Kiến thức cơ bản Vật lí Lớp 7

Kiến thức cơ bản Vật lí Lớp 7

1. Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng, vật sáng

- Ta nhận biết đựơc ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng gồm: Nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

2. Sự truyền ánh sáng

- Định luận truyền thẳng ánh sáng: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng

3. Định luật phản xạ ánh sáng

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới

4. ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

- ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

5. Gương cầu lồi

- ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật

- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức cơ bản Vật lí Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1 - quang học
1. Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng, vật sáng 
- Ta nhận biết đựơc ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng gồm: Nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
2. Sự truyền ánh sáng 
- Định luận truyền thẳng ánh sáng: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng 
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng 
3. Định luật phản xạ ánh sáng 
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới
4. ảnh của vật tạo bởi gương phẳng 
- ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương 
5. Gương cầu lồi 
- ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật 
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng 
6. Gương cầu lõm 
- ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật 
- Gưong cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
Chủ đề 2 - âm học
1. Nguồn âm 
- Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm
- Các nguồn âm đều dao động
2. Độ cao của âm
- Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số gọi là héc(Hz)
- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
3. Độ to của âm
- Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to.
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (db)
4. Môi trường truyền âm 
- Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.
- Chân không không thể truyền được âm.
- Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí 
5. Phản xạ âm tiếng vang
- Âm gặp những vật chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây 
- Các vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt. Các vật mền, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém(còn được gọi là các vật hấp thụ âm tốt)
6. Chống ô nhiễm tiếng ồn
- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người.
- Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.
- Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta thường sử dụng các vật liệu khác nhau như bông, vải, xốp, gạch, gỗ, bê tôngđể làm giảm tiếng ồn truyền đến tai. Những vật liệu này thường gọi là những vật liệu cách âm.
Chủ đề 3: điện học
1. Sự nhiễm điện do cọ xát
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
2. Hai loại điện tích: 
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân
- Một vật mang điện âm nếu thừa electron mang điện dương nếu thiếu electron .
3. Dòng điện- nguồn điện
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng 
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn.
4. Chất dẫn điện và chất cách điện- dòng điện trong kim loại 
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua 
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng 
5. Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện
- Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng 
- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
6. Tác dụng nhiệt tác dụng phát sáng của dong điện
- Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nừu vật dẫn nóng lên đến nhiệt độ cao thì phát sáng.
- Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn đi ốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
7. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện
- Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt, thép.
- Dòng điện có tác dụng hoá học vì khi đi qua dung dịch muối đồng thì tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm 
- Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật.
8. Cường độ dòng điện 
- Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế.
- Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe(A) 
- Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng của nó càng mạnh
9. Hiệu điện thế 
- Đo hiệu điện thế bằng vôn kế 
- Đơn vị của hiệu điện thế là vôn(V) 
- Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó, do đó giữa hai cực của mỗi nguồn điện có một hiệu điện thế 
- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi chưa mắc vào mạch 
- Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó. 
10. An toàn khi sử dụng điện 
- Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường 70mA trở lên hoặc làm việc với hiệu điện thế 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người .
Cầu chì tự động ngắt mạch khi có dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.
 Phải thực hiện các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctong hop kien thuc lop 7.doc