Một số câu hỏi tham khảo - Lịch sử 9 – HKII

Một số câu hỏi tham khảo - Lịch sử 9 – HKII

Câu 1: Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám được thể hiện ở những điểm nào? (Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố ntn?)

- CTTG 2 đang tới những ngày cuối cùng. Châu Á quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện 8/1945.Trong nước, quân Nhật hoang mang, dao động cực độ.

- Nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy

- Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc(14 và 15/8/1945) ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào nước ta

- Đại hội Quốc dân Tân Trào họp 16/8 tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửu thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy khởi nghĩa.

Câu 2: Những sự kiện chính trong Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, 4 tỉnh giành chính quyền sớm:Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

- Ngày 19/8 Hà Nội giành chính quyền.

- 23/8 Huế giành chính quyền.

- 25/8 Sài Gòn giành chính quyền.

-Từ ngày 14 đến 28/8 Tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước.

- Ngày 2/9/1945 Chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số câu hỏi tham khảo - Lịch sử 9 – HKII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO - LỊCH SỬ 9 – HKII 
Câu 1: Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám được thể hiện ở những điểm nào? (Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố ntn?)
CTTG 2 đang tới những ngày cuối cùng. Châu Á quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện 8/1945.Trong nước, quân Nhật hoang mang, dao động cực độ.
Nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy
Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc(14 và 15/8/1945) ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào nước ta
Đại hội Quốc dân Tân Trào họp 16/8 tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửu thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy khởi nghĩa.
Câu 2: Những sự kiện chính trong Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, 4 tỉnh giành chính quyền sớm:Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Ngày 19/8 Hà Nội giành chính quyền.
23/8 Huế giành chính quyền.
25/8 Sài Gòn giành chính quyền.
-Từ ngày 14 đến 28/8 Tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước.
- Ngày 2/9/1945 Chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.
a.Nguyên nhân thắng lợi:
	- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cở cứu nước thì được mọi người hưởng ứng.
	- Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
	- Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên xô và các nước Đồng minh đánh bại phát xít Đức, Nhật
b. Ý nghĩa lịch sử:
	- Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộcphá tan hai xiền xích nô lệ Nhật- Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến , lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa nước ta trở thành một nước độc lập, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta- kỉ nguyên độc lập, tự do.
	- Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc, góp phần củng cố hoà bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn thế giới nói chung.
Câu 4: Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống TDP của nhân dân ta bùng nổ ngày 19/12/1946?
Sau khí kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, và Tạm uớc 14/9/1946, TDP tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội 12/1946.
!8/12/1946, Pháp gửi tối hâu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng ngày 20/12/1946.
Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ngày 18 và 19/12/1946, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến 
Tối ngày 19/12/1946 HCM ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM, nhân dân cả nước đứng lên kháng Pháp.
Câu 5: Chiến dich Biên Giới thu- đông năm 1950
a. Hoàn cảnh lịch sử:
	- Cách mạng Trung Quốc thắng lợi 1/10/1949, tình hình thé giới và Đông Dương có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.
	- Pháp liên tiếp bị thất bại trên chiến trường và lệ thuộc vào Mĩ nhiều hơn. Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương
b. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía bắc:
	* Âm mưu của Pháp: Thực hiện “ kế hoạch Rơ-ve” nhằm khoá chặt biên giới Việt- Trung, thiết lập “Hành lang Đông-Tây” chuẩn bị tần công quy mô lớn lên Việt Bắc lần 2.
	* Chủ trương của ta: 6/1950, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950, nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực địch khai thông biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc
	* Diễn biến:
	- Quân ta tiêu diệt đông Khê (19/8/1950), uy hiết Thất Khê; Cao bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 lung lay.
	- Pháp được lệnh rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, dông fthời lực lượng chúng ở Thất Khê được lệnh đánh lên Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng xuống.
	- Quân ta mai phục chặn đánh trên Đường số 4 làm cho hai cánh quân của chúng không gặp được nhau. đến 22/10/1950. quân Pháp rút khỏi Đường số 4
c.Kết quả:
	-Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta giải phóng được tuyến biên giới Việt- Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, thế bao vây cả trong và ngoài căn cứ địa Việt Bắc của địch bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ ve bị phá sản.
