Kỹ năng "rèn kỹ năng"

Kỹ năng "rèn kỹ năng"

Nếu chúng ta chỉ cần nhớ các dữ liệu và sự kiện thì chỉ cần tăng cường tiếp nhận thông

tin qua giác quan. Tập trung chú ý. Nhẩm đi nhẩm lại những thông tin tiếp nhận. Và

thường xuyên ôn lại các thông tin đã lưu trữ. Thế là hoàn thành. Tuy nhiên việc nhớ dữ

liệu và dữ kiện này không giúp chúng ta có các kỹ năng học tập và làm việc chuyên

nghiệp. Nó càng không giúp ta tăng năng suất lao động. Điều đáng buồn là xã hội chỉ trả

công cho kết quả chúng ta làm ra. Điều đó có nghĩa là bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ sự kiện

không giúp gì nhiều lắm cho chúng ta trong việc học tập và làm việc chuyên nghiệp hơn

để có một cuộc sống tươi đẹp hơn.

Điều chúng ta cần bàn ở đây là làm thế nào để học tập được các kỹ năng mới và biến các

kỹ năng đó thành kỹ năng chuyên nghiệp của mình. Cách ghi nhớ của bộ nhớ sẽ giúp

chúng ta có các học tập và rèn luyện kỹ năng hiệu quả dựa trên năng lực bộ nhớ con

người.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện phát triển kỹ năng mềm (Hoa Kỳ), yếu tố kỹ năng cá

nhân, kỹ năng xã hội đóng góp đến 85% vào sự thành công trong cuộc sống và công việc,

phần còn lại là kỹ năng chuyên ngành.

