Chiếc bút bi
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng, Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mi-li-mét, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Bài Trang Chiếc bút bi 3 - 4 Chiếc nón lá Việt Nam 5 - 6 Chiếc áo dài Việt Nam 7 Cây lúa 8 - 9 Cây tre Việt Nam 10 - 11 Cái phích nước 12 - 13 Vịnh Hạ Long 14 - 22 Sầm Sơn 23 - 30 Nhã Nhạc Cung Đình Việt Nam 31 - 36 Động Phong Nha 37 - 40 Chiếc bút máy 41 - 43 Bến Nhà Rồng 44 - 46 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 47 - 49 (Phan Bội Châu) Tòa Thánh Tây Ninh 50 - 53 Chiếc bút bi Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm! [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHTHồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó. [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHTChiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng, Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mi-li-mét, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh. [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHTCon người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu ki-lô-mét hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng! [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHTBước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn, đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu, đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng! [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHTCó cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa, nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé! [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT]Cùng với sách, vở, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. Dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy! [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT]Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẻ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng e-mail vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi phải không bạn! Chiếc nón lá Việt Nam "Trở lại Huế thương, bài thơ khắc trong chiếc nón, em cầm trên tay ra đứng bờ sông". Cùng với tà áo dài thướt tha trong những chiều thu, chiếc nón lá cũng góp phần không nhỏ tạo nên nét độc đáo, sự duyên dáng tinh tế thật đẹp, thật đặc biệt cho phụ nữ đất Việt. Nước Việt Nam ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nên quanh năm nắng lắm nhiều mưa. Chiếc nón lá khâu tỉ mỉ nhiều lớp thật tiện lợi, vừa che nắng, vừa che mưa đã sớm trở thành người bạn không thể thiếu của những người phụ nữ. Với các cô gái, nón lá không đơn thuần chỉ là một vật làm tôn lên vẻ duyên dáng, dịu dàng vốn có của người con gái xứ Việt. Món đồ trang sức này không cầu kì đắt tiền mà ngược lại, nó rất giản dị, mộc mạc như chính con người Việt. Loại nón đặc trưng của dân Bắc Kì xưa là nón thúng, nón rộng, vành tròn phẳng như cái mâm, ngoài thành có đường viên nhô cao. Nón được làm bằng lá gồi nhỏ, sắc vàng hương, còn gọi là lá hồ hay lá già, có nơi còn làm nón bằng lá nón hay lá cọ. Những người thợ thủ công khéo léo phơi khô lá đặt lên khung tre khâu từng lớp, từng lớp một. Lá hồ không phải dễ tìm, không phải ở đâu cũng có, lá hồ chỉ thấy ở vùng núi cao, vùng trung du. Những người đi lấy lá đóng bè chở về. Vậy là chỉ riêng việc lấy nguyên liệu làm nón thôi mà đã rất khó khăn rồi, thế mới biết sự nhọc nhằn của người làm nón. Nón Thúng có ba loại: Nón Nhỡ hay nón Ngang; Nón Đấu dùng để che nắng mưa; Nón Mười còn gọi là nón Ba Tầm. Nón Ba Tầm đẹp, ken lá chọn lựa nõn