d.Ý nghĩa:
	- Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi đã đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới: ta giành quyền chủ động đánh địch trên chiến trường, địch bị đẩy lùi vào thế bị động.
Câu 6: Những sự kiện nào chứng tỏ từ chiến thắng Biên giới thu- đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới?
	- Thu – đông 1950, ta mở chiến dịch Biên giới 
	- Đông –xuân 1950-1951ta mở 3 chiến dịch: Chiến dịch Trung Du, Đường số 18, và Hà-Nam –Ninh
	- Tháng 11/1951 ta mở chiến dịch Hoà Bình
	- Cuối năm 1952 ta mở chiến dịch Tây Bắc
	- 4/1953 liên quân Việt -Lào mở chiến dịch Thượng Lào
Câu 7: Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp-Mỹ như thế nào?
Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp-Mỹ :
Thời gian
Chiến dịch
Diễn biến
Đầu 12/1953
Tây Bắc
-Bộ đội chủ lực của ta ở Tây Bắc tổ chức 1 bộ phận giải phóng Lai Châu, bộ phận còn lại uy hiếp Điện Biên Phủ
-Sợ mất ĐBP, Pháp phải điều 6 tiểu đoàn bộ binh từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường cho ĐBP.ĐBP trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của Pháp
Đầu 12/1953
Trung Lào 
-Liên quân Việt-Lào giải phóng Thà Khẹt, bao vây, uy hiếp Xê-nô
-Sợ mất Xê-nô., Pháp phải điều quân lên tăng cường cho Xê-nô.Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ 3 của Pháp
cuối 1/1954 
Thượng Lào 
-Liên quân Việt-Lào giải phóng Phong –xa-li, bao vây, uy hiếp Luông –pha-bang
-Sợ mất Luông -pha-bang., Pháp phải điều quân lên tăng cường cho Luông -pha-bang.Luông -pha-bangtrở thành nơi tập trung quân thứ 4 của Pháp
Đầu 2/1954 
Bắc Tây Nguyên )
-Quân ta giải phóng Kom Tum, bao vây, uy hiếp Plây-cu
-Sợ mất Plây-cu, Pháp phải điều quân lên tăng cường cho Plây-cu. Plây-cu trở thành nơi tập trung quân thứ 5 của Pháp
	=> Như vậy, cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 đã buộc địch phải phân tán lực lượng ra thành 5 nơi để đối phó với ta, đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp-Mỹ.
Câu 8:Tại sao khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương? )
chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương vì:
	-Chến thắng Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-Va, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp ở Đông Dương
	- Chến thắng Điện Biên Phủ đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi
Câu 9: Trình bày ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
a.Ý nghĩa lịch sử:
-Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của TDP trên đất nước ta trong gần một thế kỉ. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo điều kiện để giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
	- Giáng một đòn nặng nề vào tham vộng xâm lược và nô dịch của CNĐQ, góp phần lam tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b. Nguyên nhân thắng lợi:
	- Có sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo ...
	- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang 3 thứ quân không ngừng được mở rộng, có hậu phương vững chắc.
	- Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt –Miên –Lào ; sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN, cùng các lực lượng tiến bộ khác 
Câu 10:Nêu nguyên nhân, diễn biết, kết quả và ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960)
*Nguyên nhân: 
	- Từ 1957-1959 Mĩ-Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”.Tăng cường khủng bố đàn áp
	- Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng quyết định: khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân
*Diễn biến:
	- Phong trào nổ ra lẻ tẻ Vĩnh Thạnh-Bình Định, Bác Ái-Ninh Thuận (2-1959), Trà Bồng -Quảng Ngãi (8-1959)
	- Phong trào lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre
	- 17-1-1960 nhân dân các xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày đồng loạt nổi dậy.
- Từ 3 xã điểm, cuộc nổi dậy lan ra toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre. Quân khởi nghĩa đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch . Uỷ ban Nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển, ruộng đất của địa chủ cường hào bị tịch thu đem chia cho dân cày
- Từ Bến Tre, phong trào “Đồng Khởi” như nước vỡ bờ, lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ
*Ý nghĩa:
	- “Đồng Khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, gây tác động mạnh làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm
	- “Đồng Khởi” thắng lợi, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 
	Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời 20-12-1960
Câu 2: Mĩ có âm mưu và thủ đoạn gì trong “Chiến tranh đặc biệt” ở miềm Nam (1961-1965).
	*Khái niệm “Chiến tranh đặc biệt”: là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội tay sai, do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
	* Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ :
	-Dùng Người Việt đánh người Việt.
	-Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta..
	-Lập “ấp chiến lược”
	-Tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biển.
	=>Nhằm xâm lược và thống trị miền Nam, đè bẹp cuộc cách mạng của nhân dân ta.
Câu 11: Nhân dân miền Nam giành được những thắng lợi nào trong cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965):
