Luyện tập chung về kỹ năng xây dựng đoạn trong văn bản

Luyện tập chung về kỹ năng xây dựng đoạn trong văn bản

1. Phân tích phương pháp trình bày nội dung ở mỗi đoạn văn sau:

a. Xuất hiện trên văn đàn hơn sáu mươi năm rồi, nhưng “Tôi đi học” của Thanh Tịnh vẫn là một áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu “buổi mai đầy sương thu và gió lạnh”, được sống lại cảm giác của cậu bé ngây thơ nép bên mình mẹ, chập chững những bước chân lần đầu tiên vào lớp. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp tạo sự gần gũi, chân thực, như một lời tâm tình mà chính chúng ta lắng nghe âm vang tâm hồn mình trong đó.

b. Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê tại thành phố Nam Định nhưng trước Cách mạng, sống chủ yếu tại Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Cuộc sống cay đắng, vất vả thời thơ ấu đã ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông. Ngay từ tác phẩm đầu tay ông đã viết về người cùng khổ một cách chân thực và xúc động với một tình yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn vẫn tiếp tục sáng tác bền bỉ, để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luyện tập chung về kỹ năng xây dựng đoạn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập chung
về kỹ năng xây dựng đoạn trong văn bản.
1. Phân tích phương pháp trình bày nội dung ở mỗi đoạn văn sau:
a. Xuất hiện trên văn đàn hơn sáu mươi năm rồi, nhưng “Tôi đi học” của Thanh Tịnh vẫn là một áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu “buổi mai đầy sương thu và gió lạnh”, được sống lại cảm giác của cậu bé ngây thơ nép bên mình mẹ, chập chững những bước chân lần đầu tiên vào lớp. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp tạo sự gần gũi, chân thực, như một lời tâm tình mà chính chúng ta lắng nghe âm vang tâm hồn mình trong đó. 
b. Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê tại thành phố Nam Định nhưng trước Cách mạng, sống chủ yếu tại Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Cuộc sống cay đắng, vất vả thời thơ ấu đã ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông. Ngay từ tác phẩm đầu tay ông đã viết về người cùng khổ một cách chân thực và xúc động với một tình yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn vẫn tiếp tục sáng tác bền bỉ, để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị. 
c. Nước của ông (Nguyễn Trãi) là nước Đại Việt “vốn xưng văn hiến đã lâu”. Nước của ông là một lãnh thổ riêng biệt với “núi sông bờ cõi đã chia’ và “phong tục Bắc Nam cũng khác”. Nước của ông là một nền chính trị riêng biệt đã “cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi đằng làm đế một phương”. Nước của ông là đỉnh cao trí tuệ tài năng với những “hào kiệt không bao giờ thiếu”. (Nguyễn Trãi toàn tập – NXB Khoa học xã hội, 1976)
d. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều người dân đã nhường nhà cho bộ đội ở, đem tiền bạc và lúa gạo để nuôi quân. Đáp ứng yêu cầu khẩn trương của các chiến dịch, có người đã không ngần ngại đem những vật dụng giá trị trong gia đình để lót đường cho xe bộ đội qua. Thế là độc lập tự do còn quý hơn của cải.
e. Tinh thần Việt Nam không ưa bi đát, không ưa đem cái bất lực của con người trước số mệnh ra mà say sưa. Người dân ta lúc nào cũng trọng sự sống hơn cái chết, và không công nhận số mệnh đau đớn mà tìm cách chống lại định mệnh, chữa lại định mệnh, để làm dịu bớt những vết thương, để tăng thêm lòng tin tưởng, vui vẻ, ham sống. (Nguyễn Đình Thi)
2. Đoạn văn sau đây có trình tự sắp xếp lộn xộn, em hãy xác điịnh đâu là câu chủ đề và sắp xếp lại cho hợp lý, nêu rõ cách trình bày ý của đoạn:
(1) Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy. (2) Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột. (3) Xót chồng đau ốm mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị đã lấy thân mình che chở cho chồng.(4) Chị Dậu là hình ảnh của người phụ nữ thương chồng, yêu con, giàu lòng vị tha và đức hy sinh. (5) đến khi bị bắt giải lên huyện, ngồi trong quan cơm mà nhịn đói, chị vẫn chỉ nghĩ đến chồng, đến cái Tứu, thằng Dần, cái Tý. (6) Thậm chí, chị còn sẵn sàng chống trả lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu.
