh nghiệm:
Khi giảng dạy các khái niệm cơ bản của môn hình học lớp 6 cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng vẽ hình. Đây là điều kiện đầøu tiên quan trọng để học môn hình học.
Cần có sự thống nhất và giảng dạy theo phương pháp trên cho tất cả các giáo viên ở tất cả các khối lớp cho tất cả đối tượng học sinh.
Hội đồng bộ môn thường xuyên tổ chức các tiết dạy mẫu ở các đơn vị. Và đặt tiêu chí thi đua các đơn vị về đổi mới phương pháp dạy học.
Ban giám hiệu và tổ bộ môn toán có sự giao kết thi đua cho các thành viên trong tổ về đổi mới giảng dạy theo phương pháp trên làm tiêu chí thi đua trong năm học.
IV) Kết luận:
Khi bắt gặp một bài toán hình học khá dài về yêu cầu và vẽ hình thì tâm lý sợ và ngán ngẫm môn hình học của học sinh là đương nhiên. Đối phó với trường hợp này, giáo viên phải chế biến lại bài toán, chia nhỏ bài toán thành những yêu cầu có mức độ từ dễ đến khó có liên quan đến kiến thức cũ và mới. Bởi vì, học sinh đã nắm được từng bước hình thành của bài toán. Từ đó tạo điều kiện để làm nảy sinh những yêu cầu mới, những kiến thức mới. Do đó, học sinh được hình thành rất nhiều khả năng sáng tạo và không ngừng tìm tòi cái mới. Tạo được sự hứng thú trong học tập nói chung và môn hình học nói riêng. Đó là điều kiện để thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm không những với vai trò là người tiếp thu kiến thức và mà còn là người đưa ra kiến thức và yêu cầu kiến thức được giải quyết./.
	Lê Văn Đon

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lop_8.doc