pdf 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ năng "rèn kỹ năng"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng "RÈN KỸ NĂNG" 
T.S Phan Quốc Việt, Th.s Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Thùy Dương 
Nếu chúng ta chỉ cần nhớ các dữ liệu và sự kiện thì chỉ cần tăng cường tiếp nhận thông 
tin qua giác quan. Tập trung chú ý. Nhẩm đi nhẩm lại những thông tin tiếp nhận. Và 
thường xuyên ôn lại các thông tin đã lưu trữ. Thế là hoàn thành. Tuy nhiên việc nhớ dữ 
liệu và dữ kiện này không giúp chúng ta có các kỹ năng học tập và làm việc chuyên 
nghiệp. Nó càng không giúp ta tăng năng suất lao động. Điều đáng buồn là xã hội chỉ trả 
công cho kết quả chúng ta làm ra. Điều đó có nghĩa là bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ sự kiện 
không giúp gì nhiều lắm cho chúng ta trong việc học tập và làm việc chuyên nghiệp hơn 
để có một cuộc sống tươi đẹp hơn. 
Điều chúng ta cần bàn ở đây là làm thế nào để học tập được các kỹ năng mới và biến các 
kỹ năng đó thành kỹ năng chuyên nghiệp của mình. Cách ghi nhớ của bộ nhớ sẽ giúp 
chúng ta có các học tập và rèn luyện kỹ năng hiệu quả dựa trên năng lực bộ nhớ con 
người. 
Theo kết quả nghiên cứu của Viện phát triển kỹ năng mềm (Hoa Kỳ), yếu tố kỹ năng cá 
nhân, kỹ năng xã hội đóng góp đến 85% vào sự thành công trong cuộc sống và công việc, 
phần còn lại là kỹ năng chuyên ngành. 
Khái niệm kỹ năng 
Không giống với kiến thức, bạn không thể có được kỹ năng thông qua việc đọc đơn 
thuần. Khi tập đi xe đạp, nếu chỉ đọc tài liệu, đọc những hướng dẫn về thao tác thì mãi 
vẫn không thể đi được xe. Muốn tăng kiến thức, bạn cần đọc. Muốn tăng kỹ năng, bạn 
cần rèn luyện. Kỹ năng là khả năng thực hiện một tập hợp các động tác chuẩn, thao 
tác chuẩn và cấu trúc chuẩn tạo kết quả xuất sắc vượt trội gấp nhiều lần người không 
có kỹ năng. 
Các doanh nghiệp lớn ngày nay đã bắt đầu thôi phàn nàn về nền giáo dục mà bắt đầu tự 
mình trú trọng vào việc rèn luyện kỹ năng cho nhân viên. Tuy nhiên việc trang bị những 
kỹ năng gì cho từng đối tượng nhân viên không phải là câu trả lời đơn giản. Như vậy với 
từng người làm việc ở từng ngành nghề khác nhau ở nhiều vị trí khác nhau sẽ có những 
nhu cầu rèn luyện từng kỹ năng khác nhau. 
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày, bằng cách này hay cách khác, theo bản năng 
hoặc được đào tạo, chúng ta cũng có một số kỹ 
năng cơ bản. Để có thêm các kỹ năng khác để 
chuyên nghiệp hơn thì bước đầu tiên chúng ta 
cần làm là thiết kế vượt trội. 
Trên thế giới có rất nhiều phương pháp giúp ta học tập và phát triển. Tuy nhiên kỹ năng 
cơ bản nhất là “kỹ năng rèn kỹ năng” thì lại chưa có một quy trình chuẩn, cơ bản nào để 
áp dụng rộng rãi. Mới đây, Tâm Việt đã nghiên cứu mô hình rèn luyện kỹ năng dựa trên 
nền tảng năng lực bộ nhớ con người và thuyết âm dương ngũ hành. Với 5 thành tố ứng 
với Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy tương ứng với Tăng cấp, Tập luyện, Thông tuệ, Thói 
quen, Thưởng - phạt. Mô hình được thể hiện như sau: 
Tăng cấp 
Trong giai đoạn này ta phải tưởng tượng và thiết kế những động tác, 
thao tác, cấu trúc chuẩn. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải thiết kế các 
động tác, hoạt động hỗ trợ để giúp cho việc tập luyện kỹ năng được 
hiệu quả. Ví dụ: Tập đá bóng thì các động tác dắt bóng, sút bóng, 
