Kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 8 tiết 130

Kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 8 tiết 130

Tiết 130

 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 8

I. Mục tiêu:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn:

- Kiểu câu

- Hành động nói

- Lựa chọn trật tự từ trong câu

- Chữa lỗi diễn đạt

- Tạo lập văn bản (vận dụng một số kiểu câu để viết đoạn văn nghị luận)

II. Hình thức kiểm tra:

- Tự luận

- Học sinh làm bài kiểm tra trong thời gian 45 phút

III. Bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra (Ma trận)

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 8 tiết 130", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 130 
 Kiểm tra Tiếng Việt 8
I. Mục tiêu: 
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn:
- Kiểu câu
- Hành động nói
- Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Chữa lỗi diễn đạt
- Tạo lập văn bản (vận dụng một số kiểu câu để viết đoạn văn nghị luận)
II. Hình thức kiểm tra:
- Tự luận
- Học sinh làm bài kiểm tra trong thời gian 45 phút 
III. Bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra (Ma trận)
 Mức độ
Chủ đề
(ND, phần, 
...)
1. Kiểu câu
2. Hành động nói 
3. Lựa chọn trật tự từ trong câu
4. Chữa lỗi diễn đạt
5. Tạo lập văn bản (vận
dụng một số 
kiểu câu để viết đoạn văn
nghị luận)
Tổng số câu:
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
 Nhận biết
 Xác định kiểu câu (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật)
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Điểm : 1,5
 = 15% 
Thông hiểu 
Xác định hành động nói của các kiểu câu:
Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15% 
Giải thích lí do
xắp xếp trật tự từ trong câu văn 
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10% 
Chỉ rõ nguyên nhân và cách chữa lỗi lô gíc
của câu
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 3
Điểm: 3,5
 = 35%
 Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
 Viết đoạn văn 
 nghị luận theo 
 yêu cầu, sử 
 dụng câu nghi
 vấn, câu trần 
 thuật, câu phủ
 định 
 Số câu: 1 
 Số điểm: 5
 Tỉ lệ: 50%
 Số câu: 0 Số câu: 1
 Số điểm: 5
 = 50%
 Cộng 
Số câu: 1
Điểm: 1,5
 = 15%
Số câu: 1
Điểm: 1,5
 = 15% 
Số câu: 1
Điểm: 1
 = 10% 
Số câu: 1
Điểm: 1
 = 10% 
Số câu: 1 Điểm: 5
 = 50%
Số câu: 5
Điểm: 10
 = 100%
IV. Đề:
Câu 1 (1,5 điểm)
Xác định các kiểu câu trong đoạn trích sau:
 Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở (1).
Mẹ tôi cũng sụt sùi theo (2):
 - Con nín đi (3)! Mẹ đã về với các con rồi mà (4).
 Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe (5). Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi (6). Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má (7). Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như hồi còn sung túc (8)?
 (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Câu 2 (1,5 đ)
Xác định hành động nói của các câu trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1 điểm) 
Giải thích lí do sắp xếp trật tự của các từ ngữ (in đậm) trong câu văn sau:
 Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
Câu 4 (1 đ)
Hãy chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến lỗi lô gíc của các câu sau và chữa lại để câu diễn đạt đúng
a. Chúng em không những siêng năng học tập mà còn làm bài tập đầy đủ.
b. Ông ấy có đến Việt Nam không hay chỉ đến Hà Nội.
Câu 5 (5 đ)
 Viết một đoạn văn (6 -> 7 câu) nêu vị trí và đại ý đoạn trích Nước Đại Việt ta (trích Bình ngô Đại cáo, Nguyễn Trãi) trong đó có sử dụng câu nghi vấn, câu trần thuật, câu phủ định (chỉ rõ các câu đó).
V. Đáp án, biểu điểm: 
Câu 1 (1,5 đ)
Các kiểu câu trong đoạn trích:
- Câu 1, 2, 4, 5, 7: câu trần thuật (câu 1, 7 trần thuật kép)
- Câu 3: câu cầu khiến
- Câu 6: câu phủ định (miêu tả)
- Câu 8: câu nghi vấn
Câu 2 (1,5 đ)
Hành động nói của các câu trên:
- Câu 1, 2, 5, 7: kể, trình bày
- Câu 3: điều khiển
- Câu 4: an ủi
- Câu 6: phủ định
- Câu 8: nhận định
Câu 3 (1 đ) 
- Trật tự từ : kéo đầu tôi, xoa đầu tôi -> thứ tự trước sau của hành động người mẹ
- Trật tự từ: oà lên khóc, nức nở -> mức độ tăng tiến của sự xúc động mãnh liệt của chú bé Hồng
Câu 4: (1 đ)
a. Câu có kiểu kết hợp: không những A (siêng năng học tập) mà còn B (làm bài tập đầy đủ)
- Yêu cầu: A khác B
- Lỗi: Agiống B
- Cách chữa:
 Chúng em không những siêng năng học tập mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Hoặc: 
 Chúng em không những chú ý theo dõi bài giảng mà còn làm bài tập đầy đủ.
b. Câu có kiểu kết hợp A (Việt Nam) hay B (Hà Nội)
- Yêu cầu: A khác B, A không bao hàm B
- Lỗi: A bao hàm B
- Cách chữa:
 Ông ấy có đến Việt nam không hay chỉ đến Thái Lan
Hoặc:
 Ông ấy có đến Nha Trang không hay chỉ đến Hà Nội
Câu 5 (5 đ)
* Yêu cầu:
 Độ dài: 6 -> 7 câu, chữ viết rõ ràng, đúng chủ đề; không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu; Biết vận dụng 3 kiểu câu: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu phủ định; chỉ rõ các kiểu câu đó.
* Ví dụ:
 Bình Ngô Đại Cáo là một “thiên cổ hùng văn” của văn học Việt Nam. Tác phẩm do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo vào đầu năm 1428, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi. Với thắng lợi này, đất nước ta không còn bóng quân xâm lược. Văn bản Nước Đại Việt ta thuộc phần đầu của bài Cáo khẳng định tư cách độc lập của dân tộc. Cáo là gì? Cáo là một thể loại văn học cổ nhằm thông báo, công bố kết quả của một sự nghiệp. 
- Độ dài 6 câu, đúng chủ đề 
- Câu 1, 2, 4, 6 : câu trần thuật
- Câu 3: câu phủ định 
- Câu 5: câu nghi vấn
 ________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 130 Ktra Tieng Viet 8doc.doc