Ma trận đề thi học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2010-2011

Ma trận đề thi học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2010-2011

Câu 11. An thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện được một công 42kJ trong 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn? (1,5 đ)

Câu 12. Nhiệt lượng là gì ? Viết công thức tính nhiệt lượng . ( 1 đ )

Câu 13. Người ta dùng củi khô để đốt cho 5kg đồng từ 200C nóng lên đến 500C .( 2,5 đ )

a. Tính nhiệt lượng cần truyền cho đồng , biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.độ .

b. Tính khối lượng củi cần phải đốt ( Bỏ qua phần nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh ) Biết năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 10.106 J/kg

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề thi học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Cơ học
3 tiết
1. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
2.Nêu được công suất là gì? Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.
3.Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
4.Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
5.Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
6.Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.
7.Vận dụng được công thức: 
Số câu hỏi
1 (1,5')
C1.1
1 (1,5')
C3.2
1 (10’)
C7.11
Số điểm
0,5
0,5
1,5
2,5 (25%)
2. Nhiệt học
10 tiết
8.Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
9.Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
10.Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
11.Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
12.Nhận biết năng xuất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? 
13.Biết được sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng.
14.Nhận biết động cơ nhiệt
15.Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
16.Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
17.Tìm được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt
18.Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu
19.Tìm được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt
20.Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật
21.Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
22.Giải thích được năng xuất tỏa nhiệt của một số chất.
23.Giải thích được sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng trong thực tế.
24.Nắm được cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ nhiệt 4 kỳ
25.Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
26.Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
27.Giải thích được hiện tượng khuếch tán
28.Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
29.Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản
30.Vận dụng công thức Q = m.c.Dt
31.Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
Q = q .m
32.Vận dụng công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt để giải bt
33.Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
Số câu hỏi
3 (4,5')
C10.3
C8.4
C13.5
1 (5’)
C11.12
3 (4,5')
C15.6
C16.7
C19.8
2 (3’)
C27.9
C31.10
0,5 (10’)
C30.13a
0,5 (5’)
C33.13b
5
Số điểm
1,5
1
1,5
1
1,5
1
7,5 (75%)
TS câu hỏi
5(11')
4 (6')
4 (28')
13 (45')
TS điểm
3,0
2
5
10,0 (100%)
NỘI DUNG ĐỀ
TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: ( 5 điểm )
Câu 1. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì
A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn.
B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.
C. Vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn.
D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau.
Câu 2. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết
A. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.
B. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó
C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó
D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó
Câu 3. Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên không phụ thuộc vào
A. khối lượng của vật B. độ tăng nhiệt độ của vật 
C. nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật. D. trọng lượng của vật
Câu 4. Khi nói về cấu tạo chất, Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.
C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.
D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách.
Câu 5. Khi xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
Từ cơ năng sang nhiệt năng
Từ nhiệt năng sang cơ năng
Từ thế năng sang nhiệt năng
Tất cả đều sai.
Câu 6. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là:
A. chuyển động cong. C. chuyển động tròn.
B. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động hỗn độn, không ngừng
Câu 7. Trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?
A. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng cách thực hiện công và truyền nhiệt
B. Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng.
D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng
Câu 8. Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao. Vì
A. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
B. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
C. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
D. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Câu 9. Khi mở lọ nước hoa trong lớp học, sau một lúc cả phòng đều ngửi thấy mùi thơm. Lí giải không hợp lí là
A. Do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa ra khắp lớp học
B. Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên nó đi ra khắp lớp học
C. Do các phân tử nước hoa nhẹ hơn các phân tử không khí nên có thể chuyển động ra khắp lớp học
D. Do các phân tử nước hoa có nhiều hơn các phân tử không khó ở trong lớp học nên ta chỉ ngửi thấy mùi nước hoa.
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 5Kg củi khô thì nhiệt lượng tỏa ra là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 10.106 J/Kg.
50.106 J
55.106 J
5.106 J
60.106 J
TỰ LUẬN
Câu 11. An thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện được một công 42kJ trong 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn? (1,5 đ)
Câu 12. Nhiệt lượng là gì ? Viết công thức tính nhiệt lượng . ( 1 đ ) 
Câu 13. Người ta dùng củi khô để đốt cho 5kg đồng từ 200C nóng lên đến 500C .( 2,5 đ ) 
a. Tính nhiệt lượng cần truyền cho đồng , biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.độ .
b. Tính khối lượng củi cần phải đốt ( Bỏ qua phần nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh ) Biết năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 10.106 J/kg
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN VẬT LÍ 	KHỐI 8
1.Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
.Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. 
2 Nêu được vật có khối lượng càng lớn, độ cao so với mặt đất càng lớn thì thế năng càng lớn.
Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
3.Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
4.Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
5.Biết được sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng.
6.Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
7.Tìm được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt
8.Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu
9.Tìm được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt
10.Giải thích được hiện tượng khuếch tán
11.Vận dụng công thức Q = m.c.Dt
12.Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
Q = q .m
13.Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
14.Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
15.Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản
.16 Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hkii co ma tran tham kghao.doc