đánh đầu... là động tác chuẩn. Dắt bóng và sút là thao tác chuẩn. Dắt 
bóng và phối hợp với đồng đội theo những phương án tấn công là 
những cấu trúc chuẩn. Còn các động tác tập thể lực như chạy, nhảy... 
là các động tác, hoạt động bổ trợ. 
Những động tác, thao tác, cấu trúc mới thiết kế phải vượt trội so với những gì ta đã có 
trước đây. Thế giới luôn thay đổi nên để bảo đảm dòng chảy nỗ lực liên tục tiến bộ xuất 
sắc vượt trội, mỗi chúng ta cần liên tục tăng cấp. Cũng giống như việc một em bé sau khi 
tập đọc từng từ thì tập đọc từng câu, sau khi đọc được từng câu thì tiếp theo sẽ là tập đọc 
cả đoạn và liên tục tăng cấp 
Trước khi bắt đầu một công việc, chúng ta luôn tưởng tưởng ra mình sẽ thực hiện công 
việc đó như thế nào. Quá trình này là quá trình thiết kế, kết hợp giữa những động tác, 
những hình ảnh, những sự kiện tương đương mà chúng ta ghi nhớ từ trước với những ý 
tưởng mới, những động tác, những thao tác chuẩn cùng một số những động tác bổ trợ tạo 
nên một cấu trúc cơ bản để thực hiện công việc. Nhờ có quá trình tổng hợp, thiết kế nên 
một cấu trúc cơ bản, khi thực hiện bạn dễ dàng thực hiện nó tập trung vào những hành 
động hiệu quả có ích cho việc hình thành kỹ năng cho công việc đó, hạn chế thời gian 
hao phí bởi những hành động thừa mà không hiệu quả. 
Đa số chúng ta suốt ruột khi học kỹ năng nên bắt tay vào tập ngay hay làm ngay và cuối 
cùng chúng ta lại lãng phí rất nhiều thời gian vì những động tác và thao tác không chuẩn. 
Điều này chẳng khác gì chúng ta xây dựng một ngôi nhà mà không có thiết kế trước. Và 
khi chúng ta xây xong thì được một ngôi nhà không vừa ý mà lại tốn kém. Rồi chúng ta 
lại phải sửa chữa và chi phí cho việc sửa chữa tốn hơn rất nhiều. Thời gian cho việc sửa 
chữa cũng tốn kém hơn rất nhiều. Vì vậy khi bắt tay vào học tập một kỹ năng nào đó thì 
việc đầu tiên chúng ta phải làm là thiết kế tăng cấp. Mỗi chúng ta cần có những kỹ năng 
khác nhau cho công việc và cuộc sống của mình. Vậy hãy thiết kế thật kỹ, tăng cấp vượt 
trội để xây dựng cho mình những bậc thang vững chắc trên lộ trình tiến tới thành công. 
Tập luyện 
Sau khi chúng ta đã có một tập hợp các động tác, thao tác, 
cấu trúc chuẩn được thiết kế vượt trội, việc tiếp theo đó là 
tập luyện. Tập luyện là đầu tư thời gian, công sức cho công 
việc mới, cấp độ vừa được tăng lên. Tập luyện thì phải đảm 
bảo độ chính xác các động tác, thao tác và cấu trúc cơ bản. 
Ngoài ra chúng ta cần phải đảm bảo mộ điều nữa là tập 
luyện liên tục và đúng giờ. Trong trường phái võ Kung Fu 
của Trung Quốc, các môn đệ phải tập luyện những động tác 
chuẩn 2 giờ liền mỗi ngày và việc tập luyện đó diễn ra liên 
tục trong nhiều năm. Trong quá trình tập luyện thì một điều 
chắc chắn chúng ta gặp phải và cũng phải chấp nhận, đó là 
tổn thương. Tổn thương có thể về thể xác hoặc tin thần và cũng có thể là tổn thương về 
vật chất. Khi ta đầu tư thời gian cho một công việc là ta chịu mất đi thời gian cho những 
công việc khác. Khi ta mất sức cho một công việc là chấp nhận những thay đổi thể chất 
của cơ thể cho phù hợp cũng như vậy với tổn thương về tinh thần, ta cần nỗ lực vượt qua 
những thất bại đầu tiên trong quá trình luyện tập. 
Thông tuệ 
Từ “hiểu” đến “làm được” là cả một sự nỗ lực. Từ “làm 
được” tới “làm chuyên nghiệp” lại là cả một quá trình phấn 
đấu không ngừng nghỉ. Đa số chúng ta thực hiện một công 