1962
Đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh.
1961 - 1965
Đấu tranh phá “ấp chiến lược”
2/1/1963
Giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho)
8/5/1963
Tăng ni, Phật tử Huế biểu tình phản đối việc chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật.
16/6/1963
70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn, buộc Mĩ phải thay Diệm.
02/12/1964
Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).
1965
Chiến thắng An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hoà).
Câu 12:Khái ... ệc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
* Ý nghĩa của Hiệp định:
	Là kết quả của cuộc đấu tranh cường , bất khuất của quân dân ta
	Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút quân về nước
	Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
Câu 17: Quân dân ta ở hai miền Nam-Bắc đã giành được những thắng lợi nào có ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1973)
1959-1960
Miền Nam:Phong tràp “Đồng Khởi” thắng lợi, đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
9-1960
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng diễn ra tại Hà Nội. đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong lãnh đạo cách mạng, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi
20/12/1960
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
1961-1965
Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ 
1965-1968
Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược chiến lược “Chiến tranh cục bộ”của Mĩ
1965-1968
Nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ
1969-1973
Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”của Mĩ
1969-1973
Nhân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ
27/1/1973
Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết, buộc M ĩ phải rút quân về nước.
Câu 19: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975: Chủ trương, kế hoạch của ta, diễn biến kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử .
* Chủ trương, kế hoạch của ta: 
- Trên cơ sở thắng lợi giành được và trong tình hình so sánh lực lượng thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta từ cuối 1974 đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm (1975-1976), nhưng lại nhấn mạnh "Cả năm 1975 là thời cơ" và chỉ rõ "Nếu thời cơ đến vào đầu năm hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975". Từ đầu tháng 3-1975, quân dân ta trên các chiến trường đã mở hàng loại trận tiến công nhỏ để chuẩn bị vào trận tấn công lớn.
* Chiến dịch Tây Nguyên: 
- Diễn biến: 
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng do quân đoàn II chiếm giữ.
+ Sau những trận đánh nghi binh vào Plâycu, Kontum...ta bí mật bao vây Buôn Ma Thuột.
+ Ngày 10-03-1975 ta tấn công Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi nhanh chóng.
+ Ngày 12-3 địch tập trung lực lượng hòng "tái chiếm" Buôn Ma Thuột nhưng thất bại.
+ Sau hai đòn đau (10 và 12) ở Buôn Ma Thuột hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn. Địch phải rút lui khỏi Tây Nguyên. Cuộc rút lui của địch đã biến thành cuộc "tháo chạy hỗn loạn" trước sức mạnh tấn công của quân ta. 
+ Trong vòng một tháng tiến công quân và dân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân địch rút chạy, giải phóng Tây Nguyên và một số tỉnh ven biển miền Trung (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà).
- Ý nghĩa: 
+ Chiến dịch Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của Nguỵ quân, Nguỵ quyền, đưa cuộc kháng chiến của ta từ cuộc tiến công chiến lược, phát triển thành cuộc tiến công chiến lược, trên toàn chiến trường miền Nam.
* Chiến dịch Huế- Đà Nẵng: 
- Diễn biến 
Đánh vào vùng chiến lược ven biển miền Trung do quân đoàn địch chiếm giữ:
Thấy thời cơ chiến lược đến nhanh hết sức thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị quyết định kịp thời một kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên là chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.
+ Ngày 19-3 phần còn lại của tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Địch bỏ chạy về giữ Huế và Đà Nẵng.
+ Ngày 21-3, ta tiến công Huế, quan ta thọc sâu vào căn cứ địch, chặn các đường rút chạy của chúng, hình thành thế bao vây địch trong thành phố. 10 giờ ngày 25-3, quân ta tiến vào giải phóng cố đo Huế. Cùng thời gian này ta giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai...tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam.
+ Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, một căn cứ quân sự lớn nhất của Mĩ - ngụy rơi vào thế cô lập, hơn 10 vạn quân địch bị dồn ứ về đây trở nên hổn loạn mất hết khã năng chiến đấu. Phối hợp với sự nổi dậy của quần chúng các đơn vị vũ trang của ta với tư tưởng chỉ đạo, "kịp thời, nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" đã nhanh chóng áp sát thành phố. 
+ Sáng 28-3 ta tấn công Đà Nẵng, sau 32 giờ thì chiếm toàn bộ thành phố. Với chiến dịch Huế -Đà Nẵng, ta đã tiêu diệt được 5 sư đoàn quân chủ lực ngụy, xoá bỏ quân khu I của ngụy.
- Ý nghĩa lịch sử: 
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng của ta đã gây nên tâm lí tuyệt vọng trong hàng ngũ địch, đưa cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.
* Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: 
- Diễn biến: 
