Kinh nghiệm Phát hiện & bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn ở trường THPT không chuyên

Kinh nghiệm Phát hiện & bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn ở trường THPT không chuyên

Bàn về chuyện dạy văn trong không khí văn chương buồn tẻ như ở nhà trường THPT hiện nay đã khó, nói đến chuyện bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn văn lại càng khó hơn. Với tôi, chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như người trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón, nâng niu. Nhưng đâu phải khi nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió, một sự thay đổi tiết trời, một sự lãng quên bất cẩn của người là hoa kém sắc, cây không trổ bông.

 Có đồng nghiệp nói với tôi rằng, giỏi văn chỉ là "thiên bẩm". Là người trực tiếp giảng dạy môn văn đã nhiều năm ở phổ thông, tôi không nghĩ như vậy. Năng khiếu và tri thức văn chương nói riêng, tri thức văn hoá nói chung phải được bồi đắp theo năm tháng, gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân. Người thầy phải là "chất xúc tác" trong quá trình biến đổi chất.

 Hằng năm, qua các kỳ thi HSG tỉnh, tổ văn chúng tôi đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song đáng tiếc là số học sinh đạt giải môn văn lại chưa nhiều. Điều này có nguyên nhân từ cả hai phía. Trước hết là từ phía người thầy. Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình, người thầy không có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong về việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài thi HSG; thời gian tập trung bồi dưỡng cũng không nhiều (thường thì những em được chọn đi thi HSG chỉ được tập trung bồi dưỡng khoảng trên dưới 10 buổi); Về phía học sinh, "nhân tài" vốn đã hiếm, các em lại phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn văn không được nhiều, quyết tâm đoạt giải của các em lại chưa cao.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm Phát hiện & bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn ở trường THPT không chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  PHÁT HIỆN & BỒI DƯỠNG
 HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN Ở TRƯỜNG THPT KHÔNG CHUYÊN
Bàn về chuyện dạy văn trong không khí văn chương buồn tẻ như ở nhà trường THPT hiện nay đã khó, nói đến chuyện bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn văn lại càng khó hơn.  Với tôi, chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như người trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón, nâng niu. Nhưng đâu phải khi nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió, một sự thay đổi tiết trời, một sự lãng quên bất cẩn của người là hoa kém sắc, cây không trổ bông.
        Có đồng nghiệp nói với tôi rằng, giỏi văn chỉ là "thiên bẩm". Là người  trực tiếp giảng dạy môn văn đã nhiều năm ở phổ thông, tôi không nghĩ như vậy. Năng khiếu và tri thức văn chương nói riêng, tri thức văn hoá nói chung phải được bồi đắp theo năm tháng, gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân. Người thầy phải là "chất xúc tác" trong quá trình biến đổi chất. 
 Hằng năm, qua các kỳ thi HSG tỉnh, tổ văn chúng tôi đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song đáng tiếc là số học sinh đạt giải môn văn lại chưa nhiều. Điều này có nguyên nhân từ cả hai phía. Trước hết là từ phía người thầy. Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình, người thầy không có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong về việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài thi HSG; thời gian tập trung bồi dưỡng cũng không nhiều (thường thì những em được chọn đi thi HSG chỉ được tập trung bồi dưỡng khoảng trên dưới 10 buổi);  Về phía học sinh, "nhân tài" vốn đã hiếm, các em lại phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn văn không được nhiều, quyết tâm đoạt giải của các em lại chưa cao...
Với mong muốn góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG môn văn trong nhà trường THPT (không chuyên), trong phạm vi bài viết này, xin được trao đổi một vài kinh nghiệm của cá nhân tôi như sau:
PHÁT HIỆN HỌC SINH GIỎI VĂN 
1.Thế nào là học sinh giỏi văn?
HSG văn trước hết phải là những học sinh 
- Có niềm say mê, yêu thích văn chương. 
- Có  tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có tri nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và  có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm).