3. Tìm câu chủ đề thích hợp để điền vào vị trí trống trong các đoạn văn sau:
a. (). Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuạt khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh. Ông là một diễn viên kịch nói có tài và còn là một diễn viên điện ảnh đầu tiên của nước ta. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng diễn đạt của nghệ thuật văn chương. 
	(Nguyễn Đăng Mạnh)
b. Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm” ta thấy chị Dậu là một phụ nữ đảm đang tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với mọi thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóc, có kêu trời nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. ()
	(Nguyễn Đăng Mạnh)
c. Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy. Người từng trải không vì công nhỏ mà vội mừng, cũng không vì thất bại mà nản chí. (..)
Lựa chọn trong số các câu văn chủ đề sau:
+ Cho nên, ai muốn trưởng thành thì phải khiêm tốn và bền gan.
+ Muốn trưởng thành trong cuộc sống không phải là đơn giản.
+ Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn cho gia đình.
+ Chị Dậu quả là một người phụ nữ giàu đức hy sinh.
+ Nguyễn Tuân là một nhà văn rất thành công của nền văn học hiện đại Việt Nam.
+ Nguyễn Tuân là một nhà văn rất mực tài hoa.
4. Tách văn bản sau thành các đoạn thích hợp :
Lão Hạc của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Đó là câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân VIệt Nam trong bối cảnh bị đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã tập trung diễn tả tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – để giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thật phũ phàng chụp lên những cuộc đồi lương thiện. Con chó – cậu Vàng theo cách gọi âu yếm của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, nó còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Bởi thế cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần không thực hiện được. Với lão, nó có khác gì đứa con, người bạn, cùng lão vui buồn sớm hôm. Vậy mà cậu Vàng vẫn bị bán đi sau một quyết định khó khăn nhất lời của ông lão khốn khổ. Năm đồng bạc Đông Dương kể cũng là một số tiền không nhỏ trong thời buổi “đói deo đói dắt”. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền mà bởi lão không còn đủ sức nuôi, vì không muốn ăn thêm vào mãi số tiền còm mà lão dành dụm bòn vườn của con bấy nay. Câụ Vàng là một gánh nặng, song chính việc bán cậu đi rồi lại khiến lão mang một tâm trạng trĩu nặng khổ đau và day dứt. Ngòi bút Nam Cao đã khắc hoạ sống động gương mặt lão Hạc khi kể lại sự việc bán con Vàng. Dẫu cố làm ra bộ vui vẻ nhưng cái “cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước” của lão đã nói lên tất cả. Cảm giác ân hận và nỗi buồn trĩu nặng tâm tư đã theo đuổi giày vò khiến gương mặt lão đột nhiên biến đổi “co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngọeo về một bên và cái miệng móm mém mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Suy nghĩ của lão nông suốt đời sống lương thiện khiến người đọc cũng phải rơi nước mắt theo “thì ra tôi già bằng này tuổi đầu còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người nghèo khổ mà nhân hậu, nghĩa tình, trung thực đã được hiển hiện rõ nét trong đoạn văn đẫm nước mắt này. Có thể nói, nỗi đau của lão Hạc không đơn thuần là nỗi đau của con người bị mất đi một con vật yêu quý nhất mà là nỗi xót xa của một con người giàu lòng tự trọng buộc phải làm một việc trái với lương tâm, phải chứng kiến sự nhẫn tâm của chính mình mà không thể khác. Nỗi đau ấy vì thế đã nhận được niềm đồng cảm sẻ chia không chỉ của nhà văn Nam Cao mà còn của bạn đọc biết bao thế hệ.