nà, khâu tỉ mỉ từng đường đều đặn, các lớp lá đặt dày. Nón có đính khuy bằng giang vừa để nón cân bằng, vừa hơi chòng chành theo bước đi cho mềm mại, nhẹ nhàng. Những cô gái trẻ thích gắn vào giữa khuy một cái gương nhỏ để tiện chăm sóc dung nhan của mình. Nón cân bằng hai bên và giữ cho chắc chủ yếu là nhờ quai thao. Đây là sợi dệt bằng tơ ở hai đầu có tua thao mềm mại, tôn lên tính cách dịu dàng, hiền hòa của người Việt. Thời đại đổi thay, nón lá cũng phải thay đổi để hợp với thời đại, nón chóp nhọn ra đời. Ở làng Chuông nón chóp nhọn có khung bằng 16 vành tre chuốt nhỏ, mỏng, dễ uốn. Đây là kết quả của bao sự nghiên cứu, bàn luận, chọn lựa để rồi trở thành một quy tắc bất di bất dịch. Khuôn nón được làm như vậy sẽ tạo dáng nón thanh thoát, hài hòa, tôn lên vẻ đẹp của người đội nón. Dân gian có câu “Đẹp nón nhờ người thắt, đẹp mặt nhờ người khuôn” thật là quá đúng. Nhiều cô gái không thích đội nón mà cầm trên tay làm duyên, chiếc nón giúp họ cảm thấy tự tin hơn. Người thợ dùng sợi móc, sợi dừa để khâu từng lớp lá vào 16 vành. Nón của các cô gái trẻ khâu bằng lá nõn, trắng ngà, mượt mà, mỏng và nhẹ, lá phơi khô, phẳng. Phía bên trong chóp có đính gương như nón Ba Tầm. Lòng nón được trang trí hoa văn, hoặc dùng chỉ màu lồng rồi buộc quai. Nón được làm cầu kì, đáp ứng nhu cầu làm đẹp của mọi người, vì vậy nón chóp nhọn rất được ưa chuộng. Nón đẹp nổi tiếng của làng Chuông, làng Triều Khúc (Hà Nội), đặc biệt là ở làng Chuông, nón được làm rất khéo và không chỉ vậy, làng Chuông còn nổi tiếng với chiếc nón bài thơ xứ Huế. Nón đẹp tựa như một tác phẩm nghệ thuật từ bàn tay diệu kì của những người thợ làm nón. Nón mỏng manh như bài thơ trữ tình được người thợ khéo léo trau chuốt, ít ai sánh được. Vành tre cật chuốt nhỏ, tăm mượt như tre ngà, nhẹ như khung bấc. Lá cọ là phẳng, phơi khô, trắng muốt sắp đều tăm tắp và được sâu bằng những sợi cước mảnh, chắc, trong suốt một cách kín đáo, tỉ mỉ. Khâu nón bao giờ cũng khâu từ đỉnh trước rồi dần dần xuống các vành nón, vết khâu phải thật đều, thẳng hàng với nhau. Giữa hai lớp lá mỏng, thêu hình trạm trổ dân gian, hình hoa lá có cây kèm theo mấy câu thơ hay, đặc sắc. Khi người ta đem nón soi lên ánh sáng thì hiện lên một bức tranh trữ tình tuyệt đẹp. Quai nón được làm công phu bằng những dải lụa nõn nà đủ màu sắc: Trắng tinh bạch, đen gấm sang trọng, đặc biệt là màu tím thủy chung làm tôn lên làn da và khuôn mặt xinh xắn, dịu hiền của các cô gái. Nhìn những cô gái Huế thướt tha trong tà áo dài tím mộng mơ, đội nón bài thơ đi dưới những tia nắng ấm áp của mặt trời còn lời nào tả xiết cho vẻ đẹp duyên dáng ấy. Những chiếc nón lá được các cô gái, bà mẹ nâng niu trân trọng như một vật quý. Nón lá cũng là biểu tượng của Việt Nam cùng tà áo dài Việt Nam. Nhìn những chiếc nón lá uyển chuyển mềm mại trong tay các cô gái trở thành những điệu múa thật đẹp. Nón lá chỉ người Việt Nam mới làm được, nón lá hữu dụng trong cuộc sống thường ngày, các bà, các mẹ, các chị có thể dùng che nắng, che mưa. Nón lá làm họ thêm đẹp, đẹp lạ lùng. Ngày nay, với cuộc sống hiện đại, khoa học, kĩ thuật tiên tiến, những chiếc ô cùng bao loại mũ với kiểu dáng đẹp, hợp thời trang, tiện lợi đã có cùng công dụng như nón lá. Điều đó đã khiến cho chiếc nón lá dần mất đi vị trí của mình. Mặc dù vậy, nón lá luôn luôn là di sản văn hóa bền vững, mang nét đặc trưng của thị hiếu thẩm mĩ hết sức tinh tế của người Việt. Nó là niềm tự hào của ... hách vào tham quan, định hướng phát triển và phối hợp với ngành Du lịch, tạo sự thu hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi ra đời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong có mặt từ trước đó.Thơ Đường luật chia thành các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên. Trong đó,thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam thời trung đại. Nhiều kiệt tác thơ ca lưu lại đến đời sau kiệt tác để lại cho đời sau đều được làm bằng thể thất ngôn bát cú. Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu là một điển hình: “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù Đã khách không nhà trong bốn biển Lại người có tội giữa năm châu Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu” Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam trong ngục. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của tác giả. Bài thơ này gồm tám câu, mỗi câu có bảy chữ, tổng cộng cả bài có năm mươi sáu chữ (tiếng). Về phần bố cục, bài thơ được chia làm bốn phần: Đề - Thực - Luận - Kết. Mỗi phần có hai câu thơ và giữ một chức năng riêng. Câu một và hai là (Đề) nói lên phong thái ung dung, thanh thản, đầy khí phách của người chí sĩ cách mạng khi bị lâm vào cảnh tù đày. Câu ba và bốn (Thực) nói về cuộc đời bôn ba của người chiến sĩ cách mạng, gắn liền với tình cảnh chung của đất nước, nhân dân. Hai câu năm và sáu (Luận) thể hiện khí phách hiên ngang, một hoài bão phi thường của người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp vĩ đại. Hai câu cuối (Kết) khẳng định tinh thần, ý chí kiên cường trước mọi hiểm nguy thử thách. Vần trong thơ được làm theo vần bằng ở cuối các câu 1,2,4,6,8 tức là tiếng “lưu” vần với các chữ khác “tù” “châu” “thù” “đâu”, và được làm theo lối “độc vận”, có nghĩa là cả bài chỉ hiệp theo một vần. Tuy nhiên, vần trong bài thơ cũng thoáng hơn để nhằm bộc lộ tâm trạng, khí phách của nhà thơ. Đối là đặt hai câu đi song song với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, hô ứng với nhau một cách hài hoà. Trong bài thơ, tác giả tuân thủ đúng luật thơ Đường, các câu đối xứng với nhau thật chỉnh vừa đối ý vừa đối thanh ở câu ba và bốn: “Đã khách không nhà trong bốn biển, Lại người có tội giữa năm châu” Và ở câu năm, câu sáu: “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù” Căn cứ vào tiếng thứ hai của câu đầu mà ta biết được bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được làm theo luật bằng hay trắc. Trong bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, tiếng thứ hai là từ “là” thuộc thanh bằng, do vậy bài thơ được làm theo luật bằng. Niêm là dính. Đó là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ đường luật. Người xưa căn cứ vào tiếng thứ hai, tư, sáu trong câu thơ để xác định niêm “Nhất, tam, ngũ bất luận - Nhị, tứ, lục phân minh”. Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ hai, tư, sáu của hai câu cùng vần (bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc). Câu một luôn luôn niêm với câu tám, câu hai với câu ba, câu bốn với câu năm, câu sáu với câu bảy. Ví dụ trong bài này, câu 1 có các tiếng thứ hai, tư, sáu gồm “là” – “kiệt” – “phong” (B-T-B) niêm với tiếng hai, tư, sáu ở câu 8 gồm “nhiêu” – “hiểm” – “gì” (cũng là B-T-B). Tương tự như thế, ở câu hai có các tiếng: “mỏi”- “thì”- “ở” (T-B-T) niêm với các tiếng ở câ u 3: “khách”- “nhà” – “bốn” (cũng là T-B-T), cứ thế niêm cho đến hết bài. Khi các câu trong một bài thơ đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đã định thì gọi là thất niêm. Cả bài thơ đều được làm theo thể 4/3 chắc nịch nhằm bộc lộ được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường bất khuất và tư thế ngạo nghễ của người tù cách mạng. Tóm lại, cả bài thơ được tuân thủ chặt chẽ theo những qui định của thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Điều đó vừa thể hiện được tài năng thơ ca của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trên đường bôn ba cứu nước, vừa bộc lộ chí khí anh hùng của một bậc chính nhân quân tử giữa cuộc trường chinh tìm đường giải phóng quê hương. Tòa Thánh Tây Ninh Tòa Thánh Tây Ninh khởi công xây dựng vào năm 1933, chính thức hoàn thành vào năm 1955. Một điều đáng nói là công trình này được xây dựng theo hướng dẫn từ cõi siêu nhiên. Trong những ngày đầu lập đạo, các đệ tử Cao Đài cầu cơ Thông Công cùng Thượng Đế, và việc xây dựng tòa thánh được hướng dẫn qua các bài cơ. Từ bản phác thảo, kích thước cho đến những chi tiết nhỏ nhặt trong khi xây dựng đều được hướng dẫn rất chi tiết. Việc còn lại của các đệ tử là quyên góp vật liệu rồi ra công thực hiện. Việc xây dựng bị tạm ngưng trong thời gian Hộ Pháp Phạm Công Tắc bị người Pháp bắt và đày đi Madagascar (1941-1946). Cũng trong thời gian này hết người Nhật đến người Pháp thay phiên chiếm giữ Tòa Thánh. Đến khi người Pháp trả tự do cho Hộ Pháp Phạm Công Tắc thì công việc lại được tiếp tục cho đến khi hoàn thành. Tòa Thánh tọa lạc trên diện tích 12km² có hàng rào bao bọc xung quanh, gồm nhiều công trình kiến trúc tôn giáo: tòa thánh, đền thờ Phật mẫu, bửu tháp. Tòa thánh dài trên 100m với 12 cửa, cửa Chánh Môn là lớn nhất. Mặt ngoài có 2 tháp cao 36m. Phía trước tòa thánh, trên cao có hình Thiên nhãn-một con mắt tỏa hào quang, đây là biểu tượng của đạo Cao Đài. Trên nóc có Nghinh Phong Đài, (có tượng kỳ lân đứng trên quả địa cầu). Trên nóc phía sau có Bát Quái Đài (có tượng các thiên tướng). Bên trong gồm: Hai hàng cột trụ rồng được trang trí, chạm khắc tinh xảo. Bao gồm 10 cặp cột trụ, cặp trụ chính giữa là Giảng Đài, nơi giáo chủ đứng để giảng đạo cho các tín đồ. Nền tòa thánh có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, mỗi cấp là một phẩm cấp. Phía trước gian Chánh Điện có 7 ghế chia làm tam cấp: Cao nhất là ghế của Giáo Tông. Tiếp theo là 3 ghế của 3 vị Chưởng Pháp. Cuối cùng là 3 ghế của 3 vị đầu sư. Chánh điện có 8 cột trụ rồng xếp thành vòng tròn. Giữa là quả địa cầu lớn tượng trưng cho vũ trụ với thiên nhãn nằm phía trước, xung quanh là 3072 vì sao, 72 quả địa cầu và 3000 thế giới. Trên thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Tiên Lý Thái Bạch (hiện nay là Giáo Tông thiêng liêng của Đạo Cao Đài). Giờ lễ chính trong ngày ra vào 12 giờ trưa. Điều đặc biệt ở công trình Tòa Thánh Tây Ninh là nó được xây dựng bằng bê-tông cốt tre. Theo kinh sách Đạo Cao Đài, Tòa Thánh Tây Ninh tượng trưng cho Bạch Ngọc Kinh (nơi Thượng Đế ngự) tại thế gian. Ngoài ra, tại Tòa Thánh còn có nhiều biểu tượng ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. Mỗi người, tùy theo dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ tâm linh, khi quan sát Tòa Thánh sẽ tự mình khám phá ra những ý nghĩa này. Một số biểu tượng dễ nhìn thấy nhất, và cũng dễ hiểu nhất có thể kể ra như sau: Tượng Ông Thiện và Ông Ác, Tượng Hộ Pháp, Hai bên cửa Tòa Thánh là tượng Ông Thiện và Ông Ác. Theo truyện cổ Ấn Độ, ông Thiện và Ông Ác là hai anh em ruột, con của một vị Tiểu Vương. Vị Tiểu Vương này muốn truyền ngôi lại cho Ông Thiện bởi vì ông rất hiền lành đạo đức, trái hẳn với Ông Ác tính tình hung dữ. Ông Ác không đồng tình với ý kiến này, cho rằng cần phải cứng rắn, thậm chí là tàn nhẫn thì mới có thể cai trị một