- Có vốn tri thức về tác phẩm văn học phong phú và hệ thống; có sự hiểu biết về con người và xã hội. 
-  Giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống. 
- Có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, 
-  Nắm chắc các kỹ năng làm bài nghị luận.
        2.Làm thế nào để phát hiện học sinh giỏi văn
Từ quan niệm về HSG nói trên, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu lớp 10.  Cơ sở của việc tuyển chọn của chúng tôi là:
Thứ nhất, tìm hiểu kết quả  của học sinh ở cấp THCS . 
Thứ hai, chúng tôi xem  bài viết đầu tiên của học sinh (đặc biệt là học sinh lớp 10) như một dấu ấn để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng khiếu của học sinh. Công việc của người thầy trong bài đầu tiên này là kiểm tra chất giọng, chất văn, cách nghĩ của học trò. Những học sinh đạt được cả chất văn và ý văn trong một bài viết không phải nhiều, không phải đều. Những nhược điểm lộ ra ở từng học trò phải được nhận biết, nét tài hoa của từng học sinh cần phải được ghi nhận và trân trọng. Khi chấm bài, thầy cô không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy đủ... mà còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, nhưng có chỗ độc đáo, sâu sắc... phải  sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá và có nhật kí chấm bài. Dĩ nhiên, một bài viết không thể đánh giá được năng khiếu học văn, nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng phát hiện, bổ sung ở những bài viết tiếp theo vì việc tuyển chọn HSG không chỉ dừng lại ở một số bài viết mà phải theo dõi cả quá trình học tập. 
BỒI DƯỠNG HSG VĂN
1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG 
 Trong những kì thi HSG tỉnh, cả học sinh trường chuyên và không chuyên đều cùng thi chung một đề. Đó là một điều bất lợi cho cả thầy và trò chúng tôi. Song dù khó khăn, chúng tôi vẫn phải lập ra một kế hoạch bồi dưỡng tối ưu nhất trong điều kiện thời gian cho phép. Sau khi xây dựng kế hoạch chúng tôi thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG theo các yêu cầu: cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và rèn luyện kỹ năng. Trong đó, rèn luyện kỹ năng làm văn là khâu quan trọng nhất. 
2. Các bước rèn luyện kỹ năng làm văn
Khi tiến hành rèn luyện kĩ năng lam văn, chúng tôi tiến hành các bước sau:
a. Lựa chọn hướng ra đề  
        Tôi luôn ý thức một cách sâu sắc rằng, việc ra đề là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình phát hiện, đánh giá và lựa chọn HSG. Đề đúng và hay sẽ phân hoá được trình độ học sinh, giúp người thầy nắm trúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác,  công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh từ đó tạo được niềm tin và hứng thú học tập cho các em. Ngược lại, đề thiếu chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được chính xác về năng lực học sinh  mà còn giảm thiểu tính độc lập sáng tạo không gây được hứng thú học văn. Và hậu quả của nó là việc rèn kỹ năng sẽ trở nên vô nghĩa.
Theo dõi hướng ra đề thi học sinh giỏi các cấp trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy, đề thường có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ văn chương. Vài ba năm nay, đề thi HSG có xu hướng mở và chú ý đến hình thức nghị luận xã hội. Nhìn chung, tinh thần nhất quán của đề thi HSG là theo sát chương trình. Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tôi thường tập trung vào một số dạng đề cơ bản sau:  
- Đề kiểm tra khả năng cảm thụ tác phẩm văn học 
- Đề kiểm tra kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ tác phẩm 
- Đề rèn luyện kỹ năng so sánh văn học 
- Đề  nghị luận xã hội 
b. Rèn luyện kỹ năng phân tích đề
- Đây là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến kết quả thi HSG. Giáo viên cần cho học sinh làm quen với nhiều dạng đề thi HSG, đặc biệt là những dạng đề có cách diễn đạt có thể gây ngộ nhận hoặc có thể hiểu yêu cầu đề không thấu đáo.  
- Sau khi đã nhận diện đúng yêu cầu đề, việc xác định thao tác nghị luận chỉ cần củng cố và hệ thống lại. Điều cần lưu ý với học sinh là dù đề thi HSG có yêu cầu hay không, học sinh vẫn phải vận dụng nhiều thao tác nghị luận khác nhau trong một bài làm.  Điều quan trọng là xác định thao tác nào là chính, thao tác nào là bổ trợ. Nắm chắc yêu cầu này, học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm hợp lý và khoa học cho bài viết.  