+ Nắm vững thời cơ chiến lược, Bộ Chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm mở chiến dịch Hồ Chí Minh "phải tập trung nhanh nhất lực lượng binh khí, kỹ thuật và giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa". Cả nước ra quân với khẩu hiệu "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", 
+ Ngày 28 -4- 1975, lập Bộ chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định, lực lượng gồm 5 quân đoàn.
+ Ngày 9-4, quân ta đánh Xuân Lộc, một căn cứ phòng thủ trọng yếu bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông.
+ Ngày 16-4 quân ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang, ngày 21-4 địch ở Xuân Lộc tháo chạy.
+ Ngày 22-4 -1975, Bộ Chỉ huy chiến dịch duyệt lại lần cuối cùng kế hoạch của chiến dịch Hồ Chí Minh.
+ 17 giờ ngày 26-4, tiếng súng đầu tiên của chiến dịch Hồ Chí Minh đã nổ ở hướng đông, sáng 27 -4, quân ta từ các hướng đồng loạt đánh vào vùng ven Sài Gòn.
+ Từ ngày 26 đến 28- 4, ta đã tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch trên tuyến phòng thủ vòng ngoài và xiết chặt vòng vây Sài Gìn.
+ Ngày 28-4, Mĩ đưa Dương Văn Minh thay Trần Văn Hương và tiến hành di tản người Mĩ cùng các quan chức cao cấp nguỵ quyền.
+ Ngày 29-4, các cánh quân của ta tổng công kích vào sào huyệt cuối cùng của địch. 
+ 9 giờ 30 phút sáng 30 - 4 , Dương Văn Minh kêu gọi "ngừng bắn để điều đình giao chính quyền" nhằm cứu quân ngụy khỏi sụp đổ.
+ 10 giờ 45 phút ngày 30 - 4 1975, xe tăng của quân ta tiến thẳng vào dinh "Độc lập" ngụy, bắt sống toàn bộ ngụy quyền trung ương. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11giời 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ tổng thống ngụy, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh thành phố Sài Gòn hoàn toàn được giải phóng. 
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân và dân ta nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ.
+ Thừa thắng, nhân dân ở các tỉnh Nam Bộ nhất tề đứng lên giải phóng. Đến ngày 2-5-1975 miền Nam hoàn toàn được giải phóng.
Câu 18: Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Kháng chiến chống Mĩ cứu nước là cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc tiêu biểu của nhân dân ta, kéo dài hơn 2 thập niên (7- 1954 đến 4-1975), dài hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử, và phải chống lại một cường quốc lớn mạnh nhất là Mĩ. Cuối cùng nhân dân ta đã giành được chiến thắng, thực hiện trọn vẹn mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN ở miền Bắc, thống nhất đất nước.
+ Thắng lợi này "Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc".
+ Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ, đồng thời kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ cách mạng Tháng Tám 1945, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của CNĐQ và chế độ phong kiến ở nước ta, rửa sạch cái nhục và nổi đau mất nước hơn một thế kỷ. Trên cơ sở đó, hoàn thành về cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, bảo vệ và phát triển những thành tựu của cách mạng XHCN ở miền Bắc, xoá bỏ mọi chướng ngại trên con đường thực hiện thống nhất đất nước.
+ Mở ra kĩ nguyên mới của cách mạng Việt Nam: kĩ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
+ Thắng lợi của nhân dân ta và thất bại của đế quốc Mĩ có tác động đến nội tình nước Mĩ và cục diện thế giới, có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng trên thế giới, các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu của nhân dân ta thắng lợi do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo nên:
+ Trước hết là sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng, sáng tạo. Đó là đường lối tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước do Đảng lãnh dạo, truyền thống đó được phát huy cao độ, sức mạnh của dân tộc được tạo ra bởi truyền thống đó được nhân lên gấp bội.
+ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa được bảo vệ vững chắc, được xây dựng, cũng cố và tăng lên không ngừng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn, đám ứng ngày càng lớn nhu cầu chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam.
+ Tình đoàn kết và liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia trong một chiến lược chung và trên chiến trường Đông Dương thống nhất đã tạo ra sức mạng to lớn cho các lực lượng cách mạng chung ba nước và cho từng nước ở Đông Dương.
+ Được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Liên xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, các lực lượng cách mạng, dân chủ, hoà bình và của loài người tiến bộ, trong đó có nhân dân Mĩ. 
* Nguyên nhân quan trọng nhất ? ... Vì sao?...
- Trong những nguyên nhân trên, sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập tự chủ đúng đắn sáng tạo...là nguyên nhân quan trọng nhất...
Vì: Đảng lãnh đạo là nguyên nhân bao trùm, chi phối các nguyên nhân khác...Nếu không có Đảng lãnh đạo thì sẽ không thể có sức mạnh tổng hợp của dân tộc, không có hậu phương miền Bắc XHCN, không phát huy được cao độ được truyền thống của dân tộc, không tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của thế giới , không phát huy được sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. Nếu không có sự lãnh đạo thì không thể kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HK II SU 9.doc