5. Cho đề văn sau:
Qua đoạn trích “tức nước vỡ bờ” và truyện nắgn “Lão Hạc”, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ.
Yêu cầu:
Tìm hiểu đề để xác định ý chính trong bài văn
Triển khai các ý chính đó thành các luận cứ hợp lý.
 Triển khai hai luận cứ liền nhau thành hai đoạn văn ngắn có sử dụng phương tiện liên kết thích hợp.
Hướng dẫn thực hành luyện tập
về kỹ năng dựng đoạn trong văn bản.
Bài tập 1:
? Muốn chỉ ra được phương pháp trình bày nội dung của mỗi đoạn cần phải làm gì trước hết?
+ Đọc đoạn văn, tìm hiểu chủ đề của đoạn, sau đó mới phát hiện câu văn chứa chủ đề.
 Gọi 1 HS lên bảng trình bày, các em dưới thực hành. Nhận xét, cho điểm.
a. Diễn dịch: “Tôi đi học là một áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ VN”.
b. Song hành: Giới thiệu về Nguyên Hồng.
c. Song hành: Khẳng định lòng yêu nước và tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi.
d. Quy nạp: Thế là độc lập, tự do còn quý hơn của cải.
e. Diễn dịch: câu mở đầu.
Bài tập 2: 
? các câu cùng thể hiện chủ đề nào? 
+ Lòng yêu thương chồng con hết mực của chị Dậu.
? Câu văn nào thể hiện chủ đề đó? - Câu 4.
? Các câu còn lại có vai trò gì? - Triển khai ý chủ đề của câu 4.
? cần sắp xếp thế nào? - Theo trình tự diễn biến sự việc.
HS thấy được đáp án đúng: 4 – 2 –1 – 3 - 6 – 5.
? Có thể chuyển thành đoạn văn quy nạp được không? Muốn như vậy, cần làm gì?
 Có, cần thêm từ liên kết thể hiện ý khái quát; Có thể thấy
Bài tập 3: 
? Muốn tìm được câu chủ đề cần lưu ý điều gì?
Đọc đoạn văn và hiểu được chủ đề của đoạn.
a (1); b (3); c (6)
Bài tập 4. Tách văn bản thành các đoạn nhỏ cho rành mạch.
Hs thực hành. các em có thể tách thành ba đoạn, cũng có thể tách năm đoạn. Điều quan trọng là HS chỉ ra được chủ đề của đoạn văn đã tách.
Bài tập 5: Thực hành yêu cầu đề bài văn.
a. Tìm hiểu đề để xác định ý chính:
Kiểu bài nghị luận chứng minh kết hợp biểu cảm.
LĐ1: Qua hai văn bản, thấy được cuộc đời người nông dân.
LĐ2: Thấy được tính cách tốt đẹp, đáng quý của người nông dân.
b. Triển khai các ý chính thành luận cứ.
GV hướng dẫn HS tìm. Cho các em trình bày ý kiến, không khiên cưỡng. Chủ yếu tránh tìm hiểu lần lượt từng văn bản là lối làm bài thiếu khoa học.
VD: Luận điểm 2:
* L/c 1:Tấm lòng nhân hậu, giàu đức hy sinh, trọng nghĩa tình của người dân nghèo:
+ Thái đọ chăm sóc chồng chu đáo của chị Dậu
+ Tình yêu con và mặc cảm có lỗi của lão Hạc đối với con trai.
+ Yêu quý con vật trung thành như đứa con đứt ruột đẻ ra
+ Tình làng nghĩa xóm ấm áp: bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu; lão Hạc và ông giáo.
* Luận cứ 2: ý thức nhân phẩm sâu sắc.
(chủ yếu là lão Hạc)
* Sức sống mạnh mẽ và khả năng cách mạng tiềm tàng
(chủ yếu là chị Dậu)
c. Hướng dẫn viết đoạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docnang cao bai 4, 5.doc