c. Rèn kỹ năng lập dàn ý
        Bước đầu tiên trong rèn kỹ năng lập dàn ý tôi thường yêu cầu học sinh phải lập dàn ý sơ lược theo yêu cầu : 
+Đề xuất được hệ thống luận điểm sẽ triển khai trong bài viết; 
+ Xác định mối quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của mỗi luận điểm trong việc thể hiện các yêu cầu của bài; 
+ Sắp xếp các luận điểm theo trình tự chặt chẽ, khoa học.
         Những nội dung này học sinh được suy nghĩ trong vòng 25-30 phút, sau đó học sinh sẽ trình bày ngắn gọn bằng hình thức nói, cuối cùng giáo viên mới chữa hoàn chỉnh. Ở bước này, phần làm việc của học sinh ở nhà là tiếp tục viết thành văn phần mở, kết bài và các câu, đoạn chuyển ý.
        Kỹ năng này nếu được làm một cách ráo riết và nghiêm túc sẽ hình thành được ở học sinh khả năng chủ động và độc lập tư duy trong học tập. Bài viết của các em sẽ đủ ý và mạch lạc. Đây cũng là một trong những biểu hiện của tính khoa học  ở  một bài văn HSG .
 Thực tế cho thấy, các em  trong đội tuyển HSG có khả năng nhận diện đề, lập dàn ý khá nhanh và tự tin; có ý thức lập hệ thống luận điểm trước khi viết bài.
d. Rèn luyện kỹ năng viết văn 
        Đây cũng là kỹ năng quan trọng bởi nhận thức đề đúng, đề xuất luận điểm hợp lý, có kiến thức phong phú chưa đủ. Muốn có một bài viết hay, học sinh phải biết  trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục. Hơn nữa, việc đánh giá lại căn cứ vào chính bài viết của học sinh.
        Rèn kỹ năng viết văn cho học sinh, tôi thường  tiến hành theo các hình thức: 
+Viết thành văn một đoạn ý: - Đoạn văn giải thích; - Đoạn văn chứng minh một luận điểm trong bài (thường là luận điểm chính); - Đoạn văn bình luận nâng cao. 
+Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã được giáo viên chữa (khoảng 2 bài /1 tuần).
+Viết thành bài văn  hoàn chỉnh trên lớp trong thời gian quy định (180 phút). Yêu cầu trước hết đối với học sinh là phải diễn đạt lưu loát rõ ý; chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Từ đó, yêu cầu học sinh phải viết được những đoạn văn hay, có cách dùng từ chính xác, sáng tạo, mới lạ, có giọng văn riêng, thể hiện được dấu ấn, phong cách của người viết.
 Kỹ năng này phải được tiến hành thường xuyên bằng hình thức ra đề cho các em làm thêm ở  nhà, giáo viên tranh thủ chấm bài và chữa kỹ cho các em.
e. Chấm và chữa bài
 Đối với các em HSG, khi chấm bài giáo viên phải chỉ ra được điểm mạnh, yếu cơ bản của mỗi bài; theo dõi và động viên kịp thời mức độ tiến bộ của mỗi học sinh qua từng bài viết. Khi chấm, giáo viên phải chỉ ra các lỗi cụ thể về dùng từ, viết câu, tổ chức ý... phân tích cho học sinh hiểu nguyên nhân và định hướng cách chữa để học sinh có thể tự sửa chữa các lỗi của mình. Và để tạo hứng thú, giáo viên có thể tổ chức hướng dẫn học sinh đọc và chữa bài cho nhau.
KẾT LUẬN  
Học văn, "thiên bẩm" hết sức quan trọng. Song trên thực tế, không có một tài năng thiên bẩm nào tự nó có thể đi đến thành công. Bởi thế, vai trò người thầy là hết sức quan trọng. Những hệ thống tri thức, con đường tiếp nhận văn chương, và cả những hứng thú, không ai có thể làm thay được người thầy. Tâm hồn, tri thức, và những gợi mở của người thầy sẽ được cụ thể hoá qua từng trang viết của học trò. Vì vậy, muốn có học sinh giỏi, trước hết người thầy phải luôn có ý thức tích luỹ tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc. Trong đó, sự nhảy cảm trong phát hiện năng khiếu học sinh, phương pháp bồi dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu để có được thành công. 
      Trên đây là một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng HSG của bản thân tôi được đúc rút từ thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua. Thiết nghĩ, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nếu đầu tư một cách thích đáng và và tiến hành bài bản, chắc chắn kết quả sẽ khả quan hơn. Và kéo theo đó là hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện. Có thể những điều này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm, nhưng với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và đã có được những thành công nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để chúng ta có thể  làm tốt công việc này trong tinh thần đổi mới ra đề và đánh giá môn văn hiện nay của Bộ giáo dục.      

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiệm phát hiện.doc