việc nào cũng dừng lại tại mức độ “làm được” rồi thôi. Ban 
đầu, chúng ta rất hào hứng, đầy quyết tâm cho sự tiến bộ, 
thay đổi của bản thân, nhưng tới một thời điểm nào đó, nó 
dừng lại và chỉ ở mức duy trì hoạt động. Vậy luyện tập đến 
bao giờ thì là đủ để thành kỹ năng? Đó là thời điểm “thông 
tuệ”. Chỉ có quyết tâm luyện tập, kết hợp nhuần nhuyễn các 
động tác, thao tác đã được thiết kế thì chúng ta mới chạm tới 
“thông tuệ”. 
Khi quá trình tập luyện đúng chuẩn và đủ về thời gian, tần suất thì các động tác, thao tác, 
cấu trúc cơ bản trở thành các phản xạ cận bản năng. Nghĩa là các động tác đó được thực 
hiện một cách tự nhiên mà không cần đến sự điều khiển của lý trí. Mỗi khi gặp những 
tình huống cụ thể hoặc não bộ tiếp nhận những thông tin cụ thể phù hợp thì các động tác, 
thao tác, cấu trúc cơ bản đó sẽ được tự động kích hoạt phối hợp với nhau tạo thành kỹ 
năng thực hiện một tác vụ cụ thể. Điều đó gọi là thông tuệ. 
Thông tuệ, nghĩa là làm không cần nghĩ, thành phản xạ tự nhiên. Hiểu bản chất, phân 
tích và tập kỹ để nâng tầm lên một mức cao hơn hẳn người bình thường. Để có được 
thông tuệ thì phải tập luyện một cách quyết liệt, nhuần nhuyễn. Thông tuệ là có thể làm 
việc một cách máy móc, tự động, không tư duy, không tính toán và có thể làm việc khác 
được. “Nghĩ là tốt nhưng không nghĩ mới là tuyệt vời”. Khi ta thực sự thấu hiểu một vấn 
đề gì đó sẽ làm thành thạo nó mà không phải nghĩ ngợi gì thì sẽ giúp ta xuất sắc vượt trội 
và nâng cao năng suất hơn hẳn người không có kỹ năng. Giống như những nghệ sĩ chơi 
piano vậy, họ hiểu về cây đàn và âm nhạc đến độ nó như người bạn của mình, họ không 
cần nhìn vào những phím đàn và bản nhạc vẫn tấu lên được những bản nhạc xuất chúng 
và mang tâm trạng của chính mình. 
Thông tuệ chính là việc lưu giữ các tiến trình thực hiện kỹ năng vào bộ nhớ tiến trình 
trong bộ nhớ dại hạn của con người. Mỗi khi thực hiện thì chỉ cần lấy và và thực hiện một 
cách chuẩn xác không cần sự can thiệp của tư duy. 
Thói quen 
Nhiều người chưa thành công vì biết rất nhiều, làm được xuất sắc nhiều thứ nhưng chỉ 
làm một lần rồi thôi. Điều này giống như ta có một viên kim cương nhưng lại không được 
mài rũa để thành một món đồ trang sức hoàn hảo. Việc rèn luyện để biến các kỹ năng đã 
thông tuệ thành thói quen hàng ngày sẽ giúp chúng ta có được kết quả xuất sắc vượt trội. 
Ví dụ: bạn có thông tuệ về kỹ năng độc sách nhưng bạn không thường xuyên đọc sách thì 
kỹ năng đó cũng chẳng giúp ích gì nhiều cho bạn. Nhưng nếu bạn biến kỹ năng đó thành 
thói quen đọc sách hàng ngày thì bạn sẽ có một thói quen tốt và nó giúp bạn phát triển 
không ngừng nhờ thói quen này. 
Đa số các công việc hàng ngày từ việc nhỏ như đánh răng, rửa mặt, ăn sáng... đến các 
việc lớn, chúng ta đều làm theo thói quen. Thống kê cho hay, khoảng 95% công việc ta 
làm hàng ngày là theo thói quen. Như vậy việc biến các kỹ năng đã thông tuệ thành thói 
quen là một việc làm cực kỳ quan trọng để nâng cao năng suất làm việc và chất lượng 
cuộc sống. 
Thói quen là khi ta làm một việc gì đó đến độ 
không phải nghĩ làm nó như thế nào nữa mà cứ bắt 
tay vào là làm được trôi chảy dễ dàng. Như việc 
đánh máy, các ngón tay quen với bàn phím đến độ 
không cần nhìn vào vẫn đánh ra được những văn 
bản chuẩn xác. Như việc ta leo lên xe là ấn đề, đạp 
số rồi chạy xe đi mà không cần phải mở sách ra và 
thực hành từng bước một. Việc giữ thăng bằng khi 
ta đi lại trên đường cũng là một thói quen Việc 
biến một công việc rèn luyện thành thói quen như 
nhu cầu thiết yếu của mỗi người, khi ta không làm 
thì bản thân mình không chịu nổi. Quan trọng hơn cả là thói quen làm những việc xuất 
sắc, khi đó việc xuất sắc sẽ thay thế những việc vớ vẩn. Chỉ có rèn luyện thói quen xuất 
sắc mới thì mới thay thế thói quen vớ vẩn khác. Việc rèn luyện sẽ biến thói quen thành 
nhu cầu thiết yếu và gần như bản năng. Ta tạo ra thói quen và rồi thói quen tạo ra ta. 
Thưởng – phạt 
Con người có các bậc nhu cầu khác nhau. Chúng ta có thể rèn luyện các kỹ năng để sinh 
tồn và chúng ta cũng có thể rèn các kỹ năng để 
được người khác công nhân, được người khác tôn 
trọng hoặc cao hơn nữa là để thể hiện chính mình. 
Khi ta thực hiện một việc gì đó đạt kết quả thì 
chúng ta luôn có nhu cầu được công nhận. Chính 
vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng 
thì quá trình công nhận và thưởng cho các thành 
tích, thành công trong từng giai đoạn hoặc cả quá 
trình là không thể thiểu. Ta nhớ rằng khi ta còn là 
đứa trẻ, mỗi khi ta học thêm được các kỹ năng mới 
thì ta luôn luôn được bố mẹ, ông bà khen và khích 
lệ và có cả các phần thưởng có ý nghĩa. Điếu đó 
giúp ta tự tin hơn, phấn khích hơn và phát triển 
nhanh hơn. 
Tuy nhiên trong công việc cũng như trong cuộc sống, có thưởng thì cũng cần có phạt. 
Thưởng giúp con người ta vươn lên, phạt giúp con người ta đứng vững. Cũng như việc 
phát triển điểm mạnh giúp ta phát triển còn hạn chế điểm yếu giúp ta tồn tại. Đó cũng 
chính là lý do mà đi xe máy cần nhìn về phía trước nhưng cũng có gương chiếu hậu để 
nhìn phía sau. Thưởng phạt giúp ta cố gắng vươn đến một cấp độ mới, cao hơn và giúp ta 
bước khỏi vị trí cũ. Cũng như việc bạn muốn làm đẹp căn phòng của mình thì cần mua đồ 
mới về bày đồng thời bỏ đồ cũ đi. Nó cũng giúp ta bứt phá ra khỏi những thói quen cũ và 
tạo dựng thói quen mới xuất sắc hơn. Thưởng phạt hợp lý trong quá trình rèn luyện kỹ 
năng sẽ giúp ta duy trì được tiến trình để đạt được kết quả xuất sắc vượt trội. 
Trong quá trình này chúng ta lại tiếp tục đánh giá tưởng tượng và thiết kế “tăng cấp” rồi 
“tập luyện” rồi “thông tuệ” rồi tạo thành “thói quen” và liên tục “thưởng – phạt” hợp lý 
để có được các kỹ năng xuất sắc vượt trội. 
Trong mọi công việc, nhất là việc rèn luyện kỹ năng, muốn nhiều phải ít đi, muốn nhanh 
phải chậm lại. Muốn có kỹ năng chuyên nghiệp thì ta phải dành thời gian rèn luyện. 
Chúng ta càng rèn luyện kỹ càng cho kết quả cao trong công việc và cuộc sống. Con 
người xuất sắc khi và chỉ khi ta liên tục làm cái xuất sắc. Đó chính là cơ sở để thành công 
vượt trội. Như những nhà sư ở Thiếu Lâm Tự, họ luyện tập Kungfu hàng chục năm trời 
và những động tác cơ bản bổ trợ như đứng tấn đội bát trên que hương, chém nước, xỉa 
cát, đấm nến Mỗi động tác đó được luyện tập liên tục 2 giờ mỗi ngày trong nhiều năm 
ròng. Đúng với câu nói “Khổ luyện thành tài” và mọi sự thành công đều cần khổ luyện. 
Kỹ năng rèn kỹ năng là bí quyết giúp các cá nhân và tổ chức đạt được thành quả 
xuất sắc vượt trội trong công việc của mình. Đó cũng là kỹ năng cơ bản thiết yếu 
cần có của người thành công 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfKy nang che ngu cam xuc.pdf