quốc gia được. Do đó, Ông Ác tìm đến Ông Thiện để yêu cầu nhường ngôi cho mình. Không muốn trái ý cha, cũng không muốn xung đột với em nên Ông Thiện bỏ trốn và chết vì trượt chân ngã xuống vực sâu. Ông Ác đến nơi, vô cùng hối hận nên cũng tự tử chết theo. Câu truyện này vừa ngụ ý mối liên hệ phức tạp của hai yếu tố Thiện Ác, (hay nói rõ hơn là Đúng Sai) trong tư tưởng con người vừa đưa ra cách giải quyết của Cao Đài đối với hai thành tố Nhị Nguyên này. Hiển nhiên đời sống con người xoay quanh Thiện Ác. Thông thường, Thiện Ác vẫn được xem là đối chọi lẫn nhau, điều Thiện được cho là Tốt, trái với điều Ác là Xấu. Do đó, con người vẫn cố công loại bỏ điều Ác và nuôi dưỡng điều Thiện. Tuy nhiên người ta không nhận ra một điều quan trọng: Thiện và Ác, như ngụ ý trong câu truyện trên, vốn có chung một nguồn gốc, hay nói cách khác, đó là hai mặt không thể thiếu của một vấn đề. Chính vì thế mà loài người không thể nào loại hết điều Ác trên thế gian được. Đạo Cao Đài khuyên con người hãy nhìn ra chân lý này trong mọi sự thể, để từ đó đạt được trạng thái sáng suốt tột đỉnh. Trạng thái này sẽ giúp xóa bỏ những đau khổ muộn phiền ở thế gian và đưa con người trở về hợp nhất với Thượng Đế. Trong Tòa Thánh, đối diện với bàn thờ Thượng Đế là tượng của ba trong số mười hai đệ tử đầu tiên của Thượng Đế: Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư và Thượng Sanh Cao Hoài Sang. Đặc biệt là tượng Hộ Pháp trong trang phục giáp cổ, ngồi trên ngai Thất Đầu Xà (ghế ngồi tượng hình rắn bảy đầu). Trên tường sau lưng tượng Hộ Pháp là hình vẽ một chữ “Khí” rất lớn. Theo Đạo Cao Đài, về mặt tổ chức, hội thánh gồm có ba đài: Cửu Trùng Đài (dưới quyền của Giáo Tông) , Hiệp Thiên Đài (dưới quyền của Hộ Pháp) và Bát Quái Đài (dưới quyền của Thượng Đế). Cấu trúc phân quyền này đồng thời ngụ ý ba yếu tố cơ bản của một con người: Thể Xác, Ý Thức và Linh Hồn. Suy ra, Hộ Pháp tượng trưng cho ý thức, và tượng của Hộ Pháp ngầm chứa một phương pháp tu tập. Hộ Pháp phải mặc áo giáp bởi vì ý thức của con người lúc nào cũng phải đối mặt với những cuộc chiến trong tư tưởng. Trước hết, là cuộc chiến với những yếu tố tâm lý của chính bản thân. Chính những yếu tố tâm lý này làm cho con người rối loạn, không sáng suốt từ đó dễ gây ra tội lỗi. Tượng Hộ Pháp ngồi trên Ngai Thất đầu Xà ngụ ý hướng dẫn tín đồ luyện tập tư tưởng của mình: hai tay và hai chân đặt trên bốn đầu rắn có ghi (bằng từ Hán Việt): Giận, Ghét, Buồn, Tham Vọng. Còn lại ba đầu rắn ghi: Vui, Mừng, Thương Yêu thì vươn lên cao sau lưng tượng Hộ Pháp, nhìn vào đỉnh đầu. Nói tóm lại, tín đồ Cao Đài phải tập luyện kềm chế bốn tình cảm tiêu cực và nuôi dưỡng ba tình cảm tích cực như đã nêu. Đây được xem là bước đầu trong giai đoạn luyện đạo cao cấp về sau trong các Tịnh Thất. Ngoài ra, còn có rất nhiều biểu tượng khác nữa với những ẩn ý khác nhau. Thí dụ như: kích thước của các cột chạm rồng, các bậc trong Cửu Trùng Đài, các tượng đắp nổi trên trần, Tín đồ Cao Đài cho rằng tất cả những biểu tượng này cũng giống như các lời tiên tri trong các sấm truyền đang chờ người giải đáp. Giống như các công trình kiến trúc tôn giáo khác trên toàn thế giới, Đền Thánh Tây Ninh, dù kích thước khiêm tốn, cũng chứa đựng những bí ẩn về triết lý, tôn giáo hoặc huyền học. Tín đồ Cao Đài tin rằng trong tương lai, khi có những người (mà họ thường gọi là CON CÁI CỦA ĐỨC CHÍ TÔN THƯỢNG ĐẾ) từ nhiều nơi trên thế giới đến quan sát Đền Thánh, sẽ còn có nhiều phát hiện mới nữa. Biên tập và thực hiện: Nguyễn Văn Nhật Trần Nam Anh
Tài liệu đính kèm: